Bảng Chữ Cái Kanji Đầy Đủ ❤️️ Cách Đọc Chữ Kanji N5 ✅ Những Thông Tin Dưới Đây Sẽ Giúp Ích Rất Nhiều Cho Các Bạn Đọc Đang Bắt Đầu Học Ngôn Ngữ Này.
Bảng Chữ Kanji Là Gì
Bảng Chữ Kanji Là Gì? Kanji (tiếng Nhật: 漢字; âm Hán Việt: Hán tự), còn gọi là chữ Hán tiếng Nhật, là những chữ Hán được dùng để viết tiếng Nhật.
Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng ba loại văn tự là kanji, hiragana và katakana. Hiragana và katakana đều là văn tự âm tiết, mỗi chữ hiragana và katkana biểu thị một âm tiết. Hiragana được dùng để ghi hư từ, tiếp vĩ ngữ khuất chiết, một số thực từ, katakana dùng để ghi từ mượn, từ tượng thanh, một số thuật ngữ khoa học. Kanji là văn tự ngữ tố, mỗi chữ kanji biểu thị một ngữ tố hoặc một từ. Kanji được dùng để ghi thực từ.
Bảng Chữ Cái Kanji Cơ Bản
Tham khảo Bảng 60 Chữ Cái Kanji Cơ Bản được ứng dụng nhiều trong đời sống sau đây.
Chia Sẻ ⏩ Bảng Chữ Cái Hiragana Đầy Đủ ❤️️ Cách Đọc Bảng Hiragana
Bảng Chữ Cái Kanji Có Bao Nhiêu Chữ
Bảng Chữ Cái Kanji Có Bao Nhiêu Chữ : Thực tế là số lượng Kanji trong tiếng Nhật so với số lượng chữ Hán mà người học tiếng Trung phải học là ít hơn rất nhiều.
2136 chữ kanji được chấp nhận sử dụng chính thức trong ngành xuất bản, và 1945 chữ kanji là tổng số chữ mà Bộ giáo dục Nhật Bản yêu cầu đưa vào giảng dạy trong trường học. Nhưng đối với chúng ta – những người không quen sử dụng chữ tượng hình như là ngôn ngữ chính thức thì 1945 chữ kanji vẫn là một con số khá lớn.
Gợi Ý 🍀 Bảng Chữ Cái Katakana Và Hiragana ❤️ Mẫu Chữ Chuẩn
Bảng Chữ Cái Kanji N5
Cùng tham khảo Bảng Chữ Cái Kanji N5 gồm danh sách các từ Kanji ở mức độ N5.
Kanji | Âm hán việt | Nghĩa | Âm On | Âm Kun |
日 | nhật | mặt trời, ngày | ニチ, ジツ nichi, jitsu | ひ hi, bi |
一 | nhất | một; đồng nhất | イチ, イツ ichi, itsu | ひと- hito |
国 | quốc | nước; quốc gia | コク koku | くに kuni |
人 | nhân | nhân vật | ジン, ニン jin, nin | ひと hito |
年 | niên | năm; niên đại | ネン nen | とし toshi |
大 | đại | to lớn; đại lục | ダイ, タイ dai, tai | おお- oo(kii) |
十 | thập | mười | ジュウ, ジッ, ジュッ juu, jiQ | とお tou |
二 | nhị | hai | ニ ni | ふた futa |
本 | bản | sách, cơ bản, bản chất | ホン hon | もと moto |
中 | trung | giữa, trung tâm | チュウ chuu | なか naka |
長 | trường, trưởng | dài; trưởng | チョウ choo | ながい naga(i) |
出 | xuất | ra, xuất hiện, xuất phát | シュツ, スイ shutsu, sui | でる, だす de(ru), da(su) |
三 | tam | ba | サン san | みつ mi(tsu) |
時 | thời | thời gian | ジ ji | とき toki |
行 | hành, hàng | thực hành;ngân hàng, đi | コウ, ギョウ koo, gyoo | いく, おこなう i(ku), okonau |
見 | kiến | nhìn; ý kiến | ケン ken | みる miru |
月 | nguyệt | mặt trăng, tháng | ゲツ, ガツ getsu, gatsu | つき tsuki |
後 | hậu | sau | ゴ, コウ go, koo | あと ato |
前 | tiền | trước | ゼン zen | まえ mae |
生 | sinh | sống; học sinh(chỉ người) | セイ, ショウ sei, shoo | いきる ikiru |
五 | ngũ | năm (5) | ゴ go | いつつ itsutsu |
間 | gian | trung gian, không gian | カン, ケン kan, ken | あいだ aida |
友 | hữu | bạn | ユウ yuu | とも tomo |
上 | thượng | trên | ジョウ, ショウ joo, shoo | うえ,かみ ue, kami |
東 | đông | phía đông | トウ too | ひがし,あずま higashi (azuma) |
四 | tứ | bốn | シ shi | よつ yotsu |
今 | kim | hiện tại, lúc này | コン, キン kon, kin | いま ima |
金 | kim | vàng, kim loại | キン, コン kin, kon | かね kane |
九 | cửu | chín (9) | キュウ, ク kyuu, ku | ここのつ kokonotsu |
入 | nhập | vào; nhập môn | ニュウ nyuu | はいる, いれる hairu, ireru |
学 | học | học | ガク gaku | まなぶ manabu |
高 | cao | cao | コウ koo | たかい takai |
円 | viên | tròn; tiền Yên | エン en | まるい marui |
子 | tử | con, phần tử | シ, ス shi, su | こ ko |
外 | ngoại | bên ngoài | ガイ, ゲ gai, ge | そと soto |
八 | bát | tám | ハチ hachi | やつ yatsu |
六 | lục | sáu | ロク roku | むつ mutsu |
下 | hạ | dưới | カ, ゲ ka, ge | した, しも shita, shimo |
来 | lai | đến; tương lai, vị lai | ライ, タイ rai | くる kuru |
左 | tả | trái, bên trái | サ, シャ sa | ひだり hidara |
気 | khí | không khí, khí chất | キ, ケ ki, ke | いき iki |
小 | tiểu | nhỏ, ít | ショウ shoo | ちいさい,こ chiisai, ko |
七 | thất | bảy (7) | シチ shichi | なな,ななつ nana, nanatsu |
山 | sơn | núi, sơn hà | サン, セン san | やま yama |
話 | thoại | nói chuyện, đối thoại | ワ wa | はなし hanashi |
女 | nữ | phụ nữ | ジョ, ニョ jo, nyo | おんな onna |
北 | bắc | phía bắc | ホク hoku | きた kita |
午 | ngọ | buổi trưa, ngọ | ゴ go | うま uma |
百 | bách | trăm | ヒャク hyaku | もも momo |
書 | thư | viết; thư đạo | ショ sho | かく kaku |
先 | tiên | trước | セン sen | さき saki |
名 | danh | tên | メイ, ミョウ mei, myoo | な na |
川 | xuyên | sông | セン sen | かわ kawa |
千 | thiên | nghìn | セン sen | ち chi |
休 | hưu | nghỉ ngơi, về hưu | キュウ kyuu | やすむ yasumu |
父 | phụ | cha | フ fu | ちち chichi |
水 | thủy | nước | スイ sui | みず mizu |
半 | bán | một nửa | ハン han | なかば nakaba |
男 | nam | nam giới | ダン, ナン dan, nan | おとこ otoko |
西 | tây | phía tây | セイ, サイ sei, sai | にし nishi |
電 | điện | điện, điện lực | デン den | |
校 | hiệu | trường học | コウ koo | めん men |
語 | ngữ | ngôn ngữ, từ ngữ | ゴ go | かたる kataru |
土 | thổ | đất; thổ địa | ド, ト do, to | つち tsuchi |
木 | mộc | cây, gỗ | ボク, モク boku, moku | き ki |
聞 | văn | nghe, tân văn (báo) | ブン, モン bun, mon | きく kiku |
食 | thực | ăn | ショク, ジキ shoku | くう taberu |
車 | xa | xe | シャ sha | くるま kuruma |
何 | hà | cái gì, hà cớ = lẽ gì | カ ka | なん,なに nan, nani |
南 | nam | phía nam | ナン nan | みなみ minami |
万 | vạn | vạn, nhiều; vạn vật | マン, バン man, ban | よろず yorozu |
毎 | mỗi | mỗi (vd: mỗi người) | マイ mai | ごと goto |
白 | bạch | trắng, sạch | ハク, ビャク haku, byaku | しろい shiroi |
天 | thiên | trời, thiên đường | テン ten | あま ama |
母 | mẫu | mẹ | ボ bo | はは, haha, okaasan |
火 | hỏa | lửa | カ ka | ひ hi |
右 | hữu | phải, bên phải | ウ, ユウ u, yuu | みぎ migi |
読 | độc | đọc | ドク doku | よむ yomu |
雨 | vũ | mưa | ウ u | あめ ame |
安 | an | yên, bình an | アン an | やすい yasui |
飲 | ẩm | uống | イン in | のむ nomu |
駅 | ga | ga, ga tàu | エキ eki | |
花 | hoa | hoa | カ ka | はな hana |
会 | hội | hội, hội nhóm, hội đồng | カイ kai | あう au |
魚 | ngư | con cá | ギョ gyo | さかな, うお sakana, uo |
空 | không | rỗng không, hư không, trời | クウ kuu | そら, あく,から sora, aku, kara |
言 | ngôn | ngôn (tự mình nói ra) | ゲン, ゴン gen, gon | いう iu |
古 | cổ | ngày xưa… | コ ko | ふる.い furui |
口 | khẩu | cái miệng, con đường ra vào | コウ, ク kou, ku | くち kuchi |
耳 | nhĩ | tai, nghe | ジ ji | みみ mimi |
社 | xã | đền thờ thổ địa, xã tắc, xã hội | シャ sha | やしろ yashiro |
手 | thủ | tay, làm, tự tay làm | シュ shu | て te |
週 | chu | vòng khắp, một tuần lễ | シュウ shuu | |
少 | thiếu | ít, một chút, trẻ | ショウ shou | すく.ない, すこ.し sakunai, sukoshi |
新 | tân | mới, trong sạch | シン shin | あたら.しい, あら.た, にい- atarashii, arata, nii |
足 | túc | cái chân, bước, đủ | ソク soku | あし, た.りる, た.す ashi, tariru, tasu |
多 | đa | nhiều, khen tốt, hơn | タ ta | おお.い ooi |
店 | điếm | tiệm, nhà trọ | テン ten | みせ mise |
道 | đạo | đường cái thẳng, đạo lý, đạo tràng… | ドウ dou | みち michi |
立 | lập | đứng thẳng, gây dựng | リツ ritsu | た.つ, た.てる tatsu, tateru |
買 | mãi | mua | バイ bai | か.う kau |
分 | phân | chia, tách rẽ.. | ブン, フン, ブ bun, fun, bu | わ.ける, わ.け, わ.かれる wakeru, wake, wakareru |
目 | mục | con mắt, nhìn kỹ… | モク moku | め me |
Tham Khảo 🍀 Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Đầy Đủ ❤️Cách Học,Cách Đọc A-Z
Bảng Chữ Cái Kanji Trong Tiếng Nhật
Hướng dẫn bạn đọc cách viết Bảng Chữ Cái Kanji Trong Tiếng Nhật cơ bản sau đây.
Khi bắt tay vào viết Kanji có lẽ các bạn sẽ nghĩ rằng mình có thể viết tùy thích miễn sao tổng quan hình dạng của chữ trông không bị sai so với chữ gốc là được, tuy nhiên việc tuân thủ thứ tự nét khi viết Kanji là một điều rất quan trọng. Trong Hán tự học, thứ tự viết chữ bao gồm 2 nội dung: một là hướng đi của nét bút,
Ví dụ như: nét ngang thì phải đi từ trái sang phải, nét sổ thì đi từ trên xuống dưới; hai là thứ tự trước sau trong khi viết các nét chữ hay còn gọi là thứ tự nét bút. Hai yếu tố trên khi hợp lại sẽ đảm bảo chữ Hán được viết đúng thứ tự.
Mục đích chủ yếu của việc viết chữ theo đúng thứ tự là để khi viết có thể đưa bút thuận tay và phù hợp với nguyên lí cấu hình của chữ Hán, làm cho nét bút thuận tay để viết được nhanh, làm cho chữ viết ra đều đặn, ổn định.
Mặc dù có nhiều bạn khi học hoàn toàn có thể viết Kanji đúng mà không cần tuân thủ các nét viết, thay vào đó là viết theo sự thuận tay của mình. Tuy nhiên, với các bạn bắt đầu học tiếng Nhật, và để có thể viết chữ Hán đẹp, mà quan trọng hơn là viết được đủ nét, không bị thiếu nét và làm quen nhanh với chữ Hán thì việc tuân thủ quy tắc về thứ tự nét bút rất quan trọng.
Xem Thêm🍀 Bảng Chữ Cái Tiếng Thái Lan Đầy Đủ ❤️ Cách Học, Cách Đọc
Bảng Chữ Cái Kanji Có Phiên Âm
Chia sẻ đến bạn đọc Bảng Chữ Cái Kanji Có Phiên Âm được nhiều bạn đọc quan tâm sau đây.
Hãy áp dụng ngay các nguyên tắc sau đây khi tự học kanji thật tốt nhé:
- Bước 1: Hiểu nghĩa từ Kanji
- Ấn vào từng chữ Kanji để hiểu ý nghĩa triết tự, âm Hán Việt cùng giải nghĩa của nó. Học kanji theo hình ảnh miêu tả sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều.
- Bước 2: Viết Kanji
- Khi hiểu nghĩa và âm Hán Việt, bạn sẽ học viết theo những nét được hướng dẫn. Có những nét nào, thứ tự viết ra sao… sẽ được hiển thị cụ thể trên ứng dụng. Bạn chỉ cần viết phụ họa theo là luyện thật nhiều lần cho nhớ nét.
- Bước 3: Nghe lượt đầu
- Sau khi đã nhớ được ý nghĩa, âm Hán Việt, cách viết của từ đó. Mở file nghe để nghe một lượt Kanji. Cùng các ví dụ cho chữ kanji đó để biết được cách ghép âm onyomi và kunyomi như thế nào. Chú ý những trường hợp đặc biệt không theo quy tắc âm.
- Bước 4: Nghe và nhắc lại
- Nghe và đọc lại theo từng từ Kanji, từng ví dụ mỗi cái 5 lần. Ghi nhớ mặt chữ và cách đọc chữ đó sâu hơn.
- Bước 5: Nghe không nhìn chữ và viết lại
- Đây là bước vô cùng quan trọng và tuyệt đối không thể bỏ qua bạn nhé. Bước này sẽ luyện cho chúng ta tư duy tốt hơn, nhớ lâu hơn chữ kanji đó. Việc luyện viết thật nhiều sẽ là bí kíp để bạn có thể nhớ và viết Kanji tốt nhất.
Tìm Hiểu 💦 Bảng Chữ Cái Tiếng Hàn Đầy Đủ ❤️ Chữ Cái Hàn Quốc
Bảng Chữ Cái Kanji Và Cách Đọc
Video sau đây sẽ chia sẻ Bảng Chữ Cái Kanji Và Cách Đọc chi tiết nhất cho các bạn đọc quan tâm đến.
Một số thông tin hay khác về cách học chữ Kanji hiệu quả ?
Để có thể học Kanji một cách tiết kiệm công sức, hiệu quả tiết kiệm và thời gian thì chìa khóa nằm ở “Bộ Thủ”. Các bạn hãy thử nhìn các chữ Kanji sau đây và phát hiện chúng có điểm gì chung nhé?
Chúng đều sở hữu một bộ phận giống nhau phải không nào? Hay nói cách khác, chúng có chung Bộ thủ.
Bộ thủ của Kanji là gì ? : Một chữ Kanji có thể chia tách thành nhiều bộ phận nhỏ hơn như trên và mỗi bộ phận nhỏ cấu tạo nên Kanji như vậy được gọi là bộ Thủ.
Thay vì học Kanji một cách máy móc, bằng việc học thuộc lòng từng mặt chữ trong tổng cả ngàn chữ đầy đơn điệu tẻ nhạt, chúng ta hoàn toàn có thể đơn giản hóa những thứ cốt yếu cần nhớ xuống, đó là tập trung vào bộ Thủ, mà số lượng Bộ Thủ thì ít hơn số lượng Kanji rất nhiều. Thực tế là tất cả các Kanji đều là sự kết hợp của 214 bộ thủ.
Như vậy, học bộ thủ không có nghĩa là mất thêm thời gian và thêm cái để ghi nhớ mà chính là phương tiện để rút ngắn thời gian và giúp ghi nhớ Kanji một cách khoa học.
Tham Khảo 💦 Bảng Chữ Cái Tiếng Anh ❤️ Cách Đọc Chữ Cái Alphabet
Cách Đọc Bảng Chữ Kanji
Chia sẻ về Cách Đọc Bảng Chữ Kanji sau đây: Khi mọi người đi học thường chỉ được biết về kunyomi ( âm huấn ) và onyomi ( âm độc ) và âm độc được coi là cách đọc theo chữ hán, dù vậy cùng một chữ Hán khi đọc theo âm on lại có nhiều kiểu phiên âm khác nhau là
- Cách đọc Go-on (呉音, “Ngô âm”) có xuất xứ từ cách phát âm trong thời kỳ Nam-Bắc triều ở Trung Quốc hay Bách Tế ở Triều Tiên, vào thế kỷ thứ 5 – 6. “Ngô” ở đây chính là nước Ngô ở Trung Quốc (nằm trên địa hạt nay là thành phố Thượng Hải).
- Cách đọc Kan-on (漢音, “Hán âm”) có xuất xứ từ cách phát âm trong thời kỳ nhà Đường vào khoảng thế kỷ thứ 7 – 9, chủ yếu lấy cách phát âm ở kinh đô Trường An (長安,长安) của nhà Đường làm tiêu chuẩn.
- Cách đọc Tō-on (唐音, “Đường âm”) có xuất xứ từ cách phát âm của các triều đại sau đó, như nhà Tống (宋) và nhà Minh (明). Đây là cách đọc chủ yếu được du nhập trong các thời kỳ Heian (平安) cho đến Edo (江戸).
- Cách đọc Kan’yō-on (慣用音, “Quán dụng âm”) là những cách đọc ra đời do bị biến đổi, nhầm lẫn và được người Nhật chấp nhận trong ngôn ngữ của họ.
Ngoài ra còn một cách đọc chữ Hán nữa là cách đọc theo âm Hán Việt, cái này đối với người Nhật không có ý nghĩa mấy nhưng đối với người Việt Nam chúng ta thì có ý nghĩa rất lớn vì bản thân trong tiếng Việt có tới 70% là từ Hán Việt, với những từ như thế khi học chúng ta dễ nhớ hơn vì nó là từ rất quen thuộc.
Chia Sẻ 💦 Bảng Chữ Cái Tiếng Việt ❤️ Cách Học Chữ Cái Việt Nam