Thơ Bằng Việt: Tuyển Tập Trọn Bộ 62+ Bài Thơ Hay

Thơ Bằng Việt ❤️️ Tuyển Tập Trọn Bộ 62+ Bài Thơ Hay Nhất ✅ Thơ Thường Đi Vào Khai Thác Những Kỉ Niệm, Kí Ức Thời Thơ Ấu Và Gợi Những Ước Mơ

Nhà Thơ Bằng Việt

Một số thông tin chia sẻ đến bạn đọc cần biết về Nhà Thơ Bằng Việt đầy đủ

Tiểu sử nhà thơ Bằng Việt

Nhà thơ Bằng Việt, sinh năm 1941, tại TP Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Quê gốc làng Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ông có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945 được mẹ đưa về sống ở quê gốc tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.

Bằng Việt học đại học tại Liên Xô cũ, tốt nghiệp khoa pháp lý Trường đại học tổng hợp Kiép 1965. Về nước, ông công tác tại Viện luật học đến năm 1969 chuyển sang công tác ở Hội nhà văn Việt Nam.

Năm 1970, với tư cách là một phóng viên, ông được biệt phái vào quân đội, công tác tại Binh đoàn Trường Sơn đường 5-59. Năm 1975, trở về Hà Nội, Bằng Việt làm biên tập ở Nhà xuất:bản Tác phẩm mới.

Năm 1983, ông làm Tổng thư ký Hội văn nghệ Hà Nội, Tổng biên tập báo Người Hà Nội và tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam .

Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa V. Ông làm thơ, dịch thơ là chủ yếu.

❤️️ Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Nhất 🌻Thơ Nguyễn Đình Chiểu

Giới Thiệu Nhà Thơ Bằng Việt

Một vài nét Giới Thiệu Nhà Thơ Bằng Việt, thêm một số thông tin cho những ai yêu mến nhà thơ này

Sự nghiệp

  • Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961.
  • Ông đã thể nghiệm nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới. Tập thơ đầu tay Hương cây – Bếp lửa của ông và Lưu Quang Vũ xuất bản lần đầu năm 1968 và mới được tái bản sau 37 năm.
  • Ông còn dịch thơ của các nhà thơ Yannis Ritsos (Hy Lạp), Pablo Neruda (Chile); các nhà thơ Nga cổ điển và hiện đại: A. Pushkin, M. Lermontov, S. Esenin, E. Evtushenko, O. Berggoltz, M. Aliger, A. Tvardovsky, M. Dudin, A. Akhmatova, R. Gamzatov,..
  • Ông cũng từng theo nghề luật cho đến khi thôi nhiệm kỳ cuối cùng ở Hội đồng Nhân dân thành phố (năm 2000).

Tác phẩm

Sáng tác

  • Hương cây – Bếp lửa, (Tập thơ; 1968, 2005), đồng tác giả với Lưu Quang Vũ.
    • Trong tập này có bài Bếp lửa (Household warm) sau này được in trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam.
  • Những gương mặt – Những khoảng trời (Some faces and pieces of sky; 1973)
  • Đất sau mưa (1977).
  • Khoảng cách giữa lời (1984).
  • Cát sáng(1985), in chung với Vũ Quần Phương.
  • Bếp lửa – Khoảng trời (Tập thơ) (1986).
  • Phía nửa mặt trăng chìm (1995).
  • Thơ Bằng Việt (Tập thơ), (2001).
  • Ném câu thơ vào gió (Tập thơ; Flying a verse with the wind; 2003)

Dịch thuật

  • Hãy nói bằng ngôn ngữ của tình yêu(1978), thơ Yannis Ritsos (Hy Lạp), dịch chung với Tế Hanh, Phạm Hổ, Đào Xuân Quý
  • Lọ lem(1982), thơ Evtushenko (Nga)
  • TASS được quyền tuyên bố, tiểu thuyết Liên Xô
  • Thơ trữ tìn

Biên soạn

  • Mozart, truyện danh nhân
  • Từ điển Văn học, 2 tập, NXB Khoa học xã hội, 1983-1984, đồng tác giả
  • Từ điển Văn học (bộ mới), NXB Thế Giới, 2004, đồng tác giả
  • Từ điển tác gia văn học nước ngoài, đồng tác giả, Hữu Ngọc chủ biên

Giải thưởng

  • Giải nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968)
  • Giải thưởng dịch thuật văn học quốc tế và giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa bình Liên Xô trao tặng năm 1982
  • Giải thưởng Nhà nướcvề văn học (do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng, 2001)
  • Giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam (2002)
  • Giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ “Ném câu thơ vào gió”
  • “Giải thành tựu trọn đời” của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) cho Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX
    • Với nhận xét: “Nhiều bài đã trở nên quen thuộc với các thế hệ người yêu thơ trong bốn thập kỷ qua, mang dấu ấn tâm hồn và nét sang trọng, tinh tế của người chuyển ngữ.
    • Giải trao cho nhà thơ Bằng Việt để ghi nhận thành tựu trọn đời của một dịch giả tài hoa có nhiều đóng góp trong hoạt động giới thiệu văn chương nước ngoài”.

❤️ Tuyển Tập Trọn Bộ Bà Chúa Thơ Nôm 🌻 Thơ Hồ Xuân Hương

Đặc Điểm Thơ Bằng Việt

Tìm hiểu thêm bài viết về Đặc Điểm Thơ Bằng Việt có gì đặc biệt nhé

Thơ của Bằng Việt không tập chung vào một thể loại nào cả, các tác phẩm của ông rất phong phú về thể loại, và với mỗi thể loại đều có các tác phẩm tiêu biểu, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Các thể thơ mà Bằng Việt sử dụng đều nằm trong hệ thống thể loại thơ kháng chiến chống Mỹ và thơ hiện đại: thể thơ năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát và tự do.

Thơ Bằng Việt còn ấn tượng với người đọc bởi sự gia tăng yếu tố văn xuôi vào thơ. Nhà thơ đã lựa chọn các từ ngữu đời thường, giàu chất văn xuôi làm chất liệu sáng tác.

Cách sử dụng ngôn từ của Bằng Việt cũng rất giàu chất gợi hình và gợi cảm. Đặc biệt là nhà thơ còn dùng rất nhiều tính từ trong các bài thơ của mình.

Các sự vật, hình ảnh trong thơ gợi nên rất chân thực, màu sắc và sinh động nó giúp khơi gợi những liên tưởng tinh tế đối với độc giả.

Trong sáng tác của Bằng Việt còn có rất nhiều các biểu tượng đẹp, giàu ý nghĩa được sử dụng: người lính, hoa và em, ngọn lửa, đất, mẹ… nó thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà thơ về thế giới và con người.

Cùng với nó là các giọng điệu thơ sinh động và linh hoạt. Khi là trữ tình sâu lắng, khi lại suy tư triết lý khiến cho từng câu thơ viết ra đều dễ dàng đi sâu vào lòng bạn đọc. Lời thơ chan chứa cảm xúc, thủ thỉ, lắng sâu, thể hiện tình yêu tha thiết của nhà thơ với đất nước và con người Việt Nam

🌻Xem thêm bài Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Trần Tế Xương 🌻

Nhà Thơ Bằng Việt Bếp Lửa

Khám phá bài thơ hay của Nhà Thơ Bằng Việt bài Bếp Lửa

Bếp lửa

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…

❤️️ Nội Dung, Phân Tích Cảm Nhận 🌻Bài Thơ Bác Ơi Tố Hữu

Hồn Thơ Bằng Việt

Khám phá Hồn Thơ Bằng Việt có gì đặc biệt mà để lại nhiều ấn tượng với bạn đọc đến vậy nhé

Nhà thơ Bằng Việt – Luôn tràn đầy dự định và khao khát sáng tạo

Thơ Bằng Việt thể hiện một một cái tôi trữ tình độc đáo, giàu sáng tạo. Hồn thơ đôn hậu, nhạy cảm, rất sang trọng, giàu chất trí tuệ, ưa khái quát, triết lí của Bằng Việt đã bộc lộ được phong cách riêng của ông trước rất nhiều các nhà thơ của thế hệ kháng chiến chống Mỹ.

Bằng Việt là người có sức lao động đáng nể trọng trên nhiều lĩnh vực: Thơ, dịch, biên soạn sách, quản lý văn nghệ… và ẩn chứa trong sức lao động miệt mài ấy là niềm đam mê, một tài năng và một bề dày văn hóa.

Bằng Việt là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Thơ Bằng Việt cũng mang đậm những đặc điểm của thơ thời này, nhưng nhà thơ vẫn có những nét khác biệt riêng khiến người đọc ấn tượng và thích thú khi đọc thơ mình.

Bằng Việt là một nhà thơ rất tài năng và có sức sáng tạo dồi dào. Mỗi nhà thơ lại có những phong cách riêng với nét đặc trưng trong chất thơ. Với Bằng Việt, chất thơ ấy chính là chất suy tưởng giàu tính trí tuệ và rất hào hoa. Đã có rất nhiều các nhà phê bình văn học quan tâm và chú ý đến phong cách thơ Bằng Việt.

Tác giả Lê Đình Kỵ đã nhận xét: “ Ở Bằng Việt cái sôi nổi, rạo rực của tuổi trẻ vừa như được nén lại, đồng thời lại được nêu lên bởi suy nghĩ… Một tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà duyên dáng, khi âm vang, sâu thẳm…”

Tác giả Nguyễn Xuân Nam cũng nhận định: “ Lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu suy tưởng”, “ thơ Bằng Việt thường nghiêng về suy nghĩ, có dáng một lời tâm sự”.

Hồng Thọ cho rằng: “ ở Bằng Việt sự suy nghĩ có tình có nghĩa được bộc lộ nhất quán có sự nhất quán trong thơ anh”.

Nhà thơ Phạm Khải lại nhận xét một cách đầy hình ảnh: “Vào những năm đầu thập kỷ 60, Bằng Việt xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một ánh đèn nê-ông kỳ ảo, tỏa sáng trí tuệ, sự mát mẻ của tuổi xuân và cái dịu dàng của hồn thơ anh. Vời những câu thơ xúc cảm tinh tế, chữ nghĩa long lánh, độc giả ấn tượng về anh như một nhà thơ trẻ lịch lãm, tài hoa”.

Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: “ Trong số các nhà thơ trẻ, Bằng Việt là một hồn thơ lãng mạn, đọng nhiều suy nghĩ”.

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh khi đọc thơ Bằng Việt đã khẳng định: “ Phong cách thơ Bằng Việt hình thành từ rất sớm, nhiều nét bút phá kiên định, nhất là ở giọng thơ “có học”, sang trọng của anh đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng yêu thơ”.

❤️️ Trọn Bộ Những Bài Thơ Hay Nhất🌻Thơ Nguyễn Khoa Điềm

Thơ Bằng Việt

Tuyển tập những bài Thơ Bằng Việt hay, nổi tiếng và được chọn lọc bởi SCR.VN

Nhớ

Lá gồi lợp kín ba gian
Rừng sâu, những buổi chiều càng lắng sâu…
Ước gì cơn sốt qua mau
Để ngồi yên được lâu lâu cùng chiều!

Cây cao chi đọng nắng nhiều
Em xa chi, nặng lòng yêu thế này!
Ngỡ như cách mấy tầm tay
Mà ra thành mấy ngàn ngày đạn bom!

Ngược xuôi, đá núi đã mòn,
Chút phân vân tuổi trăng tròn đã qua…

Em như một bóng cửa nhà
Sau gian nan, đủ ngỡ là bình yên!

Em như đốm lửa ưu phiền
Biết lo toan để nối liền ngày vui.

Em như lớp lớp sóng dồi,
Đắng cay đọng lại, ngọt bùi theo đi!

Bài hát ru giữa trận B.52

Trận bom vụt xé ngang trời
Cỏ gianh rực cháy, cây đồi tan hoang,
Bình tâm, em! Trước tro tàn
Trái tim vẫn đập đàng hoàng – là em!

Ba hồi bom trút cuồng điên,
Bốn lăm phút nữa, lại thêm ba hồi…
Tóc em, đất lấm như vùi,
Cứu thương, ánh mắt trong ngời, vẫn em!

Bên ngoài hoả ngục – là đêm,
Ta dồn sang cánh rừng yên, ngủ bù.
Từ trong lửa táp, bom mù,
Em ra, chớm lạnh rừng thu, gai mình…

Ngủ đi em, ngủ ngon lành,
Sức em trẻ lắm, còn dành ngày mai!
Trận bom gần sáng xa rồi,
Ngủ đi em, có anh ngồi thức ru…

Bài học từ cây

Mười lăm năm trước, tôi cùng em qua đây,
Hàng cây mới ươm, khô gầy, mỏng mảnh,
Hai ta không nỡ lòng dám ví
Rằng hàng cây như tình yêu chúng ta!

Mười lăm năm sau, tôi cùng em qua đây,
Hàng cây đã già, xù xì thân mấu,
Hai ta lại càng không dám ví
Rằng hàng cây như tình yêu chúng ta!

Có lẽ ngày xưa, chúng mình quá tự kiêu
Xem thường quy luật của thiên nhiên vĩnh cửu,
Còn bây giờ, chúng mình quá đắn đo và nhát sợ
Không dám nhìn xa hơn chính bản thân mình!

Nhưng cây cứ lẳng lặng, cứ điềm nhiên
Tiếp tục mãi ra hoa và đậu quả!

Chuyện tầm phào

Bong bóng mưa
Nhỏ nhoi
Mong manh thế thôi…

Cớ sao nó có thể hơn chúng mình
Mở hết tấm lòng ra tới tận cùng
Phản chiếu trọn vòm trời bảy sắc?!

Còn, mất tuổi yêu đầu – Thơ Bằng Việt

Anh mất những gì trong em thuở nhỏ
Mất sự bình yên hay những niềm vui ?
Mà đến giờ vẫn tưởng còn nguyên vẹn
Vẫn tưởng còn nguyên cả cuộc đời ?

Anh đã buôn qua nhịp đập trái tim thơ
Như chim bay qua nỗi buồn một thuở
(Ôi đến nhiêu khê là nỗi buồn tuổi nhỏ!)
Áo ứơt chăng em ? Trên áo động xuân về…

Giá như là ta đã yêu nhau
Hẳn mộng ước vuông tròn hơn có phải ?
Nghĩ hối tiếc những ngày phung phí mãi
Ta đi quanh mà chẳng đến bao giờ!

Em có còn nhớ lại nữa không em
Ngày nắng, ngày mưa, bụi lầm gót đỏ
Hoa tím ngát thở dồn trong ngọn gió…
Ta đã mất gì suốt tuổi nhỏ trong nhau?..

Cứ như không

Lòng yêu đời có thật dễ đâu em?
Khi anh có, anh biết là thực khó,
Anh trả giá bằng rất nhiều cực khổ,
Để được cứ như không, thư giãn, nguyên lành!

Em lo lắng mà không hề trách móc
Chỉ nhìn anh, đoán được hết vui buồn,
Em mềm mại mà không hề khiếp sợ
Vượt thác rồi, chờ dốc khác cao hơn…

Từng đau đớn vì lòng người phản trắc,
Từng xót xa vì lắm nỗi tỵ hiềm…
Ta lại vẫn còn nhau, không mất mát,
Lòng yêu đời – có thật dễ đâu em!

Quên và nhớ

Tuyết ở bên trời không có em
Cả chút mưa bay quá yếu mềm
Cả cánh đồng trăng màu lục nhạt
Như chỉ mơ hồ… nhớ để quên.

Em nhỏ và trong như nước mắt
Chia tay làm mặn mãi môi cười
Vị mặn hễ quên rồi lại nhớ
Nghìn trùng quay lại vẫn em thôi!

Quá chừng

Biển quá chừng say, chuếnh choáng men,
Đồng quá chừng tươi, đất xốp mềm,
Trời quá chừng xanh, trời cổ tích,
Hút mắt trùng khơi, tôi với em!

Tôi quá chừng tôi trong sóng lớn
Thoả thích như quên hết tuổi mình,
Em quá chừng em trong gió cuốn
Gió vụt nâng thành đôi cánh tiên!

Cảm giác bồng bềnh theo sóng đi
Trôi mãi trong không chẳng vướng gì,
Trôi mãi trong thời gian bất tận
Nắng ngời trên má, sóng trên mi…

Vui quá chừng vui, sao quá ngắn
Chót đỉnh mong manh quá phập phồng,
Ta quá chừng ta, còn trở lại
Bãi biển thần tiên buổi ấy không?

❤️ Nội Dung, Cảm Nhận, Dàn Ý, Nghị Luận 🌻Bài Thơ Việt Bắc

Phong Cách Thơ Bằng Việt

Tìm hiểu thêm về Phong Cách Thơ Bằng Việt có gì đặc biệt nhé

Phong cách thơ của Bằng Việt được trải đều trên các phương diện từ nội dung đến hình thức và nghệ thuật.

Nội dung thơ của Bằng Việt chứa đựng sâu sắc cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh.

Trên phương diện nghệ thuật, Bằng Việt có những sáng tạo đáng kể trong việc phát triển thể thơ tự do, xây dựng ngôn ngữ thơ hiện đại, bình dị, giàu chất tự sự văn xuôi, gần gũi với người đọc.

Ngôn ngữ thơ Bằng Việt không hoa mỹ, cầu kỳ, được chọn lọc từ thực tế đời sống, vận dụng tài hoa, khéo léo trong các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu hình ảnh.

Các liên tưởng, so sánh trong thơ Bằng Việt thường thể hiện tư duy hiện đại đậm chất trí tuệ phương Tây. Sự nghiệp thơ của Bằng Việt có lẽ được nhiều bạn đọc biết đến hơn thông qua bài Bếp lửa.

Bạn đọc cảm nhận được sự gần gũi và tình yêu của Bằng Việt muốn gửi gắm qua bài thơ, họ quý mến con người ở nơi phồn hoa chỉ toàn bếp điện, bếp hơi… vẫn tha thiết nhớ về một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tỏa khói hun nhèm cả mắt và nhớ về cội nguồn

Cảm xúc tinh tế, chân thật và đượm buồn của anh làm trỗi dạy trong ký ức người đọc về những kỷ niệm về cuộc sống và gia đình, về truyền thống tình nghĩa của dân tộc.

Với Thư gửi người bạn xa đất nước, Trở lại trái tim mình, Tình yêu và báo động, Bằng Việt đã ghi lại được những trạng thái phong phú của một tâm hồn thanh niên yêu mến cảnh vật và con người của đất nước, luôn luôn nhận ra ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống bình thường.

Phong cách thơ Bằng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn cả ở nghệ thuật. Nhà thơ có sử dụng kết hợp giữa thể thơ, ngôn ngữ,hình ảnh và các biện pháp tu từ một cách linh động và rất sáng tạo. Chính điều ấy đã tạo nên những nét Bằng Việt rất riêng biệt.

🌻Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng ❤️️ Hay Nhất

Viết một bình luận