Chí Khí Là Gì, Biểu Hiện [8+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Chí Khí Hay Nhất]

Chí Khí Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 8+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Chí Khí ✅ SCR.VN Chia Sẻ Đến Bạn Những Thông Tin Hay Và Hữu Ích Trong Cuộc Sống.

Chí Khí Là Gì

Chí khí được hiểu chính là sự khảng khái, không chịu khuất phục trước sức mạnh hoặc trở ngại: người có chí khí hơn người.

Ý Nghĩa Của Chí Khí

Tiếp theo là thông tin chia sẻ về ý nghĩa của chí khí:

  • Giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
  • Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống.
  • Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn.
  • Luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

Tìm đọc thêm 💚 Ý Chí Nghị Lực 💚 là gì, biểu hiện

Những Biểu Hiện Của Chí Khí

Những biểu hiện của chí khí phải kể đến như:

  • Bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên
  • Thái độ dứt khoát, quyết đoán trong những quyết định của mình.

Đặt Câu Với Từ Chí Khí

Hãy cùng tham khảo ngay cách đặt câu với từ chí khí hay và ngắn gọn dưới đây:

Chú của em là một người chí khí

Chí khí mạnh mẽ là từ việc lựa chọn đúng và kiên định mà ra.

Lòng khiêm nhường thật là quý báu và cần có để phát triển chí khí ngay chính.

Nguyễn Văn Trỗi là tấm gương cách mạng sáng ngời, thể hiện được chí khí anh hùng trong thời cách mạng

Huỳnh Thúc Kháng là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao.

SCR.VN gợi ý 💧 Quyết Chí Là Gì 💧 chi tiết

Từ Đồng Nghĩa Với Chí Khí

Rất nhiều bạn đọc quan tâm đến từ đồng nghĩa với chí khí đó là gì? Đáp án đó chính là quyết chí, ý chí, bất khuất ..

Từ Trái Nghĩa Với Chí Khí

Từ trái nghĩa với chí khí đó là nản chí, hèn nhát, khuất phục,…

8 Ví Dụ Về Chí Khí Hay Nhất

Cùng SCR.VN tham khảo ngay 8 ví dụ về chí khí hay nhất được chọn lựa kĩ càng dưới đây:

Tấm Gương Về Chí Khí – Mẫu 1

Đồng chí Phan Đăng Lưu sinh ngày 5-5-1902 ở thôn Đông, xã Tràng Thành (nay là xã Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học, có truyền thống yêu nước. Ông nội là Phan Đăng Định, một nhà nho nghèo làm nghề phong thủy và bốc thuộc chữa bệnh, cả đời chỉ tâm niệm tiết tháo nhà nho, nhân hậu cứu giúp mọi người.

Ông ngoại là cụ cử (cử nhân) Trần Danh Tiêu – nổi tiếng hay chữ và có nhiều đóng góp cho các cuộc khởi nghĩa của các lãnh tụ văn thân tại quê nhà. Cha anh là ông Phan Đăng Dư, một nhà nho yêu nước. Ông đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp do cụ Chu Trạc, một cử nhân võ trang trong làng (Tràng Thành) chỉ huy.

Mẹ là Trần Thị Liễu, một người thông minh, có học chữ Nho, yêu chồng, thương con và chăm lo việc gia đình. Phan Đăng Lưu là con trai cả trong gia đình.

Từ thuở ấu thơ, Phan Đăng Lưu đã được mẹ kể cho nghe về các anh hùng, các chí sĩ cứu nước, gợi lên trong tâm trí anh những hình ảnh đẹp đẽ và tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của quê hương. Không những thường xuyên hun đúc tinh thần yêu nước, chí khí quật cường cho Phan Đăng Lưu, bà còn tìm mọi cách ủng hộ và giúp đỡ anh theo khuynh hướng tân học.

Tuổi thiếu thời của Phan Đăng Lưu được nuôi dưỡng bởi những truyền thống tốt đẹp trong suốt quá trình đấu tranh gây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau bảo vệ quê hương, đất nước, con người cần cù, sáng tạo và anh dũng bất khuất trong lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm; uống nước nhớ nguồn, yêu chuộng hòa bình; hiếu học, tôn sư trọng đạo,…

Những truyền thống tốt đẹp đó gắn liền với những tấm gương oanh liệt của các bậc anh hùng, nghĩa sĩ của quê hương trong những phong trào đấu tranh, khởi nghĩa chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai như Nguyễn Xuan Ôn, Lê Doãn Nhã, Lãnh Ngợi, Đốc Quyền… Truyền thống tốt đẹp của gia đình và quê hương đã góp phần hình thành nhân cách một chiến sĩ cộng sản mẫu mực, kiên cường Phan Đăng Lưu.

Cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt của đồng chí Phan Đăng Lưu là tấm gương sáng ngời về lòng kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản; về sự hy sinh trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Câu Chuyện Về Chí Khí – Mẫu 2

Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa nhưng Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất, đạo đức, tác phong của người cách mạng, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách dân tộc và của loài người.

Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: “Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng. Đó là tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị.

Tư tưởng và đạo đức cao cả của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta”1. Đứng trước những khó khăn, thử thách của thời đại mới, tấm gương Hồ Chí Minh lại càng trở nên sáng chói. Tấm gương ấy là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực vượt qua mọi thách thức, khó khăn để tiến lên.

Gửi đến bạn thông tin 🍃 Khí Phách Là Gì 🍃 hay nhất

Ví Dụ Về Chí Khí Ngắn Gọn – Mẫu 3

Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước, mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đầy ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường, gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh, chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết.

Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan.

Ví Dụ Về Chí Khí Tiêu Biểu – Mẫu 4

Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ một công nhân, lính thợ đến tổ chức đấu tranh cách mạng, từ ngục tù Côn Đảo đến tham gia kháng chiến, và trải qua các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cho đến khi làm Chủ tịch nước, Bác luôn luôn toát lên sự khiêm tốn, giản dị của một một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ra và lớn lên trong truyền thống yêu nước và nhân ái của quê hương, gia đình và dân tộc, đồng chí Tôn Đức Thắng đã sớm có chí hướng đi về phía nhân dân lao động, chọn hướng lao động kỹ thuật, làm thợ, hoà mình vào đời sống của giai cấp công nhân.

Tinh thần yêu nước và căm thù đế quốc đã tạo cho Tôn Đức Thắng sớm bộc lộ năng lực tổ chức thực tiễn. Khi chưa có ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin soi đường, đứng trên lập trường của một người yêu nước, đồng chí Tôn Đức Thắng đã sớm tham gia các cuộc bãi công, bãi khoá của công nhân xưởng Ba Son và học sinh trường Bá Nghệ.

Ngay khi còn ở tuổi thanh niên, với một tấm lòng yêu nước thương dân, căm thù bọn đế quốc xâm lược, đồng chí Tôn Đức Thắng đã sớm bộc lộ lòng yêu thương những con người bất hạnh, cùng khổ. Trong ngục tù đế quốc, hình ảnh “người cặp rằng hầm xay lúa” Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng ngời về đức hy sinh, thương yêu những đồng chí anh em cùng cảnh ngộ.

Ở những cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Tôn Đức Thắng hết lòng hết sức tận tụy phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, không màng gì tới danh lợi cho bản thân. Đồng chí Tôn Đức Thắng sống thật bình dị, không đòi hỏi gì về vật chất, thương anh em, thương đồng bào.

Cống hiến của Chủ tịch Tôn Đức Thắng về phương diện đạo đức cách mạng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, nhân dân ta và bè bạn thế giới nhiều lần khẳng định và đánh giá cao.

Năm 1958, nhân dịp Chúc mừng Chủ tịch Tôn Đức Thắng thọ 70 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần, kiệm, liêm, chính; suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Đồng chí Lê Duẩn, cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: ”Cùng với tinh thần phấn đấu không mệt mỏi, ở đồng chí Tôn Đức Thắng còn nổi bật lên lập trường vững vàng, chí khí cao cả, đức tính khiêm tốn, giản dị, đó là những gương sáng để chúng ta học tập”.

Ví Dụ Về Chí Khí Chọn Lọc – Mẫu 5

Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước được Lý Tự Trọng luôn nung nấu trong trái tim mình. Điều quan trọng hơn, niềm tin ấy đã được anh biến thành hành động, cách mạng.

Tinh thần bất khuất của anh đã làm cho kẻ thù vô cùng khiếp sợ và đã động viên cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Lý Tự Trọng tuy ngắn ngủi nhưng đã nêu một tấm gương chói lọi cho các thế hệ thanh niên noi theo.

Hình ảnh và chí khí người thanh niên Lý Tự Trọng đã trở thành biểu tượng hết sức thiêng liêng, cao đẹp trong lòng các thế hệ đoàn viên thanh niên. Câu nói của anh “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác ” đã trở thành lý tưởng sống và vũ khí chiến đấu của thanh niên Việt Nam từ đó cho đến hôm nay và mãi mãi sau này.

Đừng bỏ qua thông tin 🔥 Kiên Cường Là Gì 🔥 ngắn gọn

Ví Dụ Về Chí Khí Đặc Sắc – Mẫu 6

Tô Hiệu – Người chiến sĩ cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những đóng góp lớn lao trong việc khôi phục, củng cố các tổ chức đảng và phong trào cách mạng. Đồng chí Tô Hiệu là tấm gương sáng về tinh thần “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”.

Tháng 10/1941, đồng chí Tô Hiệu thôi không giữ chức Bí thư Chi bộ Nhà tù vì lý do sức khỏe, song đồng chí vẫn là cố vấn đặc biệt tin cậy của Chi ủy, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và tuyên truyền.

Ngay cả khi sức khỏe đã cùng kiệt, đồng chí Tô Hiệu vẫn là và mãi là một chỗ dựa tinh thần, một ý chí để cổ vũ, động viên những người cộng sản giữ vững chí khí đấu tranh và quyết tâm suốt đời phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng cộng sản, cho dù đang ở nơi đen tối nhất trong ngục tù đế quốc.

Cuối năm 1942, Chi bộ Nhà tù Sơn La đã được Ban Chấp hành Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ công nhận là Chi bộ đặc biệt, phụ trách Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng ở tỉnh Sơn La… Sau này, nhiều chiến sỹ cộng sản là đảng viên Chi bộ Nhà tù Sơn La đều trở thành những cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội như đồng chí Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Thanh Bình, Mai Chí Thọ…

Do chế độ hà khắc của nhà tù thực dân và căn bệnh hiểm nghèo, vào hồi 10 giờ 15 phút, ngày 07/3/1944, đồng chí Tô Hiệu hy sinh tại Nhà tù Sơn La và được an táng tại nghĩa trang Gốc Ổi (nghĩa trang Nhà tù Sơn La) trong niềm tiếc thương vô hạn của anh em, đồng chí.

Với 32 năm tuổi đời, 18 năm quyết dấn thân và hy sinh vì độc lập của dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của Nhân dân, cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Tô Hiệu là một tấm gương sáng của một chiến sĩ tiên phong, người cộng sản kiên trung, một nhà lãnh đạo tài năng của Đảng ta.

Tấm gương và “Tinh thần Tô Hiệu” không chỉ thể hiện ở lòng yêu nước, phẩm chất đạo đức cách mạng, mà còn thể hiện ở thái độ lạc quan cách mạng. “Tinh thần Tô Hiệu”. là một nguồn động lực cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cộng sản, góp phần đưa tới thành công của sự nghiệp cách mạng.

Ví Dụ Về Chí Khí Nổi Tiếng – Mẫu 7

Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân.

Sau khi học hết bậc Sơ học yếu lược, cuối năm 1923, Lê Hồng Phong bí mật sang Xiêm (Thái Lan) gặp các nhà yêu nước Việt Nam. Năm 1924, sang Quảng Châu (Trung Quốc) gia nhập nhóm Tâm Tâm xã và sau đó gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được Người giác ngộ cách mạng.

Năm 1925, đồng chí Lê Hồng Phong gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tham dự lớp huấn luyện cán bộ cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức, trở thành một trong những cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Cuối năm 1934, đồng chí Lê Hồng Phong dẫn đầu Đoàn đại biểu của Đảng đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (Liên Xô). Tại Đại hội, Đảng ta được công nhận là Chi bộ chính thức của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ I của Đảng, đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Tháng 7/1936, tại Thượng Hải (Trung Quốc), đồng chí triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương bổ sung Nghị quyết Đại hội lần thứ I.Tháng 11/1937, đồng chí Lê Hồng Phong về nước và bí mật hoạt động tại Sài Gòn, trực tiếp cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng trong tình hình mới.

Tháng 3/1938, đồng chí tham dự Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng góp phần vào việc thành lập Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương đấu tranh chống phát xít, chống hoạt động phá hoại của bọn tờrốtkít.

Ngày 22/6/1939, đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần thứ nhất tại Chợ Lớn, kết án 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc. Ngày 23/12/1939, chúng đưa đồng chí về quản thúc tại Nghệ An.

Ngày 20/1/1940, đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, giam tại Khám Lớn (Sài Gòn), cuối năm 1940, chúng đẩy đồng chí ra Côn Đảo. Trước sự tra tấn độc ác, dã man của kẻ thù, đồng chí vẫn nêu cao chí khí cách mạng, tích cực vận động và chỉ đạo anh em trong tù đấu tranh chống địch. Sức khỏe suy kiệt dần vì đòn thù và bệnh tật, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa ngày 6/9/1942.

Dẫn Chứng Về Chí Khí Chi Tiết – Mẫu 8

Chí khí lẫm liệt của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi là tấm gương cách mạng sáng ngời cho thế hệ trẻ ngày nay học tập noi theo.

Ngày 10/8/1964, anh Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Hữu Lời bị đưa ra Tòa án quân sự Ngụy quyền Sài Gòn. Tại tòa, anh Trỗi nhận hết toàn bộ về mình và khẳng định: “Tôi giết bọn cướp nước tôi.”

Ðập lại những luận điệu của tên quan tòa, anh dõng dạc nói: “Các ông mà cũng nói đến pháp luật sao? Không có thứ pháp luật nào cho phép quốc gia này đi xâm lược quốc gia khác! Mỹ xâm lược Việt Nam là đã chà đạp lên những điều cơ bản của luật pháp! Thế mà các ông còn nói rằng quốc gia của các ông có pháp luật!”

Khi ra pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản, với tư thế hiên ngang, bất khuất. Anh tranh thủ từng giây phút trước đông đảo nhà báo trong và ngoài nước vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ và bọn tay sai bán nước Ngụy quyền Sài Gòn, phản lợi ích dân tộc.

Khi kẻ thù bịt mắt anh, anh đã giật tấm băng đen rồi nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”.

Giây phút cuối cùng, anh dõng dạc hô to: “Hãy nhớ lấy lời tôi.
Đả đảo đế quốc Mỹ!
Đả đảo Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!”

Anh hy sinh khi mới 24 tuổi. Hai ngày sau khi hi sinh, anh Nguyễn Văn Trỗi được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 17-10-1964.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh sau đó đã ghi trong bức ảnh chụp Nguyễn Văn Trỗi trước pháp trường: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước – nhất là cho các cháu thanh niên học tập!

Mời bạn khám phá thêm 💕 Lý Tưởng Sống 💕 chi tiết

Viết một bình luận