Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4, Lớp 5 [28+ Mẫu Ngắn Hay Nhất]

Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4, Lớp 5 ❤️️ 28+ Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Dàn Bài Với Bố Cục Và Nội Dung Rõ Ràng Để Học Sinh Vận Dụng Khi Làm Văn.

Cách Lập Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ

Nắm vững cách lập dàn ý tả cây cổ thụ sẽ giúp các em học sinh xác định được bố cục và nội dung trọng tâm khi làm bài. Tham khảo các bước hướng dẫn cách lập dàn ý bài văn tả cây cổ thụ cụ thể dưới đây:

👉 Bước 1: Giới thiệu về cây cổ thụ

  • Em thấy cây cổ thụ ở đâu?
  • Nó là cây gì? (phượng vĩ, đa,… )

👉 Bước 2: Tả bao quát đến chi tiết

  • Nhìn xa, trông cây như thế nào? (to, cao, lớn,… )
  • Cây khoảng bao nhiêu tuổi?
  • Thân, lá, hoa có màu gì?
  • Rễ như thế nào? (uốn lượn, ngoằn nghèo,… )
  • Cành cây như thế nào? (vươn lên, tỏa nhiều cành)
  • Hoa như thế nào? (màu gì, bao nhiêu cánh)
  • Cây được dùng để làm gì? (làm cảnh, tạo bóng mát,… )
  • Kỉ niệm của em với cây?

👉 Bước 3: Nêu cảm nghĩ của em về cây cổ thụ

Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Hay Nhất – Mẫu 1

Đón đọc dàn ý tả cây cổ thụ hay nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những cách viết hay và đặc sắc.

a. Mở bài: Giới thiệu về cây cổ thụ mà em muốn miêu tả.

  • Cây cổ thụ đó thuộc giống cây gì? Được trồng ở đâu?
  • Cây cổ thụ ấy đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó gắn liền với con đường hay địa điểm nào thân quen với em?

b. Thân bài: Miêu tả cây cổ thụ

Rễ cây:

  • To hay nhỏ? Có trồi lên mặt đất không?
  • Phần trồi lên có màu sắc, hình dáng như thế nào?

Thân cây:

  • Cao khoảng bao nhiêu mét? So với các cây trồng và kiến trúc xung quanh thì chiều cao đó như thế nào?
  • Bề ngang thân cây có lớn không? Phải bao nhiêu người ôm thì mới xuể?
  • Lớp vỏ trên thân cây dày hay mỏng? Có màu sắc gì? Có đặc điểm gì? Khi chạm tay vào thì có đặc điểm gì?

Cành cây:

  • Cách mặt đất bao xa thì cây bắt đầu đẻ cành?
  • Cây có nhiều cành chính và cành phụ không? Kích thước của chúng như thế nào?
  • Có nhiều chim hay ong về làm tổ trên cành cây không?

Lá cây:

  • Lá cây có hình dáng gì? Kích thước của lá? So với lá của các loại cây thông thường thì lá cây có gì khác?
  • Lá cây mọc có dày không? Xanh bốn mùa hay rụng theo mùa?
  • Lá cây có được sử dụng vào việc gì trong cuộc sống không?

c. Kết bài: Tình cảm của em với cây cổ thụ

  • Em thường làm gì để giúp bảo vệ cây luôn tươi tốt và phát triển mạnh mẽ?
  • Em có kỉ niệm gì cùng bạn bè và người thân dưới gốc cây không?

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Tả Cây Cổ Thụ ☘ 15 Bài Văn Tả Về Ngắn Gọn Điểm 10

Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Ngắn Gọn – Mẫu 2

Tham khảo mẫu dàn ý tả cây cổ thụ ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh liệt kê những ý chính trọng tâm khi làm bài:

1.Mở bài: Giới thiệu cây muốn miêu tả

  • Đó là cây cổ thụ gì? Mọc ở đâu (cây bàng ở trường, cây phượng trên đường tới trường, cây cho bóng mát ở làng…)
  • Em quan sát cây trong dịp nào?

2.Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Nhìn từ xa cây trông như thế nào, liên hệ so sánh với sự vật khác
  • Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc, phạm vi tỏa bóng

b. Tả chi tiết:

–Tả lần lượt từng bộ phận của cây (từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên ):

  • Rễ cây có đặc điểm gì?
  • Gốc cây to hay nhỏ?
  • Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?
  • Lá: hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?
  • Hoa: màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa, các hoa?
  • Quả (nếu có) : những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả?

–Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây hoặc tả hình cảnh cây theo mùa:

  • Từng thời kỳ phát triển của cây: ra lá – trưởng thành – đơm hoa – đậu quả
  • Tả đặc điểm của cây theo mùa: mùa xuân – mùa hạ – mùa thu – mùa đông

–Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây:

  • Yếu tố tự nhiên: gió, sương, chim chóc
  • Sinh hoạt của con người…

3.Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ về cây.
  • Khẳng định giá trị, vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Dàn Ý Tả Cây Cối 🌼 15 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Chi Tiết – Mẫu 3

Mẫu dàn ý tả cây cổ thụ chi tiết dưới đây sẽ là căn cứ để các em học sinh triển khai những ý văn đầy đủ và hoàn thiện bài viết.

a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về cây cổ thụ (cây đa)

Ví dụ:

“Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa vẫn chờ”

Cây đa cổ kính không chỉ mang vẻ đẹp của một cây cổ thụ mà còn là biểu tượng văn hóa của làng em.

b. Thân bài

Tả chi tiết đặc điểm cây đa

  • Cây đa hơn một trăm tuổi rồi.
  • Nhìn từ xa cây đa sừng sững như một chiếc ô lớn che mát cả một khoảng đất rộng.
  • Thân cây to đến nỗi bốn năm người ôm không xuể.
  • Những vết khắc cùng những u những bướu nhô lên bên trên thân cây là dấu ấn thời gian của cả một thế kỷ đã trôi qua.
  • Mọc ra từ thân là cành cây khẳng khiu mọc đầy lá xanh chĩa ra các phía.
  • Tán lá cây mọc đan xen nhau tạo thành một mảng xanh um trông thật thích mắt.
  • Nằm trong tán lá là những chú chim lích chích chuyền cành đang ríu rít bài ca vui tươi.
  • Lá đa hình bầu dục to như cái quạt ba tiêu. Em thường ngắt mấy cái lá đa làm thành con trâu lá đa- món đồ chơi tuổi thơ của biết bao thế hệ.
  • Từ đầu cành cây rủ xuống là chiếc rễ dài như sợi dây thừng. Bọn trẻ con chúng em thường hò nhau đu lên sợi dây ấy đùa nghịch một cách thích thú.
  • Rễ đa to như những con rắn bò ngoằn ngoèo trên nền đất. Có chiếc rễ nổi hẳn lên mặt đất, có chiếc rễ lại cắm sâu xuống bên dưới hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Ý nghĩa và kỉ niệm về cây đa

  • Cây đa đã tồn tại và chứng kiến biến bao biến cố thăng trầm của quê hương qua hàng thế kỉ.
  • Ông em kể lại rằng, ngày xưa, cứ mỗi lần ra quân, các bà các mẹ lại bịn rịn tạm biệt người chồng, người cha, người con lên đường tòng quân đánh giặc.
  • Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình thì gốc đa là nơi sinh hoạt của người dân làng quê.
  • Các bác nông dân sau một ngày làm đồng vất vả ngồi dưới gốc đa uống miếng nước, bàn câu chuyện nhà nông.
  • Bọn trẻ con chúng em coi gốc đa như một căn cứ để tụ tập chơi bắn đi, nhảy dây, chơi chắt chơi chuyền…
  • Dưới bóng mát của cây đa, con trâu đen thảnh thơi đủng đỉnh nhai mấy bó cỏ non.

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây đa

Giới thiệu tuyển tập ☔ Tả Cây Đa ☔ 15 Bài Văn Tả Điểm 10

Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Nâng Cao – Mẫu 4

Tham khảo dàn ý tả cây cổ thụ nâng cao dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn hay và đặc sắc.

1.Mở bài: Giới thiệu về cây hoa gạo mà em định tả (Cây hoa gạo em đã nhìn thấy ở đâu?)

2.Thân bài

a. Hoàn cảnh, vị trí và thời điểm em nhìn thấy cây hoa gạo:

  • Cây hoa gạo ở đầu làng em được trồng từ những năm kháng chiến chống Mỹ, đến nay nó đã trở thành cây cổ thụ.
  • Em về quê vào khoảng cuối tháng 3, đúng dịp hoa gạo nở

b. Tả chi tiết về cây hoa gạo

  • Hình dáng, kích thước: cây gạo có thân cao lớn vài chục mét, gốc cây to phải hai người ôm mới hết
  • Thân cây gai góc, xù xì, gai nhọn màu nâu mọc chi chít khắp thân cây
  • Những cành to lớn vươn ra như những cánh tay khổng lồ
  • Lá cây gạo màu xanh hình chân vịt, cứng cáp nhưng thời kì ra hoa cây thường không có lá
  • Hoa gạo màu đỏ chót, bông hoa to, cánh hoa cứng cáp, hoa nở từng chùm rực rỡ

c. Kỉ niệm hoặc ấn tượng của em với cây hoa gạo

  • Em nhớ ngày còn nhỏ hay chơi cùng đám bạn dưới gốc cây hoa gạo
  • Hình ảnh cây hoa gạo trở thành biểu tượng của làng quê, mỗi khi nhìn thấy cây hoa gạo em lại nhớ về quê hương

3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cây hoa gạo

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Bài Miêu Tả Cây Cổ Thụ Học Sinh Giỏi – Mẫu 5

Đón đọc dàn bài miêu tả cây cổ thụ học sinh giỏi dưới đây để vận dụng đạt kết quả cao cho bài kiểm tra tập làm văn.

a. Mở bài: Giới thiệu về cây phượng mà em được quan sát hoặc có trong sân trường em.

Ví dụ: Tuổi học trò của chúng ta ai cũng biết đến cây phượng, đây là loài cây cổ thụ trồng nhiều trong sân trường giúp tạo ra bóng mát. Mùa hè đến cây phượng như “thay da đổi thịt” những bông hoa phượng nở rộ và tràn đầy sức sống.

b. Thân bài

-Miêu tả chung cây phượng cổ thụ

  • Cây phượng trong sân trường em đã được trồng từ hàng chục năm trước.
  • Đây là loại cây cổ thụ, ra hoa vào mùa hè.
  • Nhìn từ xa cây phượng tỏa bóng mát che rợp cả khoảng trống phía trước trường.

-Miêu tả chi tiết về cây phượng cổ thụ

  • Gốc cây lớn, gồm nhiều rễ dài như những con rắn quấn lấy thân cây.
  • Thân cây màu nâu, khoảng một vòng tay người ôm, có quét vôi trắng xung quanh.
  • Lá phượng nhỏ nhắn như lá me.
  • Mùa hè hoa phượng thường nở đỏ rực có một khoảng trời.
  • Nụ hoa phượng mọc thành từng chùm, có màu xanh, nhỏ xinh.
  • Mỗi bông hoa phượng thường có năm cánh mỏng, màu đỏ.
  • Hoa phượng không có mùi hương nồng nàn nhưng lại rất riêng.
  • Hoa phượng nở và tiếng ve là những âm thanh quen thuộc của mùa hè.

-Tả hoạt động con người bên cây phượng

  • Giờ giải lao chúng em thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi, ôn bài.
  • Tổ chức các hoạt động ngoài trời.
  • Thỉnh thoảng có những cô cậu học sinh đi nhặt hoa phượng về làm kỉ niệm.

-Ý nghĩa của hoa phượng

  • Mùa phượng nở báo hiệu mùa hè đến chúng em phải tạm rời xa mái trường.
  • Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.

c. Kết bài

  • Em rất yêu cây phượng vì chúng rất có ích (tạo ra bóng mát).
  • Dù sau này có đi đâu nhưng em mãi nhớ về cây phượng trường em với nhiều kỉ niệm tuổi học trò.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Dàn Ý Tả Cây Phượng 🌟 15 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4 Hay Chọn Lọc – Mẫu 6

Mẫu dàn ý tả cây cổ thụ lớp 4 hay chọn lọc dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em  học sinh khi làm bài.

I. Mở bài:

  • Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát.
  • Cây xà cừ cổ thụ đã có từ rất lâu rồi và gắn bó với tuổi thơ của em

II. Thân bài:

a. Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ

  • Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.
  • Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.
  • Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.
  • Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẳn lên trên mặt đất.

b. Tác dụng của cây xà cừ

  • Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.
  • Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.

III. Kết bài:

  • Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.
  • Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.

Gợi ý cho bạn 🌳 Dàn Ý Tả Cây Xà Cừ 🌳 10 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Lớp 4 Ngắn Nhất – Mẫu 7

Với dàn ý tả cây cổ thụ lớp 4 ngắn nhất dưới đây, các em học sinh sẽ dễ dàng hơn trong quá trình ôn tập văn miêu tả cây cối.

I. Mở bài: Giới thiệu cây si cổ thụ trong sân trường em.

II. Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Cây si giống như một cây dù khổng lồ xanh thẳm.
  • Bóng cây toả mát cả một góc sân trường

b. Tả chi tiết:

  • Rễ trơn bóng nằm uốn lượn trên mặt đất như những con trăn đang nằm ngủ.
  • Thân cây to lớn.
  • Vỏ cây màu nâu sẫm và cũng trơn bóng như rễ cây.
  • Lá si nhỏ và dày.

c. Kỉ niệm với cây si:

  • Chúng em thường tụ tập về gốc cây si để hóng mát
  • Em và những người bạn thường tổ chức các trò chơi như nhảy dây, đá cầu, kéo co dưới gốc cây

III. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ của em về cây si.
  • Khẳng định ý nghĩa và giá trị mà cây si đem lại

Tham khảo trọn bộ ☘ Tả Cây Cối ☘ 15 Bài Văn Miêu Tả Cây Cối Điểm 10

Dàn Ý Tả Cây Đa Cổ Thụ Lớp 4 – Mẫu 8

Để giúp các em học sinh có những định hướng làm bài cụ thể, tham khảo mẫu dàn ý tả cây đa cổ thụ lớp 4 dưới đây:

1.Mở bài: Giới thiệu về cây đa quê hương mà em sẽ miêu tả

Ví dụ: Làng quê tôi không chỉ có cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay mà nơi đầu làng còn có bóng cây đa cổ thụ. Đó là niềm tự hào của cả dân làng.

2.Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Cây đa lặng yên đứng đầu làng khoảng hai trăm năm rồi, nhìn từ xa trông như cây nấm xanh khổng lồ.
  • Những tán cây vươn rộng ra khắp khoảng không, tỏa bóng râm mát rượi.

b. Tả chi tiết:

  • Thân chính của cây người ôm không xuể, những nhánh thân phụ cũng tua tủa mọc lên tạo cho cây thế đứng vững vàng trước mưa gió bão bùng.
  • Bao u bướu nổi lên dọc chiếc thân nâu sạm, sần sùi, nhưng ít ai biết rằng đằng sau lớp vỏ cũ kĩ ấy một dòng nhựa nóng vẫn cuồn cuộn chảy nuôi cây.
  • Những chiếc rễ nhô lên khỏi mặt đất giống như hàng chục chú trăn trườn vào gốc cây hóng mát. Cây tôn thêm nét cổ kính cho cổng làng tôi.
  • Về mùa xuân, cây trổ hoa, những chùm nụ nhỏ li ti giấu mình sau lá cành.
  • Chẳng mấy chốc, chúng trở thành chùm quả nhỏ xinh, vàng nhạt tựa như hạt ngọc.
  • Mùa quả chín, bao chim chóc về đây tụ hội làm náo nhiệt cả khoảng trời bình yên.

b. Vai trò và ý nghĩa của cây đa:

  • Cây sống lâu năm lặng lẽ gắn liền với cuộc sống người dân trong làng.
  • Sau những ngày làm đồng vất vả, người dân nghỉ dưới gốc cây, trò chuyện về việc đồng áng, tình nghĩa xóm làng càng thêm thắt chặt.
  • Chiều đến, lũ trẻ con chơi đùa đánh đu với tua rua, làm trâu lá đa, chơi ú tìm sau những hốc cây. Tiếng cười nói giòn tan làm chú chim giật mình hoảng hốt bay đi.
  • Ngồi dưới bóng cây không một tia nắng lọt qua, em ngắm nhìn cánh đồng trải rộng bát ngát, ngắm vầng trăng tròn vằng vặc…n hững lúc ấy, em thấy yêu hơn quê hương- nơi chôn rau cắt rốn của mình.
  • Cành đa càng ngày càng vươn dài rộng, nó trở thành dấu hiệu để những ai xa quê nhận biết được xóm làng thân thuộc mỗi khi đi xa trở về.
  • Sức sống kiên cường, bền bỉ của cây giống như phẩm chất đáng quý của người dân quê em vậy.

3.Kết bài: Bày tỏ những suy ngẫm và tình cảm của em đối với cây đa.

  • Cây đa gìn giữ bao kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người.
  • Em yêu quý cây đa cổ thụ- linh hồn của làng quê em.

Gửi đến bạn 🍃 Dàn Ý Tả Cây Đa 🍃 10 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Hay Điểm Cao – Mẫu 9

Tài liệu văn dàn ý tả cây cổ thụ lớp 5 hay điểm cao dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng hay khi làm bài.

1.Mở bài: Giới thiệu cây bàng

  • Cây bàng ai trồng?
  • Cây bàng được trồng ở đâu? Bao lâu rồi?

2.Thân bài:

a. Tả bao quát cây bàng cổ thụ:

  • Dáng cây to, cao 7-10 mét, nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che rợp bóng cả một khoảng sân rộng.
  • Cây bàng thay đổi theo các mùa trong năm rất đẹp. Bàng là loài cây thân thiết với nhiều bạn học sinh.
  • Cây bàng phủ bóng mát cả một vùng trong sân trường.

b. Tả chi tiết các bộ phận của cây bàng:

  • Thân cây to 2 vòng tay người lớn, cao có màu nâu, xanh rêu, thô ráp.
  • Từ thân chính có rất nhiều cành, tán lá chĩa ra nhiều hướng.
  • Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm và bóng, mặt dưới nhạt có đường gân.
  • Trên mặt lá có những đường gân như những mạc máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ cây lên lá cây.
  • Rễ cây như những con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất. Cành cây tỏa ra tứ phía, cành lá xum xuê . Mỗi cành cây có những chùm lá tập trung về từng phía.
  • Gốc bàng là nơi vui chơi, tránh nắng của học sinh.
  • Trái bàng có hình thoi, màu xanh, khi trái bàng chín ngả sang màu vàng, sau cùng là màu đỏ. Bên trong quả có nhân, đập ra có thể ăn, vị bùi bùi ngòn ngọt và hơi chát trong miệng.

c. Kỷ niệm với cây bàng:

  • Trong những giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây. Các bạn nam chơi đá bóng, tâng cầu. Còn các bạn nữ chơi nhảy dây, ô ăn quan.
  • Cây bàng đã gắn bó với em rất nhiều kỉ niệm. Nó trở thành một kỉ niệm không bao giờ quên với em dù sau này có xa mái trường tiểu học thân yêu.
  • Những chú ve trên vòm cây cùng nhau tấu lên những bản nhạc chào mừng nàng hạ ghé qua mang lại không gian nhộn nhịp cho cuộc đời.

d. Tả cây bàng theo các mùa:

– Mùa xuân:

  • Cây bàng xuất hiện nhiều chồi non mơn mởn.
  • Cuối xuân lá bàng xanh ngọc phủ kín cây bàng.

– Mùa hạ:

  • Cây bàng rất nhiều lá, lá bàng ngả sang màu xanh lá thẫm.
  • Những lá bàng che chở, làm bóng mát.
  • Cuối hạ, bàng bắt đầu ra hoa và kết quả.

– Mùa thu:

  • Lá cây bàng ngả màu sang màu vàng…
  • Quả bàng bắt đầu chín vàng, thỉnh thoảng còn rơi xuống đất.

– Mùa đông:

  • Thân cây sần sùi, khô ráp, co lại như chống chọi với gió và rét.
  • Cành cây lẻ loi trơ trọi với thời tiết.
  • Lá cây chuyện sang màu đỏ, dần rụng hết, cành cây khẳng khiu.

3.Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây bàng cổ cụ

Ví dụ: Em rất yêu thích cây bàng vì cây không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn là niềm kí ức đẹp trong tâm trí em.

Đọc nhiều hơn 🌻 Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 🌻 15 Bài Văn Tả Hay Nhất

Dàn Ý Tả Cây Cổ Thụ Lớp 5 Ngắn Gọn Đơn Giản – Mẫu 10

Tham khảo mẫu dàn ý tả cây cổ thụ lớp 5 ngắn gọn đơn giản dưới đây với những ý văn cơ bản nhất được liệt kê súc tích.

1.Mở bài: Giớii thiệu cây bàng cổ thụ và quang cảnh sân trường

  • Sân trường em có rộng không? Trồng những cây gì?
  • Cây bàng nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?

2.Thân bài:

a. Miêu tả bao quát cây bàng

  • Cao cao bao nhiều, tán lá có rộng không?
  • Thân cây có sần sùi không?

b. Miêu tả cây bàng trong 4 mùa

  • Mùa hè: Bàng lặng lẽ, khoe những chiếc lá to tròn, đợi chờ học sinh đến
  • Mùa thu: Lá dần chuyển dần màu đỏ, học trò thích nhặt những là bàng,….
  • Mùa đông: Lá bàng rụng, chỉ còn lại thân cây
  • Mùa xuân: Nhưng chồi non mới mọc xinh xinh, lá xanh nõn,…

3.Kết bài:

  • Kỉ niệm với cây bàng
  • Cảm nghĩ của em về cây bàng cổ thụ đã tả

Khám phá thêm 💕 Dàn Ý Tả Cây Bàng 💕 12 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Viết một bình luận