Chân Quê Nguyễn Bính, Nội Dung Bài Thơ [21+ Mẫu Cảm Nhận + Phân Tích Chi Tiết]

Bài Thơ Chân Quê của Nguyễn Bính ❤️ 21+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ, Cảm Nhận ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Bài Thơ Chân Quê Để Thấy Được Tình Yêu Quê Hương Tha Thiết Của Tác Giả Và Mong Muốn Giữ Lấy Truyền Thống Tốt Đẹp Của Quê Nhà.

Bài Thơ Chân Quê Nguyễn Bính

Phần đầu tiên, bạn hãy cũng đọc qua những vần thơ vô cùng hay trong Bài Thơ Chân Quê Nguyễn Bính.

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính) là một trong “ba đỉnh cao” của phong trào Thơ. Ông được coi là “nhà thơ quê mùa nhất” bởi những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc, mang đậm hồn quê. Và bài thơ Chân quê là một trong những bài thơ đó.

Qua bài thơ, Nhân vật trữ tình trong bài thơ là chàng trai thôn quê có người yêu cùng làng đi tỉnh về thể hiện tâm trạng bồn chồn, mong đợi người yêu. Chàng trai khấp khởi mừng, ra tận con đê đầu làng đón người yêu đi tỉnh về.

Chàng trai bất ngờ đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trách móc, xót xa, đau khổ tiếc nuối trước sự thay đổi ấy. Và thiết tha, mong muốn nhắc nhở khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy cái truyền thống tốt đẹp, cái gốc mộc mạc, đằm thắm của quê hương (trong cách ăn mặc) mà cha ông ta đã tạo nên.

🍁 Ngoài Bài Thơ Chân Quê Nguyễn Bính, Chia Sẻ Thêm Bài Thơ Mưa Xuân Nguyễn Bính ❤️ Trọn Bộ Thơ, Bài Hát, Phân Tích

Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Chân Quê Của Nguyễn Bính

Tiếp theo đây bạn hãy cùng tìm hiểu Hoàn Cảnh Ra Đời Bài Thơ Chân Quê Của Nguyễn Bính trong phần sau đây nhé.

Trong phong trào thơ mới 1930 – 1945, nhà thơ Nguyễn Bính có một vị trí riêng. Thơ ông vừa hiện đại, vừa truyền thống, mà thơ hiện đại rất hay, nhưng thơ truyền thống vẫn là nổi trội. 

Từ 1936 đến 1940 là thời kỳ sáng tác sung mãn nhất của Nguyễn Bính. Phần lớn những bài thơ làng quê có giá trị đều được ông sáng tác trong thời kỳ này. Có hàng trăm bài thơ của ông được đăng báo.

Năm 1940, Nguyễn Bính cho in thành sách hai tập thơ Lỡ bước sang ngang và Tâm hồn tôi. Và bài thơ Chân quê Nguyễn Bính thuộc tập thơ Tâm Hồn Tôi (1940).

Chân Quê là một bài thơ tiêu biểu về cái hồn quê của Nguyễn Bính. Có thể coi Chân Quê là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Xuyên suốt quá trình sáng tác của mình, ông đã trung thành với tuyên ngôn đó.

🍁 Ngoài Bài Thơ Chân Quê Của Nguyễn Bính, Khám Phá Thêm Tương Tư Nguyễn Bính ❤️ Phân Tính Bài Thơ, Cảm Nhận

Chân Quê của Nguyễn Bính Được Viết Theo Thể Thơ Gì

Chân Quê Nguyễn Bính Thể Thơ Gì bạn có biết. Sau đây SCR.VN sẽ giải đáp cho bạn.

Bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính được viết theo thể thơ lục bát để giọng điệu bài thơ trở nên tâm tình, tha thiết, thể hiện thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn.

Cả bài thơ được cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung.

Chỉ riêng câu “Thày u mình với chúng mình chân quê” bỗng đổi nhịp 3/3/2 giống như một sự “đảo phách” đã tạo lên hiệu quả có sức nặng khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân quê. Hãy giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông, dân tộc là lời nhắn gửi của tác giả qua bài Chân quê, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

🌼 Ngoài Bài Thơ Chân Quê Nguyễn Bính. Bật Mí Thêm Chế Lan Viên Thơ Tình Yêu, Màu Xuân ❤️ Tuyển Tập Hay Nhất

Phong Cách Ngôn Ngữ Của Bài Thơ Chân Quê

Bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính Phong Cách Ngôn Ngữ nghệ thuật là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương.

  • Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…
  • Tính truyền cảm: ngôn ngữ có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe.
  • Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.

🍁 Ngoài Bài Chân Quê Nguyễn Bính, Tặng Bạn 1001 Thơ Về Mùa Xuân Của Xuân Diệu Hay ❤️ Lãng Mạn

Phương Thức Biểu Đạt Bài Thơ Chân Quê

Bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính Phương Thức Biểu Đạt là gì? Nếu bạn chưa biết thì cũng tìm hiểu ngay phần dưới đây nhé.

Chân quê kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Qua một câu chuyện kể, lời tự thuật mà nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, nỗi niềm. Sự kết hợp các phương thức biểu đạt như thế đã tạo nên sự gần gũi, tính chân thực của nội dung tác phẩm.

🌼 Ngoài Bài Thơ Chân Quê Nguyễn Bính. Bỏ Túi Ngay Phân Tích Vội Vàng ❤️ Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu

Đọc Hiểu Bài Thơ Chân Quê của Nguyễn Bính

Hãy cùng SCR.VN đọc hiểu bài Chân Quê Nguyễn Bính thông qua phần bên dưới bạn nhé.

“Chân quê ” hai tiếng thôi mà nói được bao điều, hai tiếng thôi mà thắt chặt bao tình. “Chân quê” gợi bao tình nghĩa và cảnh vật. “Chân quê”, hai từ ấy không bút sách nào tả hết ý nghĩa sâu xa của nó.

Tên bài thơ Chân quê có ý nghĩa: Nhà thơ đặt ra vấn đề thú vị về mối quan hệ giữa truyền thống, bảo tồn văn hóa dân tộc với hiện đại, với sự tiếp nhận văn minh nhân loại.

Đặt trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, không ít cảnh lố lăng, bon chen ở xã hội thời bấy giờ. Thì tình cảm thiết tha với chân quê, với hồn quê ở Nguyễn Bính là một biểu hiện của tinh thần dân tộc, của ý thức giữ mình đáng trân trọng,

⚡ Ngoài Chân Quê Nguyễn Bính. Khám Phá Ngay Thơ Hồ Chí Minh ❤️ Những Bài Thơ Của Bác Hồ Hay Nhất

Cảm Nhận Về Bài Thơ Chân Quê Hay Nhất

Bạn hãy cùng Cảm Nhận Bài Thơ Chân Quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.

Tình yêu nơi thôn quê giản dị

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn. Và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.

Sự thay đổi của người con gái

Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái.

Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiếc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê.

Tiếc nuối vì các giá trị thôn quê thay đổi

Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. Để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được.

🌼 Bật Mí Thêm Trọn Bộ Bài Thơ Cảnh Khuya Hồ Chí Minh ❤️ Phân Tích Bài Thơ

Phân Tích Bài Thơ Chân Quê

Tiếp theo đây bạn đọc hãy cũng lưu lại mẫu Phân Tích Bài Thơ Chân Quê dưới đây để tham khảo nhé.

“Chân quê” là một phạm trù rộng lớn về tình cảm, về cái đẹp tâm hồn, nhân cách, lối sống của con người Việt Nam. Mở đầu bài thơ là hình ảnh chờ đợi cho một cuộc gặp gỡ. “Hôm qua em đi tỉnh về/ Đợi em ở mãi con đê đầu làng”.

Hai câu thơ đầu là nét vẻ, rất duyên và tình yêu của đôi trai thanh gái tú nơi làng quê Việt. Ở đó người đọc nhận thấy thấp thoáng một điều gì đó đã đổi mới. Ẩn bên trong là tình cảm sâu sắc của chẳng trai dành cho cô gái “đợi em ở mãi”.

 “Khăn nhung ảo lĩnh rộn ràng/ Ao cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Có lẽ rằng em đi tỉnh về và em đã khác. Những trang phục tân thời “khăn nhung áo lĩnh”, “áo cài khuy bấm ” được em khoác lên người ngay sau khi đi tỉnh về.

Lúc này trong xã hội đang có xu hướng đổi thay nhiều trong sinh hoạt. Cuộc sống ở làng quê còn ít giao lưu, tiếp xúc với lối sống thành thị nên cũng ngỡ ngàng, xa lạ với các hiện tượng này:

“Hỡi anh áo trắng cầm ô mây
Có phải nhân tình chớ vội qua ”

Hình thức ăn mặc quen thuộc ở làng quê là giản dị và kín đáo “mớ ba mớ bảy, áo trong áo ngoài ” rồi áo cài kín cổ, khăn thắt ngang lưng. Chiếc khuy bấm tự nó cũng chẳng có tội tình gì. Nhưng ở thời điểm ấy lại gây những ái ngại cho chàng trai. “Em làm khổ tôi” giọng thơ nghe sao mà chua chát, xót xa quá!

Nhà thơ ngược dòng thời gian, hồi tưởng lại hình ảnh cô gái với những trang phục giản dị, mộc mạc, hết sức “chân quê ” và tự hỏi:

“Nào đâu cải yếm lụa sồi?
Cải dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nguyễn Bính đã sử dụng bốn câu hỏi tu từ làm nổi bật cái khổ tâm của người trọng cuộc. Các câu hỏi nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu lắng mà xót xa xoáy sâu vào lòng người đọc và vào cả chính cô gái.

Rõ ràng, thi sĩ “Chân quê” Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng của các hình ảnh địa phương nên đã đưa chúng vào thật thân quen, đầy chất Bắc: “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”. Chỉ riêng “cái yếm lụa sồi” đã gợi nhiều phong vị của cách ăn mặc giản dị mà thi vị của “gái quê”.

“Năm thương cô yếm đeo bùa/ Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng”. Nhưng đó chỉ là hình ảnh đẹp của em trong quá khứ. Giờ đây, chúng đã “thành truyện cổ tích đi vào trong tranh”, Em của quá khứ, đâu rồi? Em của hiện tại… khác rồi ư?

Tâm sự của chàng trai thực sự rất buồn. Người yêu thay đổi chỉ sau một lần lên tỉnh: nhanh chóng… bất ngờ… hẫng hụt… xót xa. Chàng không muốn làm mất lòng người yêu nhưng thực sự vô cùng cay đắng trong lòng.

Người con trai hiểu rằng mình chưa có quyền gì để thay đổi mạnh mẽ người yêu. Vì thế trong ngôn ngữ đối thoại ở đây, nhân vật nam đã dùng những từ ngữ mềm mỏng như ở thế cầu mong, van nài “sợ mất lòng em”, “van em”, “cho vừa lòng anh”. Mong sao người yêu mãi “giữ nguyên quê mùa”. mãi mãi giữ cái nét mộc mạc, “Chân qụê” của ngày xưa.

Bài thơ nói rõ một tâm sự, thủ thỉ nhẹ nhàng, giọng thơ trong sáng của một nhà thơ được xem là “lạ nhất trước 1945”. Cùng những câu hỏi tu từ và những từ ngữ, hình ảnh thân quen, dân dã. Đã gây cho người đọc nhiều dư vị và cảm xúc.

🌼 Ngoài Mẫu Phân Tích Bài Thơ Chân Quê. Bỏ Túi Ngay Trọn Bộ Nhật Ký Trong Tù Toàn Tập ❤️ 133 Bài Thơ Hồ Chí Minh

Bài Hát Chân Quê Của Nguyễn Bính

Bài thơ Chân quê là một sáng tác nằm trong chùm thơ viết về quê hương của Nguyễn Bính.

Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trung Đức phổ nhạc thành một bài hát cùng tên. Còn nhạc sĩ Song Ngọc đã phổ nhạc thành bài hát Hương đồng gió nội.

⚡ Ngoài Bài Hát Chân Quê Của Nguyễn Bính. Khám Phá Ngay Thơ Lớp 11 Hay Nhất ❤️ Những Bài Thơ Lớp Mười Một

Viết một bình luận