Cách Cúng Rước Ông Bà 30 Tết [Bài Cúng, Văn Khấn, Lễ Vật Đầy Đủ]

Cách Cúng Rước Ông Bà 30 Tết ❤️️ Bài Cúng, Văn Khấn, Lễ Vật ✅ Sau Khi Dọn Dẹp Đón Tết Xong, Nhà Nhà Bắt Đầu Lễ “Rước Ông Bà” Về Ăn Tết

Cúng Rước Ông Bà Là Gì

Cúng Rước Ông Bà Là Gì? Câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Hãy cùng theo dõi những thông tin sau

Đối với người Việt Nam, chữ hiếu được xem là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu, là thước đo phẩm chất của con người. Và một trong những cách thể hiện cho trọn chữ hiếu đó là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Chính vì lẽ đó, mà dù cho là gia đình giàu sang hay gia đình nghèo khó đều phải có bàn thờ để cúng tổ tiên, ông bà. Bàn thờ gia tiên đều được đặt ở nơi trang trọng nhất, ngay chính giữa nhà, thể hiện sự tôn kính tuyệt đối của con cháu đối với vong linh của những vị tổ tiên trong gia đình, dòng họ.

Hàng năm, vào ngày mất của ông bà (theo âm lịch), con cháu đều tề tựu đông đủ để tổ chức đám giỗ, cúng cơm nhằm ghi nhớ công ơn và ôn lại những kỷ niệm của ông bà.

Ông bà còn được “thỉnh” về chứng giám khi gia đình có hỷ sự như: đám hỏi, đám cưới, mừng con cái thi đậu…Đặc biệt là vào những ngày Tết, đây là dịp gia đình sum họp và “báo cáo” với tổ tiên, ông bà về công việc của con cháu trong năm qua, nên phải “thỉnh”, “rước” ông bà cùng về ăn Tết với con cháu.

Tham Khảo 🌿Văn Khấn Mời Ông Bà Về Ăn Tết Ngoài Mộ💦Chuẩn Nhất

Tại Sao Cúng Rước Ông Bà 30 Tết

Tại Sao Cúng Rước Ông Bà 30 Tết? Theo dõi bài viết sau để biết câu trả lời:

Ngày Tết là dịp lễ vô cùng quan trọng, là nét đẹp văn hóa từ lâu đời của người Việt. Đây là lúc để gia đình có thể ở gần nhau hơn, cùng nhau sum vầy, thể hiện đạo hiếu kính với ông bà, tổ tiên. Do đó mà việc làm lễ cúng rước ông bà 30 Tết là điều cần thiết và vô cùng quan trọng.

Cúng Rước Ông Bà Mấy Chén Cơm

Cúng Rước Ông Bà Mấy Chén Cơm, một số thông tin được chia sẻ sau

Người miền bắc hay bới cơm vào những bát nhỏ, thường dùng 5 chén cơm sắp chung vào mâm cỗ. Khi bới cơm cúng chỉ xới 1 lần, không bới thêm vào bát 2 lần cơm.

Đối với người miền Trung và miền Nam thì xới vào tô hoặc vào đĩa. Cơm được bới đầy dĩa vuông vắn.

Xem Thêm 🌿Bài Cúng Rước Ông Bà💦 Về Ăn Tết

Hướng Dẫn Cách Cúng Rước Ông Bà

Cách Cúng Rước Ông Bà được nhiều gia đình quan tâm

Hướng Dẫn Cách Cúng Rước Ông Bà. Gia chủ có thể mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết bằng hai cách cúng được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó, hai cách cúng này cụ thể như sau:

• Cách thứ nhất: Con cháu chỉ cần làm mâm cỗ mặn và dâng cúng lên gia tiên vào trưa ngày 30 Tết. Khi khấn vái, gia chủ sẽ mời đích danh cũng như đúng tên tuổi của các cụ về để dự hưởng hoa hoa quả và đón Tết tại gia.

• Cách thứ hai: Vào chiều ngày 30 Tết, gia chủ và những người thân trong gia đình sẽ ra mộ tổ tiên, tiến hành dọn dẹp, sửa sang đồng thời thắp hương khấn vái để mời ông bà, gia tiên về nhà đón Tết cùng con cháu.

Sau khi đã hoàn thành nghi lễ cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn tết tại gia, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau để ăn bữa cơm tất niên đầm ấm, vui vẻ.

Theo đó, trong tất cả những ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên luôn luôn có sự hiện diện của ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Vì vậy, gia chủ phải chú ý luôn giữ cho hương không bị tắt, nến phải được thắp từ chiều ngày 30 Tết. Bên cạnh đó, gia chủ nên nhớ chỉ dùng hương vòng hoặc hương sào để giữ không khí ấm cúng, vui vẻ cho gia đình trong ngày Tết.

Chia Sẻ 🌿Bài Cúng Đưa Ông Bà💦Ngày Mùng 3 Tết

Cách Cúng Rước Ông Bà Ngày 30 Tết

Cách Cúng Rước Ông Bà 30 Tết được chia sẻ sau đây:

Cách Cúng Rước Ông Bà Ngày 30 Tết như thế nào? Việc cúng rước ông bà ngày 30 Tết nhằm thể hiện lòng biết ơn; hiếu thảo của con cháu tới tổ tiên và vong linh của những người đã khuất, là sự cảm tạ tới tổ tiên đã phù hộ độ trì cho toàn bộ con cháu trong gia đình một năm cũ qua đi bình an vô sự.

Cách cúng 30 rước ông bà không quá khó, tuy nhiên bạn cần phải chú ý đến đọc văn khấn cho đúng. Văn khấn ngày 30 Tết cúng rước ông bà cũng chính là nghi thức mời ông bà tổ tiên; vong linh đã khuất trong dòng họ về với gia chủ để cùng tụ họp, sum vầy và ăn Tết cùng với gia đình.

Văn khấn cúng rước ông bà ngày 30 Tết nhằm giúp cho gia chủ chuẩn bị được lời khấn cúng một cách suôn sẻ; thể hiện lòng thành tâm, sự biết ơn sâu sắc nhất tới các vị tổ tiên. Vì vậy, việc chuẩn bị văn khấn 30 Tết rước ông bà ngày 30 Tết cần được chuẩn bị kỹ càng; trang nghiêm, không được xem nhẹ, sơ sài.

Xem Thêm 🌿Bài Cúng Giỗ💦 Ông Bà Tổ Tiên, Cha Mẹ

Sắm Lễ Vật Cúng Rước Ông Bà 30 Tết

Để biết cách Sắm Lễ Vật Cúng Rước Ông Bà 30 Tết, hãy cùng theo dõi chia sẻ sau đây của SCR.VN.

Theo từng vùng miền, mâm cúng giao thừa Tết ngày 30 có những đặc điểm khác nhau, nhưng đều giữ được những nét chung cốt. Mâm cúng này thường bao gồm những vật phẩm như mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, trà, muối, gạo, quần áo và mũ nón mũ thần linh.

Ngoài ra, mâm cúng lễ mặn thường bao gồm thịt heo luộc hoặc gà trống luộc, bánh chưng, xôi, hoa tươi và các đồ ăn dặm, thực phẩm truyền thống mang đến may mắn và sự phồn thịnh cho gia đình. Phật tử có thể thực hiện mâm cúng chay với các loại thức ăn chay, hoa quả, thể hiện lòng thành kính và sự thuần khiết trong tâm linh của họ.

Mâm Cúng Rước Ông Bà 30 Tết

Mâm Cúng Rước Ông Bà 30 Tết như thế nào? Việc cúng rước ông bà ngày 30 Tết cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng sau:

  • Mâm ngũ quả
  • Hoa thờ (thường là hoa cúc vàng)
  • Rượu
  • Bánh kẹo
  • Thuốc lá
  • Nước ngọt
  • Cau trầu
  • Hương vàng (gồm hương vòng và hương cây)
  • Tiền vàng mã
  • Đèn hoặc nến

Mâm cỗ cúng: cỗ chay hoặc cỗ mặn. Nếu là cỗ mặn thì cần có xôi đồ và gà trống luộc cùng các món ăn truyền thống khác.

Tìm Hiểu 🌿Mâm Cúng Rước Ông Bà💦 Bài Cúng Chuẩn

Cách Bày Mâm Cúng Rước Ông Bà

Cách Bày Cúng Rước Ông Bà được nhiều người quan tâm

Cách Bày Mâm Cúng Rước Ông Bà. Vào trước ngày Tết các bạn cũng nên dành thời gian để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là khu vực bàn thờ rồi mới tiến hành cúng rước ông bà về ăn Tết.

Bên cạnh đó, người đại diện gia đình làm lễ cúng mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết trước khi cúng nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo lịch sự, gọn gàng để có thể thể hiện được sự kính cẩn, thành kính và trang nghiêm đối với ông bà, tổ tiên.

Các gia chủ cũng cần lưu ý, sau khi hoàn thành lễ cúng rước ông bà xong các bạn vẫn phải để hương cháy liên tục. Kể từ chiều 30 Tết tới khi hết Tết thì hương trên bàn thờ không được phép để tàn lụi. Nếu các bạn không thể canh chừng châm hương mới thì có thể sử dụng hương vòng để hương cháy được lâu.

Có rất nhiều gia đình thường chọn mua hoa và trái cây giả để thờ cúng vì có thể giữ được lâu. Tuy nhiên, các bạn không nên sử dụng hoa hay trái cây giả để chưng trên bàn thờ mà nên mua hoa và trái cây tươi thì tốt hơn.

Chia Sẻ 🌿Mâm Cúng Đưa Ông Bà 💦 Bài Cúng Chuẩn

Cách Vái Cúng Rước Ông Bà

Cách Vái Cúng Rước Ông Bà đơn giản, dễ nhớ

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…
Tại: ….
Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..
Nay nhân ngày….
Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của….
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.
Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần.
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Tham Khảo 🌿Văn Khấn Cúng Tạ Ơn 💦 Ông Bà Tổ Tiên

Văn Khấn Cúng Rước Ông Bà 30 Tết

Văn Khấn Cúng Rước Ông Bà 30 Tết hoàn chỉnh được nhiều gia chủ quan tâm

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại…

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Chia Sẻ 🌿Cách Cúng Mẹ Quan Âm💦 Cách Khấn Vái

Bài Cúng Rước Ông Bà Về Nhà Mới

Một số thông tin về cách Cúng Rước Ông Bà Về Nhà Mới cho bạn nào đang quan tâm.

Bài Cúng Rước Ông Bà Về Nhà Mới, bài khấn trước tổ tiên chi tiết:

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH.

Con tên là ….. Hôm nay ngày lành tháng tốt, là ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch)

Chúng con vừa dọn đến nhà mới ở địa chỉ:…………..

Nhờ ân phúc của tổ tiên, ông bà phù hộ mà gia đình đã tạo dựng được nơi ở mới. Hôm nay chúng con đã sắm sửa lễ vật, hoa quả hương nhang, trầu cau, xin thành tâm thắp nén nhang dâng lên án thờ. Kính cẩn cầu xin tổ tiên, chư vị hương linh nội ngoại chứng giám cho lòng thành, tề tựu về đây thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu được xuất nhập bình an, gia đạo thuận hòa, cuộc sống hưng thịnh, mọi điều bình an mạnh khỏe.

Chúng con cũng xin được rước tổ tiên về địa chỉ mới …. để tiếp tục được thờ phụng, hương nhang mỗi ngày, thể hiện chữ hiếu của con cháu.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận, thọ cảm ân sâu.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Tham Khảo 🌿Mâm Cơm Cúng Ông Bà💦 Bày Đẹp

Viết một bình luận