Lòng Biết Ơn Là Gì, Biểu Hiện Của Lòng Biết Ơn [15+ Ví Dụ Hay]

Lòng Biết Ơn Là Gì, Biểu Hiện Của Lòng Biết Ơn ❤️️ 15+ Ví Dụ Hay ✅ Cùng Đón Đọc Những Thông Tin Chia Sẻ Ý Nghĩa Nhất.

Lòng Biết Ơn Là Gì

Chia sẻ đến bạn đọc của SCR.VN thông tin giải đáp về câu hỏi ”Lòng Biết Ơn Là Gì?” sau đây:

Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta và là một trong những đức tính đáng quý ở mỗi người. Bởi lòng biết ơn là sự ghi nhớ, tri ân những người đã có công nuôi dạy, giúp đỡ của người khác đối với mình hoặc là những thành quả lao động do cha ông để lại.

Khi bạn cảm thấy biết ơn về điều gì đó hoặc ai đó trong cuộc sống của mình và bạn đáp lại bằng sự hào phóng, ấm áp hoặc những hành động tử tế khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người.

Gợi ý đến bạn 🍒 Dẫn Chứng Về Lòng Biết Ơn 🍒 hay nhất

Ý Nghĩa Của Lòng Biết Ơn

Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn chính là giá trị sống, vẻ đẹp nhân cách con người. Hãy cùng tham khảo ngay những chia sẻ về Ý Nghĩa Của Lòng Biết Ơn chi tiết nhất.

Lòng biết ơn thể hiện nghĩa cử cao đẹp của dân tộc, bởi nó được xem là phẩm ᴄhất đạo đứᴄ ᴄần ᴄó ở mỗi người, giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống biết yêu thương, chia sẻ và gắn kết tình người với nhau.

Lòng biết ơn giúp xây dựng nếp sống tốt đẹp bởi không chỉ dành cho những dịp quan trọng, bạn hoàn toàn có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình ngay trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, lòng biết ơn còn tạo mối quan hệ gần gũi, tốt đẹp hơn trong xã hội

Những Biểu Hiện Của Lòng Biết Ơn

Những Biểu Hiện Của Lòng Biết Ơn phải kể đến như:

  • Đầu tiên, bạn cần biết quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoạn nạn.
  • Cần phả lên án và phản đối những hành vi vô ơn, bội nghĩa
  • Biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp khi nhận ơn nghĩa của người khác.
  • Biết nói cảm ơn và trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn.
  • Giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai.
  • Một trong những biểu hiện biết ơn bố mẹ: chăm học,ngoan ngoãn không để cha mẹ buồn lòng,chăm sóc cho cha mẹ khi họ bị ốm,…
  • Ngoài ra cần học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo, yêu quý kính trọng thầy cô, tích cực tham ra phát biểu ý kiến xây dựng bài, nhớ ơn thầy cô giáo cũ để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo.
  • Tri ân, giúp đỡ và thăm viếng những người, gia đình có công với Cách mạng, đất nước và xã hội.
  • Thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; học thật tốt để làm món quà cho thầy cô; vâng lời và biết giúp đỡ bố mẹ…

Dành tặng bạn đọc những bài 🍒 Nghị Luận Về Lòng Biết Ơn 🍒 hay nhất

15 Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Tiêu Biểu

Dưới đây là 15 Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Tiêu Biểu mà bạn đọc nên tham khảo để có được những bài học giá trị trong cuộc sống.

Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Nổi Tiếng – Mẫu 1

Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Ba Tây (Brazil) đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên. Ông thuật lại rằng một ngày kia khi đang trên con đường đến trường đại học, ông cảm thấy có ai đó kéo quần mình, quay đầu lại, ông thấy một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.

Cậu bé nhìn ông với lời van xin: “Thưa ông! Cho con bánh mì”. Khác với những lần trước, mỗi khi gặp trẻ ăn xin trên đường phố, mở lời van xin, ông thường phớt lờ, lạnh lùng bước đi, vì có nhiều trẻ ăn xin quá, nhưng không biết vì sao lần này ông lại dừng bước, rồi bảo cậu cùng đi với ông ta vào quán cà phê gần đó.

Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé.

Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại, ông thấy cậu bé khi nãy. Cậu bé vẫn cầm ổ bánh kem và run run nói: “Con cám ơn ông!”. Vị giáo sư nầy cảm động vì lời cám ơn của cậu bé ăn xin đáng thương đó, trong khi đó có những trẻ ăn xin khác đã nhận tiền hay thức ăn ông cho nhưng chưa có em nào có lòng biết ơn như thế!”

Tấm Gương Về Lòng Biết Ơn Thầy Cô – Mẫu 2

Cô giáo Anne đã kiên trì dạy Helen – một đứa trẻ khiếm khuyết thính giác và thị giác nhận biết cuộc sống, truyền cảm hứng học tập và giúp cô bé mở lòng với thế giới. Đây quả là một cô giáo tuyệt vời và tâm huyết với giáo dục.

Helen Keller luôn biết ơn cô giáo của mình, hiểu được nếu không có cô thì cũng sẽ không có một nhà văn thành công của hôm nay. Sự biết ơn cô giáo và không muốn phụ lòng giúp đỡ, cổ vũ, yêu thương của cô giáo đã trở thành động lực giúp Helen Keller nỗ lực và làm chủ số phận của mình.

Tấm Gương Về Lòng Biết Ơn Cha Mẹ – Mẫu 3

Thầy Trần Tuấn Anh được coi là hiện tượng về sự đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian gần đây. Thầy xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông với các bài giảng giáo dục công dân hấp dẫn, có lồng ghép thực tế, kết hợp tranh ảnh và những câu chuyện cảm động, nên đã lấy nước mắt của bao thế hệ học trò.

Mở đầu bằng hoàn cảnh ra đời bài hát “Lòng mẹ” của nhạc sĩ Y Vân, thầy Tuấn Anh đã khơi dậy cảm xúc sâu lắng về mẹ cả một đời vất vả vì con: “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào, lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu. Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn”.

Hay:

“À ơi ! con khóc chào đời.
Vầng trăng tỏa sáng Cha cười Mẹ vui”.

Những vần thơ, câu hát đã đưa các em tìm về quá khứ và nhận ra ngày mình cất tiếng khóc chào đời là một niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với Cha mẹ. Dù biết rằng sự ra đời của con làm thêm phần nhọc nhằn lo toan, nhưng Cha Mẹ vẫn hạnh phúc vui mừng không kể xiết.

Rồi thời gian trôi dần đi qua. Con được nuôi dưỡng bằng dòng sữa Mẹ. Người mẹ sinh ra con được ví như đi biển: “Đàn bà đi biển mồ côi một mình” – để thấy được sự hiểm nguy, đau đớn của mẹ mà không thể chia sẻ cùng ai.

Tiếp tục lấy hình ảnh về những bữa trưa ăn vội, những giấc ngủ chập chờn nơi công sở hay hình ảnh về người Cha, người Mẹ đã lóc từng làn da, thớ thịt để cứu chữa cô con gái bị bỏng nặng, bài giảng của thầy đã động tới lòng trắc ẩn của hàng trăm sinh viên, cho thấy sự hi sinh to lớn của Cha Mẹ dành cho con. Đến lúc này thì nhiều sinh viên không kìm nén được cảm xúc đã bật khóc thành lời.

“Cha Mẹ nuôi con biển trời lai láng”…sự hi sinh của cha mẹ dành cho con là vô giá. Khi lớn lên bươn chải với cuộc sống mưu sinh người con mới nhận ra được niềm hạnh phúc lớn lao khi được ở bên vòng tay chăm bẵm của Cha Mẹ:

Cơm Cha cơm Mẹ đã từng,
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người.
Cơm người khổ lắm, Mẹ ơi!
Chẳng như cơm Mẹ vừa ngồi vừa ăn.

Những dẫn chứng cụ thể, sinh động cùng với giọng nói từ tốn, truyền cảm của thầy đã không chỉ làm cho các em sinh viên cảm thấy xúc động mà thầy cô tham dự cũng nghẹn ngào.

Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Trong Cuộc Sống – Mẫu 4

Có một y tá trẻ vừa mới ra trường, chăm sóc bệnh nhân đầu tiên là Eileen. Eileen mắc phải chứng bệnh rất nặng, chỉ nằm chờ chết, vì những mạch máu trong não cô đã bị vỡ ra. Nửa thân người cô đã mất cảm giác, dần dần toàn thân cô giống như khúc gỗ, rồi bị hôn mê.

Các nhân viên bệnh viện mỗi ngày lật Eileen hai lần để truyền thức ăn lỏng vào bao tử. Việc làm nầy thật nhàm chán vì Eileen chẳng có một đáp ứng gì. Cô chẳng khác gì một tượng gỗ, không cử động hay tỏ ra hành động cám ơn nào! Trước khi chăm sóc Eileen, cô y tá trẻ được những y tá kinh nghiệm cho biết tình trạng của Eileen và việc mà cô phải làm.

Nhưng nữ y tá tập sự nầy quyết định là phải làm khác hơn với những gì các y tá của bệnh viện đó đã làm. Cô nói chuyện, hát, khích lệ Eileen, thậm chí tặng quà cho Eileen. Đến ngày Lễ Tạ Ơn, ngày trọng đại nhất của nước Mỹ và cũng là ngày quan trọng đối với những người biết ơn Đấng Tạo Hóa về những ơn lành Ngài dành cho họ, cô y tá này thay vì nghỉ phép, đã tình nguyện vào bệnh viên chăm sóc cho Eileen.

Cô ta đến với Eileen đang bất động và nói rằng: “Chị Eileen ơi! Hôm nay là ngày rất trọng đại, ngày Lễ Tạ Ơn Đức Chúa Trời nhưng tôi không muốn xa chị. Chị biết Ngày Lễ Tạ Ơn nầy có ý nghĩa gì không?” Lúc đó tiếng điện thoại reo, cô ý tá nhắc chiếc điện thoại lên, nhưng khi quay đầu nhìn lại, cô vô cùng ngạc nhiên vì Eileen tỉnh dậy, nhìn cô với hai hàng nước mắt, chảy xuống làm ướt đẫm cả chiếc gối.

Eileen lay động cả thân để bày tỏ lòng biết ơn người y tá trẻ đã tận tình chăm sóc một người chẳng hề có một đáp ứng gì, cảm ơn cô y tá đã hát những bài ca đầy khích lệ, với lời nói yêu thương, đầy hy vọng, nhất là nói đến Ơn Trời, Đấng sáng tạo và bảo tồn vạn vật, ban sự sống và chu cấp mọi vật thực cho loài người.

Sau đó Eileen qua đời trong an bình với cả lòng biết ơn, biết ơn người y tá trẻ đã dành cho mình lòng ưu ái và sự chăm sóc đặc biệt.

Tham khảo ➡️ Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Biết Ơn ❤️️ ngắn hay

Ví Dụ Tiêu Biểu Về Lòng Biết Ơn – Mẫu 5

Phường 3, quận 3 nơi gia đình em ở có phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển mạnh từ mấy năm nay. Nhiều cơ quan xí nghiệp đứng ra xây nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh, liệt sĩ và chăm sóc cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trường tiểu học Võ thị Sáu cũng tham gia tích cực vào phong trào đó.

Cô Thanh giáo viên chủ nhiệm lớp 5A của chúng em đã đứng ra nhận giúp đỡ mẹ Thiện, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Sĩ Đức, hy sinh trong chiến dịch biên giới Tây – Nam.

Bà cụ Thiện có hai người con, chị con gái lớn lấy chồng xa, không có điều kiện chăm sóc mẹ già. Con anh trai là liệt sĩ Đức. Cô Thanh là người cùng tổ dân phố nên rất hiểu tình cảnh khó khăn của cụ, nhất là những lúc cơ nhỡ, ốm đau. Lớp em có 4 tổ, mỗi tổ tới thăm cụ 1 tuần một lần.

Sáng chủ nhật tuần trước, cô thanh cùng các bạn tổ 1 mang thuốc bổ, đường, sữa và trái cây đến thăm vì cụ Thiện đã mệt mấy ngày. các bạn gái quét dọn nhà cửa, còn các bạn trai thì bày trái cây và cắm hoa lên trên bàn thờ liệt sĩ. Cô thanh đốt nhang và dìu bà cụ đứng lên. Bà cụ lầm rầm khấn nguyện trước di ảnh của người con yêu quý của mình, hai hàng nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo. Chúng em lặng đi vì xúc động.

Bà cụ ngồi trên chiếc võng dù mà anh Đức để lại, rồi kể cho chúng em nghe về người con hiếu thảo đã mãi mãi ra đi ở tuổi hai mươi. Tốt nghiệp trường Lê Hồng Phong nhưng anh không học đại học mà tình nguyện nhập ngũ. Trong một trận chiến đấu ác liệt để bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc.

Anh Đức đã dũng cảm hi sinh. Bà cụ Thiện vẫn còn giữ những kỷ vật của anh thời học sinh, bà cho chúng em xem chiếc cặp da cũ kỹ đựng sách vở, thước kẻ và và cuốn sổ lưu niệm lớp 12 trong đó, trang đầu tiên anh Đức chép bài hát “Tự nguyện” bằng nét chữ nắn nót: “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương, nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm, nếu là người tôi xin chết cho quê hương”

Qua lời kể nghẹn ngào của người mẹ già, chúng em đã phần nào hình dung ra anh Đức, một người con hiếu thảo, giỏi giang, trung thực và sôi nổi rất đáng yêu và đáng tự hào.

Việc giúp đỡ gia đình liệt sĩ của chúng em tuy làm chưa được bao nhiêu, nhưng em cảm giác đó là việc tốt, góp phần vào phong trào chung của cả nước, thể hiện truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Hay Nhất – Mẫu 6

Truyện cổ Trung Hoa kể: Ở miền núi Hô-Phu, có một người đàn bà bán rượu tên là Wong. Một hôm, xuất hiện một vị thiền sư đạo đức đến trọ ở gần quán, dù không có tiền, ngài cũng được bà chủ quán tiếp đãi nồng hậu. Vị thiền sư ở đó khoảng ba năm.

Trước khi cáo từ, ngài đào một giếng cạnh quán. Mọi người ngạc nhiên khi một dòng nước trong vắt vọt lên, họ nếm thử thì thấy đó là một loại rượu hảo hạng. Từ đó, bà chủ quán trở thành nổi tiếng và giàu có.

Ít lâu sau, vị thiền sư lại ghé ngang quán, ngài hỏi thăm bà chủ quán về giếng rượu. Bà này than phiền:

– Rượu tốt nhưng tôi không bao giờ có dư để dự trữ.

Vị thiền sư mỉm cười rồi lẳng lặng viết lên tường:

– Trời đất thật bao la, nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế nữa. Dù không tốn kém bà chủ vẫn có rượu để bán thế mà vẫn không hài lòng.

Viết xong thiền sư lẳng lặng ra đi, và dòng rượu cũng khô cạn”.

Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Ngắn Hay – Mẫu 7

Một du khách nhìn thấy một cụ bà đang đứng bên bờ một dòng suối lênh láng nước sau một trận mưa lớn. Trông bà có vẻ rất lo lắng và bất đắc dĩ phải băng qua nó.

Người khách du lịch tiến lại gần và hỏi bà lão:

“Bà ơi, bà có muốn con cõng bà vượt suối không?”

Bà lão rất ngạc nhiên và lẳng lặng gật đầu đồng ý. Anh cõng bà băng qua suối và anh dần đuối sức. Sau khi sang bờ bên kia, bà lão vội vội vàng vàng rời đi mà không nói lời cảm ơn nào. Vị du khách đang rã rời vì đuối sức kia có chút hối tiếc vì giúp đỡ bà lão ấy. Anh không mong cầu bà báo đáp, nhưng nghĩ rằng chí ít thì bà cũng nên nói với anh đôi lời bày tỏ sự cảm kích.

Vài giờ sau, du khách này đi tới vùng núi. Đó là một hành trình đầy gian nan với anh, chân của anh bị côn trùng cắn sưng tấy. Lát sau, trên đường đi, có một thanh niên bắt kịp theo anh và nói: “Cảm ơn anh đã giúp bà tôi. Bà bảo anh sẽ cần những thứ này và muốn tôi mang chúng đến cho anh.”

Nói đoạn, cậu ấy lấy ra một ít thức ăn và thuốc men trong túi ra. Hơn nữa anh còn dắt thêm một con lừa và giao nó cho du khách tốt bụng. Vị du khách không ngừng nói cảm ơn anh thanh niên. Sau đó người thanh niên này nói tiếp: “Bà của tôi không nói được, cho nên bà muốn tôi thay mặt bà cảm ơn anh.

Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Đặc Sắc – Mẫu 8

Tháng 12 năm nay, trường em phát động đợt thi đua theo chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” với mục tiêu mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh làm được một việc tốt có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Có lớp tổ chức viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi. Có lớp tỏa về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ. Có chi đội mang quà đến tặng các thương binh hiện đang điều trị tại gia đình. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy Chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi. Tổ em được chỉ định mang liềm.

Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp.

Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973. Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ.

Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng. Bạn Trọng, Hùng, đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy Đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.

Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.

49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi… đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng rất khang trang.

Đến thăm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về.

Hướng dẫn cách 💌 Viết Đoạn Văn Về Lòng Biết Ơn 💌 ý nghĩa

Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Ý Nghĩa – Mẫu 9

Bà Oanh không phải là người khá giả, hai mẹ con sống rất đạm bạc trong một căn nhà cấp bốn đã cũ. Cuộc đời của bà cũng gặp nhiều trắc trở, nhất là sau khi chồng chết, phải một mình nuôi con. Nhưng bà luôn sẵn sàng chia sẻ với những người xung quanh. Bắt đầu từ một câu chuyện xảy ra cách đây hơn 20 năm. Cho đến giờ, bà vẫn còn nhớ từng chi tiết, kể cả cái cảm giác đau đớn, tuyệt vọng trong đêm mưa gió ấy.

Lúc đó, sau khi gom góp sạch sẽ vốn liếng đi buôn chung với một người, bà bị lừa mất trắng, lại mang thêm nợ nần. Đã vậy, con gái bà mới 2 tuổi bị bệnh phải đi bệnh viện, chồng thì đi làm ăn ở Campuchia nên một mình bà phải tự xoay xở. Ngày nào các bác sĩ cũng lấy máu của con gái để xét nghiệm nhưng không tìm ra bệnh. Xót con, lại không có tiền đóng viện phí nên một tối, bà ôm con trốn viện.

Từ bệnh viện Nhi đồng 1, bà ôm con về nhà trong cơn mưa tầm tã. Bọc con thật kín, bà cứ thế lầm lũi đi bộ về nhà mặc mưa quất rát mặt. Gần 12 giờ đêm, bà mới về đến Gò Vấp. Một phụ nữ bán hàng ven đường thấy bà thất thểu đi về đã gọi lại hỏi chuyện.

Vừa mệt, vừa lạnh, lại đang tuyệt vọng vì bệnh tình của con nên có người hỏi là bà bật khóc tức tưởi. Xót xa trước tình cảnh của bà, người phụ nữ ấy hỏi địa chỉ nhà và hứa sẽ cho mượn tiền. Lúc ấy, bà không tin lại có người tốt bụng đến nỗi sẵn sàng giúp đỡ một người xa lạ. Nhưng như người sắp chết đuối vớ được bất kỳ cái gì đều cố bám vào, bà cho địa chỉ nhà mình.

Và không ngờ, hôm sau người phụ nữ ấy đã đến tận nhà cho bà mượn 10 ngàn đồng, nói khi nào có thì trả. Số tiền đó khi ấy không lớn lắm nhưng đủ cho bà có một cái vốn nho nhỏ để ngày ngày mua rổ đồ ăn sáng đi bán trong các con hẻm. Nhặt nhạnh từng đồng bạc lẻ, dần dần bà cũng đã trả được tiền vay từ người đàn bà tốt bụng kia. Món nợ tiền bạc trả xong nhưng bà nghĩ món nợ ân tình thì không bao giờ trả hết.

Giờ đây, người phụ nữ tốt bụng ấy không còn nữa nhưng bà Oanh nghĩ việc giúp đỡ, san sẻ với những người khác cũng là cách để trả món nợ ân tình kia.

Bà Oanh tâm sự: Trước đây, bà từng nghĩ những người làm từ thiện là người nhiều tiền, dư dả nên đi làm chuyện tào lao. Nhưng từ khi nhận được sự giúp đỡ từ người phụ nữ xa lạ kia, bà thay đổi hẳn suy nghĩ. Không phải cứ giàu mới có thể làm từ thiện. Rõ ràng, người phụ nữ ấy không giàu có, nhưng đã sẵn sàng chìa bàn tay ra giúp người khác khi khó khăn.

Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Chi Tiết – Mẫu 10

Vào một buổi sáng, bầu trời xám xịt vì cơn mưa cứ rả rích kéo dài. Ở dòng suối cuối làng, nước chảy cuồn cuộn, mùa nước lũ đã tràn về. Trên dòng suối là chiếc cầu đơn sơ, chỉ có một ống dầm dài và tròn bắc ngang, phía trên là hai cây tre nối lại làm chỗ vịn.

Lúc ấy có một anh thương binh cụt một chân, vai mang ba lô chống đôi nạng sắt, đứng tần ngần bên bờ suối, khuôn mặt thoáng vẻ lo âu. Trong lúc đó có một em bé chừng chín, mười tuổi tiến đến gần anh thương binh hỏi nhỏ:

– Chú ơi! Sao chú lại đứng ở đây? Chú sang bên kia không?

Anh thương binh buồn rầu nói:

– Chú có việc gấp mà không sang được.

Em bé nói tiếp:

– Để cháu giúp chú vậy! Nhưng… chiếc cầu này nguy hiểm quá chú nhỉ.

– Ừ, nó lắt léo thế này, cháu đưa chú sang không an toàn đâu.

– Vậy, thì làm sao bây giờ. Hay là đế cháu thử đi qua trước một lần xem sao!

Em bé bước lên cầu và chậm rãi đi từng bước, sang đến bên kia, em quay trở lại rồi nói với chú thương binh:

– Cháu sẽ dắt chú sang, không việc gì đâu! Cháu sẽ đưa đôi nạng sang trước rồi quay lại đón chú.

Thế là em bé dìu anh thương binh đi. Cả hai người nhích từng bước một. Đến giữa cầu, chú bé trượt chân suýt nữa rơi xuống dòng suối may mà chú bám được vào tay vịn, người đánh đu ra khỏi ống dầm sắt, rồi em bình tĩnh trở lại, động viên chú thương binh. “Tại trời mưa, ông cầu trơn quá,đây thôi! Nào, chú cháu mình lại đi tiếp!”. Qua khỏi chiếc cầu nguy hiểm, anh thương binh cảm ơn cậu bé rối rít. Em mỉm cười đáp:

– Có gì đâu chú, đấy là tình cảm của cháu mà. Bây giờ chú còn đi đến đâu?

– Chú về bến xe cháu ạ!

– Ồ, thế thì thích quá, cháu đi cùng đường với chú đấy. Nhà ba ngoại cháu cùng ở gần bến xe.

– Số xe chủ đây rồi! Chú thực lòng cảm ơn cháu, cháu ngoan quá.

– Để cháu đỡ chứ lên xe nhé!

Em bé giúp chú bước lên xe. Chiếc xe nổ máy và bắt đầu chuyển bánh. Chú bé sung sướng nhìn theo chiếc xe khuất dần sau quãng đường cong mới trở về nhà ngoại.

Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Ấn Tượng – Mẫu 11

“Một người phụ nữ nhờ anh họa sĩ thiết kế trang trí nhà cửa cho mình. Khi người họa sĩ đến, anh ấy gặp người chồng của người phụ nữ này. Anh ấy bị mù cả hai mắt và người họa sĩ cảm thấy buồn cho người chồng. Mặc dù vậy, anh ấy vẫn luôn vui vẻ thân thiện và lạc quan.

Trong quãng thời gian làm việc, người họa sĩ đã trò chuyện sôi nổi vui vẻ với anh ấy suốt mấy ngày liền và dường như anh ấy không hề cảm thấy buồn đau về sự khiếm khuyết trên cơ thể của mình.

Sau khi hoàn thành công việc, người họa sĩ đã gửi hóa đơn cho nữ chủ nhân căn nhà. Người phụ nữ đã rất ngạc nhiên khi thấy một khoản giảm giá lớn hơn so với số tiền đã thỏa thuận ban đầu. Cô bối rối và hỏi anh họa sĩ: “Vì sao anh giảm giá nhiều cho tôi đến như vậy?”

Người họa sĩ trả lời: “Tôi thấy rất hạnh phúc khi được cùng trò chuyện với chồng chị. Anh ấy khiến tôi cảm nhận rằng hoàn cảnh của tôi còn rất tốt, vì vậy, tôi quyết định giảm giá một phần tiền trong hóa đơn này xem như là một lời cảm ơn đến anh ấy.”

Sự tôn trọng sâu sắc của người họa sĩ đối với chồng cô đã khiến cô cảm động rơi lệ. Mọi người đều cảm kích bởi sự rộng lượng của người họa sĩ chỉ còn một cánh tay này”.

Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Chọn Lọc – Mẫu 12

“Vào cái thời mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện của một cậu bé lúc đó 10 tuổi: Vào một hôm nọ, Jim – đó là tên của cậu, sau một hồi đi qua đi lại trước cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, ngó vào quán nơi mà có món kem hoa quả mà cậu rất thích. Mạnh dạn cậu bé đẩy nhẹ cánh cửa và bước vào. Jim chọn một bàn trống ngồi xuống và đợi người phục vụ đến.

Chỉ vài phút sau, một người phục vụ lại gần đặt lên bàn cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một ly kem nước hoa quả ạ?” “50 xu” cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, cậu bé lại hỏi: “Vậy bao nhiêu một ly kem bình thường ạ?” “35 xu” cô phục vụ kiên nhẫn trả lời cậu bé, mặc dù cửa hàng rất đông và đang cần phục vụ nhanh.

Cuối cùng, người phục vụ mang ra món kem mà cậu đã gọi và sang phục vụ cho những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn sau đó ra về. Khi người phục vụ quay lại để dọn bàn và lấy tiền kem, cô đã bật khóc khi nhìn đến tiền trên bàn, trên bàn có 2 đồng kẽm và 5 đồng xu lẽ đặt ngay ngắn trên bàn bên cạnh 35 xu trả cho ly kem mà khi nãy cậu bé đã gọi.

Jim đã không thể ăn món kem nước hoa quả mà cậu rất thích bởi vì cậu chỉ đủ tiền để trả cho ly kem bình thường và một ít tiền boa cho cô”.

Xem thêm 🌼 Những Câu Nói Hay Về Lòng Biết Ơn Cha Mẹ 🌼 nổi tiếng

Ví Dụ Về Lòng Biết Ơn Ngắn Gọn – Mẫu 13

Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: cậu con trai nhỏ của họ sa chân ngã xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến tiếp cứu.

Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:

– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?

Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:

– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

Nhà quý tộc lại gặng hỏi:

– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:

– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:

– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?

Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:

– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!

Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó chính là Thủ tướng Winston Churchill. Còn cậu bé quê nhà nghèo đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình nơi cụm cỏ bờ đê. Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc kháng sinh penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.

Không ai ngờ rằng đến thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A.Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông đã từng cứu sống năm xưa”.

Dẫn Chứng Về Biết Ơn Chi Tiết – Mẫu 14

Cô giáo chủ nhiệm em tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá.

Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thông báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa.

Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiếp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại giành thêm thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó.

Cô ân cần , nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và biết ơn về những gì cô Lan đã dành cho em.

Dẫn Chứng Về Lòng Biết Ơn Thầy Cô – Mẫu 15

Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ. thời xưa cụ Chu Văn An đã mở lớp dạy học tại quê nhà.

Và nhiều người trong số những học trò cũ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô cũng kính trọng người thầy cũ của mình.

Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin người bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường.

Có thể bạn sẽ thích 💦 Những Câu Nói Hay Về Lòng Biết Ơn 💦 nổi tiếng

Viết một bình luận