Bài Thơ Từ Ấy Tố Hữu: Nội Dung Và 34+ Bài Cảm Nhận Hay

Bài Thơ Từ Ấy Tố Hữu ❤️️ Nội Dung Và 34+ Bài Cảm Nhận ✅ Bạn Đọc Hãy Cùng Cảm Nhận Những Áng Thơ Hay Và Hiểu Hơn Về Nội Dung Của Bài Thơ Thông Qua Những Bài Văn Mẫu Cảm Nhận Bên Dưới.

Lời Bài Thơ Từ Ấy Của Tố Hữu

SCR.VN xin chia sẻ đến bạn đọc Lời Bài Thơ Từ Ấy Của Tố Hữu. Bài thơ nằm trong tập thơ cùng tên được Tố Hữu sáng tác vào năm 1938.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

🍁 Ngoài Lời Bài Thơ Từ Ấy Của Tố Hữu. Bạn Đọc Khám Phá Thêm Phân Tích Từ Ấy ❤️ Cảm Nhận Bài Thơ Từ Ấy Hay Nhất

Bài Thơ Từ Ấy Ra Đời Trong Hoàn Cảnh Nào

Bài Thơ Từ Ấy Ra Đời Trong Hoàn Cảnh Nào bạn có biết. Cùng tìm hiểu ngay phần bên dưới nhé.

Tháng 7 năm 1938 Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Để ghi lại những cảm xúc, suy tư sâu sắc khi Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ông đã viết bài thơ Từ ấy. Bài thơ rút ra từ phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy.

Từ ấy là tập thơ đầu của nhà thơ Việt Nam Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng 10 năm kéo dài từ 1937 đến 1946. Phần lớn các bài thơ trong tập được đăng trên báo chí công khai và bí mật từ những năm 1938. Được tập hợp lại và xuất bản lần đầu năm 1946 với nhan đề Thơ, và năm 1959 tái bản có sửa chữa, bổ sung, dưới tên gọi “Từ ấy”.

Năm 1935, lúc Nhà thơ Tố Hữu vừa tròn 15 tuổi, cũng là lúc Phong trào Mặt trận Bình dân Pháp lên cao, lập được Chính quyền mới ở Pháp theo xu hướng cánh tả. Lúc đó tác giả tham gia phong trào thanh niên cánh tả ở Đông Dương.

🍁 Ngoài Bài Thơ Từ Ấy, SCR.VN tặng bạn ❤️️ 15+ Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Từ Ấy Hay Nhất

Nội Dung Bài Thơ Từ Ấy

Nội Dung Bài Thơ Từ Ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Nội dung cụ thể của từng phần như sau:

* Đoạn 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản. Nhà thơ đã đón nhận bằng cả trái tim và khối óc, tâm hồn nhà thơ như bừng tỉnh. Khiến đoạn thơ như tiếng reo vui hân hoan, như khúc ca sôi nổi chứa chan niềm thành kính, tri ân với Đảng.

Đoạn 2: Nhận thức mới về lẽ sống: Trước khi bắt gặp lí tưởng cộng sản tâm hồn nhà thơ thu vào cái tôi cô đơn, sầu buồn, bế tắc như bao nhà thơ cùng thời. Từ khi bắt gặp lí tưởng tâm hồn nhà thơ thay đổi diệu kì:

  • Nhà thơ hòa vào khối đời chung vào cuộc sống của những người lao khổ để cùng phấn đấu vì lí tưởng cao cả.
  • Ông tự nguyện gắn kết đời mình với mọi người, với trăm nơi, với bao hồn khổ.
  • Gắn kết để sẻ chia, tạo nên sức mạnh lớn lao, tạo nên khối đại đoàn kết vì độc lập tự do của dân tộc

Đoạn 3: Sự chyển biến sâu sắc trong tình cảm. Tự nhận mình là con, là anh, là em, là anh của vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ. Tố Hữu đã trở thành thành viên của đại gia đình – quần chúng nhân dân lao động. Tình cảm giai cấp bỗng chốc đầm ấm, thân thương như tình cảm gia đình

Tặng bạn 👉 15+ Bài Văn Nghị Luận Từ Ấy Hay Nhất

Bài Thơ Từ Ấy Thuộc Thể Thơ Gì

Bài Thơ Từ Ấy Thuộc Thể Thơ thất ngôn, gồm có 3 khổ thơ mỗi khổ 4 câu. Thể thơ 7 chữ được thể hiện nhịp nhàng, khúc chiết và thuộc thể loại thơ văn xuôi.

Hình ảnh so sánh, ẩn dụ hết sức sáng tạo, thú vị. Ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ bộc lộ tư tưởng Cách mạng sâu sắc.

Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinhh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu

🍁 Ngoài Bài Thơ Từ Ấy. Bỏ Túi Ngay Quê Hương Đỗ Trung Quân ❤️️ Lời Bài Thơ, Phân Tích, Văn Mẫu

Lập Dàn Ý Bài Thơ Từ Ấy

SCR.VN hướng dẫn bạn Lập Dàn Ý Bài Thơ Từ Ấy để bạn biết cách xây dựng và sắp xếp các ý chính trước khi tiến hành viết bài văn hoàn chỉnh.

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài

* Khổ 1: Thể hiện niềm vui sướng say mê của Tố Hữu khi bắt gặp lý tưởng Cộng sản

  • “từ ấy “ là một thời điểm quan trọng trong cuộc đời và trong sự nghiệp của Tố Hữu, khi tác giả được giác ngộ Cách mạng.
  • “Bừng nắng hạ”: Là ánh sáng mạnh mẽ chói rực, hấp dẫn trong “tôi”.
  • Hình ảnh “mặt trời chân lý”. Hình ảnh ẩn dụ chỉ chân lý của Đảng đã soi sáng cho tác giả
  • Hình ảnh so sánh “hồn tôi như một vườn hoa lá”. Hình ảnh kiểu mới, hình ảnh dùng để giãi bày khái quát tình cảm của tác giả

* Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống:

  • “Buộc”- động từ mạnh, thể hiện sự sẵn sàng, tự nguyện buộc mình với mọi người.
  • “Mạnh khối đời”- có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái với nha => Lẽ sống: Gắn cái tôi với cái ta chung

* Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của Tố Hữu: Điệp ngữ “là” kết hợp với liệt kê (em, anh, con vạn nhà)

=> Tố Hữu là một thành viên trong đại gia đình Việt Nam, gắn bó máu thịt với tất cả mọi người; tác giả đã thoát ra cái ích kỷ hẹp hòi cá nhân
để liên kết các giai cấp.

* Nghệ thuật:

  • Biện pháp nghệ thuật: So sánh, liệt kê, ẩn dụ
  • Giọng điệu: Ngân vang, nhịp thơ được ngắt đều và giàu cảm xúc
  • Hình ảnh trong các câu thơ mới lạ và tươi sáng: Vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim…

3. Kết bài

– “Từ ấy”- bài thơ chứa đầy cảm xúc của tác giả, đó là niềm hân hoan khi được Đảng soi sáng, và nhận thức được lẽ sống mới.
– Đảng Cộng sản đã mang đến những ánh sáng rực rỡ, mở con đường mới cho nhiều người trong đó có tác giả.

🍁 Ngoài Lập Dàn Ý Bài Thơ Từ Ấy. Chia Sẻ Trọn Bộ Nắng Mới Lưu Trọng Lư ❤️️ Phân Tích Nội Dung Bài Thơ

Cảm Nhận Về Bài Thơ Từ Ấy

Phần dưới đây, SCR.VN xin chia sẻ đến bạn đọc những bài văn mẫu về Cảm Nhận Về Bài Thơ Từ Ấy của Tố Hữu. Bạn đọc cùng lưu lại ngay nhé.

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp và thơ ca của ông gắn liền với cách mạng. Bài thơ Từ ấy đã ghi lại bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Tố Hữu với những cảm nhận và suy tư sâu sắc.

” Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ…Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Bài thơ nằm trong phần máu lửa của tập Từ ấy được viết vào ngày mà Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ…Mặt trời chân lí chói qua tim”.

“Từ ấy” là chỉ cái mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời thơ Tố Hữu. Đó là khi Tố hữu 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong ĐTNCS Huế. Được giác ngộ lý tưởng cộng sản, Tố Hữu vô cùng vui sướng.

“Bừng nắng hạ” là bừng lên vui sướng hân hoan, bừng lên một chân lý tỏa sáng cho cuộc đời của mình. Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho lí tưởng cách mạng. Vậy hình ảnh “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui đột ngột của nhà thơ.

Hai câu thơ sau tác giả viết bằng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh rất sinh động,:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ khi đến với cách mạng.

Như vậy, khổ thơ mở đầu bài thơ diễn tả niềm vui, niềm say mê và hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Khi giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người…Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng.

Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng.

Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý. Nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp.

“Tôi đã là con của vạn nhà…Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Ở khổ thơ này, nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành động thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Ở đây, tác giả đã khẳng định tình cảm gắn bó với “vạn nhà”.

Bài thơ thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống. Đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu.

🍁 Ngoài Cảm Nhận Về Bài Thơ Từ Ấy. Chia Sẻ Trọn Bộ Tuyển Chọn Thơ Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ ❤️ Trọn Bộ Hay Nhất

Nghị Luận Văn Học Bài Thơ Từ Ấy

SCR.VN xin chia sẻ đến bạn đọc Nghị Luận Văn Học Bài Thơ Từ Ấy. Một trong những bài thơ trong thời kì đầu sáng tác của Tố Hữu. Để có thể thấy được sự sôi nổi và gắn bó mật thiết của Tố Hữu thể hiện qua thi phẩm Từ ấy.

* Nghị luận văn học từ ấy khổ 1. Niềm hạnh phúc khi nhà thơ tìm thấy ánh sáng lý tưởng cuộc đời mình.

Ở câu thơ đầu tiên người đọc đã thấy được một hình ảnh ẩn dụ “bừng nắng hạ”. Tiếp nối đó là hệ thống các cụm từ mạnh “mặt trời chân lý” và “chói”. Mặt trời chân lí là ẩn dụ cho những lý tưởng chân chính, sáng ngời của Đảng. Đây là một hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa và có thể sử dụng để viết mở bài gián tiếp bài thơ từ ấy.

* Nghị luận văn học từ ấy khổ 2 – lý tưởng sống mới của tác giả

Tác giả nói cụ thể đến lý tưởng sống mới của mình. Đó chính là sự chân thành, tự nguyện gắn bó với quần chúng nhân dân. Tố Hữu đã dùng từ “buộc” rất “đắt”. Khi viết cảm nhận bài thơ từ ấy, ta phân tích tính hình tượng trực quan mạnh mẽ của từ buộc. Nó thể hiện sự gắn bó của khối đại đoàn kết dân tộc mà tác giả sử dụng từ “khối đời” để miêu tả.

* Nghị luận văn học từ ấy khổ cuối. Khẳng định về mình và trọng trách cao cả mình đang nắm giữ

Trong khổ thơ cuối, tác giả tập trung nhấn mạnh trách nhiệm của bản thân đối với quần chúng. Từ một người thanh niên trẻ lạc phương hướng, sống trong sự tăm tối. Nhờ có ánh sáng chân lý mà Tố Hữu đã trở thành chỗ dựa cho những kiếp người phôi pha.

🍁 Bên Cạnh Nghị Luận Văn Học Bài Thơ Từ Ấy. Bạn Đọc Khám Phá Thêm Soạn Bài Hầu Trời Tản Đà ️❤️ Trọn Bộ Giáo Án, Phân Tích

Cảm Nhận Từ Ấy Khổ 1

Tiếp theo đây, SCR.VN hướng dẫn bạn đọc Cảm Nhận Từ Ấy Khổ 1. Khổ 1 của bài thơ thể hiện niềm vui sướng của tác giả khi gặp lí tưởng của Đảng.

Viết về lí tưởng cách mạng, bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu đã trở thành câu ca của hàng triệu con người hơn nửa thế kỉ nay. “Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên cộng sản thể hiện một tình yêu lớn. Yêu lí tưởng cách mạng và yêu giai cấp cần lao. Đây là khổ đầu ca ngợi lí tưởng và nói lên tình yêu lí tưởng cách mạng:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

Nhà thơ là đứa con của “Huế đẹp và thơ”. Ông sinh ra và lớn lên trong đêm trường nô lệ “Nước mất nhà tan, đời khổ thế!”. Trưởng thành trong phong trào yêu nước của thanh niên học sinh, nhà thơ nhiệt thành đi tìm đường cứu nước: “Con lớn lên con tìm Cách mạng”. Và trong đêm dày nô lệ, nhà thơ cảm thấy tâm hồn “bừng nắng hạ” kể từ ấy:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”.

“Mặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ về lí tưởng cách mạng, về chủ nghĩa Mác – Lênin. Chữ “chói” (chói qua tim) nghĩa là chói lọi, soi vào, chiếu vào. Ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin vô cùng chói lọi đã chiếu vào, soi vào trái tim – tâm hồn yêu nước của nhà thơ trẻ.

Hai câu thơ 3, 4 tiếp theo nói về “hồn tôi” từ thuở ấy, từ khi “bừng nắng hạ”:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Nhà thơ sử dụng một so sánh đặc biệt: “Hồn tôi là một vườn hoa lá”… Ngôi vườn ấy xanh màu xanh của lá, rực rỡ của sắc hoa, “rất đậm hương” ngào ngạt. Ngôi vườn đẹp tươi ấy “rộn tiếng chim” hót nghe rất vui. Hai câu thơ nói lên tác dụng kì diệu của lí tưởng cách mạng qua một không gian nghệ thuật kì diệu nên thơ.

Tố Hữu yêu nước, yêu chủ nghĩa Mác – Lênin mới có cách nói hay, rất hình tượng về lí tưởng cách mạng. “Mặt trời chân lí” và “vườn hoa lá…” là hai hình tượng rất đẹp, rất thơ. Các từ ngữ: “từ ấy”, “bừng”, “chói”, “đậm”, “rộn“. Được chọn lọc tinh tế làm cho vần thơ cất cánh trong tâm hồn chúng ta.

🌼 Ngoài Bài Thơ Từ Ấy Khổ 1. Chia Sẻ Thêm Thơ Tố Hữu ❤️ Tuyển Tập Trọn Bộ Những Bài Hay Nhất

Cảm Nhận Khổ 2 Bài Từ Ấy

Tiếp theo đây, bạn đọc hãy cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy và Cảm Nhận Khổ 2 Bài Thơ Từ Ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lí sống, lẽ sống mới qua lí tưởng đảng. Khi giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi”
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản.

Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng.

Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng cảu nhà thơ Tố Hữu.

🌼 Ngoài Cảm Nhận Khổ 2 Bài Thơ Từ Ấy. Chia Sẻ Thêm Tuyển Chọn Bài Thơ Việt Bắc ❤️ Nội Dung, Cảm Nhận, Dàn Ý, Nghị Luận

Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Từ Ấy

Phần cuối cùng bạn đọc hãy cùng SCR.VN Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Từ Ấy. Bạn đọc cùng lưu lại để khi cần tham khảo nhé.

Cuộc đời sự nghiệp văn học của Tố Hữu gắn với cách mạng nước nhà, thơ ông viết đều gắn bó với cách mạng, hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Mở đầu bài thơ Từ ấy chính là sự háo hức, phấn khởi khi vinh dự đứng trong hàng ngũ Đảng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim

Khi đó tác giả mới chỉ 18 tuổi, được đứng trong hàng ngũ Đảng là sự vinh dự của người chiến sĩ cách mạng. Động từ “bừng” diễn tả sự đột ngột khiến ông cảm thấy choáng ngợp như ánh nắng mùa hạ. Cụm từ “chói qua tim” nhấn mạnh ánh sáng mới của cách mạng đủ sức xua tan đi những u tối và mở ra con đường tư tưởng mới.

Nhà thơ còn thể hiện niềm vui, sự hạnh phúc bằng chất thơ trữ tình, gợi cảm:

Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tác giả so sánh rằng tâm hồn ông hiện tại tựa như “vườn hoa lá”, “hương thơm”, “rộn tiếng chim” có cả sắc đẹp âm thanh đây là cách so sánh giàu tính biểu cảm. Chúng ta có thể cảm nhận hai khổ đầu bài thơ Từ ấy. Tác giả vui sướng tột độ khi đã tìm được và xác định đúng tư tưởng cách mạng của mình.

Khổ 1 của bài thơ chính là tâm trạng vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Tố Hữu khi sớm được giác ngộ cách mạng. Nếu như trong khổ đầu tiên là sự hân hoan, vui sướng khi tìm ra con đường lí tưởng riêng cho mình. Thì khổ 2 đó là nhận thức mới về lẽ sống của tác giả.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi

Tác giả ý thức được rằng mình phải sống vì mọi người, từ “buộc” thể hiện sự tự nguyện gắn kết với mọi người. Tất cả mọi người cùng trên con đường cách mạng đều là những người anh em trong nhà sướng khổ cùng nhau. Nhà thơ mong muốn mọi người cùng nhau chung sức giúp “mạnh khối đời” đoàn kết để tạo nên sức mạnh tập thể to lớn.

Khổ thơ thứ hai chính là sự tự giác hòa quyện giữa cái tôi vào cái chung tạo thành sức mạnh đoàn kết tập thể. Thể hiện những sự thay đổi lớn trong lẽ sống của tác giả. Trong hai khổ thơ đầu tiên của tác phẩm Từ ấy thể hiện đậm nét niềm hân hoan, vui sướng khi được đứng vào hàng ngũ Đảng và nhận thức mới về lẽ sống của tác giả.

🍁 Bên Cạnh Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Thơ Từ Ấy. Khám Phá Thêm Bài Thơ Lượm Tố Hữu ❤️️ Lời Bài Thơ, Phân Tích, Văn Mẫu

Viết một bình luận