Tấm Gương Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ [23+ Dẫn Chứng Tiêu Biểu]

Tấm Gương Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ ❤️️ 23+ Dẫn Chứng Tiêu Biểu ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Câu Chuyện Ý Nghĩa Liên Quan Đến Hồ Chủ Tịch.

Tấm Gương Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ

Chia sẻ đến bạn đọc câu chuyện ngắn về tấm gương ý chí nghị lực của Bác Hồ nổi tiếng sau đây.

Cho đến hôm nay, khi nhắc lại sự kiện lịch sử ngày 5-6-1911 Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, nhiều người dân trong nước và bè bạn trên thế giới vẫn đang tìm câu trả lời một cách đầy đủ nhất cho những câu hỏi:

Vì sao người thanh niên Nguyễn Tất Thành một thân một mình, bầu bạn không có, chỉ với chút kiến thức học ở trường cùng hai bàn tay trắng, dám vượt đại dương đi thẳng về phía kẻ thù của chính dân tộc mình để tìm con đường cứu nước?

Vì sao những khó khăn gian khổ trên hành trình dài đằng đẵng 30 năm tìm đường cứu nước vẫn không làm Người chùn bước, hay trước sự xa hoa tráng lệ của những đô thị và cuộc sống ở phương Tây hay nước Mỹ mà Người có dịp đặt chân đến vẫn không thể cám dỗ và làm lay chuyển được sự quyết tâm và lập trường kiên định của Người…

Chỉ duy nhất có Người, với chuyến đi lịch sử 40 ngày của mình (từ Sài Gòn đến Marseille – nước Pháp), đã mở ra một chương lịch sử hào hùng cho dân tộc Việt Nam, cho thế giới thuộc địa và cho tất cả những con người bị áp bức trên Trái đất này.

Có thể khẳng định ý chí và nghị lực là hai yếu tố rất quan trọng giúp Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi ra tìm đường cứu nước và cũng chính ý chí, nghị lực đã giúp Người vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ trong hành trình bôn ba qua 3 đại dương, 4 châu lục, hơn 30 quốc gia và các vùng lãnh thổ, qua hàng trăm thành phố lớn nhỏ để tìm con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam.

Ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành còn thể hiện sâu sắc ở sự khắc phục những khó khăn, gian khổ, không chỉ vượt qua khó khăn, gian khổ mà còn vượt qua cả những cám dỗ để vững vàng, kiên định với lý tưởng, mục đích của mình.

Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, những năm còn nhỏ Nguyễn Tất Thành đã trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Và nỗi đau mất mát lớn nhất đầu tiên tác động đến tình cảm, ý chí và nghị lực trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành là vào năm 1900.

Mới 11 tuổi Người đã mất mẹ và em trai nhỏ, phải thay cha, thay anh chị, nhờ sự giúp đỡ của bà con hàng xóm ở Huế để lo tang cho mẹ. Hoàn cảnh khó khăn cùng với nỗi đau và sự mất mát đã tiếp thêm cho Nguyễn Tất Thành ý chí và nghị lực để vượt qua những thử thách, gian khổ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Người sau này.

Gợi ý 🌼 Kể Chuyện Bác Hồ Ra Đi Tìm Đường Cứu Nước 🌼 ngắn gọn

Câu Chuyện Về Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ Ngắn Gọn

Tiếp theo là câu chuyện về ý chí nghị lực của Bác Hồ ngắn gọn, súc tích được nhiều bạn đọc quan tâm đến.

“Kiên nhẫn” một đức tính mà bản thân mọi con người đều có, nhưng ở Bác đức tính ấy tạo thành một sức mạnh phi thường về ý chí và nghị lực của một người thanh niên yêu nước quyết tâm giải phóng cho dân tộc.

Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba – tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:

Anh Lê, anh có yêu nước không ?

Người bạn đột nhiên đáp:

– Tất nhiên là có chứ!

Anh Ba hỏi tiếp:

Anh có thể giữ bí mật không?

Người bạn đáp:

– Có

Anh Ba nói tiếp:

– Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không ?

Anh Lê đáp:

Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?

– Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay .

Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẽ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa.

Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.

SCR.VN gợi ý 💧 Kể Chuyện Bác Hồ 💧 ngắn gọn, ngoài Tấm Gương Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ

Dẫn Chứng Về Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ Cụ Thể – Bỏ Thuốc Lá

Gợi ý đến bạn đọc mẫu dẫn chứng về ý chí nghị lực của Bác Hồ liên quan đến việc bỏ thuốc lá ấn tượng sau đây.

Cuộc đời của Hồ Chí Minh là một mẫu mực về tự rèn luyện. Từ thời thiếu niên đến lúc trở thành Chủ tịch nước, Bác không ngừng đấu tranh hoàn thiện mình, Bác luôn kiên trì rèn luyện, lâu dần thành nếp sống, thành thói quen. Bác nói thật chí lý: “Việc gì trong đời sống cũng khó khǎn cả, vì chưa thành thói quen, khi đã có thói quen thì việc gì cũng không khó”. Sự uyên thâm và vĩ đại của Bác chính là nhờ ý chí rèn luyện trở thành thói quen đó của Bác.

Tuy nhiên Bác tự nhận Bác có thói quen xấu là hút thuốc lá. Việc hút thuốc lá liên quan tới hoạt động cách mạng của Người trong những năm 20 của thế kỷ XX khi Người mang tên Nguyễn Ái Quốc.

Đồng chí Vũ Kỳ, nguyên Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được Bác Hồ tâm sự: Những năm ở Pháp, Người là một thanh niên kháng Pháp nên luôn bị mật thám Pháp theo dõi ở khắp mọi nơi. Người biết bị theo dõi mà không dám quay đầu lại để nhìn.

Để có thể quan sát được sự theo dõi, Người nghĩ ra cách hút thuốc. Mỗi lần như vậy, đi qua thùng đựng rác ven đường cách khoảng ba bước chân, Người dừng lại châm thuốc hút, rồi quay lại thùng rác để vứt que diêm, như vậy là Người có dịp quan sát xung quanh, liệu cách đối phó với kẻ theo dõi. Do giả vờ hút thuốc mãi mà đã trở thành thói quen của Người.

Nǎm 1966, do sức khoẻ giảm sút, bác sỹ đề nghị Bác bỏ thuốc Bác có kế hoạch quyết tâm bỏ dần. Bác nói: Bác hút thuốc từ lúc còn trẻ nay đã thành thói quen, bây giờ bỏ thì tốt nhưng không dễ, các chú phải giúp Bác bỏ tật xấu này.

Rồi Bác tự đề ra chương trình bỏ thuốc dần dần. Lúc đầu là giảm số lượng điếu hút trong ngày. Khi thèm hút thuốc Bác làm một việc gì đó để thu hút sự chú ý, tập trung. Tuổi đã già phải làm như vậy thật quá vất vả. Tập một thói quen, bỏ một thói quen không dễ chút nào.

Phải có một nghị lực phi thường mới làm được. Bác bảo đồng chí giúp việc để cho Bác một vỏ lọ Pênixilin ở nơi làm việc và phòng nghỉ. Hút chừng nửa điếu Bác dụi đi để vào lọ đó. Sau hút lại nửa điếu để dành. Anh em can bảo thuốc lá hút dở không có lợi, Bác bảo: “Nhưng hút để có cữ”. Với cách làm đó, Bác đã giảm từ cả bao xuống còn ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Bác hút thưa dần.

Đầu tháng 3-1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc trên bàn làm việc của Bác, nhưng Bác không dùng.

Một tháng sau, khi tiếp đồng chí Vũ Quang, lúc ấy là Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Bác nói: Bác bỏ thuốc lá rồi, chú về vận động thanh niên đừng hút thuốc lá. Sau này Bác có bài thơ Vô đề:

“Thuốc kiêng rượu cữ đã ba năm,
Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần.
Mừng thấy miền Nam luôn thắng lớn,
Một năm là cả bốn mùa Xuân”

Trong lớp trẻ ngày hôm nay nhiều nam thanh niên đôi khi muốn chứng tỏ mình bằng những thói quen xấu mà không ý thức được mặt tiêu cực của nó, đặc biệt là hút thuốc. Vì thế câu chuyện của Bác Hồ lại càng là bài học quý báu cho lớp trẻ noi theo. Đúng như nhà thơ Hải Như đã viết “Trận thắng lớn – hỡi ai đừng xem nhỏ”.

Một việc nhỏ, bình dị trong đời thường, nhưng đã nhắn gửi với đời một thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh lớn lao: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, hãy tự chiến thắng mình từ những việc cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm mẫu 🌷 Kể Chuyện Bác Hồ Với Thiếu Nhi 🌷 ngắn gọn

Dẫn Chứng Về Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ Tiêu Biểu – Tinh Thần Tự Học

Xem thêm mẫu dẫn chứng về ý chí nghị lực của Bác Hồ thể hiện qua tình thần tự học của mình.

Hồ Chí Minh sinh năm 1890 tại làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tự học nổi tiếng, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tự học và học tập suốt đời.

Bằng tấm gương hiếu học vượt khó Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu về tự học. Trong đó có nhiều những nội dung rất cơ bản mà chúng ta cần học tập và noi theo Bác. Tự học là hoạt động có mục đích và là điều quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức của nhân loại.

Trong những năm tháng bôn ở nước ngoài, Bác đi khắp các nước, vùng lãnh thổ như Anh, Pháp, Nga… Dù là khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi thì đốt lò, quét tuyết thì ở đâu, làm gì Bác đều tranh thủ để tự học.

Bên cạnh đó, Bác cũng đến thư viện đọc sách hoặc nghe những buổi nói chuyện để trau dồi thêm kiến thức. Tối đến, Bác tham dự các mít tinh để làm quen với các nhà hoạt động chính trị và nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Có thể nói, cuộc sống lao động vất vả đã rèn cho Bác ý chí quyết tâm tự học một cách bền bỉ. Bác xứng đáng là tấm gương tự học nổi tiếng vượt mọi hoàn cảnh khó mà chúng ta cần phải học tập.

Tìm hiểu 🌷 Tên Thật Của Bác Hồ 🌷 bên cạnh Tấm Gương Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ

Dẫn Chứng Về Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ Nổi Bật – Kiên Trì Chống Lại Tuổi Già Và Bệnh Tật

Kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật là một trong những dẫn chứng ấn tượng về ý chí nghị lực của Bác Hồ.

Sang đến năm 1967, Bác Hồ của chúng ta đã già và yếu đi nhiều. Nhưng ngày ba bữa, Bác vẫn tự mình từ nhà sàn, đi bộ đến nhà ăn. Một phần, không muốn phiền anh em phục vụ, phần nữa, Bác muốn đặt ra cho mình một kỷ luật, buộc mình phải vận động, rèn luyện, chống lại suy yếu của tuổi già.

Các đồng chí phục vụ Bác rất áy náy. Phần thương Bác vất vả, ngày nắng, còn ngày mưa; phần lo Bác già yếu, chẳng may vấp ngã, nếu có chuyện gì thì ảnh hưởng lớn đến công việc của đất nước và của Đảng.

Ngày đó, con đường quanh ao cá chưa được tôn tạo như hiện nay. Sau những trận mưa to, đường đi còn ngập nước. Nhưng đến giờ ăn, dù đang còn mưa, Bác vẫn xắn quần quá đầu gối, cầm ô, cùng đồng chí bảo vệ, lội nước đi sang nhà ăn. Nhìn ống chân Bác gầy gò, nổi gân xanh, anh em thương Bác, trào nước mắt, nhưng không sao thuyết phục được Bác cho phép dọn cơm bên nhà sàn.

Bác nói:

Các chú muốn chỉ một người vất vả hay muốn cho nhiều người cũng phải vất vả vì Bác.

Có hôm, buổi sớm, Bác vào thay quần áo xong, đến bữa, gặp trời mưa, Bác không muốn các đồng chí phục vụ phải giặt nhiều, Bác cởi quần dài, gập lại, cắp nách, sang đến nơi mới mặc vào. Bác coi mình cũng chỉ là một người phục vụ và xem các đồng chí phục vụ cũng như mình nên không muốn làm phiền ai.

Tuy vậy, các đồng chí phục vụ Bác vẫn cố gắng tìm mọi cách để có thể thay đổi tình hình ấy.

Một hôm, Bác cho gọi chị Trần Thị Lý, người con gái miền Nam vào ăn cơm với Bác. Bác mời vào ngày Chủ nhật, nhưng hôm đó đồng chí Lý lại đi vắng thành ra hôm sau (3-7-1967) chị mới vào được.

Hôm đó, trời mưa rất to. Đồng chí Vũ Kỳ cho dọn cơm ngay bên dưới nhà sàn để Bác ăn cùng chị Lý. Thương chị Lý thương tật, đau yếu, đường mưa trơn, đi lại khó khăn, lần đầu tiên, bữa đó Bác Hồ đồng ý ở lại ăn cơm dưới nhà sàn.

Hôm sau, các đồng chí phục vụ lại dọn cơm dưới nhà sàn, mời Bác ăn, coi như đã có một tiền lệ và không thỉnh thị Bác. Nhưng Bác đã cho gọi đồng chí Vũ Kỳ đến và phê bình:

Các chú muốn để Bác hư thân đi có phải không?

Ý Bác đã rõ ràng. Bác muốn mỗi ngày ba bận, mỗi bữa ăn, đi vòng quanh hồ một lần, như một kỷ luật bắt buộc phải rèn luyện đối với mình.

Tuổi già, cũng như trẻ thơ, đều muốn được chiều chuộng. Bác biết: Nếu dễ dãi với mình và để cho người khác dễ dãi với mình, dần dần sẽ hư thân đi.

Không ai sinh ra đã thành lãnh tụ. Muốn trở thành vĩ nhân, phải có chí rèn luyện. Làm Chủ tịch nước rồi, trở thành lãnh tụ kính yêu của cả giai cấp và dân tộc rồi, Bác Hồ vẫn không ngừng rèn luyện. Vì vậy, ở vị trí càng cao, càng nổi tiếng, tinh hoa, phẩm chất, đạo đức của Bác càng sáng, càng trong.

-> Câu chuyện nói lên ý chí nghị lực vượt khó phi thường của Bác Hồ, dù ở tuổi cao sức yếu nhưng người vẫn kiên trì luyện tập chống lại tuổi già và bệnh để có sức khỏe tốt phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân lâu hơn thế nữa và nhiều hơn thế nữa.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Kể Về Anh Hùng Dân Tộc Hồ Chí Minh 🌹 hay nhất

Dẫn Chứng Về Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ Trong Văn Học

Mời bạn xem nhiều hơn thông tin dẫn chứng về ý chí nghị lực của Bác Hồ trong văn học sau đây.

Hồ Chí Minh – tác giả của tập thơ Nhật kí trong tù mãi mãi là tên gọi kính yêu, là niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam và bạn bè thế giới. Có được sự khâm phục và ngưỡng mộ lớn lao đó chính vì Hồ Chí Minh là kết tinh truyền thống nhân đạo cao cả, ý chí và nghị lực phi thường của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng.

Thật vậy! Hơn một trăm bài thơ trong “Nhật kí trong tù” đều toát lên ý chí và nghị lực mãnh liệt của Hồ Chí Minh. Trên trang bìa của tập thơ, tác giả đã thể hiện ý chí và nghị lực ấy qua hình ảnh hai bàn tay tuy bị xiềng xích vẫn nắm chặt, giơ cao bất khuất. Bài thơ “Khai quyển” thay cho lời đề từ mở đầu tập Nhật kí trong tù tuy ngắn gọn nhưng rắn rỏi, mạnh mẽ như một quả đấm thép:

“Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao.
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần cần phải cao”

Có thể coi bài thơ này là tuyên ngôn, là phương châm sống và tranh đấu mà người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đã tâm nguyện trong suốt mười bốn tháng trời bị giam hãm nơi tù ngục của chế độ Tưởng Giới Thạch. Đó là nhận thức sâu sắc của người tù – thi sĩ cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Kẻ thù chỉ có thể trói buộc, giam hãm được thân thể của người cộng sản chứ không bao giờ khuất phục được trái tim và khối óc của họ.

Bài thơ đồng thời cũng là một lời thề son sắt của Hồ Chí Minh trước chính bản thân mình, là lời tự cổ vũ, động viên, lòng dặn lòng của người chiến sĩ cách mạng. Trong tình huống chỉ có một mình đối mặt với gian khổ thử thách thì vũ khí đấu tranh duy nhất và hiệu nghiệm nhất của người cộng sản là ý chí và nghị lực.

Bản lĩnh kiên cường đã giúp người cộng sản vượt qua tất cả khó khăn nguy hiểm trên con đường cách mạng. Không bạo lực nào ngăn cản được bước chân của người cộng sản khi lí tưởng, ý chí, nghị lực đã chắp cho họ đôi cánh bay lên.

“Nhật kí trong tù” còn có nhiều bài thể hiện ý chí và nghị lực vô song của Hồ Chí Minh. Bài thơ “Giải đi sớm” là một ví dụ:

“Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn.
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.
Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn quét sạch không.
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng”

Bài thơ vẽ lên một bức tranh đối lập giữa hoàn cảnh với con người. Hoàn cảnh là những khó khăn trở ngại, là đêm tối, rét buốt, là con đường thăm thẳm như muốn nuốt chửng con người. Nhưng ngược lại, con người không chùn bước, không khuất phục trước hoàn cảnh nghiệt ngã mà vẫn tràn đầy hi vọng vào tương lai tươi sáng của cách mạng.

Bài Tự khuyên mình gần như là sự chiêm nghiệm, đúc kết về bài học tu dưỡng, về ý chí và nghị lực, về triết lý sống của vị lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh:

“Nếu không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”

Bài thơ vừa thể hiện chất thép của khí phách kiên cường, vừa phản ánh tinh thần yêu đời, lạc quan, tin tưởng. Để chiến thắng kẻ thù, ngoài ý chí và nghị lực, người chiến sĩ cách mạng cần phải có niềm tin và hy vọng thì mới đủ sức mạnh và lòng dũng cảm vượt qua mọi gian nan, thử thách cam go, nguy hiểm nhất.

Ngày nay, tuy tuổi trẻ có nhiều cơ hội để tạo dựng cho mình một tương lai tươi sáng, một sự nghiệp thành đạt nhưng cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Để vươn lên trong cuộc sống, tuổi trẻ cần thường xuyên tu dưỡng, phấn đấu làm giàu ý chí và nghị lực theo gương sáng của Bác Hồ vĩ đại, cống hiến tài và đức cho nhân dân, Tổ quốc.

Xem thêm mẫu văn 🌏 Thuyết Minh Về Bác Hồ 🌏 ngoài Tấm Gương Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ

Những Dẫn Chứng Về Ước Mơ Của Bác Hồ Chi Tiết

Đón đọc thêm những dẫn chứng về ước mơ của Bác Hồ được SCR.VN tổng hợp sau đây nhé!

Mẫu 1

Có những tấm gương sáng trong cuộc sống mà mỗi chúng ta ai ai cũng đều biết, Chủ Tịch Hồ Chí Minh người có tài năng và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đã có những ước mơ và hoài bão lớn lao cho bản thân mình, để đạt được những hoài bão và ước mơ đó Bác đã cố gắng tu dưỡng bản thân để có được những thành quả cho dân tộc Việt Nam.

Bác đã cố gắng tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, dân tộc Việt nam đạt được những tự do cũng phần lớn là nhờ công lao của Bác Hồ kính yêu.

Mẫu 2

Ham muốn của Bác Hồ đã được trình bày một cách giản dị: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Câu nói thật giản dị mà thấm đậm triết lý cao sâu! “Ham muốn tột bậc” của Bác Hồ chính là khát vọng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh suốt 80 năm chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và phong kiến để giành lại độc lập, tự do và xây dựng cuộc sống mới.

“Ðộc lập, tự do, hạnh phúc” là lý tưởng chiến đấu, là lẽ sống, là hệ giá trị vô giá mà Bác Hồ đề ra cho việc xây dựng đất nước, trước đây cũng như hiện nay. Vì lý tưởng ấy, vì hệ giá trị ấy mà nhân dân ta đã đi theo Ðảng làm Cách mạng tháng Tám thành công, tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, và ngày nay đang tiến bước trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

“Ham muốn tột bậc” của Bác không chỉ là câu nói xuất phát từ đáy lòng mà còn là mục tiêu hành động nhất quán của Người, một người suốt đời vì nước, vì dân, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Với Người, không có hạnh phúc nào lớn hơn là hạnh phúc được phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân dân.

Trong Di chúc để lại, điều đầu tiên Người khẳng định là: “Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Ðó là một điều chắc chắn”.

Về việc riêng, Bác viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. “… tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Ðảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.

“Ðiều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Ðảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Chia sẻ 🍂 Những Câu Nói Của Bác Hồ 🍂 nổi tiếng, bên cạnh Tấm Gương Ý Chí Nghị Lực Của Bác Hồ

Viết một bình luận