Cúng Cơm Vong Linh, Hương Linh [Nghi Thức, Cách Cúng Đúng Nhất]

Cúng Cơm Vong Linh, Hương Linh ❤️ Nghi Thức, Cách Cúng ✔️ Văn khấn vong linh trong lễ 49 ngày, cúng cơm người mới mất đúng nhất.

Cúng Cơm Vong Linh

Chia sẻ một số thông tin hay về Cúng Cơm Vong Linh:

Cúng vong linh và cúng cô hồn là tập tục, tín niệm dân gian có từ lâu đời, phổ biến trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Cúng vong linh thường thực hiện vào những ngày kỵ giỗ, con cháu soạn mâm cỗ dâng cúng ông bà cha mẹ và những người thân đã mất.

Cúng cô hồn là trai chủ phát tâm sắm sửa cơm nước lễ vật để phân phát, bố thí cho những vong hồn cô độc, đói khát, lang thang vất vưởng, không nơi nương tựa (trong dân gian thường cúng cô hồn vào các ngày đầu và cuối tháng âm lịch, vào các dịp giỗ-lễ của gia đình, đặc biệt bố thí rộng lớn trong tháng Bảy hàng năm).

Cúng Cơm Vong Bao Nhiêu Ngày

Cúng vong là người người ta cúng trong giai đoạn trung gian giữa sau khi chết và khi nhập vào. Giai đoạn đó có 49 ngày, nhưng không nhất định là 49 ngày. Có người ra khỏi thân lập tức đi ngay, có người thì 7 ngày, có người 14 ngày và giai đoạn cuối cùng là 49 ngày.

Giai đoạn này gọi là giai đoạn trung ấm, tức là khi thần thức chưa đầu thai thì người ta cúng cho nó, cúng để cảnh tỉnh họ, đừng đi lạc vào con đường tà, rơi vào tam ác đạo mà hãy hướng đến thiện đạo mà đi. Đó chính là cúng vong và khai thị cho vong. Còn qua thời gian đó, có cúng cũng chỉ là cầu siêu chứ không có tác dụng khai thị bởi vì họ đã đi rồi, ai vào địa ngục thì vào rồi, muốn ta ra khỏi ngục thì mình thăm hỏi, động viên thôi chứ không thể ai giúp cho họ thoát được, trừ khi họ cải tạo tốt.

Có thể bạn đang tìm kiếm nội dung ✅Bài Cúng Tất Niên Ngoài Trời✅ hay nhất

Cúng Cơm Vong Hay

Mỗi gia đình khi có người mất thường phải tiến hành các nghi lễ: Lễ ba ngày, Lễ cúng cơm (trong vòng 100 ngày), Cúng tuần, Lễ chung thất (cúng 49 ngày), Lễ tốt khốc (cúng 100 ngày), Lễ Tiểu Tường (giỗ đầu), Đại Tường (giỗ hết), Trừ phục (bỏ tang sau 27 tháng), Cải tang (bốc mộ), Kị nhật (giỗ từ năm 3 trở đi).

Theo quan niệm dân gian, người mới mất hầu hết sẽ trải qua giai đoạn trung gian để tìm cảnh giới tái sinh. Khi đó, linh hồn họ vẫn ở trong nhà và chờ qua các cửa âm phủ. Do vậy, người thân hàng ngày phải tiến hành nghi lễ cúng cơm để người đã khuất được yên lòng về với thế giới bên kia, không còn luyến tiếc gì nữa. Bên cạnh đó, bữa cơm còn là giây phút gia đình đoàn tụ, mọi người quây quần đầm ấm bên nhau.

Nay khi người thân đã đi xa, việc cúng cơm còn thể hiện sự tiếc thương sâu sắc và tấm lòng thành kính, là cơ hội để người sống giãi bày những tâm tư, nguyện vọng chưa kịp nói với người đã khuất. Chính vì vậy, việc cúng cơm mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Hướng dẫn cách soạn ✨Bài Cúng Tất Niên Cuối Năm✨ chuẩn nhất

Nghi Cúng Cơm Vong

Mời bạn đến với nội dung nghi thức cúng cơm cho vong linh được chia sẻ sau đây:

XƯỚNG: Tang Chủ tựu vì … Lễ tam bái … Bình thân giai quỳ.
TÁN: Tây Phương Tịnh Độ bạch Liên khai, Linh giả tùng tư quy khứ lai. Nhất niệm hoa khai thân kiến Phật, vĩnh vô bát nạn cập vô xâm.

XƯỚNG:

I). HƯƠNG HUÊ THỈNH:

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh …

 Tiền tràng phan hậu bảo cái, Quan Âm Như Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện. Đại Hùng, Đại Lực, Đại Thế Chí Bồ Tát giáng hạ chứng minh. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

 Duy Nguyện: Trăm năm ân ái nay ly biệt, hôm sớm vào ra bặt bóng hồng. Âm dương chia cách đành đôi ngã, nặng nợ tào khang một tấm lòng.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm sơ tuần … Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

II). HƯƠNG HUÊ THỈNH:

* Nam mô nhứt tâm phụng thỉnh …

 Bi nguyện sở tùng cứu thân khổ, phân thân biến độ thật nan lường. Địa Ngục vị không bất thành Phật, ngã kim khể thủ đại thệ vương. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

 Duy Nguyện: Sang cho mấy cũng rời thể xác, quý cho bao cũng biến mất ngày mai. Sướng cho bao cũng lao khổ đêm ngày, vui cho lắm cũng dường như sương tuyết.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm nhị tuần … “Xuân nữ”. Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

– Than ôi! Chiều xuống trên hoa thôn, người đi tê tái hồn. Bóng Trăng soi lờ lạt, tiếng dế khóc hoàng hôn.

 Hỡi ơi! Vinh hoa như tuyết giá, công danh giống hệt giấc mơ xa. Sanh bằng tỉnh ngộ nương về Đạo, Tu đắc Niết Bàn ấy thật là. Tiếp triệu phục vì Vong … Nhứt vị Thần (Chánh) Hồn.

– Tang Chủ kiền thành, tửu châm tam tuần … “Lớp nam”. Lễ nhị bái … Bình thân giai quỳ.

 Ô hô! Ơn xưa nhớ mãi, Tang mới đau hoài, than vì thể xác phôi pha, ngại thấy Kim Quan tàn tạ. Xuôi tay từ giả, thiêm thiếp ra đi. Tiếp triệu Hương Linh quay về bờ Giác.

* Tang Chủ tâm thành tấn phạn.

  • Nẳng mồ tát phạ đác tha nga đa, phạ lồ chỉ đế. Án tam bạt ra, tam bạt ra hồng(3 lần).
  • Nẳng mồ tô rô bà da, đác tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô, tô rô, bác ra tô rô, bác ra tô rô, ta bà ha. (3 lần).
  • Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần).

 Bát vàng cơm Hương Tích, Bình ngọc nước Triều Châu. Đầy vơi mùi Thiền vị, Con Cháu nguyện cúi đầu.

 Trăm hạnh Hiếu là gốc, muôn đức Hiếu là nguồn. Hay Thích tử Hiền tôn, Thần hay Người đồng trọng “Lớp trở” tâm thành, lễ vật, đủ đầy. Mong rằng, hồn Mẹ, về đây thọ dùng. Cơm canh lễ vật muôn trùng, chứng cho Con Cháu dâng cơm cúng dường.

– Tang Chủ kiền thành, trà châm chung tuần. Lễ nhị … bái.

– Tam tuần viên mãn, sở dĩ Kim Ngân phần hóa.

TỤNG CHÚ VÃNG SANH 

 Nẳng mồ a di đá bà dạ, đá tha già đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tỳ, a di lỵ đá tất đam bà tỳ, a di lỵ đá tỳ ca lan đế, a di lỵ đá tỳ ca lan đá, già di nhị già già na, chỉ đá ca lệ ta bà ha.

– Lễ tất thành tứ … bái.

Kinh Cúng Cơm Vong

Chia sẻ nội dung bài kinh cúng cơm vong đọc trong lễ cúng giỗ người đã khuất.

KINH TÂM YẾU BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Bồ Tát Quán Tự Tại thực hành sâu xa Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa Ngài soi thấy năm uẩn đều không độ hết thảy khổ ách.

Này Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng hành, thức cũng đều như thế.

Xá Lợi Tử! Tướng không của mọi Pháp không sinh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt, cho nên trong chân không không có sắc, không có thọ, tưởng hành, thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý . Không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới cho nên không có ý thức giới. Không có vô minh, cũng không có hết vô minh.

Cho đến không có già chết, cũng không có cái hết già chết, không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí tuệ cũng không có chứng đắc bởi vì vô sở đắc. Bồ Tát y Bát Nhã Ba La Mật Đa nên tâm không quản ngại, vì không quản ngại nên không sợ hãi, xa hẳn mộng tưởng điên đảo đạt tới cứu cánh Niết bàn. Ba đời chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa nên được đạo quả Vô Thượng Chính Đẳng, Chính Giác. Cho nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú trừ được hết thảy khổ chân thực không hư.

Vì vậy nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề sa bà ha” (3 lần)

HỒI HƯỚNG

Tụng kinh công đức thù thắng hạnh

Vô biên thắng phúc con hồi hướng

Khắp nguyện trầm nịch bao chúng sinh

Sớm về cõi Phật quang vô lượng

Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não

Nguyện được trí tuệ chân minh liễu

Khắp nguyện tội chướng đều tiêu trừ

Đời đời thường hành Bồ Tát đạo

Nguyện sinh Tây Phương cõi Tịnh độ

Chín phẩm hoa sen làm cha mẹ

Hoa nở thấy Phật chứng vô sinh

Bất thoái Bồ Tát đồng bạn lữ

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạọ.

PHỤC NGUYỆN

Tam Bảo chứng minh oai thần hộ niệm, Bồ tát, Thanh văn, Phạm vương, Đế Thích, bốn Thiên vương, chúng Thiên long, tám bộ Hộ pháp thần vương tất cả Thiện thần xin rủ lòng từ bi gia hộ.

Hiền tiền đệ tử chúng con nguyện đem công đức này hồi hướng Quốc gia hưng thịnh, Phật pháp trường tồn, nhân dân an lạc, gia đình phật tử chúng con bốn mùa không chút tai ương, quanh năm thêm lành cát khánh. Kế nguyện cầu siêu chư hương linh cửu huyền thất tổ, ông bà cha mẹ nhiều đời, bà con nhiều kiếp, các hương linh anh hùng chiến sĩ vì nước hy sinh, đồng bào tử nạn, khắp duyên trăm họ, nam nữ, mười hai loại cô hồn. Nương công đức này tới trước Tam Bảo dự lễ nghe kinh, mau xả đường mê siêu sinh Tịnh độ. Phục nguyện âm siêu, dương thái, Pháp giới chúng sinh tình cùng vô tình đều trọn thành Phật đạo.

TAM QUY

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ đề.

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển.

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lãnh đại chúng, hết thảy không ngại.

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo.

Gợi ý nội dung 🌿Bài Khấn Ông Công Ông Táo🌿 đầy đủ và chi tiết nhất

Bài Cúng Cơm Vong

Scr.vn giới thiệu bài cúng cơm vong chuẩn nhất.

Hỡi ôi! Thân tứ đại nhân duyên giả hợp, Luật vô thường công lệ xưa nay. Nương huyển thân sống tạm cõi trần, nhân duyên mãn trở về quê cũ. Than ôi! Kiếp phù thế như bèo mây tan hợp, kiếp nhân sinh là khúc tình trường. Sống cùng nhau đâu muốn cảnh phân ly, ngày vĩnh biệt lòng sầu vạn kỷ.

Lòng thành phụng thỉnh đã phân minh, Xin nguyện quang lâm chứng thịnh tình. Sơ lễ kính mừng đôi chén ngọc, Đài hoa ngồi tạm lắng nghe Kinh. Nắng mưa chưa phai hồn cỏ, tàn tạ còn chút hương hoa. Bao lời triệu thỉnh thiết tha, Hương Linh xin chứng tiệc hoa sẵn dành.

Người về âm cảnh xa ngàn dặm, kẻ ở dương gian luống ngậm ngùi. Tiếng khóc than đổi lại những tình thương. Ôi! Vong mau niệm Phật đưa Hồn về Cực Lạc.

Biển khổ mênh mông, sống ngập trời. Khách trần chèo chống giữa mù khơi. Thuyền ai ngược gió ai cuôi gió. Quanh quẩn cùng trong bể khổ thôi! ./.

Sắc không không sắc là lẽ vô thường. Việc sanh tử – tử sanh nào ai tránh được. Dẫu có lớn lao như trời đất. Mà còn thành trụ hoại không. Huống nhỏ nhoi nọ xác thân phàm. Sao tránh khổi sanh già bệnh tử được. Nếu sự còn còn mất mất, thì luật nhân quả ắt phải luân hồi. Nếu khóc khóc thương thương, thì lòng bi đác vẫn là chắp trước. Tuy nhiên tình người là trọng, nghĩa đạo lại càng cao. Ôi! Hoa rơi lá rụng gốc cành sao chẳng đau thương. Kẻ ở người đi cảnh ấy tình này dễ gì không ảo não./.

Thu diệp phong tiền lạc. Xuân hoa võ hận hồng. Bóng phù du thấp thoáng có rồi không. Hồn hồ điệp mơ màng, mơ lại tỉnh. Duyên tiền triệu thỉnh. Triệu thỉnh vong hồn, vong hồn ơi!. Hà xứ vong hồn. Tiền lộ minh minh vô tính trượng. Tư thời pháp hội tịch tính hứa văn tri. Cảnh thăng trầm hiệp hiệp ly ly. Tâm mộng uyển sanh sanh diệt diệt. Nơi biển khổ nếu chẳng nhờ Phật lực kiếp trần khó khỏi u luân. Rời pháp sự đề phan thần lấy pháp lực độ hồn về cực lạc./.

Thân người nào có bao lâu. Nhộn nhàn trong cuộc bể dâu. Xuân xanh mới đó bạc đầu rồi đây. Ba vạn sáu ngàn ngày công khó. Đem chia phần cho đó một hòm. Của tiền để lại cháu con. Bao nhiêu tội lỗi phần hồn lãnh riêng. Chốn cửu tuyền khác miền dương thế. Qủy ngưu đầu chẳng nể chẳng kiêng ai. Tội tình nghiệp khổ liên miên. Khuyên vong giả mau mau tỉnh giấc. Niệm Di Đà giác ngộ đạo tâm./.

Cuộc trần thế không qua chiếc bóng. Kiếp nhân sinh là giấc mộng hoàn lương. Phù sanh là kiếp vô thường. Ngậm ngùi trước cảnh âm dương chia lìa. Lá vàng còn ở trên cây. Lá xanh rụng xuống sầu này sao vơi. Canh thâu thổn thức đêm dài. Trăm năm chưa hết tháng ngày nhớ con. Cha sanh ta còn Mẹ nuôi ta cực khổ.

Nghĩ thương Cha Mẹ xót xa tấm lòng. Nuôi con cực khổ ẩm bồng. Trời cao vồi vọi khó mông đáp đền. Chí thành dâng nén tâm hương. Nguyện cầu chư Phật mười phương chứng lòng. Độ hồn vong giả thong dong. Nương về cõi Phật thoát vòng trầm luân. Kể từ buổi chân rời miền hợp số. Gạt lệ sầu đến chổ đức từ bi. Tụng tôn kinh cầu bạn đến liên trì.

Hỏi Phật thiên tuy để vong gia vui vầy nơi đất tịnh. Nếu sự còn còn mất mất. Thì luật nhân quả ắt phải luân hồi. Nếu khóc khóc thương thương. Thì lòng bi đác vẫn là chắp trước. Chốn cửu tuyền khác miền dương thế. Quỷ ngưu đầu chẳng nể chẳng kiên ai. Tội hành nghiệp khổ liên miên. Khuyên vong giả mau mau tỉnh giác.

Kiếp phù sinh như hình bào ảnh. Có câu rằng: “Vạn cảnh giai không”. Ai ai lấy Phật làm lòng. Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi. Muôn nhờ Phật lực từ bi. Giải oan cứu khổ hồn về tây phương./.

Trăm năm kiếp sống một phút hơi tàn. Công danh sự nghiệp án mây tan. Phú quí vinh hoa, cơn gió thoảng. Tình người xuân mộng, nghĩa tợ thu sương. Sống chung nhà, thác lại riêng đường. Đến vui vẻ, nhưng đi thương tiếc. Cho hay trăng tròn vội khuyết. Hoa nở để rồi tàn. Bóng hoàng hôn chưa hết với thời gian. Nhìn nhà củ vẫn còn cùng tuế nguyệt. Mà người thương đã vĩnh biệt nhau rồi./.

Một kiếp không tu muôn kiếp khổ. Một kiếp không ngộ vạn giờ mê. Vong mau sáng suốt chơn tâm. Nghe câu niệm Phật chơn tâm thanh nhàn. Của đời muôn thứ khó đem theo. Đem theo chỉ tại nghiệp gieo của mình. Vô thường chợt đến thình lình.

Mới hay kiếp sống là hình chiêm bao. Danh mà chi lợi mà chi. Hai chữ công danh nào có ra gì?. Hãy nhớ phú quý như mây tan rồi hợp. Sang cho mấy cũng rồi một kiếp. Giàu đến đâu cũng chỉ một đời. Thân tứ đại lấy đâu làm chắc. Đường sanh tử thấy liền trước mắt. Tứ đại này là cái giã thân. Vậy hồn muốn đặng siêu thăng. Thì hồn nên phải sám hối ăn năng lỗi mình./.

Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết. Ruột héo khô da rét căm căm. Dãi dầu trong mấy mươi năm. Than thở dưới năm nằm dưới sương. Nhờ đức Phật thần thông quảng đại. Chuyển pháp luân tam giới thập phương. Nhờ pháp lực siêu sanh tịnh thổ. Phóng hào quang cứu khổ hương linh./.

Cúng Cơm Vong Hàng Ngày

Cúng cơm vong hàng ngày không thể thiếu bài khấn để dâng lên thần linh, bày tỏ lòng thành kính đến bậc bề trên che chở, bảo bọc người đã mất.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần quân.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………

Hôm nay là ngày…… Tháng…… Năm………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………

Vâng theo lệnh của mẫu thân/phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân lễ Chúc Thực theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành,

Trước linh vị của: Hiển… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Thiết nghĩ! Nhân sinh tại thế,

Họa mấy người sống tám, chín mươi,

Đôi ba mươi năm cũng kể một đời.

Song vận số biết làm sao tránh được

Nhớ hồn thuở trước: trong buổi xuân xanh

Ơn mẹ cha đạo cả sinh thành, đêm ngày dạy dỗ:

Đường ăn, nỗi ở, việc cửa việc nhà.

Lại lo bề nghi thất, nghi gia

Cho sum họp trúc, mai mấy đóa

Cương thường đạo cả, lòng những lo hiếu thảo đền ơn

Nếp kiệm cần hằng giữ sớm hôm.

May nối được gia đường cơ chỉ,

Ba lo bảy nghĩ, vất vả trăm bề

Cho vẹn toàn đường nọ lối kia,

Tuy khó nhọc chưa cam thỏa dạ;

Bỗng đâu gió cả, phút bẻ cành mai,

Hoa lìa cây, rụng cánh tơi bời.

Yến lìa tổ, kêu xuân vò võ.

Tưởng hồn trường thọ, dìu con em, khuyên nhủ nên người.

Ai ngờ trăng lặn sao dời, hồn đã biến về nơi Tây Trúc

Từ nay lấy ai chăm sóc, ngõ cúc, tường đào.

Từ nay quạnh bóng ra vào, cõi Nam, cành Bắc.

Ngày chầy sáu khắc, đêm vắng năm canh:

Tưởng phất phơ thoáng hiện ngoài mành.

Tưởng thấp thoáng bóng hình trên khói

Hiên mai bóng rọi, vào ngẩn ra ngơ.

Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh

Ai hay số mệnh!

Thuốc trường sinh, cầu Vương mẫu chưa trao.

Bút Chú tử, trách Nam Tào sớm định.

Bùi ngùi cám cảnh, tuôn rơi hàng nước mắt dầm dầm

Nhớ nơi ăn, chốn ở, buồng nằm:

Như cắt ruột, xét lòng con trên trần thế.

Mấy dòng kể lể. Chiêu hồn về than thở nguồn cơn.

Cầu anh linh phù hộ cháu con.

Cầu Thần Phật độ trì, cho vong hồn siêu thoát

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Bật mí cách soạn ☪️Bài Cúng Xe Hàng Tháng☪️ chuẩn nhất

Văn Cúng Cơm Vong

Mời bạn đến với nội dung bài văn cúng cơm vong đúng nhất.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư Gia Tiên Cao Tằng Tổ Tiên nội ngoại họ…

Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch).

Chính ngày giỗ của:…

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tất thành.

Thành khẩn kính mời:…

Mất ngày tháng năm (Âm lịch):…

Mộ phần táng tại:…

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Dì và toàn thể các Hương Linh Gia Tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Cúng Cơm Trong Vòng 49 Ngày

Như đã nói ở trên, cách cúng cơm cho người đã mất như thế nào còn tùy thuộc vào tôn giáo, vùng miền, dân tộc,… Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cách cúng cơm thường được sử dụng nhất.

Bài Khấn Đọc

Đối với bài khấn đọc, có rất nhiều cách khấn khác nhau. Người công giáo thì thường tổ chức các buổi đọc kinh cho người mất kéo dài rất nhiều ngày sau đó. Phật giáo có bài khấn riêng, tuy nhiên để biết chính xác nên đọc bài nào, các bạn hãy tìm sự giúp đỡ của một vị sư hiền đức nhé.

Còn với những ai không theo đạo nào,cách khấn của họ rất đơn giản chỉ xin ông thổ công cho vong linh được vô nhà ăn cơm, chắp hai tay khấn bằng miệng không có mõ chiêng.

Đối Với Người Mới Mất

Cách cúng cơm cho người mới mất trong 100 ngày đầu không quá phức tạp. Gia đình sẽ làm bữa cơm nhỏ, chuẩn bị 3 bát cơm, dàn thành hàng ngang, đặt đôi đũa lên bát cơm ở giữa, bát này thường sẽ đầy nhất.

Bởi vì bát này sẽ dành cho người mất, hai bát bên cạnh dành cho tả hữu thần quang. Hai chiếc bát hai bên để mỗi bát một chiếc đũa bởi theo quan niệm nếu để hai chiếc cô hồn dã quỷ có thể tranh cơm với người đã mất. Gia chủ luộc lên 1 quả trứng, bóc sạch vỏ, thêm 1 thìa muối trắng, 1 bát canh kèm thìa đặt, 1 chén nước sạch lên mâm cơm cúng. Xắt 7 lát gừng đặt lên đối với người mất là nam giới, 9 lát gừng cho nữ giới. Theo quan niệm, mâm cơm phải đủ cơm, muối và nước thì mới đúng chuẩn. Trứng có thể có có thể không cũng được.

Điểm qua những 🍃Bài Cúng Thôi Nôi Bé Gái🍃 và cách thực hiện nghi lễ

Nghi Thức Cúng Cho Vong Linh

Sau khi cúng 100 ngày, người Việt cũng vẫn tiếp tục cúng cơm hàng ngày cho người đã mất để tỏ lòng thành kính, sự thương tiếc nhớ nhung, tiễn đưa người mất trên con đường đi xuống cửu tuyền. Hành động này có ý nghĩa rất cao đẹp, bởi vậy cần tìm hiểu để cúng cơm được đúng cách giúp người đã mất sớm siêu thoát.

Nếu gia chủ theo Phật Giáo có thể mời sư thầy về đọc kinh tại nhà, điều này rất tốt cho người đã mất, tương truyền rằng nếu đọc đủ các bộ kinh người mất sẽ không còn cảm thấy khổ đau, nhẹ nhàng siêu thoát, trước khi đi sẽ báo mộng cho gia chủ để cảm ơn.

Đối với mâm cơm cúng lưu ý rằng, mâm cơm hàng ngày khác với cơm cúng 100 ngày bởi sẽ có đầy đủ các món mặn nhạt, nên chuẩn bị các món mà khi còn sống người mất ưa thích để dâng lên. Nếu quá bận không thể chuẩn bị hàng ngày hoặc không có điều kiện làm cơm cúng, hãy sắp xếp làm cơm cúng hàng tuần hoặc hàng tháng.

Nếu mời sư thầy về giảng kinh phật thì nên kèm theo các bữa cơm cúng chay với đồ ăn nhẹ nhàng, bữa cơm chay mang ý nghĩa giúp người mất được thanh tịnh, dễ dàng siêu thoát và ít tội nghiệp hơn.

Lưu ý quan trọng đó là trong 49 ngày đầu nhất định không được cúng đồ mặn chỉ cúng đồ chạy, sau buổi lễ 49 ngày cho người đã khuất mới bắt đầu làm cơm cúng mặn.

Cách chuẩn bị và soạn 🔮Bài Cúng Thôi Nôi Bé Trai🔮 miền Bắc, Trung, Nam

cúng cơm vong

Cách Bày Cơm Cúng Vong

Phải cúng như thế nào cho đúng, tại bàn vong linh có cúng 3 chén cơm, đồ ăn, hương hoa trà quả. Cơm gồm một chén giữa đầy cúng cho vong linh người mới chết, hai chén hai bên thì hơi lưng để hai bên, biểu hiện hai bên vai giác, kiến cho những người hầu cận vong linh Thầy cúng gọi là Tả mạng thần quang, Hữu mạng thần quang.

Có nơi cúng 3 chén, có nơi cúng 6 chén, không nên để 5 chén là sai. Ý nghĩa chén cơm ở giữa có cắm đôi đũa, hai chén cơm hai bên mỗi chén một chiếc đũa là cúng cơm cho vong linh (ma mới) mới ăn. Tuy nhiên, nếu hai bên để mỗi nơi một đôi đũa nữa thì các cô hồn (ma cũ) sẽ đến dành giựt, vong mới không được ăn, nên có thành ngữ “ma cũ ăn hiếp ma mới” là vậy. Theo quý Thầy cúng thì nghi thức nầy không phải của Phật giáo, mà chỉ làm theo tục lệ tín ngưỡng dân gian từ xa xưa lưu truyền lại.

Trên đây là nội dung bài khấn, bài kinh và các bước để làm lễ cúng cơm vong. Bạn chia sẻ bài viết để mọi người biết thêm thông tin và thực hiện theo nhé.

Viết một bình luận