Thơ Nguyễn Đình Chiểu ❤️️ Tuyển Tập 84+ Bài Thơ Hay Nhất ✅ Tìm Hiểu Về Cuộc Đời, Tác Phẩm Văn Học, Phong Cách Thơ Hay, Nổi Tiếng Của Nhà Thơ
Thơ Nguyễn Đình Chiểu Kháng Chiến Chống Pháp
Tìm hiểu những bài Thơ Nguyễn Đình Chiểu Kháng Chiến Chống Pháp hay và mang nhiều ý nghĩa
Chạy Giặc
Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Ðồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây
Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng?
Nỡ để dân đen mắc nạn này!
Phân tích Bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu để thấy được nỗi xót thương của khi nhân dân ta phải chịu cảnh khổ cực khi bị giặc xâm lược.
Có những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc. Bài thơ “Chạy giặc” là một bài thơ mang ý nghĩa như vậy.
Năm 1859, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. Trước họa xâm lăng, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Chạy giặc”. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, phản ánh nỗi đau thương của dân tộc, căm thù lên án tội ác quân Pháp xâm lược và thể hiện lòng thương xót nhân dân:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
…Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Hai câu đề nói lên một cục diện bi thảm của đất nước ta hồi bấy giờ. Giặc Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định. Trận đánh diễn ra như “một bàn cờ thế” phút chốc thay đổi bất ngờ “phút sa tay”. Thành Gia Định thất thủ, Đồng Nai, Bến Nghé rơi vào tay giặc. Vần thơ cất lên như một lời than:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.”
Các từ ngữ: “vừa nghe tiếng súng Tây”, “phút sa tay” làm nổi bật thời gian, sự việc diễn ra bất ngờ, nhanh chóng và nói lên nồi kinh hoàng của nhà thơ, của nhân dân khi thành Gia Định bị giặc Tây nổ súng đánh chiếm. “Một bàn cờ thế” là một ẩn dụ, cách nói ước lệ, hàm súc về một cục diện chiến trường, một tình thế chiến tranh hồi ấy (1859).
Hai câu thực 3,4 tả cảnh chạy loạn, chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân. Các từ ngữ: “bỏ nhà”. “lơ xơ chạy”. “mất ổ” “dáo dát bay” đặc tả sự tan nát. hoảng sợ, hãi hùng.
Nhà thơ lấy thế giới con người là “lũ trẻ” lấy thế giới thiên nhiên là “đàn chim”, hai hình ảnh ấy điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân trước thảm họa đất nước, quê hương bị xâm lược:
“Bỏ nhả lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dác bay”
Phép đảo ngữ đặt vị ngữ trước chủ ngữ để nhấn ý các chữ “bỏ nhà” và “mất ổ” tạo nên nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành.
Hai câu luận 5,6 đối nhau làm hiện lên hai cảnh tang thương điêu tàn nơi Bến Nghé và Đồng Nai. Gần 200 năm về trước, Bến Nghé đã là cảnh đô hội, sầm uất, trên bến dưới thuyền buôn bán tấp nập. Đồng Nai là vựa lúa miền Nam.
Thế mà chỉ trong chốc lát đã bị giặc Pháp bắn giết, đốt phá, cướp bóc rất dã man. Tài sản của nhân dân ta bị chúng cướp phá sạch sành sanh ‘”tan bọt nước”. Nhà cửa, phố phường, làng xóm của đồng bào ta bị quân xâm lược đốt phá tan hoang.
Lửa khói ngút trời, bao phủ một vùng rộng lớn “nhuốm màu mây”. Nhà thơ tả ít mà gợi nhiều. Chi bằng hai hình ảnh so sánh rất chọn lọc, đổi nhau: “của tiền tan bọt nước”, “tranh ngói nhuốm màu mây” đã căm thù lên án tội ác tày trời của quân xâm lược. Nỗi đau đớn và căm thù chứa đầy vần thơ:
“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.”
Tội ác quân giặc không thể nào kể xiết! Nhà thơ tưởng như cất lời than uất hận trước tội ác ghê tởm của giặc Pháp:
“Bình tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé,
làm cho bốn phía mây đen ;
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai,
ai cứu một phường con đỏ ” ( Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)
Sau khi hạ thành Gia Định, giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Cả một vùng rộng lớn của đất nước ta chìm trong máu lửa, Phan Văn Trị, người bạn thân của Nguyễn Đình Chiểu đã căm giận viết khi nghe tiếng kèn giặc.
🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Đình Chiểu 🌻 Xem thêm trọn bộ Thơ Hồ Xuân Hương Hay
Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu
Một vài thông tin về Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu ngắn gon và đầy đủ nhất
Cuộc đời
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai
- Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định
- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.
- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù
- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh
- Khi Pháp xâm lược ông hăng hái giúp các nghĩa quân bàn mưu tính kế, bị giặc dụ dỗ mua chuộc ông khẳng khái khước từ
⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân
🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Đình Chiểu 🌻 Chia sẻ Bài Thơ Bác Ơi Tố Hữu
Thơ Văn Nguyễn Đình Chiểu
Chia sẻ đến bạn sự nghiệp Thơ Văn Nguyễn Đình Chiểu được SCR.VN chọn lọc
Ngóng Gió Đông
Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu
Hoa cỏ bùi ngùi ngóng gió đông
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng
Bờ cõi xưa đà chia đất khác
Nắng sương nay há đội trời chung
Chừng nào thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
Từ Biệt Cố Nhân
Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu
Vì câu danh nghĩa phải đi ra,
Day mũi thuyền nan dạ xót xa,
Người dễ muốn chi nương đất khách,
Trời đà khiến vậy mến vua ta .
Một phương thà tránh đường gai gốc,
Trăm tuổi cho tròn phận tóc dạ
Chén rượu ấm lòng xin cạn chén,
Nhớ nhau ngày khác biết sao mà.
Biết ơn phụ tử nghĩa quân thần,
Nhờ có trời sinh đức thánh nhân.
Nét mực tu kinh ngăn đứa loạn
Dấu xe hành đạo rạch trong trần.
Trong đời còn cám lời than phụng,
Muôn thuở đều thương tiếng khóc lân.
Phải đặng bút Châu biên sách Hán,
Mọi nào dám tới cạo đần dân.
Con dê
Ngọn roi Tô Vũ dấu vừa qua,
Dê của ai nuôi lại thả ra.
Bờ cõi mấy năm từng dọn dẹp,
Râu ria một lũ tới xông pha.
Nằm cao đầu chẳng kiêng thần miếu,
Ăn bậy sao không sợ chủ nhà.
Phải đặng lưỡi gươm người Hứa Chử,
Be be đâu dám giẫm vườn ta.
Đạo trời
Đạo trời nào phải ở đâu xa,
Gội tấm lòng người có giải ra.
Mến nghĩa bao đành làm phản nước,
Có nhân nào nỡ phụ tình nhà.
Xưa nay đều chọn đường trung hiếu,
Sách vở còn ghi lẽ chánh tà.
Năm phẩm rừng nhu săn sóc lấy,
Ấy là đạo vị ở mình ta.
Tứ dân – sĩ
Lòng hềm kinh sử mấy mươi pho,
Vàng ngọc nào qua báu học trò.
Hoa trái rừng nhu ra sức hái,
Nghê kình biển thánh ráng công mò.
Cẩm văn thêu dệt đời đời chuộng,
Mùi đạo trau giồi bữa bữa no.
Gặp thuở mày xanh siêng đọc sách,
Mỗi câu đều hưởng phúc trời cho.
Trời bão
Phi liêm xe ngựa đóng phương nao?
Oai gió đưa ra nước bến trào.
Thổi thốc miếu chùa hơi vụt vụt,
Xô nhào cây đá tiếng ào ào.
Ai rằng đầm Lộc mê Ngu Thuấn?
Ta nhớ sông Tuy giải Hán Cao!
Một trận bão rồi bờ cõi sạch,
Trời thu như cũ mãi không xao.
Thà Đui
Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình
Dầu đui mà đặng trọn mình
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu
Sang chi theo thói tha cầu
Dọc ngang chẳng đoái trên đầu có ai
Sáng chi đắm sắc tham tài
Lung lòng nhân dục mang tai họa trời
Sáng chi sàm nịnh theo đòi
Nay vinh mai nhục mang lời thị phi
Sáng chi nhân nghĩa bỏ đi
Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghì thiên luân
Thấy rồi muôn việc trong trần
Xin còn hai chữ “tâm thần” ở ta.
🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Đình Chiểu 🌻 Xem thêm Bài Thơ Ông Sảo Ông Sao
Thơ Viết Về Nguyễn Đình Chiểu
Đọc thêm những bài Thơ Viết Về Nguyễn Đình Chiểu ấn tượng sau đây
Cảm nhận về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Có lẽ ai ai trong chúng ta cũng đều từng nghe câu nói:
“Chở bao nhiêu đoạn huyền không thẳm
Đâm mấy thắng gian bút chẳng tà.”
Vâng đó chính là quan niệm văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu-một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp văn học đồ sộ của ông đã để lại dấu ấn và những bài học sâu sắc cho mai hậu.
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đều chan chứa một tấm lòng yêu nước tha thiết, bỏng cháy gắn với những niềm căm phận về chế độ cũ.
Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.
Nói khác hơn, ông làm thơ là để “chở đạo, sửa đời và dạy người”. Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông:
“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.”
Những câu thơ chan chứa một sự xót xa sâu sắc đến quặn thắt cho số phận của những người dân đen tội nghiệp.
Đồng thời bày tỏ lòng căm phẫn xót xa với kẻ thù xâm lược đã giày xéo lên mảnh đất của dân tộc. nhưng cao hơn cả tấm lòng nhân đạo, là một sự khắc khoải khôn nguôi:
“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Không chỉ vậy, qua các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu ông còn bày tỏ quan niệm của mình về những đạo lí tốt đẹp của dân tộc: Coi trọng tình nghĩa giữa người với người: tình cha con, mẹ con, tình nghĩa vợ chồng, bè bạn, tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy (Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh bẻ giò Đặng Sinh).
Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuốc đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.
Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này.
Như vậy có thể thấy được rằng, Nguyễn Đình Chiều là một nhà Nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa của nhân dân.
Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, người chiến sĩ yêu nước mà còn là một cây bút có công lớn trong việc viết văn tuyên truyền cổ vũ chiến đấu.
🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Đình Chiểu 🌻 Tham khảo Bài Thơ Rằm Tháng Giêng Hay
Thơ Văn Yêu Nước Của Nguyễn Đình Chiểu
Chùm Thơ Văn Yêu Nước Của Nguyễn Đình Chiểu hay và để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.
Ông đề cao tư tưởng Nho gia, xem ra có vẻ bảo thủ. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu chi một thời đai văn chương sử thi mới sau này.
Tóm lại, so với các trước tác của các nhà văn cùng thời, Nguyễn Đình Chiểu đã có một thái độ tích cực hơn, vì dân vì nước hơn. Tuy không đứng vào hàng ngũ cầm khí giới, nhưng ông rất có cảm tình với họ, chia sẻ với họ cái hờn mất nước, lòng căm ghét quân địch và bọn hợp tác…
Bài thơ “Chạy giặc” mở đầu cho dòng văn thơ yêu nước của dân tộc ta trong thế kỉ XIX. Nhà thơ đau cho nỗi đau của nhân dân lầm than khi “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”; sôi sục căm thù tội ác tày trời của quân giặc cướp:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dát bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Ba bài văn tế đã dựng lên những hình tượng kì vĩ về người anh hùng đánh giặc Pháp xâm lược. Đó là Trương Công Định “Giúp đời dốc trọn trang nam tử”; mỗi thôn ấp, mỗi dòng kênh còn lưu giữ bao chiến tích hào hùng:
Trong Nam tên họ nổi như cồn,
Mấy trận Gò Công để tiếng đồn.
Dấu đạn hãy chìm tàu bạch quỷ,
Hơi gươm thêm rạng thẻ hoàng môn.
Đó là Phan Công Tòng xây đồn đắp luỹ đánh Pháp mấy năm dài, nêu cao lòng trung nghĩa và khí phách anh hùng, bất khuất:
-Viên đạn nghịch thần reo trước mặt,
Lưỡi gươm địch khái nắm trong tay.
-Tinh thần hai chữ phau sương tuyết,
Khí phách ngàn thu rỡ núi non.
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là kiệt tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu để lại cho đời. Các nghĩa sĩ là những dân ấp, dân lân, “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Họ sống cuộc đời bình dị, cần lao “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
Lòng căm thù giặc như ngọn lửa ngùn ngụt bốc cao, họ quyết không dung tha quân cướp nước:
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ông khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ!
Chỉ có một lưỡi dao phay làm gươm, một gậy tầm vông làm giáo, “hoả mai đánh bằng rơm con cúi” thế mà các nghĩa sĩ đã “chém rớt đầu quan hai nọ”, đã “đốt xong nhà dạy đạo kia”, đã “đâm ngang chém ngược làm cho mã tà, ma ní hồn kinh!”
Khí phách của các nghĩa sĩ vô cùng hiên ngang lẫm liệt, sáng mãi đến ngàn thu: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, vong hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện đựơc trả thù kia”.
Tượng đài người nghĩa sĩ mà nhà thơ dựng lên thật vô cùng bi tráng, vì đó là những anh hùng thất thế mà dũng mãnh, hiên ngang, “tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.
Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã gieo vào lòng nhân dân ta một niềm tin chói sáng:
-Chừng nào Thánh đế ân soi thấu,
Một trận mưa nhuần rửa núi sông.
-Sau trời thúc quý tan mây,
Sông trong biển lặng, mắt thầy sáng ra.
-Bao giờ nhật nguyệt vầy gương sáng,
Bốn biển âu ca hiệp một nhà.
🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Đình Chiểu 🌻 Chia sẻ Thơ Nguyễn Khoa Điềm Hay Nhất
Tóm Tắt Cuộc Đời Nguyễn Đình Chiểu
Hãy cùng SCR.VN Tóm Tắt Cuộc Đời Nguyễn Đình Chiểu một cách ngắn gọn và chi tiết nhất sau đây
Nguyễn Đình Chiểu hay còn được gọi là Cụ đồ Chiểu, tự là Mạch Trạch, Hiệu Trọng Phủ Hối Trai, ông sinh năm 1822 tại Làng Tân Thới, Phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, Tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) và mất năm 1888 tại Ba Tri (Bến Tre).
Ông xuất thân gia đình nhà nho hiếu học, từ nhỏ đã rất thông minh và chăm chỉ. Năm 12 tuổi, vì thời thế loạn lạc ông được cha gửi ra Huế để học tập và sinh sống. Đến năm 19 tuổi ông quay lại Gia Định và tiếp tục sự nghiệp học tập của mình, ba năm sau đó (1843) ông thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.
Năm 1847, ông trở lại Huế để tiếp tục “dùi mài kinh sử” chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Chưa kịp thi thì ông nhận được tin mẹ mất nên ông quyết định bỏ thi để về quê chịu tang mẹ.
Trên đường đi, vì quá đau buồn nên ông đã khóc rất nhiều, thêm nữa là vì đường xá xa xôi, thời tiết thất thường ông đã bị ốm nặng và bị mù cả đôi mắt.
Mặc dù đã được một vị danh y hết sức cứu chữa nhưng vẫn không khỏi được. Trong thời gian chữa bệnh, ông cũng đã được vị danh y này truyền dạy nghề thuốc.
Sau khi về quê chịu tang mẹ một thời gian, năm 1851 ông gạt bỏ mọi khó khăn, vực dậy mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn. Là một người vừa tài năng vừa đức độ nên danh tiếng của ông vang khắp lục tỉnh.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, mặc dù không trực tiếp ra chiến trường nhưng ông vẫn nhiệt tình tham gia vào những phong trào yêu nước, bàn mưu tính kế chống giặc.
Ngoài ra, ông còn tích cực sáng tác những bài thơ phục vụ cho kháng chiến, động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
Sau khi 6 tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay giặc, ông chạy về quê vợ ở Cần Giuộc sau đó di dời về Ba Tri – Bến Tre. Tại đây ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc và sáng tác phục vụ nhân dân, một lòng trung thành với Tổ Quốc cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.
🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Đình Chiểu 🌻 Tham khảo Nội dung Bài Thơ Từ Ấy Tố Hữu
Sự Nghiệp Thơ Văn Của Nguyễn Đình Chiểu
Chia sẻ đến bạn Sự Nghiệp Thơ Văn Của Nguyễn Đình Chiểu, để lại cho văn học Việt Nam nhiều tác phẩm hay có giá trị
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
Có lẽ cuộc đời gặp quá nhiều bất hạnh, cực khổ nên tư tưởng, tình cảm và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được nâng lên một tầm cao mới.
Thơ văn của ông luôn mang nặng lý tưởng đạo đức nhân nghĩa, giá trị làm người trong cuộc sống từ đó khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân đồng thời ca ngợi những con người sẵn sàng làm việc nghĩa, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước.
Hầu hết các tác phẩm chính của ông đều được sáng tác bằng chữ Nôm. Tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của ông đó chính là tác phẩm “ Lục Vân Tiên”. Đây là tác phẩm rất ý nghĩa và đặc sắc mang đến cho người đọc biết bao bài học thấm thía về đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ngoài ra ông còn sáng tác một số tác phẩm phản ánh chân thực về thời kỳ đau thương của đất nước và tố cáo tội ác kẻ thù như: Chạy giặc, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…
Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Chiểu còn nổi tiếng với một số tác phẩm ghi lại dấu ấn trong lòng độc giả như:
- Dương Từ Hà Mậu
- Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864)
- Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868)
- Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874)
- Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây
- Hịch đánh chuột
Nguyễn Đình Chiểu đã có những cống hiến rất to lớn cho dân tộc, cho nền văn học nước nhà.
Ông là một tấm gương sáng ngời về ý chí nghị lực phi thường, về đạo đức làm người và lòng yêu nước, lòng căm thù giặc. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông sẽ luôn sống mãi trong lòng người dân đất Việt.
🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Đình Chiểu 🌻 Xem thêm Bài Thơ Lượm Tố Hữu
Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Đình Chiểu
Đôi nét về Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Đình Chiểu chọn lọc và đặc biệt nhất
Phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
Đậm sắc thái Nam Bộ:
- Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ
- Nhân dân: trọng nghĩa khinh tài, nóng nảy, bộc trực nhưng đằm thắm ân tình
Giá trị nghệ thuật và nội dung của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu yêu tổ quốc như máu thịt của mình. Phải chăng cuộc sống bao nhiêu năm giữa lòng yêu thương của nhân dân đã làm cho ông thấm nhuần tình yêu Tổ quốc từ những tấm lòng bình dị ấy.
Những điều này cho ta thấy được rõ một điều rằng ‘Thơ văn của Đồ Chiểu là một ngôi sao sáng, là ngọn cờ tiêu biểu của thơ văn chống Pháp nửa thế kỷ XIX’. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu hầu hết đều nói về lòng yêu nước và sự căm thù giặc của nhân dân.
Đặc điểm nổi bật và riêng biệt nhất trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu về chủ nghĩa yêu nước là thương dân và vì dân. Ông ít nói đến sơn hà xã tắc ở một khái niệm trừu tượng, ông chỉ luôn nhắc đến nhân dân trong tình yêu thương gắn bó với Tổ quốc.
Thơ văn của ông thoáng đọc thì thấy không có gì là thú vị nhưng thực ra nó có một ánh sáng khác thường. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ văn để giáo huấn đạo đức mà có sự rung động cực độ về đạo đức.
Văn chương của Đồ Chiểu không có loại thuần tuý giải sầu, văn chương của ông nhằm mục đích chiến đấu bảo vệ đạo đức của nhân dân và quyền lợi của Tổ quốc
Trong thơ văn ông dùng hình ảnh của ngọn gió để thể hiện hình ảnh của nhà vua và cả hình ảnh của nhân dân. Tác giả vẫn hy vọng chúa Sâm sẽ nghe tiếng than của mình để cứu sống hoa cỏ, đem lại niềm tin và sự sống
Văn chương của Đồ Chiểu không óng mượt, nõn nà mà chân chất. Cái chất trữ tình – đạo đức đã trở thành phong cách đặc biệt của Đồ Chiểu.
Thơ văn của Đồ Chiểu mãi mãi là món ăn tinh thần quý báu của người dân Việt Nam. Với những giá trị và nội dung tư tưởng về lòng yêu nước.
Thơ văn của Đồ Chiểu xứng đáng là ngôi sao sáng cho ngọn cờ tiêu biểu của thơ văn chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX.
🌻 Ngoài Thơ Nguyễn Đình Chiểu 🌻 Đọc thêm trọn bộ Thơ Hoàng Cầm Hay