Dàn Ý Từ Ấy Của Tố Hữu: 24+ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất

Dàn Ý Từ Ấy Của Tố Hữu ❤️️ 24+ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất ✅ Tham Khảo Bài Viết Dưới Đây Với Những Mẫu Lập Dàn Ý Bài Thơ Đầy Đủ, Ngắn Gọn Nhất.

Lập Dàn Ý Từ Ấy Của Tố Hữu – Mẫu 1

Lập dàn ý Từ ấy của Tố Hữu sẽ giúp các em học sinh xác định được cho mình bố cục và những luận điểm trọng tâm khi làm bài.

1. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ ” Từ ấy”: Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng trong thế giưới văn học Việt Nam. Ông có các tác phẩm nối tiếng như: Việt Bắc (1955 – 1961); Gió lộng (1955-1961); Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977);….
  • Ông có một sự nghiệp văn thơ vô cùng phong phú và thành công. Đáng kể nhất là bài thơ ” Từ ấy”, bài thơ đã được đưa vào chương trình giảng dạy.
  • Bài thơ như bộc lộ niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng Đảng của tác giả.
  • Đồng thời thể hiện tâm nguyện của nhà thơ khi giác ngộ Cách Mạng và hướng về Cách Mạng.

2. Thân bài

a. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê của tác giả khi gặp lí tưởng của Đảng

” Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

  • ” từ ấy” một dấu mốc rất quan trọng trong cuộc đời tác giả đó là gặp lí tưởng đảng
  • ” Bừng nắng hạ”: ánh sang đột ngột, bất ngờ
  • ” Chói qua tim”: một ánh sang có sức xuyên thấu mạnh mẽ
  • Ánh sang chói chang, bắt đầu, soi rọi chân lí cho tác giả
  • Hai câu cuối là hình ảnh so sánh: khi tiếp nhận lí tưởng,tác giả cảm thấy cuộc đời mình tươi xanh và sáng lạng, tác giả cảm thấy vui vẻ và tươi mới

b. Khổ 2: Lời tự nguyện của tác giả khi đến với lí tưởng Đảng

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khặp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

  • Tác giả đã thể hiện sự tự nguyện của mình với lí tưởng Đảng qua: ” buộc” và ” trang trải”
  • Các từ chỉ cảm xúc như “Lòng tôi “,”tình “,”hồn tôi”gắn liền với các từ thể hiện tập thể “mọi người “,”trăm nơi”,”bao hồn khổ” ?
  • Thể hiện sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi, cái riêng với cái ta cái chung ,giữa tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động.

c. Khổ 3: Sự khẳng định của nhà thơ

“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm ,cù bất cù bơ.”

  • Các từ thể hiện tình cảm gần gửi, thắm thiết như: là con, là em, là anh.
  • Các đối tượng thể hiện sự gắn bó, thân thiết: vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ,….
  • Sự chuyển biến tâm trạng sâu sắc của tác giả.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Bài Thơ Từ Ấy Tố Hữu 🌼 Nội Dung Và Cảm Nhận

Dàn Ý Phân Tích Từ Ấy Hay Nhất – Mẫu 2

Đón đọc mẫu dàn ý phân tích Từ ấy hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây:

1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2.Thân bài:

a. Niềm hạnh phúc, vui sướng khi bắt gặp lý tưởng Đảng:

  • “Từ ấy” là hai từ phiếm chỉ mốc thời gian thiêng liêng và đáng nhớ nhất trong cuộc đời cách mạng mấy mươi năm của mình, đánh dấu sự giác ngộ sâu sắc lý tưởng cách mạng, mở ra con đường chiến đấu và giải phóng dân tộc mới mẻ, vẻ vang nhưng cũng đầy gian khó.
  • “nắng hạ”, một nguồn sáng dồi dào và mạnh mẽ, có sức lan tỏa, soi rọi đến từng ngóc ngách để ẩn dụ cho lý tưởng cách mạng, đó là một hình ảnh đẹp và ấn tượng, thể hiện sức ảnh hưởng của Đảng đến sự biến đổi trong tâm hồn tác giả, từ chỗ tối tăm lạc lõng, sang việc được khai sáng, mở ra những tầm nhìn, những nhận thức mới.
  • Từ “bừng” bộc lộ sự giác ngộ lý tưởng cách mạng một cách toàn diện, toàn tâm, toàn ý, toàn hồn, cũng như niềm vui, niềm phấn khởi mạnh mẽ đang chảy trôi trong suốt huyết quản người chiến sĩ trẻ.
  • “mặt trời chân lý” cũng lại là một hình ảnh ẩn dụ của lý tưởng cách mạng, mà Tố Hữu đã nâng niu đặt ngang tầm vóc vũ trụ, để khẳng định sự vĩ đại của Đảng trong công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
  • “chói qua tim” thể hiện sức xuyên thấu mạnh mẽ, khả năng khai mở, đánh thức con người từ trong tối tăm, lạc lõng, mang lý tưởng chiếu thẳng vào trái tim ấm nóng, đưa đến từng tế bào trong cơ thể.
  • “Hồn tôi là một vườn hoa lá”: Dùng cái vô hình “hồn tôi” so sánh với cái hữu hình “vườn hoa lá”, bộc lộ sự rạo rực, hào hứng, tràn đây sức sống, nhiệt huyết tựa như một vườn hoa với đầy đủ sắc màu rực rỡ, gắn với từng cung bậc cảm xúc đang bừng bừng trong lòng người chiến sĩ trẻ tuổi.
  • Lý tưởng cách mạng dường như đã mang đến cho tâm hồn khô cằn, tối tăm bấy lâu nay một nguồn sống mới thật dồi dào, mở ra một cuộc đời mới tràn đầy hy vọng tươi sáng.
  • Rất đậm hương và rộn tiếng chim” là cách thể hiện sự tăng tiến, sự phát triển rực rỡ và toàn diện đến cực hạn “rất đậm hương”. Là sự náo nhiệt, rộn rã, là những tiếng reo vui của toàn thân thể, toàn trái tim được ví như những tiếng chim đang cất khúc ca tưng bừng.

b. Nhận thức về lẽ sống mới:

  • Tố Hữu đã nhận thức được trách nhiệm, cũng như xác định hướng đi mới sao cho xứng đáng với cuộc đời người Đảng viên, khát khao được cống hiến, được giúp đỡ, chia sẻ, đùm bọc với nhiều những số phận khốn khổ trong xã hội.
  • Cái tôi cá nhân, trí thức tiểu tư sản xưa cũ đã không còn hiện diện nữa, mà thay vào đó là sự rộng mở trong hồn, với một tâm thế sẵn sàng, tự nguyện kết nối của người chiến sĩ “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”.
  • Thấu hiểu, để đồng cảm và cùng sẻ chia, sống không chỉ vì cá nhân mà hơn hết là sống vì cả một cộng đồng, “để tình trang trải khắp muôn nơi”, mở rộng trái tim “để hồn tôi với bao hồn khổ”, làm tốt công tác gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc “gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

c. Nhận thức về tình cảm lớn:

  • Biện pháp lặp cấu trúc “là…của…” nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó như keo sơn ruột thịt của người chiến sĩ cách mạng khi đứng giữa đời, bằng tấm lòng bao dung, cái ta chung rộng lớn anh đã trở thành con của vạn nhà, em của vạn kiếp phôi pha, anh của vạn đầu em nhỏ.
  • Lượng từ “vạn” là một con số ước lệ vô cùng, có ý nghĩa chỉ sự rộng lớn, bao la của tình cảm trong trái tim tác giả.
  • Người chiến sĩ cách mạng đứng giữa đời khiêm tốn, ý thức được trách nhiệm của bản thân, tự nguyện, sẵn sàng gắn bó một cách sâu sắc với từng số phận trong xã hội, biết đồng cảm, sẻ chia, căm giận trước những bất công ngang trái.

3.Kết bài: Khẳng định lại giá trị khổ thơ.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Từ Ấy 🌟 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Lập Dàn Ý Bài Thơ Từ Ấy Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tham khảo Mẫu Lâp Dàn Ý Bài Thơ Từ Ấy Ngắn Gọn được SCR.VN chọn lọc

1.Mở bài: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp

2.Thân bài:

a. Niềm vui lớn của nhà thơ Tố Hữu: Niềm vui tìm thấy cho mình con đường đi của cuộc đời, lý tưởng của cuộc đời.

  • Hai câu thơ đầu: Viết theo lối tự sự, như kể câu chuyện của chính mình
  • Hình ảnh của một thanh niên trẻ khi đang loay hoay tìm kiếm hướng đi cho cuộc đời mình thì bắt gặp lý tưởng Cộng sản và “từ ấy” trong lòng anh bừng lên những cảm xúc tươi vui.
  • Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”: nguồn nhiệt lượng dồi dào, bùng cháy mạnh mẽ bên trong tâm hồn của nhà thơ =>ca ngợi sức mạnh của lý tưởng Cộng sản như một thứ ánh sáng với nhiệt lượng lớn bao trọn lấy tâm hồn nhà thơ.
  • Các động từ mạn như “bừng, chói”: thể hiện sự đột ngột khi được chiếu rọi vào trái tim => nhấn mạnh sự thay đổi đột ngột mạnh mẽ trong tâm hồn Tố Hữu.
  • Hình ảnh “mặt trời chân lý”: ẩn dụ cho lý tưởng Cộng sản, Tố Hữu đã ví von lý tưởng ấy như một mặt trời thứ hai, rạng rỡ, nguồn sáng cao đẹp chiếu vào cuộc đời nhà thơ.
    => Từng câu chữ là mỗi niềm vui vỡ òa của Tố Hữu, sung sướng, biết ơn khi được biết tới lý tưởng Cách mạng.
  • Hình ảnh “mặt trời …tim”: nhấn mạnh sự chiếu rọi, tác động của lý tưởng ấy lên nhận thức, tình cảm của Tố Hữu, sưởi ấm trái tim người thanh niên trẻ.
  • Hai câu thơ sau: Niềm vui nảy nở trong tâm hồn của nhà thơ, biến nó trở thành một khu vườn rực rỡ âm thành và sắc màu:
  • Nhà thơ sử dụng lối thơ vắt dòng: Thể hiện niềm vui trào dâng trong lòng mình.
  • Niềm vui ấy được thể hiện qua từng câu chữ: lý tưởng Cộng sản đã biến đổi tâm hồn nhà thơ trở lên phong phú, tươi đẹp như một khu vườn đầy sắc màu và âm thanh.
  • Tác giả đã mượn hình ảnh rất sáng tạo để diễn tả niềm vui sướng của mình
  • Khổ thơ diễn tả niềm vui sướng hết thảy của nhà thơ, niềm hạnh phúc vô bờ khi bắt gặp lý tưởng cách mạng.

b. Lẽ sống lớn của Tố Hữu: Sự chuyển biến trong nhận thức của nhà thơ

  • Trước khi tìm thấy lý tưởng: Tố Hữu là một tiểu tư sản, thuộc tầng lớp trên những người lao động, ông không tìm được đường đi cho mình, loay hoay giữa cuộc đời.
  • Sau khi tìm thấy ánh sáng Cách mạng; Ông hòa cái tôi riêng vào cái ta chung của mọi người, đây chính là lẽ sống mới của Tố Hữu, một lẽ sống lớn lao: Sống hòa nhập với mọi người, với tầng lớp lao động cùng khổ.

c. Tình cảm lớn của nhà thơ: Sự chuyển biến về mặt tình cảm:

  • Tố Hữu tự nhận mình là “con, anh, em” của “vạn nhà, vạn kiếp, vạn đầu em nhỏ” => ông đã tự biến mình thành một phần của đại gia đình những con người lao động, trở thành ruột thịt với họ, đặt lên vai mình thứ trách nhiệm với những con người ấy.
  • Điệp từ “đã là”: Lời khẳng định chắc chắn về tình cảm của nhà thơ đã có từ rất lâu rồi, nhà thơ đã trở thành một phần trong đại gia đình ấy từ rất lâu rồi.
  • Tố Hữu đã vượt qua giai cấp của mình để hòa vào với giai cấp vô sản bằng một thứ tình cảm rất đỗi chân thành. Tình cảm ấy không chỉ còn là riêng của tác giả mà đã hòa chung vào tình cảm lớn lao của quần chúng lao động

3.Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề, thông điệp của tác phẩm
  • Bày tỏ quan điểm của bản thân

SCR.VN tặng bạn 💧 Mở Bài Từ Ấy Tố Hữu 💧 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay

Dàn Ý Phân Tích Từ Ấy Ngắn Gọn Chọn Lọc – Mẫu 4

Tham khảo mẫu dàn ý phân tích Từ ấy ngắn gọn dưới đây với hệ thống luận điểm cơ bản nhất.

1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm Từ ấy của Tố Hữu.

2.Thân bài:

a. Niềm vui sướng hân hoan khi giác ngộ lý tưởng cách mạng:

-Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

  • Mốc thời gian “từ ấy”: mốc son đáng nhớ nhất trong cuộc đời của tác giả, đó là ngày ông được chính thức bước chân vào hàng ngũ của Đảng, được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
  • “Nắng hạ” là thứ nắng rực rỡ, chói lòa và mạnh mẽ nhất trong cả năm.
  • Thể hiện được sức mạnh, cũng như sự đúng đắn của lý tưởng cách mạng, tầm ảnh hưởng to lớn của nó đối với cuộc đời người chiến sĩ trẻ tuổi.

-“Mặt trời chân lý chói qua tim”:

  • “mặt trời chân lý”: nâng tầm vóc của Đảng lên ngang bằng với vũ trụ rộng lớn, đồng thời trở thành chân lý bất diệt không đổi dời.
  • Động từ “chói” thể hiện khả năng tác động mạnh mẽ của lý tưởng cách mạng đến trái tim, tâm hồn.

-“Hồn tôi là một vườn hoa lá/Rất đậm hương và rộn tiếng chim”:

  • Lấy “hồn tôi” đem so với “một vườn hoa lá” thể hiện được sự tươi mới tràn đầy sức sống trong tâm hồn khi đón nhận lý tưởng cách mạng, ánh sáng soi đường.
  • “Rất đậm hương và rộn tiếng chim”: Nỗi mừng đạt đến cực hạn với hương thơm đậm ngọt, cùng tiếng chim rộn rã, sôi động.

b. Nhận thức mới:

  • Chuyển từ cái tôi cá nhân, tình cảm cá nhân sang cái ta chung, mang tình cảm cá nhân cùng hòa chung với tình cảm lớn của cả dân tộc.
  • Mang tình cảm của mình “trang trải khắp muôn nơi”, tuyên truyền, vận động, gieo rắc lý tưởng cách mạng đến với nhân dân
  • Thấu hiểu tất cả những số phận khổ đau trên cuộc đời, từ đó trở thành cầu nối chắc chắn, gắn kết mọi người lại với nhau cùng chung tay chiến đấu “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

c. Tình cảm mới:

  • Tự đưa mình vào vị trí là con, anh, em ruột thịt của toàn thể đồng bào, toàn thể nhân dân.
  • Tố Hữu mong ước có thể san sẻ tình yêu thương, hơi ấm đến vạn nhà, vạn đầu em nhỏ, vạn kiếp phôi pha.
  • Lượng từ “vạn” là một từ hay mang ý nghĩa khái quát chỉ sự bao la, rộng lớn của tấm lòng người chiến sĩ đối với nhân dân.
  • Sự thay đổi lớn trong cả nhận thức và tình cảm ấy của Tố Hữu thể hiện sự giác ngộ hoàn toàn lý tưởng chiến đấu của Đảng, thể hiện được phẩm chất, tư cách đạo đức của Tố Hữu, cũng như tấm lòng yêu nước nồng nàn, sức trẻ, sức chiến đấu mãnh liệt đang sục sôi trong tâm hồn người chiến sĩ.

3. Kết bài: Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về bài thơ

Dàn Ý Từ Ấy Ngắn Nhất – Mẫu 5

Với dàn ý Từ ấy ngắn nhất, các em học sinh có thể nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.

1. Mở bài phân tích Từ ấy: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam
  • “Từ ấy”- một tác phẩm vô cùng ý nghĩa đối với tác giả, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của tác giả.

2. Thân bài phân tích Từ ấy:

a. Khổ 1: Thể hiện niềm vui sướng say mê của Tố Hữu khi bắt gặp lý tưởng Cộng sản

  • “từ ấy “ là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời và trong sự nghiệp của Tố Hữu. Khi tác giả được giác ngộ Cách mạng. Giác ngộ lý tưởng Cộng sản, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Bước ngoặt đầu tiên và quan trọng nhất trong cuộc đời.
  • “Bừng nắng hạ”: Là ánh sáng mạnh mẽ chói rực, hấp dẫn trong “tôi”.
  • Hình ảnh “mặt trời chân lý”. Hình ảnh ẩn dụ chỉ chân lý của Đảng đã soi sáng cho tác giả
  • Hình ảnh so sánh “hồn tôi như một vườn hoa lá”. Hình ảnh kiểu mới, hình ảnh dùng để giãi bày khái quát tình cảm của tác giả

b. Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống:

  • “Buộc”- động từ mạnh, thể hiện sự sẵn sàng, tự nguyện buộc mình với mọi người.
  • “Mạnh khối đời”- có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái với nhau
  • Lẽ sống: Gắn cái tôi với cái ta chung

c. Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của Tố Hữu

  • Điệp ngữ “là” kết hợp với liệt kê (em, anh, con vạn nhà)
  • Tố Hữu là một thành viên trong đại gia đình Việt Nam, gắn bó máu thịt với tất cả mọi người; tác giả đã thoát ra cái ích kỷ hẹp hòi cá nhân để liên kết các giai cấp.

d. Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài Từ ấy:

  • Biện pháp nghệ thuật: So sánh, liệt kê, ẩn dụ…
  • Giọng điệu: Ngân vang, nhịp thơ được ngắt đều và giàu cảm xúc
  • Hình ảnh trong các câu thơ mới lạ và tươi sáng: Vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim…

3. Kết bài phân tích Từ ấy:

  • “Từ ấy”- bài thơ chứa đầy cảm xúc của tác giả. Đó là niềm hân hoan khi được Đảng soi sáng, và nhận thức được lẽ sống mới.
  • Đảng Cộng sản đã mang đến những ánh sáng rực rỡ. Mở con đường mới cho nhiều người trong đó có tác giả.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Kết Bài Từ Ấy 🍀 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Từ Ấy Chi Tiết – Mẫu 6

Tham khảo mẫu dàn ý Từ ấy chi tiết dưới đây với hệ thống luận điểm đầy đủ nhất.

1. Mở bài: Dẫn dắt vào giới thiệu bài thơ Từ ấy

2. Thân bài:

a. Khái quát chung:

  • Bài thơ được sáng tác vào tháng 7 năm 1938, khi Tố Hữu được chính thức bước vào hàng ngũ của Đảng.
  • Bài thơ thể hiện những chuyển biến trong tình cảm và nhận thức của người chiến sĩ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng.

b. Niềm vui sướng hân hoan khi giác ngộ lí tưởng cách mạng (Khổ 1)

  • Mốc thời gian “từ ấy”: mốc son đáng nhớ nhất trong cuộc đời tác giả, đó là ngày ông chính thức bước chân vào hàng ngũ của Đảng, được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
  • “Nắng hạ”: ánh nắng rực rỡ, chói chang, ấm áp và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Thể hiện được sức mạnh cũng như sự đúng đắn của lí tưởng cách mạng, tầm ảnh hưởng to lớn của nó đối với người chiến sĩ trẻ tuổi.
  • Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời chân lí”: ẩn dụ cho Đảng, lí tưởng cách mạng soi đường với sự đúng đắn, đầy triển vọng trong bước đi của thời đại
  • “Chói qua tim”: sự tác động mạnh mẽ đến thế giới tình cảm.
  • Phép so sánh “hồn tôi” – “vườn hoa lá”: diễn tả sự hân hoan, niềm vui sướng khi bắt gặp ánh sáng cộng sản.
  • “Rất đậm hương và rộn tiếng chim”: sự rộn rã, reo vui đến từ sâu trong tâm hồn, tất cả đều ở mức tối đa.

c. Nhận thức mới (Khổ 2)

  • Trước khi giác ngộ, Tố Hữu thuộc tầng lớp tiểu tư sản, coi trọng cái tôi cá nhân.
  • Sau khi gặp lí tưởng cách mạng, ông khẳng định quan niệm sống mới của mình: gắn bó, hòa nhập giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người.
  • “Buộc”: diễn tả hành động tự nguyện cũng như quyết tâm của Tố Hữu, tự giác gắn bó với mọi người.
  • “Với”: chỉ sự gắn kết, sát cánh bên nhau.
  • “Trang trải”: tâm hồn của Tố Hữu không còn cô đơn mà trải rộng ra với cuộc đời, tạo nên sự đồng cảm với mỗi người trong mỗi hoàn cảnh.
  • Nhận thức được rõ ràng những phương hướng đúng đắn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ấy là phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh.
  • “Khối đời”: hình ảnh ẩn dụ cho khối người đông đảo chung lí tưởng, đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, phấn đấu vì mục tiêu chung là giành quyền sống, tự do, độc lập.
  • Nhà thơ đã có bước tiến lớn trong cả nhận thức lẫn tình cảm, hướng về người cùng khổ không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng trái tim yêu thương, hữu ái giai cấp.

d. Tình cảm mới (Khổ 3)

  • Khẳng định tình cảm gắn bó với quần chúng: “con của vạn nhà”, “em của vạn kiếp phôi pha”, “anh của vạn đầu em nhỏ”
  • “Con”, “anh”, “em”: chỉ sự gắn bó máu thịt.
  • “Vạn”: nhấn mạnh tấm lòng bao la, rộng lớn của người chiến sĩ trẻ dành cho đồng bào mình.
  • “Đã là”: chỉ sự chuyển biến sâu sắc.
  • Tố Hữu đứng hiên ngang, giản dị giữa đời mở rộng vòng tay yêu thương, rộng lớn của tấm lòng người chiến sĩ đối với nhân dân.
  • Sức mạnh của lí tưởng cách mạng đã cảm hóa, làm thay đổi tình cảm, nhận thức của người chiến sĩ trẻ.

e. Đánh giá

  • Nội dung: “Từ ấy” ca ngợi sức mạnh của lí tưởng cách mạng, diễn tả niềm vui, hân hoan của một chàng trai đang băn khoăn tìm hướng đi cho cuộc đời mình thì bắt gặp ánh sáng cách mạng chỉ đường, dẫn lối.
  • Nghệ thuật: Thể thơ bảy chữ được thể hiện nhịp nhàng, khúc chiết. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ hết sức sáng tạo, thú vị. Ngôn từ giản dị, trong sáng.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị tác phẩm.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Lập Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy Đầy Đủ – Mẫu 7

Hướng dẫn Lập Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy ngắn gọn đầy đủ thông tin

I. Mở bài nghị luận “Từ ấy”: Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.

–Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và phong cách thơ của ông:

  • Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng, chặng đường thơ ăn nhập với chặng đường cách mạng của dân tộc.
  • Thơ ông mang đậm tính trữ tình – chính trị, là tiếng lòng của những lẽ sống lớn, tình cảm lớn và luôn đậm tính dân tộc.

–Giới thiệu khái quát về bài thơ Từ ấy:

  • Rút ra từ tập thơ cùng tên, tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu
  • Thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng của thi sĩ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng

II. Thân bài nghị luận “Từ ấy”: Phân tích tác phẩm Từ ấy theo kết cấu 3 khổ thơ của bài, mỗi khổ thơ đều mang một ý nghĩa diễn tả nhất định, các em cần xác định từ ngữ quan trọng, biện pháp nghệ thuật sử dụng… để lột tả rõ từng vấn đề tác giả mong muốn.

a.Nhan đề tác phẩm:

  • “Từ ấy” chính là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng – tháng 7 năm 1938.
  • Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ tác giả đã lặp lại nhan đề ấy như một sự nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng

b.Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

  • Mở đầu bài thơ là lời thơ mang đậm chất tự sự, nhà thơ nhắc lại một sự kiện trọng đại trong đời mình.
  • Trạng ngữ “Từ ấy” đặt đầu câu đã nhấn mạnh thời điểm đầy ý nghĩa khi tác giả bước vào hàng ngũ Đảng, được giác ngộ lý tưởng Đảng Cộng sản.
  • Hình ảnh “nắng hạ” kết hợp với động từ mạnh “bừng” cùng nghệ thuật ẩn dụ đã khẳng định lý tưởng cách mạng tác động vô cùng mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ.
  • Vườn hoa lá- vườn tâm hồn với cảm xúc tự hào, tin yêu, hy vọng, vui sướng khi được lý tưởng Đảng sáng soi.

c.Khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống

  • “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”: ý thức tự nguyện gắn bó với nhân dân của tác giả.
  • Động từ “trang trải” kết hợp với danh từ “muôn nơi” cùng lối nói quá đã cho thấy được sự đồng cảm của nhà thơ với những nỗi khổ cực, lầm than của nhân dân mình trên mọi miền đất nước.
  • Những hồn khổ được gắn kết tạo thành sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

d.Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ

  • Điệp từ “là” kết hợp cùng biện pháp điệp cấu trúc đã nhấn mạnh được tình cảm thân thiết như tình thân ruột thịt.
  • Tấm lòng đồng cảm, vượt lên những ích kỷ, hẹp hòi của cái tôi cá nhân để sống vì người khác.
  • “Kiếp phôi pha”; “em nhỏ cù bơ cù bất”: những phận đời nghèo khổ, thương đau. Thể hiện sự đồng cảm, gắn bó, sẻ chia sâu sắc.

III. Kết bài nghị luận “Từ ấy”: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Gợi ý cho bạn 🌳 Phân Tích Từ Ấy Của Tố Hữu 🌳 18 Bài Văn Ngắn Gọn Siêu Hay

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy Nâng Cao – Mẫu 8

Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy nâng cao dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ “Từ ấy”
  • Nêu khái quát ý nghĩa của bài thơ

II. Thân bài

1.Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản

a. Hai câu đầu

  • Từ ấy là phút giây đầu tiên tác giả đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản. Đó là phút giây thiêng liêng trong cuộc đời nhà thơ
  • Lí tưởng cộng sản là ánh nắng hạ chói chang tỏa ra từ mặt trời chân lí ⇒ đó là thứ ánh sáng của sự sống, của lí tưởng đúng đắn, cao đẹp
  • Nhà thơ đã đón nhận bằng cả trái tim và khối óc, tâm hồn nhà thơ như bừng tỉnh. Hai động từ bừng, chói đã đặc tả sự thay đổi bất ngờ, mạnh mẽ ấy

b. Hai câu cuối

  • Tâm hồn nhà thơ diễn ra cuộc tái sinh màu nhiệm. lí tưởng cộng sản như chiếc đũa thần biến tâm hồn tài lụi lâu nay của nhà thơ bỗng chốc thành vườn hoa lá rực rỡ sắc hương và rộn ràng tiếng chim
  • Nhịp thơ linh hoạt , biến hóa, lối thơ vắt dòng khiến đoạn thơ như tiếng reo vui hân hoan, như khúc ca sôi nổi chứa chan niềm thành kính, tri ân với Đảng

2.Nhận thức mới về lẽ sống

  • Trước khi bắt gặp lí tưởng cộng sản tâm hồn nhà thơ thu vào cái tôi cô đơn, sầu buồn, bế tắc như bao nhà thơ cùng thời
  • Từ khi bắt gặp lí tưởng tâm hồn nhà thơ thay đổi diệu kì:
  • nhà thơ hòa vào khối đời chung vào cuộc sống của những người lao khổ để cùng phấn đấu vì lí tưởng cao cả
  • ông tự nguyện gắn kết đời mình với mọi người, với trăm nơi, với bao hồn khổ
  • mà sự gắn kết ấy mới máu thịt, thiết tha làm sao: gắn bó bằng cả tấm lòng, cả tâm hồn, cả trái tim
  • gắn kết để sẻ chia, tạo nên sức mạnh lớn lao, tạo nên khối đại đoàn kết vì độc lập tự do của dân tộc
  • Hàng loạt điệp từ, điệp cấu trúc khiến lời thơ rắn rỏi như lời thề thiêng liêng

3.Sự chuyển biến sâu sắ trong tình cảm

  • Tự nhận mình là con, là anh, là em, là anh của vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ, Tố Hữu đã trở thành thành viên của đại gia đình – quần chúng nhân dân lao động
  • Tình cảm giai cấp bỗng chốc đầm ấm, thân thương như tình cảm gia đình
  • Hàng loạt các điệp từ là, của kết hợp chặt chẽ với lặp cấu trúc ngữ pháp thể hiện sự sâu sắc, bền chặt trong tình cảm nhà thơ với quần chúng nhân dân lao động
  • Dấu ba chấm cuối bài thơ như sự kết đọng bao cảm xúc sâu lắng, tha thiết, mạnh mẽ

4.Nghệ thuật

  • Bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, có sức ngân vang)
  • Các biện pháp tư từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ được sử dụng linh hoạt, hiệu quả
  • Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ

III. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa lí tưởng cách mạng với cuộc đời của nhà thơ.

Mời bạn tham khảo 🌠 Bình Giảng Từ Ấy 🌠 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Phân Tích Từ Ấy Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Dàn ý phân tích Từ ấy học sinh giỏi sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình làm bài. Tham khảo mẫu dàn ý Từ ấy học sinh giỏi dưới đây:

1.Mở bài

  • Tố Hữu (1920-2002) được xem là cánh chim đầu đàn, người đã phát triển và đưa nền văn học cách mạng của nước ta lên đến đỉnh cao của sự phát triển, với phong cách thơ kết hợp nhuần nhuyễn khuynh hướng trữ tình chính trị và chất liệu văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Một trong những tác phẩm tiêu biểu trong các sáng tác thời kỳ đầu của Tố Hữu là bài thơ Từ ấy, nguồn cảm hứng nổi bật chính là niềm hân hoan, vui sướng được bước chân vào hàng ngũ của Đảng của một chàng trai 18 tuổi, với lòng yêu nước, yêu cách mạng tha thiết.

2.Thân bài

a. Niềm vui sướng, say mê của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng Cộng sản

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

  • Với giọng thơ trữ tình, đằm thắm, tha thiết, niềm vui đến với lí tưởng được diễn tả không trừu tượng mà trong những hình tượng đẹp và gợi cảm.
  • Hình ảnh nắng hạ là hình ảnh ẩn dụ thể hiện, ca ngợi lí tưởng cộng sản như nguồn sáng bừng lên trong tâm hồn nhà thơ.
  • Câu thơ thứ hai với hình ảnh Mặt trời chân lí đã cho người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về ân tình của nhà thơ đối với Đảng, với Cách mạng.
  • Mặt trời chân lí chói qua tim: Nhấn mạnh lí tưởng mới không chỉ tác động về mặt nhận thức mà còn tác động về mặt tình cảm, tâm hồn và làm cho trái tim ấm nóng.
  • Tác giả tiếp tục sử dụng ẩn dụ và so sánh trực tiếp: Hồn tôi là một vườn hoa lá – Rất đậm hương và rộn tiếng chim. Hai câu thơ với lối thơ vắt dòng quen thuộc của thơ mới lúc bấy giờ đã khẳng định tâm hồn nhà thơ như đang bừng dậy, dâng tràn sức sống; từ âm thanh, màu sắc, đến mùi vị đều toả ra sự hoà hợp, tràn trề và rộn rã.

b. Nhận thức mới về lẽ sống

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

  • Từ buộc không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà tự ràng buộc, gắn bó và tự giác.
  • Để, trang trải là những động từ chỉ tác động có đối tượng, nhà thơ nguyện đem tất cả tình cảm hướng về con người ở khắp mọi nơi → Tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với từng con người cụ thể.
  • Lẽ sống ở đây là nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái tôi của nhà thơ với mọi người, với nhân dân quần chúng. Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng.
  • Hai dòng cuối khổ hai làm rõ thêm tình yêu thương con người của nhà thơ: Để hồn tôi với bao hồn khổ/ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Ở đây, tình yêu thương con người không mang tính chung chung mà là tình cảm cụ thể, là sự quan tâm, gắn bó chân thành đối với quần chúng lao khổ.
  • Từ với diễn tả sự sát cánh, gắn bó giữa tác giả với những kiếp người trên → Tạo nên khối đoàn kết, một sức mạnh cùng phấn đấu vì mục đích chung.
  • Hình ảnh ẩn dụ: khối đời gợi người đọc liên tưởng đến khối người đông đảo cùng cảnh ngộ đang chung sức, chung lòng với nhau
  • Tóm lại, nhà thơ hướng về cuộc đời, con người không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm hữu ái giai cấp. Sự xuất hiện của từ để lặp lại ở đầu dòng khiến nhịp thơ đến đây trở nên dồn dập hơn.

c. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ…

  • Khổ thơ ghi nhận những chuyển biến sâu sắc tình trong tình cảm của Tố Hữu đó là hướng về những con người bị áp bức, thiệt thòi.
  • Điệp từ là xuất hiện tạo cho lời của khổ thơ thành lời khẳng định chắc nịch về quyết tâm gắn bó với quần chúng lao khổ.
  • Nhà thơ khẳng định phải đến với những con người ấy và xác định rõ ràng vị thế của mình trong đại gia đình lớn ấy qua các cụm từ là con, là em, là anh – những danh xưng khẳng định tình cảm nhà thơ dành cho quần chúng bị áp bức là thứ tình thân yêu ruột thịt như thành viên trong gia đình, tình hữu ái giai cấp, không phải là loại tình cảm ban ơn, thương hại.

3.Kết bài

  • Tổng kết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Từ ấy.
  • Nêu cảm nhận cá nhân

Giới thiệu đến bạn 🌟 Phân Tích Từ Ấy Học Sinh Giỏi 🌟 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Mẫu Dàn Ý Bài Từ Ấy Đạt Điểm Cao – Mẫu 10

Những bài Mẫu Dàn Ý Bài Từ Ấy, tác phẩm nổi tiếng của tác giả Tố Hữu

1.Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm “Từ ấy”
  • Giới thiệu chung về nội dung, giá trị của tác phẩm

2.Thân bài

a. Bài thơ được gợi mở bằng những cảm xúc về niềm vui sướng hân hoan của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng (Khổ thơ đầu)

-Hai câu thơ đầu

  • “Từ ấy”: trạng từ chỉ thời gian phiếm chỉ, đánh dấu, nhấn mạnh cột mốc quan trọng trong cuộc đời tác giả.
  • Hình ảnh “nắng hạ” ẩn dụ cho ánh sáng cách mạng của Đảng.
  • Hình ảnh “mặt trời chân lí”: ẩn dụ cho lí tưởng của Đảng
  • Động từ “bừng”, “chói”: khẳng định sức mạnh, sức lan tỏa của ánh sáng cách mạng đối với tâm hồn của tác giả.

-Hai câu thơ sau:

  • Biện pháp so sánh: “Hồn tôi là một vườn hoa lá”: nhấn mạnh cảm xúc hân hoan, vui sướng đến mức tột cùng
  • “đậm hương và rộn tiếng chim”: Niềm vui sướng, rộn rã trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ khi được giác ngộ cách mạng.

b. Nhận thức mới về lẽ sống của tác giả (Khổ thơ thứ hai)

  • Đại từ xưng hô “tôi”: cái tôi gắn bó với mọi người.
  • Phép điệp ngữ “để” (nhắc lại hai lần): tạo nên hình thức thơ vắt dòng, nhấn mạnh ý thức tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với cuộc đời của dân tộc, nhân dân.
  • Động từ “buộc”, “trang trải”, “gần gũi” thể hiện tình cảm gắn bó của nhà thơ với nhân dân và sự nghiệp cách mạng một cách dứt khoát của người chiến sĩ, người thanh niên yêu nước đã tìm thấy lẽ sống, lí tưởng cao cả của cuộc đời mình.
  • Cái “tôi” của tác giả đã hòa chung với cái “ta”, cá nhân hòa chung cộng đồng một cách tự nguyện, quyết liệt và dứt khoát để “mạnh khối đời” – khối đại đoàn kết dân tộc.
    → Phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng

c. Sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả (Khổ thơ cuối)

  • Điệp cấu trúc “đã là/ là”: khẳng định sự chuyển biến lớn trong tình cảm, ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng.
  • Danh từ: “con”, “em”, “anh” gợi ra mối quan hệ ruột thịt đối với “vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ” thể hiện sự gắn bó máu thịt của tác giả đối với đông đảo của quần chúng nhân dân, nhấn mạnh tình hữu ái giai cấp.

3.Kết bài: Đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Cảm Nhận Bài Thơ Từ Ấy 🌹 Bài Văn Cảm Nhận Hay Nhất

Dàn Ý Từ Ấy Lớp 11 – Mẫu 11

Mẫu dàn ý Từ ấy lớp 11 dưới đây sẽ giúp các em học sinh xác định cho mình bố cục làm bài cụ thể.

1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Từ ấy

2.Thân bài

a. Khổ 1: Cảm xúc của Tố Hữu khi giác ngộ và đứng trong hàng ngũ cách mạng.

  • Từ ấy được viết năm 1938, khi tác giả được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, đây là một dấu mốc thiêng liêng làm thay đổi cuộc đời một con người.
  • Hình ảnh nắng hạ và mặt trời chân lý cho thấy được ánh sáng cách mạng soi tỏa, xua tan những ngày tăm tối, giúp hàng triệu người dân Việt Nam thoát khỏi bóng tối tù đày, nô lệ.
  • Đoạn 1 cho thấy được cảm xúc đột ngột, mạnh mẽ, bùng phát sự vui sướng đến khó có thể kìm nén khi tìm ra được chân lý, với nghệ thuật so sánh và dùng động từ tác giả cho thấy một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, rộn ràng, tươi vui.

b. Khổ 2: Chuyển biến mạnh mẽ về lẽ sống

  • Ở khổ 2 cái tôi của Tố Hữu đã được bộc bạch thẳng thắn, chẳng hề e dè ngần ngại. Lấy cái tôi riêng lẻ để hòa nhập gắn kết vào cái chung của tập thể, càng ngày càng hòa nhập, càng ngày càng xích lại gần nhau.
  • Từ buộc, trang trải, gần gũi chỉ sự gắn kết keo sơn đặc biệt giữa cá nhân với cộng đồng. Khổ thơ thứ 2 là âm vang sức mạnh đồng cam cộng khổ của những con người đang sống, chiến đấu cho công cuộc cứu quốc.

c. Khổ 3: Chuyển biến mạnh mẽ về tình cảm

  • Tại khổ thơ thứ 3 Tố Hữu gạt bỏ cái chủ nghĩa cá nhân để hòa nhập vào quần chúng lao khổ.
  • Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc trong khổ 3 đã cho thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít như máu mủ ruột thịt của nhà thơ với cộng đồng

3.Kết bài:

  • Nêu ngắn gọn lại cảm nhận của bản thân về bài thơ Từ ấy
  • Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Từ ấy

Dàn Ý Từ Ấy Cả Bài – Mẫu 12

Tham khảo mẫu dàn ý Từ ấy cả bài dưới đây để có thêm cho mình những gợi ý hay khi làm bài.

  1. Mở bài: Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.
  1. Thân bài

a. Cảm nhận về khổ 1 bài thơ- niềm hạnh phúc của tác giả khi bắt gặp lý tưởng Đảng

  • Thời gian: “từ ấy”: đánh dấu thời điểm, hoàn cảnh mà tác giả có những thay đổi trong nhận thức và tâm hồn mình. Vào năm 1938, tác giả được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Tâm trạng: vui sướng, hạnh phúc mãnh liệt khi được giác ngộ ánh sáng Đảng:
  • “Bừng nắng hạ”: diễn tả nỗi rạo rực trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ.
  • Những lý tưởng đẹp đẽ, đúng đắn của Đảng đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người yêu nước “chói qua tim”.
  • “Hồn tôi – “vườn hoa lá” – “đậm hương và rộn tiếng chim”: một tâm hồn phong phú với sự trẻ trung, sôi nổi, rạo rực, mê say, tin yêu Đảng, khát khao tận hiến cho cuộc đời.

b. Cảm nhận về khổ 2 bài thơ- những chuyển biến trong nhận thức của tác giả khi giác ngộ ánh sáng của Đảng.

  • Đại từ nhân xưng “tôi” đứng đầu câu kết hợp với động từ “buộc”: sự chủ động kết sợi dây gắn bó của người chiến sĩ với nhân dân mình.
  • Người chiến sĩ tự nhận thức được trách nhiệm, lẽ sống và sứ mệnh của mình trong cuộc đời làm cách mạng: gắn bó với mọi người, với nhân dân mình.
  • Mong muốn được thấu hiểu nhân dân mình, được cùng nhân dân mình gắn bó, tạo nên sức mạnh bất diệt đánh tan quân thù.

c. Cảm nhận về khổ 3 bài thơ- những chuyện biến trong tình cảm của tác giả khi giác ngộ Đảng

  • Tình cảm gắn bó lâu bền và thắm thiết của người chiến sĩ với nhân dân.
  • Phép liệt kê cùng điệp từ “là” đã nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết của “tôi” với nhân dân mình.
  • Tinh thần sẵn sàng bảo vệ, giúp đỡ nhân dân, sẻ chia với những khổ cùng của nhân dân.
  • Lòng nhân ái, muốn được chở che, bảo vệ những cảnh đời khốn khó.
  • Cái “tôi” riêng hoà trong cái “ta” chung=> tình cảm lớn hoà trong sự ý thức về trách nhiệm và lẽ sống của một người cộng sản.
  1. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp về nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.

Gửi tặng bạn 💕 Nghị Luận Từ Ấy Tố Hữu 💕 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Cảm Nhận 4 Câu Thơ Đầu Bài Từ Ấy – Mẫu 13

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Bài Từ Ấy Cảm Nhận 4 Câu Thơ Đầu hay nhất

1. Mở bài:

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Từ ấy.
  • Giới thiệu khổ thơ đầu của bài.

2. Thân bài:

a. Cảm nhận hai câu đầu khổ thơ

  • “Từ ấy”- là mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng nhà thơ – thời điểm năm 1938 khi Tố Hữu được giác ngộ lý tưởng cách mạng.
  • Thời điểm “từ ấy”: có vai trò vô cùng quan trọng, là bước ngoặt lớn làm thay đổi nhận thức, tình cảm, lẽ sống của nhà thơ.
  • “Bừng”: động từ mạnh diễn tả sự vận động, lan tỏa mạnh mẽ, đột ngột.
  • “Nắng hạ”: hình ảnh ẩn dụ cho ánh sáng huy hoàng của Đảng, ánh sáng chân lý ấy làm “bừng” tỉnh nhận thức của “tôi”.

b. Cảm nhận hai câu cuối

  • So sánh “hồn tôi”- “vườn hoa lá”: khẳng định niềm hạnh phúc, hân hoan vui sướng trong lòng thi nhân.
  • Hình ảnh gần gũi “vườn”, “hoa lá’, “chim”: diễn tả sự phong phú trong thế giới cảm xúc đồng thời mang đến cảm giác tự nhiên, chân thực.
  • Vườn hạ có sắc xanh của lá, sắc hồng của hoa, sắc vàng của nắng, có hương thơm ngào ngạt của cỏ cây, có thanh âm rộn ràng của chim chóc cũng như tâm hồn “tôi” giờ đây đang rạo rực bởi những cảm xúc đầy sống động.
  • Niềm vui sướng mãnh liệt, ánh sáng cách mạng làm bừng tỉnh, hồi sinh nhân thức, làm say đắm tâm hồn người lính trẻ.

3.Kết bài: Cảm nhận chung về vẻ đẹp của khổ thơ.

Dàn Ý Từ Ấy Khổ 1 – Mẫu 14

Mẫu dàn ý Từ ấy khổ 1 dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

II. Thân bài:

a. Hai câu đầu: Niềm hân hoan, vui sướng và biết ơn của nhà thơ

  • “Từ ấy”: là từ phiếm chỉ- thời gian mà Tố Hữu gặp được lý tưởng Cách mạng.
  • Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”: nguồn sáng ấm áp, mạnh mẽ, rực rỡ của mùa hè
  • Các động từ “bừng”, “chói”: động từ mạnh, chỉ sự đột ngột, sự tác động mạnh mẽ.
    -“mặt trời chân lý”: liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa, đại diện cho lý tưởng Cách mạng, cho những điều đúng đắn.
  • Hình ảnh “mặt trời chân lý chói qua tim”: nhấn mạnh sự chiếu rọi của ánh sáng cộng sản đến nhận thức và tâm hồn người chiến sĩ trẻ.
  • Hai câu đầu là niềm vui, xúc động của tác giả khi lần đầu bắt gặp lý tưởng cách mạng.

b. Hai câu sau: Những biến đổi trong tâm hồn nhà thơ sau khi bắt gặp lý tưởng cách mạng:

  • Lối thơ vắt dòng như kể chuyện.
  • So sánh “Hồn tôi là một vườn hoa lá/Rất đậm hương và rộn tiếng chim”: biến cái trừu tượng, vô hình thành hữu hình, thể hiện sự đổi với trong tâm hồn, nguồn sống mới.
  • Khu vườn “tâm hồn”: ngập tràn hương thơm, tiếng chim: vui tươi, rộn rã.
  • Tố Hữu đến với cách mạng bằng cả tâm hồn, lý trí và trái tim yêu.

III. Kết bài: Khái quát chung: Khổ đầu là niềm vui, say mê, những thay đổi trong tâm hồn của tác giả khi bắt gặp lý tưởng cách mạng.

Tham khảo trọn bộ 💧 Phân Tích Khổ 1 Từ Ấy 💧 15 Mẫu Phân Tích Khổ Đầu Hay Nhất

Dàn Ý Chi Tiết Khổ 1 Bài Từ Ấy – Mẫu 15

Một vài mẫu lập Dàn Ý Bài Từ Ấy Chi Tiết Khổ 1 ấn tượng và đầy đủ thông tin

1.Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, khổ đầu bài thơ.

2.Thân bài:

a. Hai câu thơ đầu: Nhấn mạnh dấu mốc trong cuộc đời nhà thơ

-“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”:

  • “Từ ấy”: mốc thời gian Tố Hữu được trở thành người chiến sĩ cộng sản, được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
  • “Nắng hạ”: là nắng rực rỡ, tươi sáng, chói chang, tràn đầy sức sống.
  • “Bừng”: vừa diễn tả cảm giác đột ngột vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ.
  • Niềm hạnh phúc, sung sướng mãnh liệt đang trào dâng trong huyết quản của người thanh niên mười tám tuổi khi được kết nạp Đảng.

-“Mặt trời chân lí chói qua tim”:

  • Mặt trời là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ, mang đến sự sống cho con người.
  • Ẩn dụ: Mặt trời – Đảng: khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản.
  • “Chói qua tim”: là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt.

b. Hai câu sau: Niềm vui sướng hân hoan khi giác ngộ lí tưởng cách mạng

  • So sánh “hồn tôi – vườn hoa lá”: Khắc họa niềm tươi vui rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời.
  • “Rất”, “đậm”, “rộn”: diễn tả chân thực dòng cảm xúc dâng trào, niềm vui và niềm hạnh phúc trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng.

c. Đánh giá

  • Về nội dung: Khổ thơ đã khắc họa niềm vui sướng của người thanh niên khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
  • Về nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ tươi sáng, vui vẻ. Hình ảnh thơ sáng tạo, đẹp đẽ cùng những biện pháp tu từ đặc sắc.

3.Kết bài: Khẳng định giá trị khổ thơ, bài thơ.

Dàn Ý Khổ Đầu Bài Từ Ấy Đơn Giản – Mẫu 16

Đọc thêm mẫu Dàn Ý Khổ Đầu Bài Từ Ấy để có những định hướng làm bài văn thật tốt

1. Mở bài phân tích khổ 1 Từ ấy:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài phân tích khổ 1 Từ ấy:

a. Hai câu thơ đầu:

  • Viết theo lối tự sự, đơn giản như kể lại một kỉ niệm khó quên và sâu sắc nhất trong cuộc đời của tác giả.
  • Mốc thời gian “từ ấy”: Là mốc son đầu tiên và chói lọi mở ra một bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.
  • Hình ảnh “bừng nắng hạ” mang đến cảm giác tràn trề sinh lực, mãnh liệt điều ấy có thể đem so với cảm giác hạnh phúc mãnh liệt.
  • “Mặt trời chân lý” là một hình ảnh mới lạ thể hiện sự sáng tạo của hồn thơ Tố Hữu. Nó tỏa ra những ánh sáng rỡ chói lọi của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác Lê-Nin và thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn là chân lý đúng đắn.
  • Động từ mạnh như “bừng” thể hiện nguồn sáng mạnh và đột ngột. “Chói” thể hiện sức lan tỏa xuyên thấu mãnh liệt không chỉ tác động đến thị giác. Mà còn tác động đến cả trái tim, xua tan đi màn sương mờ mịt của ý thức hệ tiểu tư sản mang đến một tư tưởng mới, một nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc.

b. Hai câu thơ sau:

  • Chuyển sang bút pháp trữ tình diễn tả cụ thể, trực tiếp niềm hạnh phúc vô bờ đang chan chứa trong tâm hồn của mình.
  • Tâm hồn của tác giả khi bắt gặp ánh sáng cách mạng, lý tưởng Đảng cũng trở nên bừng sáng. Tươi vui và tràn ngập sức sống, tựa như vườn hoa được tiếp thêm sinh lực. Trở nên có ý nghĩa và tươi đẹp hơn gấp bội lần.
  • Lối thơ vắt dòng bắt nguồn từ thơ ca Pháp, thể hiện cảm xúc tràn trề chan chứa. Dường như không thể gói gọn trong một câu thơ riêng lẻ mà buộc phải truyền tải sang câu thơ tiếp.

3. Kết bài phân tích khổ 1 Từ ấy: Tổng kết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Từ ấy.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Dàn Ý Phân Tích Chiều Tối 💕 Mẫu Lập Dàn Ý Cảm Nhận Chuẩn Nhất

Dàn Ý Từ Ấy Khổ 2 – Mẫu 17

Tham khảo mẫu dàn ý Từ ấy khổ 2 dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết của mình.

I. Mở bài phân tích Từ ấy khổ 2:

  • Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.
  • Dẫn dắt giới thiệu khổ thơ thứ 2 của tác phẩm.

II. Thân bài phân tích Từ ấy khổ 2:

a. Phân tích chi tiết khổ thơ:

  • Đại từ nhân xưng “tôi”: bộc lộ sâu sắc ý thức cá nhân
  • Từ “buộc”, “trang trải”: thể hiện sự gắn kết, chia sẻ của nhà thơ với quần chúng cần lao
  • Các từ “Mọi người”, “trăm nơi”, “hồn khổ”: chỉ đối tượng là quần chúng lao khổ trên mọi miền đất nước
  • Hình ảnh ẩn dụ “khối đời”: khiến khái niệm về cuộc đời vốn trừu tượng trở nên hữu hình
  • Khổ thơ là sự gắn kết của cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng. Khi cái tôi hòa vào cái ta chung sẽ tạo nên một cuộc đời gắn bó, tạo nên một sức mạnh lớn lao.

b. Nội dung, nghệ thuật của khổ thơ:

-Giá trị nghệ thuật:

  • Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.
  • Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh đặc sắc
  • Nhịp điệu thơ dồn dập, da diết

-Giá trị nội dung:

  • “Từ ấy” là bản tuyên ngôn về nhận thức và quan điểm sáng tác của Tố Hữu
  • Nhà thơ nguyện đi theo ánh sáng của Đảng, gắn bó với quần chúng lao khổ

III. Kết bài phân tích Từ ấy khổ 2:

  • Khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.
  • Nêu cảm nhận của bản thân.

Dàn Ý Khổ 2 Bài Từ Ấy Ngắn Hay – Mẫu 18

Tham khảo thêm một vài mẫu Dàn Ý Khổ 2 Bài Từ Ấy chi tiết hay nhất

1.Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về bài thơ Từ ấy và tác giả Tố Hữu
  • Dẫn dắt giới thiệu đoạn thơ thứ 2 của bài

2.Thân bài

  1. Nêu ngắn gọn vị trí đoạn thơ
  • Đây là đoạn thơ thứ hai trong bài thơ “Từ ấy” .
  • Sau khổ thơ thứ nhất diễn tả những xúc cảm mãnh liệt, dâng trào mạnh mẽ vì được là một phần trong hàng ngũ những người sống và phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp, nhân vật trữ tình đã tiếp tục chia sẻ niềm vui sướng, hạnh phúc của mình với “trăm người”, “trăm nơi”.
  1. Phân tích đoạn thơ
  • Những từ “buộc”, “trang trải”, “gần gũi” đã thể hiện sự tự nguyện gắn bó, san sẻ của nhân vật trữ tình. “Buộc” là gắn kết bền chặt, không bao giờ có thể rạn nứt hay chia xa. “Trang trải” là chia sẻ, “gần gũi” là gắn bó, giao cảm.
  • Nhà thơ không những mở rộng thế giới tâm hồn mình, chủ động kết nối tâm hồn mình với thế giới của những người lao động cần lao mà còn thấy mình đang ở giữa mọi người trong một vòng tay lớn.
  • Ở mỗi dòng thơ, vòng tay ấy lại được nới rộng trong sự liên kết, bền chặt.
  • Đại từ “tôi” được tác giả đặt trong mối liên hệ với “mọi người”, với “trăm nơi” và với “bao hồn khổ”. Trong tình hữu ái giai cấp, nhân vật trữ tình không thấy mình riêng lẻ, cô đơn mà trở thành một phần của khối đời lao khổ.
  • Cái tôi cá nhân ấy một phần như muốn hòa chung vào với quần chúng nhân dân, một phần như tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với quần chúng những người lao động ấy.
  • Dẫu biết rằng trong nhân dân còn biết bao nhiêu “hồn khổ”, song người chiến sĩ Cách mạng ấy vẫn không nhụt chí, nản lòng mà vững tin vào Đảng, vào bản thân có thể đóng góp làm “mạnh khối đời”.
  • Đằng sau niềm tin, ý chí, tinh thần của người chiến sĩ Cách mạng ấy ta thấy bóng dáng của người nghệ sĩ, người chiến sĩ cần lao Tố Hữu luôn nhiệt thành góp công, góp sức vào hành trình giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no cho nhân dân.
  • Tố Hữu đã gắn kết đời sống mình với đời sống nhân dân một cách rất tự nhiên.

3.Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ

Đọc nhiều hơn 🌻 Phân Tích Từ Ấy Khổ 2 🌻 14 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Từ Ấy Khổ 3 – Mẫu 19

Mẫu dàn ý Từ ấy khổ 3 dưới đây sẽ giúp các em học sinh xác định được những luận điểm chính của bài viết.

a) Mở bài:

  • Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.
  • Khái quát nội dung khổ 3 của tác phẩm.

b) Thân bài

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

  • Lý tưởng cộng sản giúp nhà thơ vượt qua những tình cảm ích kỉ, hẹp hòi để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ
  • Kết cấu định nghĩa “tôi…là” được sử dụng xuyên suốt khổ thơ tạo nhịp điệu khỏe khoắn, nhấn mạnh ý thức vững vàng của nhà thơ khi gắn kết với cộng đồng
  • Điệp từ “của” kết hợp với hệ thống từ xưng hô chỉ quan hệ máu mủ “anh”, “em”, “con”: tình cảm của nhà thơ với quần chúng nhân dân gần gũi, khăng khít như anh em ruột thịt
  • Điệp từ “vạn” kết hợp với các hình ảnh “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ”: thể hiện những số phận cơ cực, vất cả, nhỏ bé trong xã hội. Từ đó nói lên tình nhân ái bao la, mang tính giai cấp
  • Tố Hữu tự nguyện chọn một chỗ đứng trong lòng dân tộc, coi mình là một thành viên ruột thịt trong gia đình quần chúng cần lao => thể hiện tinh thần dân tộc, tính nhân đạo sâu sắc

c) Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ
  • Nêu cảm nhận của bản thân.

Dàn Ý Khổ 3 Bài Từ Ấy Luyện Viết – Mẫu 20

Cùng SCR.VN đọc thêm những mầu Dàn Ý Khổ 3 Bài Từ Ấy ấn tượng sau đây

1. Mở bài:

  • Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng, ông có những tác phẩm thơ nổi tiếng như Việt Bắc (1947-1954),Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những tác phẩm nổi tiếng là bài thơ Từ ấy.
  • Bài thơ Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đông thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 3 của bài thơ thể hiện sự chuyển biến tâm lí sâu sắc của tác giả.

2. Thân bài:

  1. Hai câu thơ đầu: Tôi đã là con của vạn nhà / Là em của vạn kiếp phôi pha
  • Tác giả đã khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người
  • Lí tưởng của đảng đã khai sáng tâm hồn con người
  • Tâm hồn được khai sáng, được nuôi dưỡng bởi lí tưởng
  1. Hai câu thơ sau: “Là anh của vạn đầu em nhỏ / Không áo cơm, cù bất cù bơ”
  • Tác giả là những người mòn mỏi, gian khổ
  • Say mê hoạt động cách mạng
  • Tha thiết cống hiến đời mình
  • Muốn giúp nước giải phóng dân dân tộc, giải phóng đất nước

3. Kết bài: Khổ 3 bài thơ Từ ấy đã nói lên được tầm quan trọng của lí tưởng cao đẹp của tác giả đồng thời nói lên tình yêu quê hương, đất nước.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Sơ Đồ Tư Duy Chiều Tối 🌺 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Dàn Ý Từ Ấy Khổ 1 2 – Mẫu 21

Dựa vào mẫu dàn ý Từ ấy khổ 1 2 dưới đây, các em học sinh có thể triển khai bài viết đầy đủ nội dung trọng tâm.

a) Mở bài:

  • Giới thiệu nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.
  • Khái quát chung về 2 khổ thơ đầu trong tác phẩm.

b) Thân bài

-Tâm trạng vui sướng của nhân vật trữ tình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản

  • Thời điểm “Từ ấy”: là khi Tố Hữu được giác ngộ Cách Mạng, được dẫn dắt vào con đường giải phóng dân tộc
  • Hình ảnh ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lý” => thể hiện niềm vui khi tìm thấy lẽ sống cao đẹp cho cuộc đời trong buổi đầu đến với Cách Mạng
  • Từ ngữ: “chói”, “bừng”, “rộn”, “rất đậm” => khẳng định lý tưởng cộng sản mở ra cho thế giới tâm hồn một nhận thức mới khiến tâm hồn vui tươi phơi phới
  • Khổ thơ là tiếng reo vui đầy phấn trấn của tác giả khi được giác ngộ lý tưởng cộng sản

-Lý tưởng cộng sản làm thay đổi nhận thức sâu sắc của nhân vật trữ tình

  • Nói lên sự gắn bó với nhân dân, những người nghèo khổ (buộc, trang trải, gần gũi)
  • Yêu thương nhân dân bằng một tình yêu tha thiết, sâu sắc.
  • Nhận thức được sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc
  • Nhận thức của nhà thơ đã có những chuyển biến sâu sắc từ cái riêng đến cái chung
  • Khẳng định sự đúng đắn của con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng

c) Kết bài

  • Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 khổ thơ đầu trong bài thơ “Từ ấy”
  • Nêu cảm nghĩ cá nhân.

Dàn Ý Từ Ấy 2 Khổ Đầu – Mẫu 22

Tham khảo mẫu dàn ý Từ ấy 2 khổ đầu dưới đây sẽ giúp các em học sinh đạt kết quả cao cho bài viết của bản thân.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Nêu vấn đề cần nghị luận: Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy

II. Thân bài:

a. Luận điểm 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng (khổ 1)

  • Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự: “Từ ấy trong tôi…”
  • Từ ấy, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời “chân lí” cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ, “mặt trời chân lí” là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa.
  • Câu thơ ca ngợi ánh sáng điệu kì của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản – ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.
  • Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn.
  • Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: “vườn hoa lá”, “đậm hương”, “rộn tiếng chim”.
  • Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào.

b. Luận điểm 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống (khổ 2)

  • Hai dòng đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẽ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người.
  • Động từ “buộc” là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua “ranh giới” của “cái tôi” để chan hòa mọi người “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”.
  • Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến “trăm nơi” (hoán dụ) và “trang trải” sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.
  • Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng.
  • Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ: “Để hồn tôi với bao hồn khổ” và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
  • Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm – nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: “Khi chúng ta cầm tay mọi người – Đất nước vẹn tròn, to lớn”.
  • Tóm lại, Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

c. Đánh giá chung:

  • Hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng.
  • Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình – chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.
  • Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính.
  • Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.

III. Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật 2 khổ đầu Từ ấy.

Gửi đến bạn 🍃 Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Từ Ấy 🍃 Bài Phân Tích Hay Nhất

Dàn Ý Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Từ Ấy Đặc Sắc – Mẫu 23

Dàn Ý Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Từ Ấy hay và được chú ý bởi nhiều bạn đọc

I. Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy:

  • Giới thiệu vài nét về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy.
  • Giới thiệu 2 khổ đầu của bài thơ Từ ấy – Tố Hữu.

II. Thân bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy:

a. Kể lại kỉ niệm không bao giờ quên (2 câu đầu)

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”

  • “từ ấy”: mốc thời gian mà tác giả bắt gặp lí tưởng Cộng sản, kết nạp Đảng
  • “nắng hạ”: cái nắng chói chang, rực rỡ của mùa hè
  • “chân lí” : những điều đúng đắn, được mọi người công nhận
  • Các hình ảnh ẩn dụ ca ngợi ánh sáng diệu kì của cách mạng: ánh sáng của tư tưởng cộng sản – ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.
  • Động từ “bừng”, “chói” càng nhấn mạnh sức mạnh ánh sáng của lí tưởng.
  • Nếu như mặt trời của thiên nhiên mang đến ánh sáng, hơi ấm và sự sống cho vạn vật trên thế gian này thì lí tưởng Cách mạng soi đường, dẫn dắt tác giả lựa chọn được đường đi đúng đắn cho cuộc đời mình.
  • Tình cảm chân thành và tha thiết của tác giả đối với cách mạng.

b. Niềm vui sướng của nhà thơ (2 câu sau):

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

  • “Hồn tôi”, “một vườn hoa lá”. Khái niệm “hồn tôi” vốn vô hình lại trở nên hữu hình, cụ thể.
  • “rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim hót.
  • Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây đón ánh sáng mặt trời, đắm say, ngây ngất trong niềm vui, niềm say mê và phấn khởi.
  • Khẳng định lí tưởng làm con người thêm yêu đời, chính lí tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn.

c. Nhận thức về lẽ sống (khổ thơ thứ 2):

  • Chuyển từ cái tôi cá nhân, tình cảm cá nhân sang cái ta chung, tình cảm lớn của cả dân tộc.
  • Nhận thức được phương hướng đúng đắn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc là phải xây dựng khối đại đoàn kết.
  • Hành động “Buộc hồn tôi với mọi người”: sự tự nguyện gắn kết
  • Mục đích: “để tình trang trải khắp muôn nơi”, “gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

d. Đặc sắc nghệ thuật:

  • Sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh
  • Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu
  • Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.

III. Kết bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy:

  • Nêu cảm nhận của em về khổ đầu bài thơ Từ ấy
  • Khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng Đảng mà tác giả nói riêng hay thanh niên Việt ta thời bấy giờ lựa chọn.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phân Tích 2 Khổ Thơ Đầu Bài Từ Ấy 🌹 10 Bài Văn Mẫu

Dàn Ý Từ Ấy 2 Khổ Cuối – Mẫu 24

Tham khảo mẫu dàn ý Từ ấy 2 khổ đầu dưới đây sẽ giúp các em học sinh đạt kết quả cao cho bài viết của bản thân.

1.Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và bài thơ Từ ấy
  • Dẫn dắt giới thiệu 2 khổ thơ cuối

2.Thân bài:

-Nhận thức mới mẻ về lẽ sống, giữa cái ta và cái tôi:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

  • Sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung
  • Sự đồng cảm sâu sắc, tình yêu thương con người đặc biệt là quần chúng lao khổ
  • Mối liên hệ giữa văn học và cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của quần chúng nhân dân

-Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm và nhận thức của Tố Hữu:

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

  • Cảm nhận sâu sắc bản thân đã trở thành một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ
  • Lòng căm giận trước những bất công, trái ngang của cuộc đời cũ, xã hội cũ
  • Quần chúng cần lao là động lực để Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ.

3.Kết bài:

  • Khẳng định giá trị ý nghĩa của đoạn thơ và bài thơ
  • Nêu cảm nhận của bản thân.

Tiếp tục tham khảo 💧 Nghị Luận Chiều Tối 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Viết một bình luận