Thuyết Trình Về Môi Trường ❤️️ Ô Nhiễm Và Bảo Vệ Môi Trường ✅ Tuyển Tập Những Bài Viết Hay, Ý Nghĩa Nhất Được Chọn Lọc Và Chia Sẻ Tại SCR.VN.
Dàn Ý Thuyết Trình Về Môi Trường
Tham khảo dàn ý thuyết trình về môi trường dưới đây sẽ giúp các em học sinh định hướng và nắm vững bố cụ chi tiết để dễ dàng triển khai bài viết của mình.
I/ Mở bài: Nêu lên vấn đề môi trường và tầm quan trọng của vấn đề.
– Môi trường sống thế giới đang ngày càng ô nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau tác động trong đó con người là tác nhân chính.
– Vấn đề môi trường đang được toàn thế giới quan tâm.
II/ Thân bài:
1/ Nêu lên thực trạng môi trường hiện nay
– Môi trường đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng do chính con người gây nên.
– Mỗi năm có hàng triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh ung thư….
2/ Chứng minh khi con người tàn phá môi trường là tự làm hại bản thân
– Các thành phố lớn chất thải dân cư, chất thải y tế…không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn đất nguồn nước nhiễm bẩn, độc hại gây nên nhiều bệnh tật khác nhau.
– Khí thải xe máy, ô tô, ngày càng lớn do lưu lượng xe cộ tăng đột biến gây nên các vấn đề bệnh hô hấp.
– Khu công nghiệp, xí nghiệp xả thải nước thải trực tiếp vào các con sông gây nhiễm bẩn nguồn nước, nguồn đất. Khí thải ô nhiễm không khí, thủng tầng ozon…
– Nạn chặt phá rừng bừa bãi, phá hại rừng đầu nguồn gây lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,..ảnh hưởng trực tiếp đến thiên nhiên và con người.
– Khai thác triệt để nguồn tài nguyên từ sông, hồ, biển, đánh bắt tràn lan gây cạn kiệt nguồn sinh thái.
– Nêu lên nhiều dẫn chứng khác và đi kèm là những tác hại trực tiếp mà con người tạo ra cho thiên nhiên để làm rõ nhận định bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống chúng ta.
3/ Hành động của con người
– Kêu gọi con người hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là vứt rác đúng nơi quy định.
– Tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
– Tham gia các buổi dọn vệ sinh khu phố, vệ sinh bãi biển..để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
III/ Kết bài:
– Bảo vệ môi trường, thiên nhiên chính là trực tiếp bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
– Hãy hành động thiết thực ngay từ hôm nay không bao giờ là quá muộn.
Gửi tặng bạn 💕 Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Biển 💕 Những Bài Viết Ý Nghĩa Nhất
Thuyết Trình Về Môi Trường Ngắn Gọn – Mẫu 1
Bài thuyết trình về môi trường ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra trên lớp.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí.
Môi trường hình thành một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc sống của con người bởi vì đó là nơi chúng ta tìm thấy những điều thiết yếu của cuộc sống, ví dụ, không khí, nước và thực phẩm. Do công nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn cầu, đã có ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của động vật, thực vật và con người. Các tác động nguy hiểm bao gồm các bệnh đã xuất hiện do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường về cơ bản là sự ô nhiễm của thiên nhiên môi trường trong cả hệ thống vật lý và sinh học, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của môi trường.
Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường được báo đài đưa tin hàng ngày với hình ảnh rác thải tràn ngập cùng những số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Ngay gần đây, không khí của thành phố Hà Nội đã vượt mức ô nhiễm nặng nề. Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hậu quả của hiệu ứng nhà kính và hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém và giải pháp bảo vệ môi trường, xử lí rác thải vẫn chưa được thực hiện triệt để. Ô nhiễm môi trường đã trở thành một mối quan tâm lớn để cứu hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần điều chỉnh các biện pháp khác nhau để giảm ô nhiễm môi trường. Một số trong số đó bao gồm trồng cây, giảm sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, xử lý chất thải đúng cách… Trách nhiệm của mỗi cá nhân là bảo vệ môi trường của chúng ta khỏi bị ô nhiễm.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi người cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn tác hại của ô nhiễm môi trường, chúng ta cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được Trái đất, bảo vệ được chính cuộc sống cũng như sự phát triển của con người và tự nhiên.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Đất, Không Khí 🌟 Những Bài Viết Hay
Thuyết Trình Về Môi Trường Nước – Mẫu 2
Tham khảo bài thuyết trình về môi trường nước để hiểu thêm về thực trạng hiện tại đáng báo động hiện nay.
Như chúng ta đã biết bảo vệ môi trường sống là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm.Môi trường đang ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng. Vậy chúng ta cần có hành động để bảo vệ môi trường..
Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
Thực trạng ô nhiễm môi trường ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,… Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện.
Qua các thực trạng trên ta thấy ô nhiễm môi trường gây ra những tác hại lớn về con người. Đối với sức khỏe con người: không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị.
Đối với hệ sinh thái : lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng.Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,…
Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế .Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hỏi của người dân. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả,.
Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng nên cần có những biện pháp để ngăn chặn. Bản thân con người phải ý thức được những tác hại to lớn khi môi trường ô nhiễm. Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường..
Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người. Tóm lại, ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay là một vấn nạn gây hậu quả nghiêm trọng cần lên án và loại bỏ.nó. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường trong sạch.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Trình Về Môi Trường Biển – Mẫu 3
Bài thuyết trình về môi trường biển với những con số cụ thể dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ và rõ ràng nhất.
Ô nhiễm môi trường biển là một trong những vấn đề lớn trên toàn thế giới. Các vùng biển hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Mà đây lại là một trong các nguyên nhân gây hại tới sức khỏe và các hoạt động sống của con người. Vậy ô nhiễm môi trường biển là gì? Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục như thế nào?
Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị các nguyên nhân khác nhau tác động làm thay đổi tính chất. Gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước biển. Đồng thời, nó gây hại tới sức khỏe con người. Cũng như các sinh vật sống trên biển. Bởi, việc nguồn nước biển ô nhiễm sẽ kéo theo các loài sinh vật dười biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kèm theo đó là hệ sinh thái, cảnh quan của biển cũng sẽ gặp những tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề.
Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển (marine debris), đặc biệt là rác thải nhựa. Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác thải nilon. Ngoài ra, hiện lượng chất thải rắn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của 28 tỉnh ven biển nước Việt Nam vào khoảng 14,03 triệu tấn/năm (khoảng 38.500 tấn/ngày).
Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam, vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia đang đứng trước những thách thức. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động. Gây ra thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. Tình trạng ô nhiễm này chính là các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt từ các nguồn thải công, nông nghiệp và vận tải biển.
Nguyên nhân tự nhiên bao gồm sự phun trào nham thạch của núi lửa dưới lòng biển cũng gây nên hiện tượng các loài sinh vật bị chết hàng loạt. Khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Do sự bào mòn hay sạt lở núi đồi. Do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất. Do triều cường nước dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông. Hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Asen và các chất kim loại nặng…
Việc sử dụng chất nổ, dùng điện, chất độc để đánh bắt thủy hải sản của con người sẽ khiến các loài sinh vật chết hàng loạt. Việc này có thể dẫn đến việc một số loài bị tuyệt chủng. Ngoài ra, do việc khai thác này rất khó kiểm soát nên các xác thủy hải sản còn xót lại trên biển sẽ bị phân hủy. Gây ô nhiễm cho nước biển. Các vùng nước lợ, rừng ngập mặn ven biển và các hệ rạn san hô chưa được bảo tồn tốt dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái dưới biển và làm mất đi môi trường sống của một số loài lưỡng cư.
Chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… Chưa được xử lý từ các khu đô thị hay các nhà máy sản xuất công nghiệp đổ ra sông. Rồi theo dòng chảy ra biển gây là nguyên nhân ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra, việc vứt rác thải bừa bãi, thiếu văn hóa từ hoạt động du lịch. Đây chính là nguyên nhân gây nên hậu quả ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.
Việc khai thác dầu cũng là nguyên nhân khiến nước biển bị ô nhiễm. Ngoài ra, các sự cố tràn dầu cũng sẽ nước biển nhiễm một số chất độc hại. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn, gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân hủy và lan truyền trong toàn khối nước biển.
Ô nhiễm môi trường biển gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng, làm suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô. Phá hoại và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật, hải sản gần bờ. Mất mỹ quan, khiến doanh thu cảu ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề. Làm hỏng hỏng những thiết bị máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận chuyển đường thủy. Tác động và kìm hãm sự phát triển kinh tế biển,…
Kiểm soát môi trường biển là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển hiệu quả nhất. Cần có những hoạt động tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển. Nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại. Những hoạt động này sẽ khiến thủy hải sản bị chết hàng loạt khiến một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. Cần có những chế tài xử phạt nghiêm khắc với những hành vi cố tình hay không chấp hành luật pháp của nhà nước.
Ngoài ra, cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,… Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lí như hiện nay. Xử lý khí thải, rác thải từ hoạt động công nghiệp. Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước biển rất đáng chú ý. Do đó, nhà nước cần yêu cầu những công ty phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải trước khi thải xả ra môi trường.
Bên cạnh việc xây dựng các hệ thống đê, kè, mương,… Để kiểm soát tình trạng thiên tai, lũ lụt,… Chúng ta cần sử dụng một số nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn có nguồn gốc tử thiên nhiên để làm sạch môi trường. Như: vôi, than hoạt tính,… Đồng thời, tích cực phát động những hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi trường theo định kỳ và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ trên ghế nhà trường.
Trong những năm gần đây, nước ta đang khủng hoảng trong việc ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Mà biển có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh tồn của loài người. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường chung của nhân loại, tức là bảo vệ tương lai của loài người.
Đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Ô Nhiễm Môi Trường, Bảo Vệ Môi Trường 🌹 Các Bài Văn Ấn Tượng
Thuyết Trình Về Môi Trường Không Khí – Mẫu 4
Bài thuyết trình về môi trường không khí sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về chất lượng không khí và thực trạng hiện nay ở nước ta.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí trong nhà và chất lượng không khí đô thị kém được liệt kê là hai trong số các vấn đề ô nhiễm độc hại tồi tệ nhất trên thế giới theo báo cáo của Viện Công nghiệp Blacksmith Institute vào năm 2008.
Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển. Theo đài Fox News 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước nghèo. WHO cho biết mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về đường hô hấp.
Một chất gây ô nhiễm không khí là một chất trong không khí có thể gây hại cho con người và hệ sinh thái. Chất này có thể là các hạt rắn, giọt chất lỏng, hoặc khí. Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Chất gây ô nhiễm được phân loại sơ cấp và thứ cấp. Các chất gây ô nhiễm sơ cấp thường được phát thải từ quá trình chẳng hạn như tro từ phun trào núi lửa, từ các hoạt động sản xuất.
Các ví dụ khác bao gồm khí carbon monoxide từ khí thải động cơ, hoặc sulfur dioxide thải ra từ các nhà máy. Các chất gây ô nhiễm thứ cấp không phát ra trực tiếp. Thay vào đó, chúng hình thành trong không khí khi các chất ô nhiễm sơ cấp phản ứng hoặc tương tác với các thành phần môi trường. Ozon tầng mặt đất là một ví dụ nổi bật của một chất gây ô nhiễm thứ cấp. Một số chất ô nhiễm có thể là cả sơ cấp và thứ cấp: chúng được thải trực tiếp và tạo thành từ các chất ô nhiễm chính khác.
Công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Giao thông vận tải không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
Ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với một số bệnh liên quan đến ô nhiễm và tình trạng sức khoẻ bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, COPD, đột quỵ và ung thư phổi. Các ảnh hưởng sức khoẻ do ô nhiễm không khí có thể bao gồm khó khăn trong việc thở, khò khè, ho, hen suyễn và tình trạng trầm trọng của hô hấp và tim mạch. Những ảnh hưởng này có thể làm tăng việc sử dụng thuốc, tăng khám bác sĩ hoặc phòng cấp cứu, nhập viện nhiều hơn và tử vong sớm.
Tác động của sức khoẻ con người đến chất lượng không khí nghèo nàn là rất lớn, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và hệ thống tim mạch. Các phản ứng cá nhân đối với chất gây ô nhiễm không khí tùy thuộc vào loại chất gây ô nhiễm mà người đó tiếp xúc, mức độ tiếp xúc, tình trạng sức khoẻ và di truyền của cá nhân. Các nguồn phổ biến nhất của ô nhiễm không khí bao gồm các hạt, ozon, nitơ dioxide, và dioxide lưu huỳnh. Trẻ em dưới 5 tuổi sống ở các nước đang phát triển là những người dễ bị tổn thương nhất về số tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí do giao thông vận tải gây ra, cần sớm triển khai các biện pháp ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, trước mắt cần tăng cường giám sát phát thải qua đăng kiểm, giới hạn thời gian lưu hành xe máy, có chế đô thu hồi xe cũ gây ô nhiễm, tăng cường sử dụng phương tiện công cộng, khuyến khích sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường… Việt Nam nói chung cần tăng cường phát triển hệ thống tàu điện ngầm, tàu trên cao thành một mạng lưới giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Khuyến khích sử dụng xe điện, trợ giá xe điện, có chế độ hỗ trợ người sử dụng xe điện.
Môi trường có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy hãy bảo vệ môi trường vì tương lai, vì một Trái Đất xanh-sạch-đẹp.
Chia sẻ 🌼 Kể Lại Một Việc Tốt Em Đã Làm Để Góp Phần Bảo Vệ Môi Trường 🌼 15 Bài Văn Hay
Thuyết Trình Về Môi Trường Hiện Nay – Mẫu 5
Đón đọc bài thuyết trình về môi trường hiện nay để có thêm cho mình những thông tin chi tiết hữu ích trong quá trình làm bài.
Trong trái đất thân yêu này có rất nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm. Thượng đế trao cho con người quyền sống, quyền vui chơi, ban phát các loài sinh vật, rừng cây, sông hồ…và biết bao thứ hữu ích nữa giúp cho con người làm kế sinh nhai, giúp tâm hồn con người tươi trẻ. Nhưng bất cứ thứ gì cũng có mối liên hệ, liên kết chặt chẽ với nhau. Dường như con người vô tình quên mất điều này hay cũng có thể là cố tình không cần biết đến, có lẽ vì vậy mà trong thế kỷ XXI này– Thế kỷ phồn hoa của toàn nhân loại và cũng là thế kỷ đầy rẫy những biến cố thiên tai.
Như các bạn thấy đó, trong những năm qua khí hậu trên toàn cầu luôn có sự biến đổi một cách nhanh chóng. Khí hậu ngày càng nóng lên, biến đổi một cách bất thường mà khoa học gọi là “hiệu ứng nhà kính”. Biết bao thiên tai, nào bão lũ, hạn hán, sóng thần, động đất …ập đến liên miên, không theo một chu kỳ, một quy luật vốn có của tự nhiên, khiến cho biết bao sinh cảnh phải chìm ngập trong đau khổ, mất mát về vật chất và tinh thần. Những ánh mắt ngơ ngác của trẻ thơ, từng giọt nước mắt đau khổ trên khuôn mặt của các cụ già …
Liệu còn nỗi đau nào hơn tình cảnh phũ phàng đó? Không dừng lại ở đây mà nó còn kéo theo đó là các loại dịch bệnh ngày càng tràn lan, tăng nhanh về số lượng, đặc biệt như: ung thư, viêm đường hô hấp …. Những căn bệnh quái ác đó đang từng ngày, từng giờ cướp đi cuộc sống của biết bao sinh linh con người. Không chỉ có vậy mà những loài vật cũng chịu chung một cuộc sống đầy nguy hiểm, khó khăn, số lượng ngày càng cạn kiệt dần, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người.
Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi “Tại sao đất nước nào cũng phồn vinh, phát triển thế mà thiên tai, dịch bệnh cứ hoành hành con người mãi vậy? Phải chăng thiên nhiên vô tình đến thế?” Câu trả lời có lẽ sẽ ngược lại “Thiên nhiên hữu tình mà con người thì quá vô tình”. Tại sao vậy ư? bạn hãy thử suy ngẫm một chút thôi? Chúng ta thở nhờ gì? cái gì tạo ra để chúng ta tồn tại. Đó chính là rừng, tục ngữ có câu “Rừng vàng biển bạc”quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích vô cùng lớn lao, con người không thể sống thiếu rừng.
Việt Nam chúng ta là một nước có khối lượng rừng tương đối lớn, thế nhưng giờ đây chỉ còn 35% độ che phủ – quá ít ỏi trên một địa hình có 3/4 là đồi núi. Bạn hãy khẽ lặng một chút, một chút thôi: “Bạn có nghe thấy gì không? Rừng đang than khóc, đang kêu cứu, đang rất cần sự có mặt của chúng ta”. Những lời than đó mới đau đớn làm sao? Câu trả lời đầu tiên đó chính là ý thức của con người. Như chúng ta đã biết thì con người chính là bậc tối cao của muôn loài, con người có trí tuệ, có những phát minh khoa học vĩ đại, chứng tỏ có ý thức rất cao. Nhưng thực sự tôi đang phải suy nghĩ về điều này.
Có một vấn đề mà đôi khi các ban cho đó là chuyện thường, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của các bạn, nhưng nó rất quan trọng đấy. Đó là nạn cháy rừng, chặt phá rừng, khai thác và lấn chiếm đất rừng một cách bừa bãi, ồ ạt, không khoa học đã và đang tiếp diễn sẽ dẫn đến hậu quả hết sức nghiêm trọng như: diện tích rừng bị thu hẹp, các loài động thực vật bị tiêu diệt …dẫn đến sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ …ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người, của trái đất.
Có lẽ bạn và tôi đủ nhận thức để hiểu điều này. Rừng được mệnh danh là “Nhà máy lọc bụi tối tân nhất” là “Lá phổi xanh của trái đất” ban cho ta sự sống, sự thanh thản, vui vẻ, lẽ nào đến sự sống chúng ta cũng không cần? Lúc này đây chỉ có con người mới có thể sửa sai và hành động lại tất cả. Vận mệnh của trái đất đang nằm trong tầm tay, trong ý thức của con người. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng, bảo vệ trái đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta?
Tổ chức tuyên truyền phổ biến cho tất cả mọi người hiểu biết thêm, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Bởi vì lúc này ý thức tự giác của con người là quan trọng nhất. Có thể nói rằng “Bảo vệ rừng! Là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta” . Câu trả lời của các bạn là bằng nhận thức và những hành động thiết thực nhất.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Ngắn Hay – Mẫu 6
Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường ngắn hay sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Đã bao giờ bạn băn khoăn tự hỏi: cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta cứ đi ra ngoài là phải lỉnh kỉnh những đồ bảo hộ? Đã bao giờ bạn thử tưởng tượng, cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng, thiếu đi màu xanh của bầu trời cao rộng, thiếu đi màu xanh của những dòng nước mát lành?
Những tưởng điều đó chỉ có thể có trong giả tưởng nhưng sự thực thì không phải như vậy. Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm, bị đầu độc nặng nề mà nếu chúng ta không hành động ngay hôm nay thì những điều chỉ có trong tưởng tượng kia sẽ nhanh chóng trở thành sự thật. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân nào đã đưa tới tình trạng này? Và những học sinh như chúng ta liệu có thể làm gì để góp phần tạo nên một môi trường xanh, sạch, đẹp? Đó là những câu hỏi không chỉ dành riêng cho tôi, cho các bạn, mà còn là câu hỏi cần có câu trả lời dành cho tất cả mọi người.
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Môi trường tự nhiên vẫn đang từng giây, từng phút cung cấp cho cuộc sống con người những nguồn lợi vô giá: môi trường là không gian sống của con người và sinh vật, là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người. Thế nhưng con người đã và đang làm gì để đền đáp, bảo vệ môi trường? Câu hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm cho ta phải giật mình mỗi khi trả lời.
Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề cấp bách hiện nay, nó trở thành vấn đề nóng của không chỉ riêng một vùng nào mà là vấn đề chung của toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ…gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường bao gồm các hình thức ô nhiễm như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai…
Theo nghiên cứu của một tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường, 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Không khó để chúng ta nhận thấy hình ảnh của những dòng sông tràn ngập rác, hình ảnh ống khói của các nhà máy xả ngay khí thải lên bầu trời hay hình ảnh của những bãi rác khổng lồ mà ngày càng có xu hướng chồng chất cao thêm mãi….
Môi trường là món quà quý giá mà con người được tạo hóa ban tặng, nhưng cơn tức giận của môi trường cũng sẽ giáng xuống nếu con người không biết trân trọng, giữ gìn món quà ấy. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại hậu quả nặng nề đối với cuộc sống của con người và sinh vật trên trái đất. Môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, làm xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, làm cho nước biển bị dâng cao…ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của con người, gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ đợt rét kỉ lục vừa rồi đúng không? Chúng ta chưa từng phải nghỉ học vì trời quá rét vậy mà thời gian vừa rồi, điều đó đã xảy ra. Băng tuyết, băng giá bao phủ hầu hết những khu vực núi cao. Hay như người dân ở phía Nam đang phải đối mặt với nạn hạn hán nghiêm trọng…. Vậy tất cả những hiện tượng thời tiết bất thường ấy do đâu mà có?
Ô nhiễm môi trường cũng đang tàn phá nặng nề sức khỏe của con người. Không phải ngẫu nhiên mà ở nước ta lại xuất hiện ngày càng nhiều các làng ung thư, những căn bệnh lạ chưa thể tìm ra nguyên nhân… Trước tình trạng cấp thiết đó, chúng ta không lẽ lại chỉ biết khoanh tay đứng nhìn? Không, chúng ta không thể làm ngơ trước sự sinh tử của môi trường. Bởi lẽ bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta hãy bảo vệ môi trường từ những công việc nhỏ nhất như: không vứt rác bừa bãi, tham gia vào ngày tết trồng cây, tham gia vào phong trào làm sạch đường làng ngõ xóm… Từ những việc làm nhỏ đó mỗi chúng ta sẽ hình thành ở bản thân ý thức bảo vệ môi trường.
Tôi từng được nghe một câu hát rất hay: “Tổ Quốc Việt Nam xanh thắm, có sạch đẹp mãi được không, điều đó tùy thuộc vào bạn, tùy thuộc vào bạn mà thôi”… Đúng tương lai của đất nước đang nằm trong tay của những thế hệ trẻ như chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau hành động để góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam mãi mãi xanh tươi.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước 🍀 15 Bài Mẫu Hay
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Cho Trẻ Mầm Non – Mẫu 7
Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non sẽ đưa ra những góc nhìn và giải pháp để giáo dục và giúp cho trẻ em độ tuổi mẫu giáo hình ảnh nhận thức, thói quen bảo vệ môi trường từ nhỏ.
Môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng được rất nhiều sự quan tâm của người dân và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay.
Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, nhưng tất cả là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Sự biến đổi mạnh mẽ của môi trường đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế và văn hóa của mỗi quốc gia. Muốn được sống trong môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non.
Môi trường chính là những yếu tố tự nhiên bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống phát triển của con người và sinh vật. Chính vì thế mà đối với cơ thể sống, môi trường là tập hợp tất cả những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể, cho nên trẻ em cần phải thực sự có một môi trường an toàn, xanh – sạch- đẹp, trẻ cần được sống trong một bầu không khí trong lành.
Muốn làm được điều đó thì người giáo viên phải đưa nội dung giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách hợp lí, rèn kỹ năng sống văn minh cho trẻ, xây dựng môi trường mầm non không bị ô nhiễm, an toàn đối với trẻ. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh để tuyên truyền phổ biến kiến thức, bảo vệ môi trường tại cộng đồng.
Trường mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ rất quan trọng, trong đó chăm sóc sức khỏe giúp trẻ có cuộc sống an toàn là một điều cần thiết. Nếu một đứa trẻ sức khỏe tốt, có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ tuổi mầm non là cơ sở cho sự phát triển về nhân cách.
Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non là phải kết hợp hài hòa giữa giáo dục nâng cao sức khỏe, ý thức bảo vệ môi trường để giúp trẻ phát triển toàn diện, vì đây là những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc hình thành nhân cách, thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ. Nếu trẻ được chăm sóc tốt từ lứa tuổi mầm non, trẻ sẽ được phát triển tốt, chính vì vậy là cán bộ quản lý trong trường mầm non tôi càng hiểu rõ trách nhiệm của việc chăm sóc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển về tiềm năng tư chất, các năng lực tinh thần và thể chất.
Trẻ mầm non là lứa tuổi đầu tiên tiếp xúc với môi trường giáo dục. Cô giáo như mẹ hiền, thay thế mẹ để chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ an toàn, giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cần phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sở thích của trẻ, kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, mệnh lệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý trẻ. Cô giáo phải thường xuyên trò chuyện, âu yếm vỗ về trẻ, tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái, tạo môi trường đẹp, thân thiện để trẻ vui chơi cùng với bạn bè, xây dựng nhóm bạn cùng chơi với trẻ. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thích đến trường.
Việc xây dựng môi trường cho trẻ mầm non rất quan trọng vì trẻ mầm non còn rất nhỏ, trẻ rất nhạy cảm, cần được chăm sóc tốt và an toàn do vậy xây dựng môi trường xanh thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ có điều kiện gần gũi với thiên nhiên và cây xanh là rất cần thiết vì thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ được củng cố lại kiến thức, hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt đẹp.
Nếu muốn giáo dục toàn diện một con người thì phải rèn giũa ngay từ bậc học đầu tiên “ Bậc học Mầm non” bởi giai đoạn mầm non là giai đoạn ươm mầm, hình thành nền tảng cho việc phát triển kiến thức, ngôn ngữ, lối sống của trẻ. Do đó, chương trình giáo dục mầm non có ảnh hưởng rất lớn đối với tương lai của trẻ.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Giải Thích Các Câu Tục Ngữ Về Thiên Nhiên 🌟 Hay Nhất
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường Không Khí – Mẫu 8
Tham khảo bài thuyết trình về bảo vệ môi trường không khí với những đề xuất thiết thực nhằm bảo vệ cuộc sống bền vững của con người.
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 92% dân số hiện đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm. Điều đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không khí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái đất. Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nhức nhối của thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index – EPI) do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5). Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.
Tính đến tháng 2/2020, Việt Nam có gần 3,6 triệu xe ô tô và hơn 45 triệu xe máy. Các phương tiện này là nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí tại nước ta. Từ năm 2010 – 2017, nồng độ bụi PM2.5 luôn có xu hướng tăng mạnh. Từ năm 2019 đến nay, tình trạng cao điểm ô nhiễm khí xảy ra rất thường xuyên tại các thành phố lớn cả nước. Điển hình là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày (Air Quality Index – AQI) tại các thành phố này dao động trong mức 150 – 200, đây là mức báo động rất nguy hiểm.
Qúy 1 và 2 năm 2021, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn của nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã có sự cải thiện khá rõ rệt. Cụ thể, kết quả tính toán AQI của cả hai thành phố đều duy trì ở mức thấp và trung bình. Nguyên nhân chính là do sự bùng phát của dịch COVID-19. Trong thời gian dịch bệnh, do thực hiện cách ly xã hội nên lượng lưu thông của các phương tiện đã giảm đi đáng kể.
Theo Báo cáo Tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 công bố ngày 21/10 do Viện Ảnh hưởng Sức khoẻ (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME) tại Đại học Washington và Đại học British Columbia thực hiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới rất đáng báo động. Tình trạng này không phải chỉ mới xảy ra mà đã tồn tại từ trước, tuy nhiên con người vẫn chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.
WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của WHO. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí đến từ rất nhiều nguồn, cơ bản có hai nguyên nhân chính là từ nhân tạo và tự nhiên.
Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.
Con người là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên con người cũng chính là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí. Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước, không riêng gì Việt Nam mà rất nhiều các nước đang phát triển điều vướng phải tình trạng này. Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời. Chúng thải ra các khí CO2, CO, SO2, NOx cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.
Những khu công nghiệp này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cho các “làng ung thư” được hình thành. Mưa Axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp không xử lý thải đúng cách gây nên. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ, đốt rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí.
Giao thông vận tải là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm không khí hiện nay. Với một số lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và di chuyển liên tục, lượng khí thải từ các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp. Đặc biệt, đối với những xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng lớn. Các phương tiện giao thông thải vào không khí các chất độc hại như: CO, VOC, NO2, SO2,… với nồng độ cực cao và liên tục. Nguyên nhân này chỉ đứng sau hoạt động công nghiệp, khi mà lượng khí thải từ các phương tiện giao thông xả ra môi trường rất lớn. Theo báo cáo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng Carbon mỗi năm.
Ô nhiễm môi trường không khí gây ra rất nhiều hậu quả cho động, thực vật và con người. Chúng là tác nhân gây nên cái chết cho hàng triệu người mỗi năm. Các hợp chất nguy hiểm như: SO2, NO2, CO… có trong không khí ô nhiễm làm tắc nghẽn khí quản và giảm hệ miễn dịch của động vật. Ngoài ra, hợp chất HF còn làm các cây ăn trái rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình trạng chết cây, gián tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính. Khói bụi từ khu công nghiệp còn gây nên hiện tượng mưa Axit, những cơn mưa Axit làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. Làm cho việc nuôi trồng bị ảnh hưởng, giảm sản lượng, mất mùa…
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí đối với con người là rất nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường không khí chính là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư…. ngày càng tăng. Theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó Châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca. Chúng không những cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà còn gây thiệt hại kinh tế gần 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Chúng còn khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau: Tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh. Theo đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 chính là thủ phạm gây ra nhiều ca tử vong nhất.Vì chúng có kích thước rất nhỏ, nên dễ đi vào các nang trong phổi gây nên các bệnh về hô hấp.
Bụi mịn (PM 2.5) kết hợp với CO, SO2, NO2 có trong không khí gây kích ứng niêm mạc, cản trở Hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu Oxy. Dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim. Cũng theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí là một trong nhiều thủ phạm gây nên các bệnh tim mạch, đột quỵ não lên tới 25%. Trên đây chỉ là những con số nhỏ về hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí, thực tế chúng gây ra rất nhiều bệnh tật cũng như là cái chết thầm lặng cho hàng triệu người trên thế giới.
Trước tình hình ô nhiễm môi trường không khí ngày càng trầm trọng đang diễn ra, mỗi chúng ta cần phải hành động để bảo vệ sức khỏe cũng như hành tinh của chúng ta. Một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí, hiệu quả nhất chính là cải thiện thói quen sinh hoạt. Việc này có thể được thực hiên bằng cách xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi. Điều này giúp hạn chế lượng khí thải độc hại và bụi bẩn bị đẩy ra môi trường.
Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, vừa an toàn vừa khắc phục được ô nhiễm không khí. Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông. Để có thể khắc phục ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về xử lý và đưa chất thải ra môi trường.
Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, hạn chế gây ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung. Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả và an toàn nhất hiện nay là dùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và công nghệ sinh học để lọc và làm sạch không khí. Không khí sau khi được lọc sạch chất thải sẽ được thải ra môi trường. Điều này góp phần giảm sự ô nhiễm không khí rõ rệt.
Ngoài những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí nêu trên, trồng và phát triển những khu rừng nhân tạo cũng là một biện pháp cực kỳ hữu ích. Cây xanh góp phần lọc không khí và ngăn ngừa những thiên tai tự nhiên. Trồng cây xanh tại các công viên và vỉa hè ở các đô thị lớn để giảm tình trạng khí thải, khói bụi và góp phần làm hạ nhiệt độ cũng như tăng sự trong lành không khí.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường – Mẫu 9
Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường sẽ là những con thông tin và góc nhìn đa chiều thể để bạn đọc có thể nhìn nhận kịp thời thực trạng môi trường sống hiện nay.
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm, thậm chí là ở mức báo động như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,… Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi trường sống là rất quan trọng, nhưng thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống. Thực trạng hiện nay, nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống, không có biện pháp xử lý. Nước thải, nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Nước ở các hồ, sông đen ngòm, bẩn thỉu vì chất thải, vì rác, thậm chí các bãi biển, nơi tập trung nhiều khách du lịch đến tham quan cũng xảy ra hiện tượng rác vứt bừa bãi, gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan. Khói bụi, xe cộ tấp nập, nhiều vô kể trong thành phố, đặc biệt từ các nhà máy thải ra khiến bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề, kéo theo đó là các hiện tượng nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính,….
Đi khắp các đường làng, ngõ xóm hay các ngóc ngách ở những đô thị lớn, nơi đâu ta cũng thấy rác, dù ngày ngày các công nhân đô thị vẫn chăm chỉ làm việc, thu dọn nhưng vẫn không thể giảm đi lượng rác thải dùng trong ngày của người dân. Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng, các công viên, khu vui chơi,… đâu đâu cũng thấy rác. Đó thực sự là một thực trạng đáng buồn hiện nay, khi mà xã hội càng hiện đại thì môi trường lại càng bị ô nhiễm.
Điều gì gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng như vậy? Phải chăng đó là do chính con người. Những hành vi tiêu cực, hành động khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy chặt phá cây xanh gây hậu quả đến vấn đề điều hoà môi trường sống. Khai thác các nhiên vật liệu quá mức ở các mỏ quặng cũng gây áp lực rất lớn đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt, ý thức của người dân còn kém, tiện đâu vứt đó như một thói quen khó bỏ.
Nhiều khu công nghiệp, nhà máy vì mục đích thu lợi nhuận, tiết kiệm tiền đầu tư mà bỏ qua các khâu xử lý nguồn nước thải, lợi dụng những kẽ hở, các sông suối biển gần nhà máy thải ra môi trường bao nhiêu nguồn nước bẩn, nhiễm chất độc gây nguy hại môi trường. Việc phân loại, xử lý rác thải chưa được thắt chặt, khó kiểm soát. Ngoài ra, việc người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi cũng gây áp lực đến môi trường không nhỏ.
Vì những nguyên nhân trên, môi trường ô nhiễm để lại những hậu quả vô cùng lớn. Vấn đề sức khoẻ con người bị đe doạ, số người chết sớm tăng lên, xuất hiện nhiều làng ung thư, vùng ung thư trên cả nước. Môi trường tù đọng là nơi trú ngụ của các loại muỗi gây nguy hiểm cho con người, nhiều người bị lao phổi, viêm xoang, dị ứng,… cũng do tác động không nhỉ của ô nhiễm mà ra. Môi trường sống thiếu an toàn khiến cho đời sống sinh vật cũng gặp khó khăn, nhiều loài sinh vật mất đi môi trường sống của mình. Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết bởi môi trường đang bị tàn phá quá nặng nề.
Để hạn chế những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn ai hết, mỗi người dân phải tự ý thức được việc làm của mình. Nhà nước, cơ quan quản lý phải không ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Kiểm tra, xử lý nghiêm minh những nhà máy, xí nghiệp vi phạm quy định về môi trường, thắt chặt công tác cấm xả rác thải bừa bãi ở bất cứ nơi đâu. Cần có các phương pháp, phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng, chồng chất từng đống gây ô nhiễm.
Sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp, xe điện thay thế cho các loại phương tiện gây ô nhiễm đường phố. Phát động trồng nhiều cây xanh tạo sự trong lành, điều hoà môi trường sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học hay mỗi người cần nghiên cứu phát minh ra những thiết bị, công cụ xử lý, tái chế hay phân loại rác thải nhằm giảm công sức và chi phí, đồng thời giảm thiểu lượng rác thải mỗi ngày.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh – sạch – đẹp và an toàn. Sứ mệnh của chúng ta là xây dựng môi trường sống lành mạnh và an toàn.
Tặng bạn 🌹 Ca Dao Tục Ngữ Về Môi Trường, Bảo Vệ Môi Trường 🌹 hay nhất
Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Ở Địa Phương – Mẫu 10
Để làm bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường ở địa phương, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây:
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên.
Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.
Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội.
Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.
Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm một vùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vực xung quanh. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinh chết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước con người sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặc biệt là căn bệnh ung thư.
Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào. Hành động vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dân một làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận trong một thời gian dài.
Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết. Ví dụ như con sông Tô Lịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thành một con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đục như màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải.
Ô nhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môi trường đất. Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết. Nước thải, rác thải ngấm vào đất gây ô nhiễm. Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặt khác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo. Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Thơ 4 Chữ Về Thiên Nhiên Môi Trường 💕 hay nhất
Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Đất – Mẫu 11
Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường đất sẽ là một trong những tư liệu tham khảo với nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn đọc.
Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt… xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này. Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.
Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên… thì không chỗ nào mà không có rác.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải “sống chung” với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.
Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp… ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.
Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí… hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đi sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.
Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng…
Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.
Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước – Mẫu 12
Bài thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước dưới đây sẽ phân tích một số nguyên nhân và đề xuất giải pháp để bảo vệ môi trường sống của con người.
Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt. Do đó, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo vệ được nguồn nước sạch.
Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng để chỉ hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật. Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,…), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới rất đáng báo động.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.
Tại Thành phố Hà Nội có khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh tình trạng nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm. Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.
Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng. Vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo của bài viết.
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người. Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc.
Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu. Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư.
Thậm chí, một số bà con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà còn vô cùng độc hại cho người sử dụng, nhất là khi không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động. Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc không đúng cách, bày ở khắp nơi trong nhà cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng, kênh rạch cũng là yếu tố nguy cơ.
Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất. Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, một số cơ quan, tổ chức và cộng động dân cư còn hạn chế, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm bẩn là điều đương nhiên.
Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.
Giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm. Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả. Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường. Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Ca Dao Tục Ngữ Về Thiên Nhiên 🍀 1001 Câu Hay Nhất
Thuyết Trình Về Sản Phẩm Thân Thiện Với Môi Trường – Mẫu 13
Tham khảo bài thuyết trình về sản phẩm thân thiện với môi trường và cùng tìm hiểu những hành động, nhận thức tiến bộ trong xu hướng bảo vệ môi trường hiện nay.
Thời gian gần đây, những sản phẩm thân thiện với môi trường như thực phẩm, các sản phẩm có thể sử dụng lại nhiều lần, được làm từ các chất liệu tái chế, hoặc có thời gian phân hủy trong tự nhiên ngắn như ống hút giấy, bình nước tre tự nhiên, túi giấy hay bao bì được làm từ vật liệu thiên nhiên để thay thế đồ nhựa dung một đã trở thành xu thế mới đối với người tiêu dùng. Điều này đã khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường của nhiều người dân hiện nay.
Theo ước tính của Bộ TN&MT, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8kg lên mức 41,3kg/người trong giai đoạn từ 1990 – 2018. Việc lạm dụng sử dụng túi nilông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường.
Trước những lo ngại về sự gia tăng của đồ nhựa dùng một lần, những sáng chế vì môi trường ra đời đang được người tiêu dùng hưởng ứng. Hàng loạt các sản phẩm tiện ích được thay thế, như: ống hút sắt, bình thủy tinh, bình nước tre, ống hút gạo, ống hút tự hủy, ống hút sậy, ly giấy, hộp xốp bằng bã mía hay các sản phẩm có thể tự phân huỷ… đang được nhiều người tiêu dùng đón nhận.
Người dân ngày càng ý thức được việc cấp thiết phải bảo vệ môi trường sống nên việc sử dụng các sản phẩm môi trường trong thời gian gần đây đang có chiều hướng tăng mạnh. Nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch”. Hiện nay, theo khảo sát tại một số cửa hàng bán sản phẩm thân thiện với môi trườg như mặt hàng nhãn riêng nhóm đồ dùng, bao bì như túi rác bằng nhựa sinh học tự hủy, túi đựng thực phẩm tự hủy, bao tay sử dụng 1 lần tự hủy, ly giấy, dĩa giấy, ống hút giấy… được khách hàng tích cực hưởng ứng. Một số sản phẩm còn “cháy hàng”, sản xuất không kịp phân phối.
Hiện nay, tại nhiều nhà hàng, quán cafe sử dụng các sản phẩm ống hút bằng giấy mía thay vì sử dụng ống hút nhựa như trước. Theo đó, tại nhiều các siêu thị sử dụng lá chuối bọc sản phẩm tươi sống thay vì túi nylon thay vì những túi nilong như trước đây. Cũng tại nhiều quán cafe trên địa bàn thành phố Hà Nội còn trưng bán các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút inox, túi vải, …Việc xuất hiện nhiều sản phẩm tiện ích thân thiện với môi trường là một bước tiến tốt, thể hiện sự quan tâm và thay đổi thói quen trong sản xuất lẫn tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Có thể khẳng định những sản phẩm thân thiện với môi trường đang được người tiêu dùng hưởng ứng tích cức và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới. Hiện nay có nhiều cửa hàng, siêu thị… người dân đã lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường sử dụng thường xuyên, trở thành xu hướng mới trong tiêu dùng của người dân.
Gợi ý cho bạn 💧 Thơ Về Thiên Nhiên, Phong Cảnh Đẹp 💧 Nổi Tiếng Nhất
Thuyết Trình Về Môi Trường Nhiệt Đới Gió Mùa – Mẫu 14
Bài thuyết trình về môi trường nhiệt đới gió mùa sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về khí hậu và những đặc điểm tự nhiên của đất nước ta.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa hay còn gọi là khí hậu nhiệt đới ẩm là khí hậu tương ứng với nhóm Am theo phân loại khí hậu Köppen. Giống như khí hậu xavan (khí hậu ẩm và khô nhiệt đới), khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình tháng trên 18oC trong mỗi tháng và có mùa ẩm, khô đặc trưng, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.000 – 1.500 mm ở nhiệt đới gió mùa châu Á.
Tuy nhiên, không giống với khí hậu xavan, tháng khô nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng giáng thủy ít hơn 60 mm/tháng, nhưng lớn hơn (100-[tổng lượng giáng thủy{mm}/25]). Quan trọng hơn, khí hậu nhiệt đới gió mùa thường không có mùa khô đáng kể như khí hậu xavan. Cuối cùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa gặp ít sự thay đổi về nhiệt độ trong năm hơn khí hậu xavan. Đối với khí hậu này, mùa khô nhất thường xảy ra vào đông chí (đầu mùa đông) đối với phía đó của đường xích đạo.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa được tìm thấy phổ biến ở Nam Á và Tây Phi. Tuy nhiên, có những vùng của Đông Nam Á như Việt Nam hay Thái Lan, vùng Caribe, Bắc và Nam Mĩ có kiểu khí hậu này. Nhân tố chính kiểm soát khí hậu nhiệt đới gió mùa là hướng gió mùa. Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Ở châu Á, vào mùa hè (mùa mặt trời cao), có một luồng không khí vào bờ. Vào mùa đông (mùa mặt trời thấp),luồng không khí ra bờ (thổi từ lục địa ra)thường xuất hiện. Sự thay đổi về hướng là do sự khác biệt trong cách nước và đất nóng lên.
Những cách thay đổi áp suất mà ảnh hưởng đến sự phân bố theo mùa của lượng giáng thủy cũng xuất hiện ở châu Phi; mặc dù thông thường nó khác với sự hoạt động ở châu Á. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường được tìm thấy nhiều nhất ở Nam và Trung Mỹ . Tuy nhiên, có những khu vực Nam Á , Đông Nam Á, Châu Phi (đặc biệt là Tây và Trung Phi ), Caribbean , Bắc Mỹ và Úc cũng có khí hậu này.
Yếu tố kiểm soát chính đối với khí hậu nhiệt đới gió mùa là mối quan hệ của nó với gió mùa hoàn lưu . Gió mùa là một sự thay đổi theo mùa trong hướng gió. Ở châu Á, trong mùa hè (hoặc mùa nắng cao) có một luồng không khí trên bờ (không khí di chuyển từ đại dương về đất liền). Vào mùa đông, mùa đông (hay mặt trời thấp), một luồng không khí ngoài khơi (không khí di chuyển từ đất liền sang nước) là phổ biến. Sự thay đổi hướng là do sự khác biệt trong cách nhiệt nước và đất.
Thay đổi mô hình áp lực ảnh hưởng đến tính thời vụ của mưa cũng xảy ra ở Châu Phi mặc dù nó thường khác với cách thức hoạt động ở Châu Á. Trong mùa nắng cao, vùng hội tụ liên vùng (ITCZ) gây ra mưa. Trong mùa nắng thấp, cao cận nhiệt đới tạo điều kiện khô ráo. Khí hậu gió mùa của châu Phi và châu Mỹ cho vấn đề đó, thường nằm dọc theo bờ biển thương mại.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Bài Thuyết Trình Về Môi Trường Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Tham khảo bài thuyết trình về môi trường bằng tiếng Anh dưới đây để luyện tập cách viết đúng ngữ pháp và trau dồi vốn từ vựng phong phú hơn.
Tiếng Anh
In recent years, the natural calamity situation has become more and more serious. Dangerous storms, volcanic eruptions, Arctic ice are slowly melting. These all come from global warming. What is the cause of global warming?
First, greenhouses are one of the major causes of global warming. Because greenhouses have very high heat absorption. The second reason is the amount of CO2 released into the air. As the amount of CO2 increases, the amount of heat transmitted to the earth by the sun will be absorbed and retained by the sun.
Normally, the emitted C02 gas will be absorbed by the plants and returned to the O2 gas. But the indiscriminate deforestation makes the amount of trees not enough. These are the main causes of global warming. When the earth warms, it means climate change. Hence the phenomena such as melting ice mentioned in the first section have appeared.
We are developing right now, but this development is not sustainable. If we remain indifferent, we will kill ourselves. Although we cannot change what happened, we can improve the environment together.
Tiếng Việt
Những năm gần đây tình trạng thiên tai ngày một nặng nề. Những cơn bão nguy hiểm, núi lửa phun trào, băng ở Bắc Cực đang dần tan chảy. Những điều này đều đến từ sự nóng lên của trái đất. Nguyên nhân của việc trái đất bị nóng lên là gì?
Thứ nhất, nhà kính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự nóng lên của trái đất. Do nhà kính có tính hấp thụ nhiệt rất cao. Nguyên nhân thứ hai đó là do lượng khí CO2 thải ra ngoài không khí. Do lượng khí CO2 tăng cao, lượng nhiệt từ mặt trời truyền đến trái đất sẽ bị khí này hấp thụ và giữ lại.
Thông thường, lượng khí C02 được thải ra sẽ được cây xanh hấp thụ và trả lại khí O2. nhưng do việc chặt phá rừng bừa bãi khiến cho lượng cây xanh không đủ. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc trái đất nóng lên. Khi trái đất nóng lên đồng nghĩa với việc biến đổi khí hậu. Do đó những hiện tượng như băng tan được nhắc đến ở phần đầu đã xuất hiện.
Hiện tại chúng ta đang phát triển nhưng sự phát triển này không bền vững. Nếu chúng ta còn thờ ơ thì chúng ta sẽ tự giết chết chính mình. Mặc dù con người không thể thay đổi những gì đã xảy ra nhưng chúng ta có thể cùng nhau cải thiện môi trường.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay