Cống Hiến Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 15+ Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến ✅ Tìm Hiểu Thêm Thông Tin Về Ý Nghĩa, Cách Đặt Câu Hay Nhất.
Cống Hiến Là Gì
Cống hiến được hiểu là tự nguyện, tự giác đem tài năng, sức lực của mình để đóng góp vào lợi ích chung của tập thể và công đồng, từ đó, mang lại những điều tích cực, tốt đẹp hơn cho cộng đồng đó.
Cống Hiến Tiếng Anh Là Gì
Cống hiến là một đức tính tốt đẹp, đáng trân quý và đáng được phát huy trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Chia sẻ đến bạn đọc từ ” cống hiến” trong tiếng anh được viết là: Dedicate.
Tìm đọc thêm 💧 Lý Tưởng Sống 💧 là gì, ý nghĩa
Ý Nghĩa Của Sự Cống Hiến
Cống hiến là một đức tính vô cùng tốt đẹp mà mỗi người chúng ta đều cần phải rèn luyện mỗi ngày. Xã hội sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu có nhiều cá nhân biết sống cống hiến vì cộng đồng. Ý nghĩa của sự cống hiến đó là:
Tạo nên giá trị về nhân sinh quan tích cực cho xã hội. Khi bạn dùng năng lực và trí tuệ của mình để phục vụ những mục đích cao cả cũng có nghĩa là bạn đang góp sức mình làm cho cuộc đời trở nên đáng sống hơn. Những giá trị mà bạn trao đi không chỉ có ích đối với người nhận mà còn giúp bản thân các bạn cảm thấy, bình yên, thanh thản.
Ngoài ra, sự cống hiến còn tạo động lực thúc đẩy mọi người biết trao đi nhiều điều tốt đẹp. Bởi lẽ cống hiến chính là hy sinh cái “tôi” của bản thân mình để hướng đến cái “ta” chung. Một hành động đáng trân quý đều sẽ được lan tỏa đến nhiều người hơn nhờ chính cái kết quả tích cực mà nó tạo ra.
Giúp chúng ta có những hiểu biết sâu rộng, có nền tảng vững chắc cho tương lai. Đưa đất nước ngày càng phát triển mạnh hơn nữa.
Những Biểu Hiện Của Cống Hiến
Xem thêm những biểu hiện của cống hiến được SCR.VN sưu tầm dưới đây:
- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.
- Không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Vận dụng kiến thức vào phát triển khoa học kĩ thuật
- Vận dụng cơ bắp để tạo ra của cải vật chất
- Lan tỏa yêu thương và tích cực cho cộng đồng
Xem thêm 🌼 Tư Tưởng Đạo Lí 🌼 biểu hiện, dẫn chứng cụ thể
Đặt Câu Với Từ Cống Hiến
Đặt câu với từ cống hiến – đây là một trong những chủ đề được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm.
Chúng ta đã cống hiến cho xã hội.
Anh đã cống hiến nhiều cho quốc gia mình.
Năm năm làm việc nghiêm chỉnh và cống hiến hết mình!
Chúng tôi sẽ cống hiến cho họ một công việc trong tương lai.
Bác Hồ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng
Tôi đã cống hiến 30 năm làm việc cho công ty A
Cô gái cống hiến hết mình cho Đoàn
Người y tá đã cống hiến đời mình cho việc chăm sóc những người già.
Một cậu bé người Mỹ học nha sĩ sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời.
Chị Gwen cống hiến hết tâm trí và sức lực cho khiêu vũ.
Từ Đồng Nghĩa Với Cống Hiến
Từ đồng nghĩa với cống hiến đó chính là quyên tặng, đóng góp, hiến tặng, cống nộp,…
Từ Trái Nghĩa Với Cống Hiến
Ngược lại từ trái nghĩa với cống hiến ích kỉ, tham lam, phá hoại,..
Giới thiệu cùng bạn cách 🍀 Sống Đẹp Là Gì 🍀 chi tiết
15 Dẫn Chứng Về Cống Hiến Tiêu Biểu
Tham khảo thêm 15 dẫn chứng về cống hiến tiêu biểu được rất nhiều bạn đọc quan tâm đến sau đây:
Tấm Gương Về Sự Cống Hiến – Mẫu 1
GS Trần Đại Nghĩa – Tấm gương về nghị lực, nhân cách và sự cống hiến hết mình. Lịch sử dựng nước và giữ nước đã ghi nhận một truyền thống hết sức đặc thù của người Việt Nam về tính tự lực, tự cường làm ra binh khí để chống giặc ngoại xâm.
Ở thời đại Hồ Chí Minh, một trong những người có công lớn trong việc giữ lửa và truyền ngọn lửa của bản sắc tự tôn dân tộc, đó chính là Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Ông còn được tôn vinh là cánh chim đầu đàn của ngành Công nghiệp Quốc phòng nước ta.
Với những cống hiến to lớn đối với nhân dân, với đất nước, Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Danh hiệu Anh hùng Lao động tại Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất năm 1952.
Năm 1966, ông được bầu làm Viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Năm 1996, Giáo sư Trần Đại Nghĩa được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (bazooka, súng không giật, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954.
Ngày 9/8/1997, Giáo sư Trần Đại Nghĩa từ giã cõi đời. Sinh thời, ông từng nói “Bạn bè của tôi ở lại bên Pháp, họ đều sung sướng, đầy đủ hơn tôi rất nhiều. Nhưng về khía cạnh phụng sự Tổ quốc, họ chẳng có gì cả”. Và đúng như tên Bác Hồ đặt cho ông, cả cuộc đời, ông đã sống trọn cho khát vọng cống hiến tâm sức của mình cho sự nghiệp đại nghĩa của dân tộc.
Tên ông đã gắn liền với nhiều giải thưởng, tên đất, tên đường, tên trường học. Tấm gương của Giáo sư Trần Đại Nghĩa sẽ còn tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ về nghị lực và sự dấn thân vì khoa học, quyết tâm gắn khoa học với phục vụ những yêu cầu thiết thực và cấp bách nhất đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu Chuyện Về Sự Cống Hiến – Mẫu 2
Cô gái cống hiến hết mình cho Đoàn. Sinh ra trong gia đình đông anh em tại một vùng quê ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, với nghị lực vươn lên, nữ sinh này không chỉ có thành tích học tập xuất sắc mà còn là một đoàn viên ưu tú, năng nổ.
Đó là câu chuyện của đoàn viên Nguyễn Thị Thanh Bích, sinh viên Khoa Kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Trường ĐH Kinh tế. Gần 7 năm gắn bó với màu áo xanh Thanh niên, Thanh Bích đã dành tuổi trẻ của mình để cống hiến cho công tác Đoàn – Hội.
Bắt đầu tham gia công tác Đoàn từ những năm học THPT với chức vụ Bí thư Đoàn của lớp. Ban đầu Bích làm chỉ vì sự tin tưởng của mọi người, nhưng càng tham gia sinh hoạt Đoàn, cô gái này càng gắn bó tình cảm nhiều hơn.
“Tham gia các hoạt động Đoàn cực kỳ vui, với mình đó là những giây phút thoải mái nhất sau những giờ học căng thẳng. Ở đó, mình gặp được nhiều người tốt, càng làm thì càng gắn bó như một gia đình”, Bích chia sẻ.
Lĩnh vực mà Bích tham gia năng nổ nhất là các hoạt động tình nguyện. Cô nàng từng là Phó trưởng ban tổ chức dự án Green University DUE, một dự án môi trường trực thuộc Trường ĐH Kinh tế, hướng tới xây dựng nhận thức và duy trì lối sống xanh cho mọi người thông qua các hành động nhỏ. “Chúng mình kết hợp với các doanh nghiệp để tổ chức các hội chợ xanh tại trường, các hoạt động nhặt rác, hoạt động trồng cây tại trường học, cuộc thi Mỗi ngày một hành động xanh…”, Bích chia sẻ.
Một dự án tình nguyện khác mà cô đoàn viên này cũng rất tâm huyết và đảm nhiệm chức vụ Phó trưởng ban là Chuyến bay 71, một dự án tình nguyện chắp cánh ước mơ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của trường. Ngoài ra, Bích còn tham gia các hoạt động như: Xuân tình nguyện, Chiến dịch mùa hè xanh…
Với Bích, việc tham gia công tác Đoàn không chỉ là nơi giúp cô nàng tìm thấy nguồn năng lượng tích cực mà đó còn là môi trường giúp Bích học hỏi được nhiều điều và trưởng thành hơn từng ngày.
“Nhờ tham gia các hoạt động của Đoàn đã giúp mình cởi mở hơn. Trước kia, mình chỉ muốn làm việc một mình, nhưng từ khi tham gia các hoạt động Đoàn, mình thích làm việc nhóm và biết quan tâm nhiều hơn đến mọi người xung quanh. Đồng thời, mình cũng học hỏi được nhiều điều từ các anh chị, cả trong công việc lẫn cuộc sống”, Bích tâm sự.
Ví Dụ Về Cống Hiến Cho Đất Nước – Mẫu 3
- Ví dụ 1: Cô giáo vùng cao Trương Thị Nhượng (tỉnh Hà Giang) – người đã tận tụy suốt nhiều chục năm ở vùng đất chỉ có núi và… núi. Mong mỏi lớn nhất của cô là có được ngôi trường đàng hoàng để tập hợp trẻ mồ côi; học sinh miền núi có thêm miếng thịt trong bữa ăn, có chiếc áo ấm để mặc…
- Ví dụ 2: Hoàng Tuấn Anh – “cha đẻ” ATM gạo miễn phí trong đại dịch COVID-19. Anh vẫn tự dặn lòng: “Sẽ nỗ lực để làm được những điều mới mẻ khác nữa, đem lại lợi ích cho cộng đồng”!
Ví Dụ Về Sự Cống Hiến Chọn Lọc – Mẫu 4
Trong thực tế, cuộc sống chúng ta đã bắt gặp biết bao cống hiến thầm lặng, cao cả, biết bao tấm gương vươn lên sống hết mình làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Tiêu biểu trong số đó chính là nhà khoa học nữ gốc Ba Lan lừng danh Marie Curie từng đoạt giải Nobel về vật lý và hóa học.
Bà tận tụy cống hiến, sống hết mình, dám nghĩ, dám làm để đưa đến cho loài người những phát minh vĩ đại phục vụ đắc lực cho cuộc sống, chính vì vậy tên tuổi của cũng như tài năng của bà sẽ mãi được lưu truyền và ca tụng về sau.
Ví Dụ Về Cống Hiến Ngắn Nhất – Mẫu 5
- Ví dụ 1: Cậu sinh viên Ngô Minh Hiếu – chàng trai khiến ta cảm mến với câu chuyện tử tế: 10 năm cõng bạn đến trường… xem đó như một lẽ tự nhiên vì bạn!
- Ví dụ 2: Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch (tỉnh Quảng Bình) – Phan Thanh Miên, người đã qua đời trong trận lũ miền Trung mới đây khi dầm mình trong nước lũ, đưa người dân đến nơi an toàn, còn anh thì… ra đi mãi mãi!
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Lẽ Sống Là Gì 🍃 hay nhất
Ví Dụ Về Cống Hiến Nổi Tiếng – Mẫu 6
Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26/11/1942 quê ở Hà Nội, Trâm là chị cả của 3 em gái và 1 em trai. Gia đình chị Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ. Theo nghiệp gia đình, chị Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội, chị được tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Hà Nội sớm một năm và tự nguyện xung phong đăng kí để đi chiến trường miền Nam.
Tháng 3 – 1967, chị Trâm được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ – Quảng Ngãi. Chị được kết nạp vào Đảng ngày 27/9/1968 và hi sinh ngày 22/6/1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và một mình chiến đấu với 120 lính Mĩ để bảo vệ đồng đội mình. Với hai tuổi đảng, ba năm tuổi nghề, chị hi sinh anh dũng lúc chưa tròn 28 tuổi đời.
Em học tập và tiếp nối ở bản lĩnh, tính cách, tình yêu và sự bất tử của chị. Đặng Thuỳ Trâm đã để lại cho chúng ta một tấm gương và tấm gương đó sẽ trở thành hình mẫu – một hình mẫu lí tưởng cho thế hệ thanh niên ngày nay học tập và noi theo.
Hi sinh khi mới hai tuổi đảng, ba tuổi nghề, chị đã để lại cho chúng ta tinh thần kiên cường cách mạng, tinh thần hi sinh cho cách mạng, tinh thần chiến đâu thật hăng hái, tinh thần làm việc tận tuỵ quên mình vì đồng đội. Chị đã công hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng với mục đích nước nhà sớm hoà bình thống nhất.
Dẫn Chứng Về Cống Hiến Thầm Lặng – Mẫu 7
“Thanh niên sống đẹp” Lê Văn Đinh: Mong muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng. Tốt bụng, nhiệt tình và vui vẻ là những đức tính mà mọi người nhận xét sau khi gặp, chuyện trò cùng anh Lê Văn Đinh (SN 1987), một người thợ sửa xe máy ở thôn Tân Trúc, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ (Quảng Trị).
Ít ai biết, anh là một trong những tấm gương thanh niên tiêu biểu, từng được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam trao giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”.
Giải thích về việc làm thiện nguyện của mình, Lê Văn Đinh cho biết, sinh ra và lớn lên trong cảnh khó, vì thế bản thân dễ thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia với người nghèo, người gặp hoạn nạn.
Ngồi sửa xe bên đường Quốc lộ 9, hàng ngày chứng kiến lượng xe cộ qua lại rất đông, nhiều vụ tai nạn xảy ra gây thương tích cho người bị nạn. Nhiều người bị nạn do không được đưa đi cấp cứu kịp thời làm mất đi “thời gian vàng” cứu sống hoặc có cứu được, người bị nạn cũng có nguy cơ mang tật suốt đời.
Từ ngày có chiếc xe ô tô, mỗi khi nhận được tin có người cần sự giúp đỡ, anh Đinh liền tạm dừng công việc, lập tức lên đường tìm đến tận nơi, đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu trong thời gian sớm nhất. Khi nghe tin có người gặp nạn, anh Đinh đều lập tức lên đường, bất kể địa điểm ở đâu hay giữa đêm, anh đều tìm cách đến hiện trường một cách sớm nhất để trợ giúp nạn nhân.
Từ khi có chiếc ô tô đến nay, trung bình mỗi tháng, anh chở miễn phí cho khoảng 8 – 10 nạn nhân bị tai nạn giao thông và đưa khoảng 15 người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đi viện chữa bệnh hoặc từ viện trở về nhà an toàn.
Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến Trong Đại Dịch Covid – Mẫu 8
Sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sĩ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch. BS Phạm Thị Thắm, công tác tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai cho biết, kể từ khi Bệnh viện Phổi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương chuyển đổi công năng tạm thời thành bệnh viện chuyên điều trị Covid 19.
Mặc dù đây là dịch bệnh mới, với tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm, nhưng tất cả cán bộ, y, bác sĩ của bệnh viện đều sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ cách ly, điều trị cho những trường hợp nhiễm, nghi ngờ nhiễm bệnh.
Trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu, bác sĩ Thắm lần đầu tiên đón Tết tại bệnh viện trong tình trạng cách ly hoàn toàn với bên ngoài. Lúc này chị đang phụ trách công việc điều trị cho bệnh nhân 1653 (bệnh nhân thứ 8 của tỉnh, được phát hiện khi về cách ly tập trung). Cảm giác đón Tết trong bệnh viện thật không dễ chịu đối với chị, có những khi chị không nén được nước mắt vì nhớ đứa con nhỏ mới hơn 3 tuổi ở nhà, nhớ bố mẹ dù hai bên nội ngoại đều ở trong tỉnh.
Nhưng xác định được đây là nhiệm vụ thiêng liêng của người bác sĩ nên chị luôn gạt bỏ nhanh những cảm xúc nhất thời, tuân thủ công tác điều trị cho bệnh nhân. Biết bệnh nhân và những người đang phải cách ly trong bệnh viện cũng buồn vì không được đoàn tụ với gia đình, chị Thắm và đồng nghiệp luôn thăm hỏi, động viên nhằm tiếp thêm tinh thần để họ yên tâm điều trị, thực hiện việc cách ly đúng thời gian quy định.
Trong suốt thời gian dịch bệnh Covid-19 với nhiều hiểm nguy, thế nhưng những “chiến sĩ” áo trắng vẫn không nề nao núng, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến Của Bác Hồ – Mẫu 9
Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Người ra đi tìm đường cứu nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi người chúng ta không thể nào quên giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ đã không thành công thì ngày 05/6/1911
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho nhân dân, cho đất nước.
Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Người đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin để tìm ra con đường cứu nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc Cách mạng tháng Tám, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến Của Đồng Chí Phan Văn Khải – Mẫu 10
Ðược trui rèn và trưởng thành qua đấu tranh cách mạng, thực tế lãnh đạo, điều hành các cấp với nhiệt thành và nỗ lực không ngừng, đồng chí Phan Văn Khải đã có nhiều đóng góp lớn đối với sự nghiệp của Ðảng và dân tộc. Ðồng chí đã được trao giữ nhiều trọng trách lãnh đạo. Hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, dù ở cương vị nào, đồng chí luôn đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc và nhân dân lên hàng đầu.
Sinh ra trên mảnh đất Củ Chi – “Ðất thép thành đồng”, năm 1947, đồng chí bắt đầu tham gia cách mạng trên mảnh đất Gia Ðịnh, sau đó tập kết ra bắc và được đào tạo bài bản tại Ðại học Kinh tế quốc dân Mát-xcơ-va (Liên Xô trước đây).
Thời kỳ đất nước bước vào Ðổi mới, với cương vị người đứng đầu, cùng với Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh, đồng chí Phan Văn Khải đã có suy nghĩ, tư duy hết sức sáng tạo, để kêu gọi thu hút đầu tư, đưa kinh tế TP Hồ Chí Minh phát triển, mở ra cơ hội đột phá trong hội nhập quốc tế.
Khi đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Chính phủ, đồng chí đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước tự tin, vững bước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng Chính phủ, đồng chí được nhớ đến như một vị Thủ tướng đã nỗ lực đưa đất nước vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á.
Ngoài ra, có thể kể tới những mốc son trong thời kỳ này là việc thúc đẩy quan hệ bình thường hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, bãi bỏ hoàn toàn việc cấm vận, bao vây về kinh tế của Mỹ và các cường quốc phương Tây; Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chính thức hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, đưa vị thế đất nước lên một tầm cao mới.
Ngoài những quyết sách lớn mang tầm chiến lược quốc gia, đồng chí cũng là vị Thủ tướng chủ động đối thoại với doanh nghiệp, sâu sát giải quyết vướng mắc của kinh tế tư nhân, thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ðồng chí còn là vị Thủ tướng gắn bó với công cuộc “xóa đói, giảm nghèo”, quan tâm tăng đầu tư ngân sách và các nguồn lực, đề ra nhiều cơ chế, chính sách để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho hàng triệu hộ nông dân trong cả nước.
Ðồng chí kế thừa xuất sắc sự nghiệp đổi mới do Ðảng lãnh đạo, phát huy những thành tựu quan trọng từ các Thủ tướng tiền nhiệm. Di sản của đồng chí để lại, ngoài sự đóng góp góp phần mang lại nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế – xã hội đất nước, còn là những kinh nghiệm hết sức quý báu về điều hành kinh tế vĩ mô.
Ðồng chí Phan Văn Khải là một đảng viên trung kiên, là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản, về tinh thần cống hiến hết mình vì sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của đất nước. Ðồng chí mất đi nhưng hình ảnh một Thủ tướng hết lòng vì công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước sẽ còn sống mãi trong chúng ta.
SCR.VN tặng bạn 💧 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp 💧 cụ thể
Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến Trong Cuộc Sống – Mẫu 11
Sinh ra trong một gia đình nghèo, năm 2 tuổi, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng mắc phải một căn bệnh khiến anh bị bại liệt toàn thân, từ đó thường xuyên phải điều trị trong bệnh viện. Thương cha mẹ vất vả, bằng nghị lực cùng sự thông minh, năm 2003, anh đã thành lập Trung tâm Nghị lực sống. nhằm dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
Từ những đóng góp và cống hiến không biết mệt mỏi, anh đã được Tạp chí eChip trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ công nghệ thông tin cùng nhiều danh hiệu khác do Nhà nước trao thưởng. Cuối năm 2012, trên đường vào Vĩnh Long, Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng đã đột ngột qua đời.
Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến Chi Tiết – Mẫu 12
Bác sĩ Huỳnh Phương Nguyệt Anh: Người truyền cảm hứng ở mặt trận phía tây thành phố. Là bác sĩ ngoại khoa, để chiến đấu ở tuyến đầu, bác sĩ Huỳnh Phương Nguyệt Anh phải kiên cường gấp đôi người khác cả về sự học hỏi và cống hiến sức lực. Hơn 5 tháng qua, bác sĩ Anh đã đi qua các mặt trận điều trị nóng bỏng và chưa một ngày được về nhà.
Chị và đồng đội đều phải đối diện với rất nhiều thách thức để cứu sống bệnh nhân và phải bảo đảm an toàn cho mình. Mỗi ngày vào ca trực, tất cả đều cố gắng kể về những chuyện lạc quan, vui vẻ. Hào hứng nhất là khi kể bệnh nhân này, người bệnh kia đã có tiến triển bất ngờ. Đó là động lực để khi vào khu điều trị, ai cũng phấn chấn hơn khi đứng trước các ca bệnh.
Đảm nhiệm vai trò tuyến đầu, ai cũng trải qua những áp lực mỗi ngày mà bài toán phải giải quyết là bệnh nhân có tín hiệu tích cực từng ngày và kết quả là bệnh nhân được xuất viện khỏe mạnh.
Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến Ý Nghĩa – Mẫu 13
Tấm gương thanh niên sống đẹp – Vụ cháy quán karaoke ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khiến Thượng úy Đỗ Đức Việt cùng hai đồng đội ra đi mãi mãi. Thế nhưng câu chuyện về Việt sẽ còn mãi, truyền lửa cho giới trẻ khát vọng sống và cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Vụ cháy tại quán karaoke số 231 phố Quan Hoa (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) chiều 1/8 gây nỗi ám ảnh với nhiều người bởi nó để lại mất mát quá lớn. Ba cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an quận Cầu Giấy, trong đó có Thượng úy Đỗ Đức Việt đã anh dũng hy sinh để bảo vệ an toàn, bình yên cho người dân.
13 giờ 11 phút chiều 1/8, nhận được tin báo cháy tại số 231 phố Quan Hoa, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố Hà Nội đã điều động một xe chỉ huy, hai xe chữa cháy thuộc Công an quận Cầu Giấy đến hiện trường. Nhận định tình hình đám cháy phức tạp, Trung tâm đã tiếp tục điều động thêm lực lượng, phương tiện chi viện, trong đó có Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an quận Cầu Giấy.
Ngay khi đến nơi, Thượng úy Việt cùng hai đồng đội tham gia tổ trinh sát hiện trường đám cháy. Khi tổ trinh sát lên tới tầng 4, các vật liệu làm trần giả, vật liệu trang trí bên trong nhà đã sập xuống cầu thang bộ khiến toàn bộ ba thành viên tổ trinh sát hy sinh.
Trước khi hy sinh, Thượng úy Việt cùng đồng đội đã cứu được tám người thoát hiểm. Dù biết bên trong là hiểm nguy, nhưng các anh vẫn lao vào, kiếm tìm sự sống cho người khác, bảo vệ bình yên cho nhân dân. Thượng úy Đỗ Đức Việt hy sinh ở độ tuổi 24, khi còn ấp ủ rất nhiều kế hoạch và ước mơ phía trước. Trong mắt người thân, bạn bè và đồng đội, Việt là một thanh niên giàu tình cảm, yêu nghề.
Từ nhỏ, chàng trai sinh năm 1998 này luôn mong ước được làm người lính phòng cháy, chữa cháy. Gia đình lo lắng, nhưng biết Việt rất yêu thích nghề cứu hỏa, cho nên đã ủng hộ và luôn dặn dò anh cứu người là quan trọng nhưng cũng phải biết giữ gìn tính mạng của mình. Họ chưa bao giờ nghĩ con sẽ ra đi khi đang ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời.
Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến Của Nguyễn Văn Thạc – Mẫu 14
Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong gia đình một thợ thủ công. Thạc là con thứ 10 trong gia đình 14 anh chị em. Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gia đình Thạc phải sơ tán về Cổ Nhuế, Từ Liêm. Khi ấy không có việc làm mà gia đình đông con nên tài sản nhanh chóng cạn dần.
Mẹ Thạc phải đi cắt cỏ bán lấy tiền. Tuy nhà nghèo nhưng Thạc vừa đi học vừa đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ. Thạc là một học sinh rất giỏi và đã thi đỗ vào Khoa Toán – Cơ của Đại học Tổng hợp, Thạc đã học thêm để qua chương trình năm học thứ hai để lên năm thứ ba.
Nhưng vào khoảng thời gian kháng chiến đó đất nước đang rất cần những người trẻ, Thạc đã dừng việc học để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Trong thời gian kháng chiến anh thường xuyên viết thư kể câu chuyện về cho gia đình.
Kể từ bức thư cuối cùng anh gửi về gia đình ngày 21/7/1972 thì gia đình không nhận được bức thư nào từ anh. Tháng 5/1973 gia đình nhận tin anh đã hi sinh và được chôn cất tại tỉnh Quảng Trị do bị thương nặng và không thể chữa trị.
Tấm gương Nguyễn Văn Thạc cho thấy được sự cố gắng rèn luyện, học tập trau dồi bản thân và cả sự kiên cường. Anh đã học tập không ngừng nghỉ để có thể học nhanh nhất có thể. Anh cũng đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bảo vệ những người thân yêu trước kẻ đị
Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến Đặc Sắc – Mẫu 15
Nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Quế: Người lặng lẽ đứng sau những cuộc đoàn tụ.
Hành trang trở về của nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Quế là những bức thư tay, những tấm ảnh kỷ niệm, nhiều tin nhắn cảm tạ và một dãy dài số điện thoại bệnh nhân được lưu trữ lại. Sự khốc liệt nhất cô từng chứng kiến, cũng vẫn mãi nằm sâu trong ký ức chỉ cần chạm tới, nước mắt sẽ chảy.
Ngày 13/7, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Quế gửi hai con cho ông bà nội, ngoại để lên đường chi viện cho TP Hồ Chí Minh. Đặt chân tới TP Hồ Chí Minh, điều dưỡng Nguyễn Thị Quế, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cùng đồng đội trực chiến tại Bệnh viện Dã chiến số 6 (quận 3). 2 ngày đầu, cả đội rơi vào sự hoang mang, sợ hãi vì chưa bao giờ chứng kiến một thảm họa nào mà bệnh nhân đông tới thế. Một người phải chăm sóc cho tới cả trăm bệnh nhân cùng lúc.
Y lệnh được bác sĩ ra liên tục, và điều dưỡng phải nhớ hết từng trường hợp để theo dõi, chăm sóc. “Đó là một cảm giác sốc ngoài sức tưởng tượng. Mọi thứ diễn ra rất nhanh, rất nguy hiểm và tang thương. Chưa bao giờ, tôi thấy cuộc sống mong manh như thế”.
Trong khu cấp cứu, điều trị Covid-19, Bệnh viện Dã chiến 12, điều dưỡng Nguyễn Thị Quế cùng đoàn chi viện của tỉnh Quảng Ninh đã quen với công việc của một người nhà bệnh nhân. Lúc giống như những đứa con của các cụ cao tuổi, không nơi nương tựa. Lúc trở thành các bảo mẫu bất đắc dĩ khi những đứa trẻ phải điều trị riêng biệt tại đây hoặc trở nên bơ vơ khi mẹ rơi vào nguy kịch.
Quế tâm sự: “Điều tôi làm được nhất là cuối cùng tôi đã được cống hiến một phần sức của mình vào cuộc chống dịch này, góp một phần công nhỏ nhoi cho những cuộc đoàn tụ.
Nhiều gia đình được sum họp sau khi họ đi qua những biến cố lớn nhất cuộc đời, những cái nắm tay vội rơm rớm nước mắt, những vẫy tay chào ra viện đầy thân thương của người mà mới hôm qua còn nằm thoi thóp, đó là điều tôi thấy mình đã được sống và cống hiến có ý nghĩa nhất trong cuộc đời”.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tình Yêu Thương 💕 là gì, biểu hiện