Vị Tha Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 15+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Hay ✅ Xem Thêm Những Biểu Hiện Cụ Thể, Các Câu Chuyện Ý Nghĩa Nhất Sau Đây.
Lòng Vị Tha Là Gì
Lòng vị tha là một phẩm chất và đức tính tốt đẹp mà mỗi người trong số chúng ta cần phải có. Sau đây, SCR.VN sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về thắc mắc ”Lòng vị tha là gì?” ngay sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Lòng vị tha là sự quan tâm, không ích kỷ đối với người khác, làm mọi việc đơn giản hơn. Bởi vì người có lòng vị tha mong muốn được giúp đỡ không phải vì cảm thấy bị bắt buộc mà thực sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.
Hướng dẫn bạn đọc 💕 Viết Đoạn Văn Về Lòng Vị Tha 💕 ý nghĩa
Ý Nghĩa Của Lòng Vị Tha
Chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về ý nghĩa của lòng vị tha sau đây:
Đối với bản thân
– Có lòng vị tha mới được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân, là cơ sở để hoàn thiện nhân cách
– Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn.
– Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.
Đối với xã hội
– Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.
– Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đích thực đóng góp cho con người.
– Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.
Tìm đọc thêm 💧 Khoan Dung Là Gì 💧 ý nghĩa, biểu hiện
Những Biểu Hiện Của Vị Tha
Những biểu hiện của vị tha được SCR.VN tổng hợp một cách chi tiết nhất để bạn đọc có thể dễ dàng tham khảo.
Trong công việc
- Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.
- Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.
- Khi gặp thất bại không đổ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân.
- Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng.
Trong quan hệ với mọi người
- Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.
- Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình.
- Người có lòng vị tha dễ thông cảm tha thứ lỗi lầm của người khác. Ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.
- Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói, không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌿 Bao Dung Là Gì 🌿 biểu hiện cụ thể
15 Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Tiêu Biểu
Cập nhật thêm thông tin về 15 dẫn chứng về lòng vị tha tiêu biểu được chọn lựa kĩ càng sau đây:
Tấm Gương Về Lòng Vị Tha Nổi Tiếng – Mẫu 1
Một gương sáng của lòng vị tha gần gũi chúng ta nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất – Người Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Điều cao quý nhất ở Bác chính là tinh thần nhân ái bao la, sâu sắc đối với con người.
Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Bác chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng để mưu cầu hạnh phúc chung cho dân tộc. Hạnh phúc chung đó chính là chủ quyền độc lập, tự do, là quyền được sống trong khung cảnh đất nước hòa bình. Tâm nguyện thiết tha nhất của Bác là: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Cuộc sống giản dị, thanh cao chứng minh cho quan điểm sống Mình vì mọi người của Bác.
Trong cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên kể rằng: Trên đường từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Bác ngậm ngùi đau xót trước cảnh lũ lụt tràn ngập ruộng nương vùng trung du, đồng bào đói khổ, lầm than.
Lập tức, chủ trương xóa đói được Bác phát động và Bác là người đầu tiên nghiêm túc thực hiện phong trào tăng gia sản xuất, tiết kiệm gạo giúp đồng bào bị đói. Mọi suy nghĩ, hành động của Bác đều hướng tới lợi ích lớn lao của nhân dân, Tổ quốc.
Câu Chuyện Về Lòng Vị Tha Ý Nghĩa – Mẫu 2
Ở đâu đó trong thế giới này, lòng vị tha chính là sức mạnh tái sinh của con người. Tất cả sức mạnh của lòng vị tha được minh chứng rõ ràng ở cuộc đời và hoạt động của Elizabeth Fry, một nhà cải cách người Anh.
Elizabeth Fry sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả. Nhưng thay vì chỉ sống cho bản thân mình thì cô lại chọn cách giúp đỡ các tù nhân. Cô đến nhà tù Newgate và cô thấy được những tù nhân ở đây bị đối xử rất tệ. Cô đã ngồi xuống nói chuyện với họ và cho họ thấy được sự quan tâm của cô.
Với các tù nhân nam, cô nói với họ rằng con cái họ cần được giáo dục và họ đã chọn ra một người để dạy cho con họ. Với các tù nhân nữ, cô dạy họ may và cung cấp cho họ nguyên vật liệu. Sản phẩm làm ra cô bán cho cửa hàng và để dành tiền cho họ khi họ ra tù. Bằng lòng vị tha, cô đã cảm hóa được những con người đã sai trong quá khứ, những người được cho là cặn bã xã hội.
Lòng vị tha, chúng mạnh hơn chúng ta nghĩ. Một tù nhân có thể trở thành một người tốt sau khi ra tù hay cũng có thể trở lại thành phạm nhân đều là do chúng ta cho họ sống trong những song sắt tối tăm lạnh lẽo hay cho họ thấy rằng họ vẫn còn có giá trị.
Ví Dụ Về Lòng Vị Tha Ngắn Gọn – Mẫu 4
Mùa hè năm 2006, một vụ thảm sát kinh hoàng đã xảy ra một trường học nhỏ dành cho các em học sinh Cơ Đốc dòng Amish. Tên sát nhân Charles Carl Roberts IV đã khống chế các em học sinh và đe dọa. Sau một vài giờ đồng hồ căng thẳng, hắn đã trói các em lại, bắn 10 em, giết chết 5 em trong số đó rồi quay súng lại tự kết liễu đời mình.
Vài giờ sau đó, phụ huynh các em học sinh bị sát hại đã đã ngay lập tức bày tỏ sự tha thứ cho tay súng khát máu. Họ thậm chí còn đến thăm vợ và ba mẹ của hắn để yên ủi họ, sau đó tham dự tang lễ của hắn. Ông ngoại của một trong số các em gái bị bắn chết đã lên tiếng kêu gọi các gia đình đừng căm thù Charles: “Chúng ta đừng suy nghĩ đắng cay về Charles nữa.”
Một bậc phụ huynh khác nói: “Charles cũng có mẹ, có vợ, và anh ta cũng có linh hồn. Bây giờ anh đang đứng trước ngai của Đức Chúa Trời công bình để chịu đoán xét rồi…”
Ví Dụ Về Lòng Vị Tha Trong Cuộc Sống – Mẫu 5
Anh N.M.V (SN 1987) từng có một gia đình hạnh phúc bên người vợ đảm đang và 2 đứa con ngoan hiền. Nhưng rồi hạnh phúc phút chốc vỡ tan khi vợ anh, chị P.T.L (SN 1985), bị sát hại. Đau đớn hơn, ngày vợ qua đời cũng là lúc anh phát hiện chị đã lén lút quan hệ với người đàn ông khác một thời gian dài.
Bi kịch bắt đầu khi Phùng Văn Được (SN 1978) đưa vợ con từ An Giang đến thuê phòng trọ tại khu phố nơi gia đình anh sống ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Từ đây, Được tình cờ quen biết và nảy sinh tình cảm với chị L. Họ nhiều lần hẹn nhau tại vườn cao su gần đó để tâm sự.
Tuy nhiên, cảm thấy có lỗi với chồng con, chị L. đề nghị chấm dứt mối tình vụng trộm. Khoảng 4 giờ 30 phút ngày 1-5-2013, Được gọi điện hẹn chị L. tại vườn cao su để nói chuyện lần cuối rồi rút dao đâm liên tiếp vào lưng, ngực nạn nhân và dùng dao tự đâm nhiều nhát vào bụng mình. Chị L. tử vong, còn Được thoát chết.
Xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Dương tuyên phạt Được tù chung thân về tội “Giết người”. Đè nén nỗi đau, bỏ qua hận thù, gác lại công việc, anh V. lặn lội từ Bình Dương đến TP HCM dự phiên xử phúc thẩm.
Được HĐXX mời lên, anh khẩn thiết mong HĐXX giảm án cho bị cáo. “Hai con của bị cáo còn nhỏ. Tôi cũng có 2 đứa con mang nỗi đau mất mẹ nên không muốn các con của bị cáo phải gánh chịu tổn thương giống con mình. Xin tòa giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm trở về với gia đình, có cơ hội dạy dỗ 2 con” – anh V. nói.
Không những vậy, ngoài 20 triệu đồng đã nhận để lo mai táng, anh từ chối khoản 50 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần cũng như tiền cấp dưỡng nuôi 2 con của anh mà cấp sơ thẩm đã tuyên buộc bởi “hoàn cảnh gia đình bị cáo quá khó khăn, tôi không nỡ”.
Cảm nhận được lòng độ lượng của người vì mình mà chịu quá nhiều tổn thương, mất mát, Được cúi đầu rưng rưng. Dù HĐXX không chấp nhận kháng cáo, tuyên y án tù chung thân nhưng lòng vị tha của anh V. có lẽ sẽ giúp Được biết ăn năn hối lỗi và sống có ích hơn.
Ngoài Tấm Gương Về Lòng Vị Tha, SCR.VN tặng bạn 💧 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp 💧 cụ thể
Ví Dụ Thực Tế Về Lòng Vị Tha Hay – Mẫu 6
Bà T.T.P.Th bán hủ tiếu trên đường Bạch Đằng (phường 15, quận Bình Thạnh, TP HCM) cùng đứa con trai tên T.N.A.T. Mỗi ngày, 2 mẹ con kiếm được khoảng 100.000 đồng nhưng vẫn không đủ để lo cho cả gia đình. Trong một lần túng quẫn, họ vay của Huỳnh Văn Tỵ (SN 1977, ngụ quận Bình Thạnh) 2 triệu đồng, mỗi ngày trả lãi 40.000 đồng.
Một lần, anh T. đến nhà Tỵ trả tiền lãi nhưng không gặp nên đưa 40.000 đồng cho một người bạn của Tỵ nhờ chuyển giúp. Không biết việc này, Tỵ gặp bà Th. đòi tiền lãi. Bà Th. nói đã đưa tiền nhưng Tỵ không tin dẫn đến hai bên cãi nhau. Tỵ rủ Phan Minh Nhật (SN 1997, ngụ quận Bình Thạnh) đi đánh anh T. Hậu quả, anh T. tử vong.
Ra tòa, Tỵ và Nhật quanh co khai báo, lớn tiếng đổ tội cho nhau. Trước thái độ thiếu ăn năn, hối lỗi của các bị cáo, người mẹ mất con ôm mặt nức nở. Thế nhưng, khi được HĐXX mời lên, bà Th. lại tha thiết: “Dù sao tôi cũng biết ơn Tỵ đã cho tôi vay tiền khi túng quẫn… Ngày con trai bị giết, tôi hận tụi nhỏ lắm, con tôi đã trả tiền rồi mà vẫn bị đánh đến mất mạng.
Nhưng suy đi nghĩ lại, mọi chuyện đã qua, nếu yêu cầu mức án cao cho 2 bị cáo, con tôi cũng không sống lại được. Với lại, cả hai còn quá trẻ, Nhật chỉ mới qua tuổi 14, tương lai còn ở phía trước. Mong HĐXX xử nhẹ để 2 bị cáo sớm trở về làm lại cuộc đời…”. Bà Th. vừa dứt lời, 2 bị cáo bật khóc, quay về phía sau bối rối xin lỗi.
TAND TP HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Tỵ 20 năm tù, Nhật 11 năm cùng về tội “Giết người”. Các bị cáo bị dẫn ra xe tù, bà Th. lặng lẽ đi sau. Nhìn thấy người thân của Tỵ, Nhật đang lo lắng, đau khổ vì con, bà đến bên an ủi, chia sẻ.
“Ngồi chừng đó năm trong tù, tuổi xuân của chúng còn đâu nữa. Ông bà hỏi cách làm đơn kháng cáo rồi chỉ tôi viết đơn xin giảm án cho tụi nhỏ…” – bà chân thành dặn dò. Giữa họ không còn khoảng cách người nhà của bị hại – bị cáo mà chỉ có tình người và sự cảm thông…
Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Trong Văn Học – Mẫu 7
Đỗ Phủ (712 – 770), nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc, tên chữ là Tử Mĩ, bút hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam. Sau khi đỗ đạt, ông có ra làm quan trong một thời gian ngắn. Tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống triều đình, Đỗ Phủ tình nguyện xin nhà vua cho đi đánh dẹp nhưng không được nhà vua tín nhiệm.
Năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam. Sống trong cảnh đói nghèo, bệnh tật kép dài, mùa đông năm 770, nhà thơ qua đời trên một chiếc thuyền nhỏ cắm sào bên dòng sông Tương (tỉnh Hồ Nam).
Thời gian ở Thành Đô, Đỗ Phủ được bạn bè giúp đỡ dựng cho một căn nhà tranh bên khe Cán Hoa. Mới ở được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió thu thổi mạnh làm cho tốc mái. Xuất xứ baì thơ là từ sự việc đó.
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá phản ánh cuộc sống cơ cực của gia đình nhà thơ và thể hiện lòng nhân ái, vị tha đáng quý của nhà thơ trước những cảnh đời bất hạnh như mình.
Hoàn cảnh của gia đình Đỗ Phủ là đại diện tiêu biểu cho hàng ngàn gia đình trong xã hội Trung Quốc đương thời, tuy bất lực trước hoàn cảnh của mình nhưng tác giả lại sáng ngời tấm lòng nhân đạo, hướng đến sự ấm no cho nhân dân, đó chính là ước nguyện cao cả của ông “Ước được nhà rộng muôn ngàn gian”.
Nhà mình còn đang dột nát không thiếu chỗ nào nhưng Đỗ Phủ không ước cho bản thân mình mà đi ước cho khắp thiên hạ, ông đã bỏ qua ngôi nhà riêng mà hướng đến ngôi nhà chung che mưa che nắng, vững chãi và chắc chắn cho bao số phận nghèo khổ ngoài kia. Dù trong hoàn cảnh bần cùng khốn khổ, thân mình chưa lo xong nhưng tác giả vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng nhân ái của mình.
Đỗ Phủ còn có một tấm lòng vị tha cao cả khi chấp nhận “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”, chỉ cần có ngôi nhà muôn ngàn gian cho thiên hạ, bản thân ông vui lòng chấp nhận thiếu thốn khổ sở.
Tuy thực tế không có ngôi nhà nào rộng được muôn ngàn gian, nó chỉ có trong suy nghĩ của tác giả nhưng chính hình ảnh về ngôi nhà đã cho thấy được ước nguyện cao cả, tấm lòng bao la, giữa thời loạn lạc ấy ngôi nhà càng to lớn, càng vững chãi là ước muốn mong mỏi của bất kì ai.
“Than ôi !” là tiếng than thở đầy bất lực của tác giả, ông vừa trách bản thân mình bất lực, vô dụng vừa oán trách thời thế loạn lạc, chiến tranh phi nghĩa đã đẩy dân chúng vào cảnh khốn cùng khổ sở, đó là sự đồng cảm sâu sắc dạt dào tư tưởng nhân nghĩa của tác giả.
Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Trong Lịch Sử – Mẫu 8
Trong sử sách, có rất nhiều gương sáng về lòng vị tha. Ở thế kỉ XIII, Trần Quốc Tuấn đã gác thù riêng của gia đình sang một bên để cùng với vua Trần lo nghiệp lớn, ba lần đánh đuổi giặc Nguyên – Mông ra khỏi đất nước.
Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đã nêu cao quan điểm sống tích cực: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ). Mặc dù phải chịu nhiều thiệt thòi và oan khuất, song Nguyễn Trãi vẫn một lòng một dạ trung thành:
Bởi có một lòng trung với hiếu,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Nguyễn Trãi tiêu biểu cho lòng vị tha cao cả đến quên mình, ông đã đem hết nhiệt tình và tài năng cống hiến cho dân, cho nước. Với công lao vô cùng to lớn, tên tuổi Nguyễn Trãi đời đời sáng chói trong lịch sử giữ nước đau thương và oanh liệt của dân tộc Việt. Nguyễn Trãi xứng đáng với lời ban khen của vua Lê Thánh Tông: Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Ức Trai lòng sáng tựa sao Khuê).
Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Của Bác – Mẫu 9
Lòng vị tha của bác Hồ với những tù binh pháp: Nhân cách vĩ đại của người cha già dân tộc non trẻ.
Ngày 30/3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thả 200 tù binh Bắc Phi đã bị quân ta bắt trên các chiến trường để thể hiện thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với dân các nước thuộc địa của Pháp.
Cần nói rằng chính sách đối với tù binh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhất quán. Không đầy một tuần sau khi đưa ra Lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”, nhiều binh sĩ của quân đội Pháp đã bị bắt làm tù binh. Là người tha thiết không muốn cuộc chiến tranh bùng nổ, chủ trương hoà hiếu nhưng quyết tâm bảo vệ nền độc lập của mình, nhân Ngày Giáng sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư “Gửi các tù binh Pháp” (24/12/1946).
“Các bạn, tôi rất lấy làm phiền lòng vì thấy các người đang ở trong tình trạng như thế này. Tôi coi các người là bạn của tôi. Tôi biết rằng đó không phải là bởi các bạn, nhưng các bạn cũng như chúng tôi, đều là nạn nhân của bọn thực dân Pháp. Bọn này vì quyền lợi ích kỷ riêng của họ, chỉ muốn đi chinh phục nước người khác.
Tôi mong một ngày gần đây, hai dân tộc Pháp – Việt có thể cùng cộng tác trong vòng hoà bình và thân ái để mưu cầu hạnh phúc chung cho hai dân tộc. Trong khi chờ đợi, các bạn hãy yên lòng và sống dưới sự che chở của chúng tôi, cho đến khi hết chiến tranh, khi đó các bạn sẽ được tự do. Tôi chúc các bạn một ngày Noel vui và một năm tốt đẹp”.
Trong suốt những năm tháng chiến tranh gian khổ và đầy hy sinh, Bác cũng thực hiện một chính sách nhân dân đối với các tù binh của quân đội Pháp, nuôi dưỡng trong hoàn cảnh chính những chiến sĩ của mình còn đói, rét, thiếu thuốc men… Do chính sách binh vận tốt nên nhiều tù binh Pháp và Đoàn quân Lê dương cũng như những lính thuộc địa đã tình nguyện đi theo kháng chiến.
Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Khoan Dung – Mẫu 10
Không khí căng thẳng, nặng nề trong phiên tòa xét xử Nguyễn Anh Tuyến (24 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) được xua tan sau lời tâm sự chân tình, đầy vị tha của mẹ nạn nhân. “Con gái tôi đã mất, bao nhiêu tiền cũng không đủ đổi lấy sinh mạng một con người. Ngày con mất, tôi không muốn sống nữa… Hơn ai hết, tôi thấu hiểu nỗi đau mất con. Vì thế, tôi không muốn một người mẹ nào phải đau khổ như tôi nữa. Xin tòa giảm án cho bị cáo…” – bà tha thiết nói.
Chỉ vì ghen tuông mù quáng, Tuyến đã siết cổ người yêu đến chết, sau đó lấy xe máy, bông tai, điện thoại của nạn nhân đem bán. TAND TP HCM xét xử sơ thẩm đã tuyên án tử hình đối với Tuyến về 2 tội “Giết người”, “Cướp tài sản”. Mức án này sau đó được Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao giữ nguyên.
Gửi đến bạn 🍃 Dẫn Chứng Về Lòng Khoan Dung 🍃 chi tiết
Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Cụ Thể – Mẫu 11
Mahatma Gandhi là thủ lĩnh tinh thần phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ, là một vị lãnh tụ đáng kính được cả dân tộc tôn kính. Nhưng đáng tiếc thay, ông lại bị sát hại bởi chính người Ấn. Trước lúc ngã xuống, Gandhi đã để tay lên trán mình.
Sau khi tìm hiểu tôi mới hiểu rằng hành động này trong Ấn Độ giáo có nghĩa là “Tôi tha thứ cho bạn”. Gandhi không hề nói ra thành lời nhưng ông đã thể hiện lòng bao dung bằng tất cả chút sức lực mà ông còn lại. Còn chuyện gì khó hơn là tha lỗi cho chính kẻ đã tước đoạt mạng sống của mình? Gandhi có thể lựa chọn cách ứng xử khác là thù hận và kêu gọi trả thù người đã bắn mình.
Nhưng làm vậy thì ông liệu có thanh thản ra đi? Có lẽ chính vì muốn tâm hồn được an nhiên, nhẹ nhõm, không còn bận tâm chuyện gì trong phút cuối cùng nên ông đã làm như thế. Chính lòng vị tha đã càng tô đậm thêm vẻ đẹp phẩm chất của người thủ lĩnh, khắc tạc lên sức sống bất diệt của ông, là tấm gương để thế hệ sau noi theo và chính là đỉnh cao của sự trả thù.
Người đã ra tay với Gandhi chắc hẳn rất bất ngờ về hành động của ông và trong giây phút đó, có lẽ hắn nhận ra lỗi lầm to lớn của mình. Nhưng rồi vị tha cũng đã cho con người ta cơ hội sám hối và kéo chúng ta bên bờ vực của sự sa ngã, ranh giới giữa người và quỷ. Vị tha là một phương thuốc chữa lành kỳ diệu.
Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Chi Tiết – Mẫu 12
Erik Fitzgerald, một mục sư trẻ đang đếm từng ngày để được làm cha của một bé trai kháu khỉnh bỗng một ngày phải mất cả vợ lẫn con. Một anh tài xế đang trên đường trở về nhà sau một đêm làm tăng ca tại EMT đã buồn ngủ khi đang lái xe và lạc tay lái. Ở tận cùng của sự thống khổ, Erik vẫn quan tâm đến việc bày tỏ lòng trắc ẩn đối với người thanh niên đã ngộ sát vợ con anh, Matthew Swatzell.
Anh này đang vô cùng mặc cảm với tội lỗi nặng nề mình gây ra. Erik đối diện với hai lựa chọn: hoặc thưa Matthew ra tòa, bắt buộc Matthew phải chịu hình phạt nặng nề nhất để chuộc lỗi, hoặc buông tha Matthew để anh chỉ phải nhận một án phạt giảm nhẹ. Erik đã đưa ra lựa chọn thứ hai để bày tỏ sự tha thứ và tình yêu của Chúa dành cho Matthew.
Trong lần gặp gỡ định mệnh tại một cửa hàng nọ, Erik đã ngay lập tức mở rộng vòng tay vị tha với Matthew. Vị mục sư trẻ ôm chầm lấy người đã tông chết vợ con anh. Hai người bắt đầu trò chuyện. Kể từ giây phút đó, cả hai đã dần thân thiết hơn và trở thành bạn tâm giao. Biến cố đáng buồn ngày nào đã qua, hai người đàn ông bước vào hành trình mới của cuộc đời họ.
Một tấm gương đặc biệt về lòng vị tha – một lời chứng về sự phục hồi hoàn toàn cho những cuộc đời tưởng như tan vỡ, tất cả bắt đầu bằng sự tha thứ của Cha Thiên Thượng.
Tấm Gương Về Lòng Vị Tha – Mẫu 13
Đứa con gái chỉ mới 6 tuổi của Robbie đã bị bắn chết trong một xả súng tại trường Tiểu Học Sandy Hook. Chỉ vài giờ sau khi nhận hung tin, người cha Robbie đau khổ đã dũng cảm đứng trước ống kính phóng viên tuyên bố tha thứ một cách công khai cho tay súng tàn nhẫn đã lấy đi sinh mạng của con anh và 26 người khác.
Giọng nói đầy xúc động, run rẩy, nước mắt dàn dụa gương mặt, Robbie nói lời tha thứ trong đau đớn: “Chúng tôi xin gửi lời phân ưu chân thành đến toàn thể các gia đình đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vị xả súng này. Đây là một thảm họa kinh hoàng. Chúng tôi muốn mọi người biết rằng: chúng tôi đang khẩn thiết cầu thay cho mọi người, đặc biệt là gia đình các nạn nhân vụ xả súng.
Tôi hiểu đây là nỗi đau khôn nguôi cho quý vị. Tôi muốn quý vị biết rằng gia đình chúng tôi yêu thương và luôn đồng hành cùng quý vị.” Anh tiếp lời: “Chúng ta phải bước tiếp hành trình này, chuyện không ai muốn cũng đã xảy ra rồi. Chúng ta đừng để cho biến cố này biến chúng ta thành một con người khác. Hãy biến nó thành một cơ hội để vươn lên, trở thành một con người tốt hơn, yêu thương hơn, nhân ái hơn, và hạ mình hơn nữa.”
Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Ngắn Nhất – Mẫu 13
Con trai Scarlett Lewis , Jesse, đã bị giết chết trong năm 2012 khi Sandy Hook xả súng vào trường tiểu học, vụ thảm sát lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Lúc đầu, cô cho biết, cô cảm thấy như đất trời sụp đổ trước mắt mình. Cô đã giận dữ với các game bắn súng và căm giận muốn giết chết kẻ xả súng thế nhưng cô đã lựa chọn sự tha thứ.
Cô ấy nói: “Không phải dễ dàng để tha thứ cho kẻ gây ra điều khủng khiếp cho mình nhưng nó bắt đầu với một sự lựa chọn và sau đó đã trở thành một quá trình.” Bà kêu gọi người đến dự tang lễ của Jesse hãy thay đổi những suy nghĩ tức giận bằng sự tha thứ để có thể thay đổi thế giới.
Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Đặc Sắc – Mẫu 14
Đó là một đêm lạnh vào tháng 2 năm 2007, khi lái xe Chris Williams và gia đình ông đã bị một lái xe say rượu 17 tuổi tông phải. Vụ tai nạn khiến đứa con trai 11 tuổi và cô con gái 9 tuổi của ông đã chết. Còn cô vợ đang mang thai đang ngồi bên cạnh ông cũng tắt thở. Khi đó, Williams cảm giác rằng nếu như mình chết cùng gia đình thì tốt biết bao nhiêu nhưng ông đã được cứu khỏi chiếc xe.
Williams nói: “.. Bất cứ ai đã làm điều này với chúng tôi, tôi tha thứ, chúng tôi không quan tâm những gì ở hoàn cảnh hiện lại, tôi tha thứ cho họ”.
Ông đã làm nhiều việc để chứng minh mình không nói suông, ông công khai tha thứ cho kẻ giết người cả gia đình ông và phát triển mối quan hệ với ông và gia đình kẻ sát nhân. Hôm nay, Williams là một người diễn thuyết, chia sẻ câu chuyện đáng kinh ngạc của ông về việc chữa lành nỗi đau và tha thứ đã tạo cảm hứng cho những người khác mở rộng lòng thương xót và tha thứ là tốt.
Câu chuyện cảm động của Chris Williams đã trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim Just Let Go.
Dẫn Chứng Về Lòng Vị Tha Hay Nhất – Mẫu 15
Câu chuyện bé gái dạy mẹ về lòng vị tha, một bà mẹ đã chia sẻ câu chuyện của mình để cho thấy cô con gái 11 tuổi đã học cách tha thứ cho ông bố tệ bạc như thế nào.
Con gái tôi đã không gặp bố đẻ từ lúc 4 tuổi. Bây giờ con bé đã 11 tuổi.
Hồi con gái 2 tuổi, bố nó đã liên lạc với tôi và hỏi rằng liệu tôi có thể cho phép anh ta chấm dứt quyền làm cha để anh ta không phải nộp phụ cấp mỗi tháng được không. Và tôi đã đồng ý…
Tôi chưa bao giờ nói dối con bé về việc bố nó là ai hay đang sống ở đâu… Tôi luôn trả lời mọi câu hỏi của con bé theo cách thích hợp nhất với độ tuổi của nó.
Khi con gái 4 tuổi, bố nó đã liên lạc lại với tôi và nói rằng anh ta được chẩn đoán bị ung thư và muốn gặp con bé. Tôi đã dành ra một ngày và chúng tôi gặp nhau ở công viên. Anh ta đã hỏi xin tôi 2 tiếng, nhưng chỉ ở lại trong 20 phút và chúng tôi không bao giờ nghe tin tức gì về anh ta nữa…
Mùa hè năm nay, chúng tôi có vô tình gặp một vài người quen biết anh ta. Họ cứ nói mãi về việc trông con bé giống những đứa con khác của anh ta đến mức nào. Họ nói thêm rằng anh ta đã ổn định và hiện đã có gia đình.
Tim tôi như thắt lại khi nghĩ đến việc điều này sẽ khiến con gái tôi đau buồn đến mức nào… Tôi đã ngắt quãng cuộc trò chuyện nhanh chóng. Chúng tôi lên xe rời đi, và đó cũng là lúc con gái tôi mỉm cười, nói: “Mẹ… Ông ấy đã biết cách làm bố. Đó là một điều tốt. Con thấy vui cho các con ông ấy”.
Ngoài Những Tấm Gương Về Lòng Vị Tha, gửi đến bạn thông tin 💕 Dẫn Chứng Về Lòng Nhân Ái 💕 ý nghĩa