Dẫn Chứng Về Lòng Tự Trọng ❤️ 34+ Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Những Kiến Thức Và Dẫn Chứng Tiêu Biểu Về Lòng Tự Trọng Đặc Sắc.
Tự Trọng Là Gì
SCR.VN chia sẻ đến bạn khái niệm về tự trọng là gì ở ngay bên dưới, xem thêm bạn nhé!
- Tự trọng là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân. Lòng tự trọng bao gồm niềm tin về bản thân (ví dụ: “Tôi không được yêu thương”, “Tôi xứng đáng với phần thưởng”) cũng như các trạng thái cảm xúc, chẳng hạn như chiến thắng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ.
- Smith và Mackie (2007) đã định nghĩa nó bằng cách nói ” Khái niệm về bản thân là những gì chúng ta nghĩ về bản thân; lòng tự trọng, là những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về bản thân, như cách chúng ta cảm nhận về nó.”
- Tự trọng là một cấu trúc tâm lý hấp dẫn vì nó dự đoán những kết quả nhất định, chẳng hạn như thành tích học tập, hạnh phúc, sự hài lòng trong hôn nhân và các mối quan hệ, và hành vi phạm tội. Lòng tự trọng có thể áp dụng cho một thuộc tính cụ thể (ví dụ: “Tôi tin rằng tôi là một nhà văn giỏi và tôi cảm thấy hài lòng về điều đó”) hoặc trên quy mô tổng quát (ví dụ: “Tôi tin rằng tôi là một người xấu và tôi cảm thấy tồi tệ về bản thân mình nói chung”).
-> Nói 1 cách dễ hiểu, “tự trọng” là khả năng tự đánh giá và tôn trọng bản thân mình dựa trên các giá trị, phẩm chất và hành động mà mình đem lại. Nó bao gồm khả năng chấp nhận mình là một người có giá trị và quyết định giữ cho mình những hành động và lời nói tích cực, phù hợp với đạo đức và giá trị của bản thân. Tự trọng cũng liên quan đến khả năng giữ vững lòng tự tin, không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác và đối mặt với thách thức một cách kiên định.
Vai Trò Của Lòng Tự Trọng
Bạn đã biết vai trò của lòng tự trọng đối với mỗi con người là gì chưa? Mời bạn tham khảo thông tin dưới đây:
Lòng tự trọng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người, nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Dưới đây là một số vai trò của lòng tự trọng:
- Tăng cường sự tự tin: Khi có lòng tự trọng, người ta có cảm giác tự tin hơn trong các hoạt động của mình, từ đó tạo động lực để đạt được thành công.
- Giúp duy trì sự khỏe mạnh tinh thần: Lòng tự trọng giúp người ta tạo ra tinh thần lạc quan, tích cực, lành mạnh và chủ động trong cuộc sống, giúp cho tâm trạng của mình luôn được cân bằng và duy trì sức khỏe tinh thần.
- Tạo ra mối quan hệ tốt: Lòng tự trọng giúp cho người ta yêu thương và tôn trọng bản thân mình, từ đó tạo ra mối quan hệ tốt với những người xung quanh, vì chúng ta chỉ có thể yêu thương và tôn trọng người khác khi đã làm được điều đó với bản thân mình.
Các vai trò đối với chính bản thân con người:
- Lòng tự trọng giúp con người nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Sự tự trọng giúp họ xác định được giới hạn của công việc, của mối quan hệ. Cũng như không cho phép các khó khăn, trở ngại tác động đến sự cố gắng, sáng tạo của họ. Tạo động lực và tự tin vững bước trên con đường của chính mình. Sẵn sàng thích ứng và thay đổi trong hoạt động cuộc sống.
- Lòng tự trọng còn giúp ta sống đúng lương tâm, trách nhiệm, đúng chuẩn mực. Không làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật,… Chính sự tự trọng mang đến thước đo trong giới hạn bản thân con người. Họ đặt mình trong vị thế của người khác để điều hòa các mối quan hệ xung quanh.
- Lòng tự trọng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình. Nhìn nhận, thay đổi là tất yếu để con người được hoàn thiện, được tốt hơn. Để từ đó không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên, giúp bản thân hoàn thiện hơn.
Lòng tự trọng thể hiện ở các khía cạnh cuộc sống:
- Trong gia đình, nếu thiếu lòng tự trọng, các thành viên sẽ không biết tôn trọng lẫn nhau. Nhờ có tự trọng mà vai vế được xác định. Có sự tôn trọng, kính trên nhường dưới, lắng nghe và chia sẻ với nhau. Đặc biệt khi gia đình là nơi để về, gia đình sẽ che chở cho con người.
- Trong xã hội, nếu có quá nhiều người thiếu lòng tự trọng thì không sớm thì muộn cũng đầy những kẻ dối trá, sẵn sàng chà đạp lên những nguyên tắc tốt đẹp giữa người với người. Thông qua pháp luật và các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức mà lòng tự trọng được nâng lên.
- Hành vi giả dối, lừa gặt sẽ được ngăn chặn và biến mất dần trong xã hội. Từ đó nhân lên vai trò và ý nghĩa của các phẩm chất, đức tính tốt đẹp khác ở con người. Cũng như giúp các mối quan hệ xã hội được phát triển, nâng cao.
Dàn Ý Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng
Dưới đây là dàn ý viết đoạn văn về lòng tự trọng chi tiết, xem thêm bên dưới!
I. Giải thích
- Lòng tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
II. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của lòng tự trọng
- Tự trọng là sống trung thực
- Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập
- Tự trọng là dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, sống trong sáng, thẳng thắn
- Tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách
- Tự trọng là dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.
- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc….
- Dẫn chứng:
- Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
- Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…
III. Đánh giá – mở rộng
- Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.
- Con người sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh.
- Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại…
IV. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực…
- Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày
Xem thêm 🌸 Tự Trọng Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện 🌸 15+ ví dụ hay!
14+ Mẫu Dẫn Chứng Về Lòng Tự Trọng Tiêu Biểu
Tham khảo các dẫn chứng tiêu biểu và bài văn hay về lòng tự trọng mà chúng tôi đã sưu tập và biên soạn ở bên dưới:
Dẫn Chứng Về Lòng Tự Trọng – Lê Thái Bình
Gợi ý cho bạn 1 số dẫn chứng về lòng tự trọng ngắn gọn, xem thêm bên dưới:
Anh Lê Thái Bình ở thôn Trung Thượng , xã kỳ Tân , huyện Kỳ Anh , hà Tĩnh bị ảnh hưởng ( tật nguyền , ốm yếu ) bởi chất độc da cam nhưng đã nói : “Lòng tự trọng không cho phép tôi ăn bám mãi vào người khác dù tôi khuyết tật. Lòng tự trọng không cho phép tôi trở thành người ngu dốt dù tôi có thể ỷ vào việc quanh năm chỉ làm bạn với 4 bức tường. Lòng tự trọng càng không cho phép tôi biến mình thành một kẻ đáng thương để được người khác thương hại.”
Dẫn Chứng Về Lòng Tự Trọng – Nguyễn Thị Bích Phương
Chia sẻ đến bạn đọc câu chuyện về nữ doanh nhân người Việt – dẫn chứng về lòng tự trọng ngắn gọn hay nhất:
Nguyễn Thị Bích Phương là một nữ doanh nhân Việt Nam thành đạt, đồng thời cũng là nhà sáng lập của công ty Mekong Capital – một trong những công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. Bích Phương được biết đến với khả năng lãnh đạo tuyệt vời, sự nghiêm túc và chuyên nghiệp trong công việc.
Bích Phương không chỉ được đánh giá cao về tài năng và sự nghiệp thành công mà còn được khen ngợi về sự tự tin và lòng tự trọng cao. Cô không ngại đối mặt với những thách thức và luôn tin tưởng vào khả năng của mình để vượt qua những khó khăn.
Bên cạnh đó, Bích Phương cũng luôn tôn trọng và yêu thương những người xung quanh mình, giúp đỡ những người khác và đóng góp cho cộng đồng. Tất cả những đức tính này đã giúp Bích Phương trở thành một người có lòng tự trọng cao và đạt được thành công trong sự nghiệp của mình.
Dẫn Chứng Về Lòng Tự Trọng – Lí Tự Trọng
Mời các bạn cùng xem dẫn chứng về lòng tự trọng đặc sắc mà SCR.VN chia sẻ dưới đây:
Có một tấm gương về lòng tự trọng mà chúng ta ai ai cũng biết, đó là người anh hùng Lí Tự Trọng. Sau khi bị giặc bắt và giam cầm, tra tấn ở khám lớn Sài Gòn, một thời gian không thu được kết quả, quân giặc đã đưa Lí Tự Trọng về xử án. Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi. Lý Tự Trọng đã bị kết án tử hình.
Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và “hành động thiếu suy nghĩ”, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói:
“Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.
Ý chí và hành động của anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành, tinh thần bất khuất của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hành động dũng cảm ấy của anh đã cho thấy lòng tự tôn rất cao của một con người có nhân cách cao đẹp và thà chấp nhận cái chết chứ không để mất đi lòng tự trọng của chính mình.
15 mẫu 🌸 Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Lớp 4, 9 🌸 đặc sắc!
Dẫn Chứng Về Lòng Tự Trọng Ý Nghĩa – Nguyễn Trãi
Tuyển tập 2 câu chuyện về lòng tự trọng của 2 nhân vật lịch sử ý nghĩa, mời các bạn cùng xem:
Nguyễn Trãi: Là một nhà văn, nhà ngoại giao và quân sự nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Ông có lòng tự trọng rất cao và không bao giờ chấp nhận việc đầu hàng trước thực dân Pháp. Ông cũng là tác giả của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” – một tài liệu quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Dẫn Chứng Về Lòng Tự Trọng Hay – Bà Nguyễn Thị Chi
Gửi tặng dẫn chứng về lòng tự trọng hay nhất nói về gia đình cụ bà Nguyễn Thị Chi đến quý vị độc giả:
Gia đình bà Nguyễn Thị Chi (ngụ ấp Công Bình, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) là một trường hợp điển hình về hộ nghèo.
Cái nghèo đeo bám gia đình này không phải vì xuất phát từ lười biếng, cờ bạc, rượu chè… như nhiều trường hợp khác mà là do xuất phát điểm đã nghèo, rồi sau đó người chồng là ông Mai Văn Thi mắc bệnh khô phổi, hở van tim… Một mình bà Chi cáng đáng gia đình, chăm chồng, nuôi con. Khi phải bán đi 5.000 m2 đất cha mẹ chia cho để có tiền lo thuốc thang cho chồng, gia đình bà rơi ngay vào cảnh kiệt quệ.
Hàng chục năm qua, trên chiếc xe đạp cũ được hàng xóm cho, ngày nào bà Chi (nay đã 62 tuổi) cũng rong ruổi hàng chục km để bán cá, mắm, rau đồng… Khi không có hàng gì để bán thì ai thuê gì làm đó, từ rửa chén cho các quán ăn, tiệc cưới, làm cỏ…
Điều đáng quý là, bây giờ, sau 11 năm trong diện hộ nghèo, và nay đương nhiên vẫn nghèo, nhưng vợ chồng bà vẫn quyết định nộp lên ngành chức năng địa phương để xin ra khỏi hộ nghèo.
Lập luận của vợ chồng bà Chi rất đơn giản, rằng biết ra khỏi diện hộ nghèo thì gia đình sẽ mất đi một số quyền lợi nhưng vì nhiều trường hợp còn khó hơn và đang cần giúp đỡ nên phải nhường suất hỗ trợ chính sách cho họ. Vả lại, nay con cái đã tự lập được, bệnh tình của chồng bà cũng đỡ dần, nhà nước cũng đã hỗ trợ một ít tiền để gia đình làm được căn nhà…
Dẫn Chứng Về Lòng Tự Trọng Trong Lịch Sử – Trần Bình Trọng
Dẫn chứng về lòng tự trọng trong lịch sử không thể không nhắc đến anh hùng Trần Bình Trọng, câu chuyện đã được biên soạn ở dưới, xem ngay bạn nhé!
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Lòng tự trọng được biểu hiện khi con người nhận thức cái tôi của bản thân, biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ chính nhân phẩm của mình trong mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, đồng thời cao hơn tôn trọng nhân phẩm và phẩm giá của tất cả mọi người xung quanh mình.
Hiện nay, lòng tự trọng được coi là một trong những nhân cách, tính cách cần có của mỗi con người chúng ta trong cuộc sống hiện tại và cả mai sau. Và tất nhiên, những tấm gương tiêu biểu về lòng tự trọng thì không bao giờ thiếu trong cuộc sống của chúng ta, cái quan trọng là chúng ta có biết cách nhìn nhận và đánh giá nó không mà thôi.
Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:
“Ta thà làm giặc nước Nam
Chứ không làm vua nước Bắc”
Câu nói này đã thể hiện thật đầy đủ lòng tự trọng của người anh hùng dân tộc Trần Bình Trọng. Anh hiểu được cái nhân phẩm của mình phải trung với nước hiếu với dân, dù có phải hy sinh thì cũng phải làm ma trên chính quê hương thân yêu của mình. Anh chấp nhận chết còn hơn là làm vương trên đất của kẻ thù.
Đối với anh, làm vua trên đất của kẻ thù là một sự sỉ nhục lớn đối với danh dự, lương tâm và trách nhiệm của chính bản thân mình. Cao hơn lòng tự trọng, ở Trần Bình Trọng ta còn thấy được lòng tự hào, tự tôn dân tộc vô cùng sâu sắc và mãnh liệt.
Tìm hiểu các 🌸 Dẫn Chứng Về Bản Lĩnh Hay 🌸 khái niệm và ý nghĩa của bản lĩnh!
Dẫn Chứng Về Lòng Tự Trọng Trong Văn Học – Ông Hai
Các bạn học sinh đừng bỏ qua dẫn chứng về lòng tự trọng đặc sắc trong tác phẩm văn học sau đây nhé!
Trong văn học Việt Nam cũng có rất nhiều hình tượng nhân vật được tác giả, nhà văn khắc họa lên mang trong mình lòng tự trọng sâu sắc. Ví dụ điển hình như nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
Ông Hai là một người nông dân phải đi ẩn cư bởi làng ông bị giặc chiếm đóng. Nhưng trong tiềm thức của mình, ông Hai vẫn luôn luôn đau đáu về một làng quê – nơi mà mình chôn nhau cắt rốn, sinh ra, lớn lên và trưởng thành.
Tuy phải ẩn cư nhưng trong ông Hai vẫn mang trong mình lòng tự trọng, niềm tin và phẩm giá của chính bản thân ông hay là những người dân ở làng ông. Họ là những con người không bao giờ có thái độ hòa hoãn với giặc, đầu hàng giặc mà luôn luôn có tinh thần kháng chiến, dũng cảm mà đứng lên bảo vệ làng xóm, quê hương. Đó là lòng tự trọng đồng thời là tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
Dẫn Chứng Về Lòng Tự Trọng Của Lão Hạc Hay
Nếu bạn đang tìm kiếm dẫn chứng về lòng tự trọng của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên thì nên tham khảo mẫu tranh mà chúng tôi gợi ý sau đây:
“Lão Hạc” là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, kể về cuộc đời của một người đàn ông nghèo khổ tên là Lão Hạc. Lão Hạc được miêu tả là một người có lòng tự trọng cao dù đang sống trong cảnh nghèo khó và bị coi thường bởi người khác.
Ví dụ, trong truyện, Lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của người khác bởi vì ông muốn tự mình kiếm sống và không muốn nhận “miếng bánh miễn phí” từ người khác. Thay vì đợi người khác giúp đỡ, Lão Hạc cố gắng lao động chăm chỉ và tận dụng mọi cơ hội để kiếm tiền. Ông tự tin vào khả năng của mình và không sợ khó khăn.
Khi Lão Hạc bị bắt vì một tội ác mà ông ấy không phạm, Lão Hạc không hề đổ lỗi cho người khác hay gặp nản chí. Thay vào đó, Lão Hạc kiên trì giữ vững lòng tin và kiên quyết chống lại bất công, đến khi sự thật được phơi bày và ông được trả tự do. Từ đó, Lão Hạc trở thành một người gương mẫu cho lòng tự trọng cao và sự kiên trì trong cuộc sống.
Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Ngắn Gọn
Mời các bạn cùng theo dõi đoạn văn mẫu về lòng tự trọng sau đây nhé!
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp để đương đầu với những sóng gió phía trước.
Một trong những đức tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tự trọng. Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy.
Sống tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối. Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Một dân tộc có lòng tự trọng khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao theo thời gian. Lòng tự trọng phải luôn đi kèm với tính khiêm nhường, từ tốn, biết người biết ta.
Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực… Vì vậy mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, biết ý thức về bản thân và về công việc thì còn không ít những kẻ thiếu lòng tự trọng. Hoặc có lòng tự trọng nhưng lòng tự trọng quá cao sinh ra tính tự ái, tự cao, tự kiêu. Những người này cần xem xét lại bản thân mình và sửa đổi theo chiều hướng tích cực. Chúng ta hãy sống với những nhận định đúng đắn, cố gắng vươn lên và đạt được những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội.
Tuyển tập mẫu 🌸 Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng 🌸 ngắn hay!
Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Của Người Học Sinh Trong Học Tập Và Rèn Luyện Hay
Dưới đây là đoạn văn về lòng tự trọng của người học sinh trong học tập và rèn luyện mà SCR.VN gợi ý cho bạn về MMM, xem ngay nhé!
Con người ai cũng có những đức tính tốt đẹp, nhân phẩm giá trị, trong đó lòng tự trọng là yếu tố quan trọng để đánh giá 1 con người.
Lòng tự trọng được hiểu là gì? Lòng tự trọng chính là sự coi trọng danh dự, phẩm chất của bản thân. Người có lòng tự trọng tự đánh giá được giá trị của bản thân, đứng đâu trong xã hội, giữ gìn những phẩm chất của bản thân không người khác xâm phạm. Trong giao tiếp và ứng xử, lòng tự trọng sẽ giúp con người đối xử với nhau có chừng mực và có văn hóa, tôn trọng lẫn nhau chính là cách để giữ gìn một mối quan hệ tốt đẹp.
Lòng tự trọng có nhiều lợi ích, lòng tự trọng thường đi với cái tôi của cá nhân. Người có lòng tự trọng thường cũng có sự trung học, ví dụ không học bài cũng sẽ không xem bài bạn trong giờ kiểm tra, giữ chữ tín đó là trả tiền đúng hẹn và đã hứa thì giữ lời. Đó là những cái tôi tích cực giúp hoàn thiện nhân cách con người Sống trong một cộng đồng có mối quan hệ giữa người với người, không ai có thể sống đơn lẻ, việc có những mối quan hệ tốt đẹp và đáng tin cậy là cần thiết.
Nếu có lòng tự trọng, mỗi người chúng ta sẽ biết cư xử đúng mực, không đi chệch ra khỏi các luân lí trong cuộc sống, giữ gìn các mối quan hệ được tốt đẹp. Không ai muốn chơi với người luôn thất hứa, trễ hẹn. Lòng tự trọng còn giúp các cá nhân giữ mình trước cái ác, ngăn cản những việc làm sai hay thiếu đạo đức. Khi có lòng tự trọng, bạn sẽ trở thành con người có nhân cách.
Lòng tự trọng giữ thì khó nhưng đánh mất dễ dàng. Lòng tự trọng có thể bị đánh mất ngay khi bạn văng ra một câu chửi thề, một cú đấm hoặc những hành động không thể kiểm soát. Lòng tự trọng giúp thuận lợi trong ứng xử, giao tiếp mà khi mất nó, những mối quan hệ tồi tệ bởi và không có sự kiểm soát.
Mỗi cá nhân hãy biết rèn luyện lòng tự trọng, hãy luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình, tôn trọng bản thân thì mới tôn trọng những người khác. Ngoài việc giữ gìn, rèn luyện lòng tự trọng hãy biết sống trong sạch, ngay thẳng, sống thế nào cho bạn sẽ không hổ thẹn với chính lương tâm, có sai thì phải xin lỗi. Lòng tự trọng bạn còn phải biết tiếp thu những ý kiến tốt, tích cực để hoàn thiện bản thân, nhân cách của chính mình.
Lòng tự trọng là đức tính quan trọng và thiết thực trong cuộc sống mà con người phải có. Có lòng tự trọng chúng ta mới có thể ứng xử mọi việc thật đúng đắn, lịch sự, văn minh để góp phần tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp, xây dựng xã hội tiến bộ. Con người có lòng tự trọng sẽ biết cách ứng xử thông minh trong cuộc sống, hài hòa các mối quan hệ với nhau.
Đoạn Văn 200 Chữ Về Lòng Tự Trọng Đặc Sắc
Tham khảo đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ nói về lòng tự trọng dưới đây để biết cách làm dạng đề này nhé!
Lòng tự trọng phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi con người, mỗi chúng ta ai cũng có lòng tự trọng những phát huy thời điểm nào mới thật sự quan trọng.
Tự trọng có thể hiểu là coi trọng danh dự, phẩm chất của bản thân, phẩm chất đáng quý, mỗi chúng ta đều có lòng tự trọng đó nhưng mức độ mỗi người khác nhau. Lòng tự trọng có nhiều người lại được đánh giá cao, nhưng ngược lại một số người lại quá coi trọng lòng tự trọng của chính mình mà không biết nghe người khác nói.
Trong xã hội hiện đại thì quan hệ giữa con người với con người rất quan trọng đó là cách đối nhân xử thế, cách ứng xử thái độ ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người. Cách ứng xử trong cuộc sống, trong xã hội cần phải dựa trên một chuẩn mực đó được gọi là những chuẩn mực nằm trong giới hạn mà xã hội cho phép, chúng ta nên rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn vui vẻ cởi mở với mọi người để cảm nhận những giá trị mà cuộc sống này mang lại.
Lòng tự trọng được xem là giá trị phẩm chất của bản thân mỗi người, chính là thước đo cho danh dự và phẩm chất của mỗi người trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người cũng có các quan điểm sai lầm về lòng tự trọng, ai cũng nên hiểu tự trọng đó là danh dự của bản thân.
Không nên xem mình là trung tâm và cao nhất, một khi mà lòng tự trọng đặt lên quá cao đôi khi giết chết đi những lòng nhân hậu, sự cảm thông đối với người khác trong xã hội. Một khi đã hiểu rõ về lòng tự trọng và thái độ đúng đắn để bạn sẽ biết cách ứng xử và sự đối nhân xử thế với người khác sao cho hợp tình hợp lý đó chính là điều rất quan trọng mà bạn nên biết.
Để phát huy lòng tự trọng của mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện thêm từ bản thân và phải có tinh thần phê bình và tự phê để cuộc đời thêm nhiều nhiều ý nghĩa và tốt đẹp. Những người có lòng tự trọng trong cuộc sống sẽ luôn biết cách ứng xử thông minh với người khác và giữ được giá trị của chính bản thân đồng thời giúp người khác nhận ra được lòng tự trọng của chính bản thân mình.
Bạn đã biết 🌸 Dẫn Chứng Là Gì, Tác Dụng Của Dẫn Chứng 🌸 Tìm hiểu ngay nhé!
Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Ngắn Nhất
Mời bạn đọc xem ngay đoạn văn về lòng tự trọng ngắn nhất về ở ngay bên dưới:
Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình.
Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên.
Ví dụ như khi học sinh đi thì không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,… Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả.
Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ.
Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống
Viết Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Lớp 8 Ấn Tượng
Các bạn học sinh lớp 8 đang tìm kiếm mẫu đoạn văn về lòng tự trọng thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Trong cuộc sống xã hội ngày nay với bao bộn bề, xô bồ và những toan tính, lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt giúp chúng ta sống thanh bạch, không trái với lương tâm của mình. Và cũng có thể nói lòng tự trọng là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi con người mà bất cứ ai cũng cần phải có. Vậy lòng tự trọng có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?
Vậy lòng tự trọng có nghĩa là gì? Lòng tự trọng chính là chúng ta biết coi trọng, gìn giữ phẩm cách, danh dự của mình. Tại sao chúng ta phải có lòng tự trọng? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao đẹp của con người mà ai ai cũng cần phải có.
Cuộc sống của chúng ta trong một xã hội đầy bộn bề hiện giờ có rất nhiều cạm bẫy đang chờ đón chúng ta ở phía trước. Quan trọng là chúng ta có đủ bình tĩnh, sự sáng suốt để vượt qua những cạm bẫy đó hay không, để không bị lôi kéo theo những cái xấu. Có đức tính “tự trọng” chúng ta có thể thanh tẩy tâm hồn mình, khiến cho lòng ta thêm bình yên, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Lòng tự trọng còn được thể hiện qua các sự việc như không gian lận trong thi cử, kiểm tra để lấy những con điểm ảo làm bài bằng chính khả năng vốn có của mình, không tham của rơi phải biết trả lại của rơi cho người bị mất, “nghèo cho sạch rách cho thơm” như ông bà ta vẫn thường dạy mặc dù có thể lúc nào đó hoàn cảnh của chúng ta rất nghèo khó, cực khổ. Và thêm một sự việc cũng thể hiện được lòng tự trọng của mình đó là khi chúng ta mắc phải những lỗi lầm, lỗi sai thì bản thân phải mạnh dạn nhận lỗi, phải biết xấu hổ và sửa sai lỗi lầm ấy.
Nhưng nếu chúng ta có lòng tự trọng quá cao dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Bản thân ta cũng từ đó mà sinh ra tự ái, biểu hiện cao hơn nữa đó là tính tự cao, tự đại xem ai không ra gì. Ngoài ra, cũng có những con người có lòng tự trọng quá thấp thì dễ sa ngã vào con đường phạm pháp, đánh mất bản thân, không có khả năng phân biệt đâu là đúng đâu là sai.
Nói tóm lại, lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người mà ai ai cũng nên trang bị cho riêng mình. Riêng em sẽ luôn trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm giá của mình để từ đó đạt đến sự hoàn thiện bản thân.
Đoạn Văn Về Lòng Tự Trọng Lớp 9 Xuất Sắc
Cuối cùng là đoạn văn về lòng tự trọng dành cho học sinh lớp 9 tham khảo, bạn xem qua nhé!
Mỗi con người sinh ra đều có đặc điểm, cá tính và sứ mệnh riêng của mình. Không một ai là giống nhau, chính vì thế, chúng ta hãy hiểu được giá trị của bản thân mình và phát huy những thế mạnh của bản thân. Lòng tự trọng sẽ là đức tính căn bản và cần thiết để mỗi con người thực hiện điều đó.
Tự trọng là việc mỗi chúng tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn mà không chạy theo bất kì ai hay bất kì một chuẩn mực nào. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy.
Mỗi con người ai cũng có những thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân mình. Khi chúng ta nhận biết và ý thức được những giá trị đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình để trau dồi và phát triển mạnh mẽ hơn theo chiều hướng tích cực.
Người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn.
Tuy nhiên, tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.
Ttrong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… Bên cạnh đó lại có nhiều người có thói coi thường người khác,… những người này là biểu hiện của những mặt tiêu cực trong xã hội và cần phải thay đổi.
Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Bạn phải là người đầu tiên tôn trọng giá trị bản thân mình. Ai ai cũng đều không hoàn hảo nhưng họ vẫn có những thứ để tự hào về con người của mình.
Mời bạn tham khảo 🌸 1001 Dẫn Chứng Nghị Luận Xã Hội 🌸 mới nhất!