Tả Sông Gianh Ngắn Gọn [21+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất]

Nếu bạn chưa biết phải tả dòng sông Gianh hay cuộc sống xung quanh về dòng sông Gianh thế nào để được điểm cao thì bạn có thể tham khảo top 21+ bài văn hay nhất mà SCR.VN chia sẽ bên dưới.

Cách Tả Sông Gianh

Việc viết một bài văn tả sông Gianh yêu cầu bạn phải có sự tập trung vào chi tiết và sử dụng ngôn ngữ mô tả để tạo nên một bức tranh sống động cho độc giả. Bạn có thể tham khảo các bước cụ thể để viết một bài văn tả sông Gianh hay mà SCR.VN chia sẽ bên dưới.

  • Bước 1: Bạn cần xác định góc nhìn của bạn và mục tiêu của bài viết: Bạn có thể tập trung vào việc tả cảnh quan tự nhiên, cuộc sống của người dân ven sông, hoặc trải nghiệm cá nhân của bạn khi đến sông Gianh.
  • Bước 2: Nếu bạn chưa có kiến thức về sông Gianh thì bạn có thể tìm hiểu qua các tài liệu trên mạng, sách để có thông tin cơ bản về sông Gianh, về lịch sử, đặc điểm tự nhiên, và cuộc sống xung quanh.
  • Bước 3: Bạn tiến hành viết bài với mở đầu bằng một câu hoặc đoạn văn mô tả mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của độc giả. Cố gắng sử dụng ngôn ngữ mô tả mạnh để tạo nên hình ảnh rõ ràng về sông Gianh.
  • Bước 4: Bạn tả chi tiết về sông Gianh
    • Tả cảnh quan xung quanh, màu sắc của nước cũng như các loại cây cỏ và thảm cỏ ven bờ, ánh nắng, đám mây, và những đặc điểm tự nhiên khác. Mô tả tiếng sóng nước, tiếng chim hót, tiếng động của người dân, và mùi của đất trời hoặc cái gì đó cụ thể mà bạn có thể cảm nhận.
    • Tả cuộc sống của người dân ven sông, cuộc sống hàng ngày, nghề cá, nghề nông, hoặc bất kỳ điều gì có thể kể về văn hóa và cuộc sống xung quanh sông Gianh.
  • Bước 5: Khi tả bạn sử dụng ngôn ngữ mô tả phong phú và hình ảnh để tạo nên một bức tranh sống động. Tránh sử dụng ngôn ngữ trừu tượng hoặc từ ngữ chung chung.
  • Bước 6: Kết bài bạn có thể viết một đoạn tóm tắt hoặc một lời kết chốt thú vị, để làm cho độc giả cảm thấy họ đã tham gia vào cuộc hành trình tả sông Gianh cùng bạn.
  • Bước 7: Cuối cùng, bạn nhớ kiểm tra và chỉnh sửa bài viết của bạn để đảm bảo rõ ràng, mạch lạc và không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.

Tham khảo cách tả về dòng sông bằng cách xem ngay top bài văn 🌺 Tả Sông Cửu Long 🌺 hay nhất

Dàn Ý Tả Sông Gianh

Dưới đây là dàn ý chi tiết tả sông Gianh mà bạn có thể tham khảo.

I. Mở bài

  • Giới thiệu về dòng sông Gianh

II. Thân bài

  • Miêu tả dòng sông
    • Dòng sông đó bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Chiều dài của dòng sông đó như thế nào? Chiều rộng của dòng sông ấy?
    • Chiều sâu của dòng sông là bao nhiêu?
    • Nước sông có màu sắc như thế nào?
    • Cảm giác của bạn ra sao khi được chạm vào dòng nước ấy?
    • Nước sông có sự thay đổi như thế nào trong ngày? (thay đổi về màu sắc, nhiệt độ vào sáng, trưa, chiều, tối)
    • Thế giới dưới sông có những loài động vật, thực vật gì sinh sống?
    • Lớp bùn đất dưới đáy sông có màu sắc và đặc điểm gì?
    • Hai bên bờ sông có cảnh vật gì? (Những cây cối, con đường nhỏ, cầu thang đá dẫn xuống sông…)
  • Hoạt động của con người cùng với dòng sông
    • Mùa hè, nhiều người ra bờ sông tắm mát hoặc xuống nước tắm mát
    • Ở đoạn lưng và hạ lưu sông, những người chài lưới đánh bắt cá và mò cua bắt ốc
    • Những chiếc thuyền chở người, chở đồ tấp nập trôi theo dòng sông vào những buổi trưa chiều
    • Những buổi họp chợ tổ chức ở ven bờ sông
    • Ngày xưa, các bà thường giặt áo quần, rửa đồ bên bờ sông, nhưng bây giờ không làm thế nữa để giữ gìn vệ sinh con sông.

III. Kết bài

  • Cảm xúc của em dành cho con sông Gianh

Chia sẽ thêm đến bạn ⚡️ Dàn Ý Tả Dòng Sông ⚡️ logic, đầy đủ ý

6+ Bài Văn Tả Sông Gianh Hay Nhất

SCR.VN chia sẽ đến bạn top 6 bài văn tả sông Gianh hay nhất.

Tả Dòng Sông Gianh Hay Nhất

Em sinh ra tại một vùng quê nghèo của tỉnh Quảng Bình, nơi mảnh đất miền Trung đầy nắng gió ấy, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng biết bao cảnh đẹp. Nhưng có lẽ, gắn bó và sâu nặng với em nhất chính là con sông quê hương.

Từ vùng thượng nguồn nơi vùng núi Cô Pi, dòng sông Gianh chảy về với vùng đồng bằng trù phú xanh tươi. Dòng Gianh có chiều dài hơn 160 km, với diện tích hơn 4500 mét vuông. Sông Gianh chảy qua làng em thật dịu dàng, tựa như một dải lụa mềm mại. Những buổi sớm tinh mơ, mặt sông bình lặng, làn nước lăn tăn gợn sóng. Nơi hàng cây hai bờ sông, những giọt sương mai đọng lại trong veo, mang những hạt nước tinh túy của đất trời.

Một vài chú chim tỉnh giấc sớm, cất tiếng hót líu lo đón chào ngày mới đẹp xinh. Trên cao, những làn mù sương giăng giăng đầy mơ mộng làm dòng sông thêm huyền ảo. Em vẫn hay với tay mình để bắt lấy thứ mù sương kỳ lạ ấy nhưng cuối cùng chẳng thể nắm được chút gì, chỉ có thể đứng nhìn và cảm nhận nó mà thôi. Khi ông mặt trời dần nhô lên, những tia nắng bắt đầu chạy nhảy trên những ngọn tre, cành đa, sông lúc này như được trưng diện cho mình một bộ cánh mới mẻ và đầy màu sắc.

Mặt sông lấp loáng màu nắng lóng lánh, từng dòng nước vỗ vào nhau nhẹ nhàng đang tí tách trò chuyện. Mấy chị tre cũng soi mình xuống làn nước trong veo để vuốt ve lại mái tóc biếc xinh đẹp của mình, cạnh đó, mấy nàng bắp trên bãi bồi cũng mơ màng ngắm nhìn mình qua chiếc gương khổng lồ. Mấy anh dừa, anh đứng sừng sững với vẻ đầy uy nghiêm. Thấp thoáng những thuyền chài của những ngư dân bắt đầu ra khơi, trên bầu trời, chim ríu rít gọi nhau. Một ngày mới thực sự bắt đầu, vạn vật bắt đầu bước vào công việc của riêng mình.

Ai cũng mang một sứ mệnh cho cuộc đời, người đánh cá kiếm thêm thu nhập cho gia đình, những nàng chim sâu bao tiếng hót làm đẹp cho đời cũng nhanh chóng đi kiếm tìm thức ăn duy trì sự sống. Và cả dòng sông xanh, đâu chỉ mang đến những cá tôm trù phú, mà còn miệt mài ngược xuôi chảy mãi, chảy mãi đưa bao con thuyền vượt nắng gió ra khơi.

Vào ban trưa, khi mặt trời lên đỉnh, nắng không còn nhẹ nhẹ, dịu êm mà được thay thế bằng cái nắng oi ả. Nước sông lúc này được nung nóng như nồi nước đang đun sôi vậy. Những hàng cây hai bên bờ toả bóng, ôm lấy dòng sông như đang che chở cho mặt sông khỏi cái nắng mãnh liệt của mùa hè. Thỉnh thoảng, có đợt gió nhẹ qua, khẽ lay trên từng cành lá đầy xao động. Chúng em ngồi dưới những bóng tre xanh ngắm những dòng sông quê lúc ấy, có chút gì đó vừa thương vừa nhớ những kỉ niệm ngày xưa. Đó là những ngày cởi truồng tắm mát, những lần vụng dại trốn mẹ ra sông hái mấy quả bần non,…

Khi chiều xuống, sông khoác lên mình chiếc áo màu cam ấm áp. Sông Gianh vào chiều là đẹp nhất, nó yên bình lạ thường. Nước không còn vội vã nữa mà chuyển động đầy từ từ, thong thả và đầy nhẹ nhàng. Bông hoa lục bình tím trôi dạt trên mặt sông bình yên càng khiến khung cảnh thật lãng mạn, mê hoặc. Một vài chiếc thuyền chài trở về trong niềm phấn khởi của những người lao động bởi bội thu tôm cá. Xa xa, từng đàn chim đang bay về chốn ngủ sâu một ngày vất vả kiếm mồi. Gió chiều nhẹ tênh như chính tâm hồn em lúc này vậy, thoải mái, tự do ngắm nhìn sông nước quê hương mình.

Khi đêm về, trăng lên, vạn vật đều chìm đắm trong ánh sáng dịu dàng của vầng trăng. Sông Gianh lúc này đầy tư lự, ánh trăng thanh soi xuống đáy dòng sông, vẻ đẹp của trăng trong nước thật huyền diệu, mê hoặc.

Và càng đặc biệt hơn, em được nghe bà kể về những chiến công oanh liệt của sông Gianh quê mình. Dòng sông ấy tuy nhỏ bé vậy thôi nhưng đầy anh dũng, đã cùng con người chiến đấu, bảo vệ quê hương, và chứng kiến bao sự đổi thay, phát triển của quê mình.

Yêu biết mấy dòng sông quê em, mãi mãi trong cuộc đời, em sẽ luôn nhớ về dòng sông ấy. Tình yêu quê hương trong em gắn liền với dòng sông và những kỉ niệm tuyệt vời của tuổi thơ.

Tổng hợp những bài văn ✨ Tả Dòng Sông Ngàn Phố ✨ hay nhất

Bài Văn Tả Sông Gianh Đặc Sắc

Trong hàng trăm con sông lớn nhỏ chảy qua đất Việt thì sông Gianh là sông duy nhất chảy qua một tỉnh – tỉnh Quảng Bình. Bắt nguồn từ Minh hóa, chảy giữa lòng huyện Tuyên, phần hạ lưu chảy qua Quảng Trạch rồi đổ ra Biển Đông ở cửa Gianh. Như bao dòng sông khác, sông Gianh quê em là ngọn nguồn cho bao cảm hứng sáng tạo để nhiều nhà thơ nhà văn vung bút tạo nên những kiệt tác, để dòng sông trở thành bất tử trong lòng những người con yêu quê.

“ Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng
Mỗi con người gắn bó một dòng sông ’’…….

Trong hàng trăm con sông lớn nhỏ chảy qua đất Việt thì sông Gianh là sông duy nhất chảy qua một tỉnh – tỉnh Quảng Bình. Bắt nguồn từ Minh hóa, chảy giữa lòng huyện Tuyên, phần hạ lưu chảy qua Quảng Trạch rồi đổ ra Biển Đông ở cửa Gianh. Như bao dòng sông khác, sông Gianh quê em là ngọn nguồn cho bao cảm hứng sáng tạo để nhiều nhà thơ nhà văn vung bút tạo nên những kiệt tác, để dòng sông trở thành bất tử trong lòng những người con yêu quê.

Các nhà sử học nói rằng sông Gianh có tên cội nguồn là Linh Giang – là dòng sông linh thiêng cắt ngang đất nước. Sông đã trở thành giới tuyến chia cắt đằng ngoài và đằng trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Cùng với thế núi thế sông đắc địa: ba phía là núi trước mặt là biển, khí hậu khắc nghiệt… đã hun đúc cho con người Quảng Bình một bản lĩnh cứng cỏi, vững vàng, một tâm hồn trong sáng và tự do.

Sông núi quê em như một cặp tình nhân muôn thủa quấn quýt bên nhau không nỡ xa rời. Những dãy núi đá vôi hùng vĩ không kém phần kiêu sa, duyên dáng, khi dỗi hờn như muốn vùng vằng vượt ra khỏi vòng ôm uốn lượn của dòng sông, khi lại tình tứ tắm mình trong dòng nước trong xanh mát rượi đầy mê đắm….Núi sông quê em hiền hòa, trong vắt, người ta bảo màu xanh của nước có nguồn gốc từ những dãy núi đá vôi có cây phủ xanh tốt quanh năm.Vẻ đẹp nên thơ của quê hương in đậm trong trái tim những con người nơi đây.

Sông Gianh, ranh giới chia cắt ngày xưa nay đã được nối liền bằng những cây cầu bắc trên mình nó. Con sông quê và những cây cầu là quà tặng cho một vùng đất như cách nói của Nguyễn Quang Vinh cũng là quà tặng riêng cho người Tuyên – Minh Hóa và Quảng Trạch (Quảng Bình) quê em.

Quãng sông đẹp nhất là khúc trung lưu chạy dài từ chân ga Lệ Sơn lên đến cầu Chợ Gát, sông quãng này không rộng như ở hạ lưu, không hẹp như phần thượng nguồn, lòng sông vừa phải, nước chảy lững lờ, những đêm trăng lấp lánh nước dường như không chảy mà dùng dằng nửa ở nửa về như một chàng thi sĩ đa tình muốn ở lại để giữ hết vào lòng mình cảnh đẹp. Những lúc thủy triều lên sóng vỗ vào vách đá qua tháng năm hình thành những phần lèn đứt chân ăn sâu vào núi đá tạo nên cảnh đẹp kì thú và bí ẩn mà không một con sông nào có được!

Mùa lũ về, con sông đỏ ngầu cuồn cuộn, sông như đổi hẳn tính nết, nước từ thượng nguồn đổ về chảy xiết, dâng cao… Sông Gianh mùa lũ như thử thách bản lĩnh con người sinh ra nơi mảnh đất khắc nghiệt này …. Trên những chuyến đò ngang mong manh, những đứa trẻ ham học quê em vẫn bình thản gan dạ băng ngang qua giữa dòng nước xiết! Vị thần sông linh thiêng đã không nỡ nhấn chìm những đứa trẻ quê em, bây giờ sau mấy chục năm nhớ lại em vẫn cứ rùng mình!

Có những kí ức như thế mới thấy hết niềm khao khát cháy bỏng trên quê em về những cây cầu! Những cây cầu vững chãi bắc ngang sông đã làm cho quê hương đẹp hơn, sang trọng hơn. Đứng giữa cây cầu mới xây trong một đêm trăng sáng, lòng tràn trề cảm xúc, tâm hồn thoát khỏi những vụn vặt, rối rắm phức tạp của đời thường, em thấy lòng lại vui, lại đắm say, lại tha thiết ý định viết về con người và vẻ đẹp của quê hương…

 Phần thượng nguồn sông Gianh có nhiều đồng bào dân tộc định cư: người Chứt, người Khùa, người Rục, cuộc sống của họ còn lắm gian nan, những chiếc nhà tạm chỉ cần có mưa to gió lớn là sẽ bị cuốn đi, em lại ước mơ giá mình có thể làm được điều gì đó dù rất nhỏ, rất nhỏ thôi cho quê hương vẫn còn nhiều lam lũ… Có lẽ vì nghèo mà quê em đang trả giá rất đắt cho công cuộc hiện đại hóa quê hương.

Những nhà máy xi măng liên tiếp mọc lên hai bên bờ sông, em không hiểu vì sao mà quê mình có nhiều nhà máy xi măng đến thế? Những tiếng nổ mìn phá đá như muốn vạch trời đất phá tan giấc mộng bình yên của một vùng sông núi từ ngàn đời nay vẫn êm đềm lặng lờ trôi như chảy về miền cổ tích! Và khi những dãy núi đá không còn thì màu nước sông Gianh sẽ ra sao? liệu nước sông còn giữ được nguyên màu xanh vốn có? Rồi cả khói bụi ngùn ngụt từ nhà máy xi măng bay lên như cắt ngang màu xanh êm ả thanh bình của bầu trời trong sáng quê em.

Cuộc sống có quá nhiều mâu thuẫn, vì sự mưu sinh mà môi trường sinh thái ở đây đang dần bị phá hủy nghiêm trọng. Nhìn ra thế giới,ở những đất nước phát triển, môi trường thiên nhiên hầu như được bảo vệ vẹn nguyên, biết đến khi nào để quê mình được như quê người? Bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái đang là vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra cho vùng sông nước quê em.

 Nhớ sao thời thơ bé, những trưa hè ngụp lặn trên sông để lấy toong về giúp mẹ chăn heo, những sọt toong lá non mềm, sọt toong tún giòn rúm, được mẹ khen lòng vui khôn tả . Nhớ tuổi thơ mãi miết vui chơi nào đã hiểu đâu mẹ chân bùn tay lấm. Lại nhớ có lần nước cạn ra chơi thật xa, quên mất con nước đã lớn dần không thể tự vào bờ được nữa, sợ quá rủ nhau phải gào khóc thật to để các anh chị trong làng nghe mà ra cứu! Không biết các anh chị ngày xưa có ai còn nhớ không? Nếu không có các anh hôm đó chắc chắn bọn em đã về chầu Hà Bá!

 Yêu sao tuổi thơ và dòng sông tràn đầy kỉ niệm trong vắt, êm đềm. Sông quê vẫn chảy trôi cùng năm tháng, những người con của quê hương đã khôn lớn bay khắp đó đây, dẫu có già, có chết đi… con sông quê trong kí ức mỗi người vẫn trẻ và đẹp mãi!

 “Ai sống cho tuổi thơ người đó mãi mãi trẻ và không bao giờ chết.” Nếu ai có chê cười, em vẫn thấy lòng mình son trẻ, và chợt nghĩ chẳng ai tồi tệ đến quên tuổi thơ của mình trên sông nước quê hương!

Trau dồi kỹ năng viết văn với top bài văn ⚡️ Tả Dòng Sông Kiến Giang ⚡️ hay nhất

Bài Văn Tả Sông Gianh Xuất Sắc

Nhắc đến Quảng Bình người ta không thể không nhắc đến dòng sông Gianh là biểu trưng địa lý của vùng đất này. Con Sông Gianh đã đi vào lịch sử dân tộc bao đời và chứa đựng trong mình bao sự tích, huyền thoại.

Sông Gianh là con sông lớn nhất trong năm con sông của tỉnh Quảng Bình và chỉ chảy qua một tỉnh duy nhất là Quảng Bình. Ngoài sông Gianh, Quảng Bình có các sông: sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa, sông Ròn và sông Dinh.

Dòng sông có chiều dài khoảng 160km, đi qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn.

Sông Gianh phát nguyên từ bốn đầu nguồn: Nguồn Son, nguồn Nan, nguồn Trổ và nguồn Nậy. Sông Gianh lòng sông sâu, lượng nước chảy mạnh, bắt đầu từ rừng núi Trường Sơn hiểm trở, lách núi, xuyên ngàn, tạo ra nhiều ghềnh thác rồi đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.

Dòng nước sông Gianh về đến cửa biển thì hơi hẹp lại và tiếp nhận thêm dòng nước của con sông nhỏ gọi là Rào Chùa, hay còn gọi là Rào Bồ Khê, Thanh Trạch ở bờ phải phía Nam cửa Lạch.

Sông Gianh được cho là hình thành từ đỉnh Cô Pi của rặng Giăng Màn cao 2.017m thuộc dãy Trường Sơn ở biên giới Việt-Lào. Sâu trên miền cao có 2 xã Dân Hóa, Trọng Hóa (Minh Hóa), nơi có những tộc người Khùa Mày, Trì, Thổ, Nguồn, Kinh sinh sống. Ở đó có khe Nước Rụng nơi khởi nguồn của sông Gianh, là địa danh thiêng liêng của người Mày.

Theo những người Mày cao niên nhất ở bản Ka Ai (xã Dân Hóa), sở dĩ gọi là “nước rụng” vì ở đó, từ trên đỉnh núi Cô Pi, vô số giọt nước nhỏ như sương “rụng” xuống mà tạo thành suối. Suối ấy ngọn nguồn đầu tiên của sông Gianh mà dân trong vùng gọi là Rào Nậy, tức nguồn lớn của con sông linh thiêng. Theo truyền thuyết của người Mày, đây là nơi đất trời gặp nhau, chốn bồng lai tiên cảnh, nơi cư ngụ của các vị thần tiên.

Trong lịch sử, sông Gianh được gọi với tên là Đại Linh Giang. Có nghĩa là dòng sông linh thiêng. Nếu Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939). Và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069). Thì sông Gianh là ranh giới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này.

Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn.

Rồi đến những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sông Gianh cũng nằm trong “tọa độ lửa đạn”, bom mìn chiến tranh. Cảng Gianh còn được biết đến là điểm xuất phát của tuyến vận tải đường Hồ Chí Minh trên biển, nơi những con tàu không số ngày đêm cảm tử xuôi Nam, mang theo sức người, sức của của hậu phương miền Bắc. Đế quốc Mỹ đã điên cuồng đánh phá cửa ngõ chiến lược này bằng những vũ khí hiện đại. Trải qua bao cơn tao loạn, sông Gianh mang trên mình đầy chiến công và chứng tích.

Thăng trầm của lịch sử đi qua, sông Gianh “trở về” với hình ảnh gần gũi, thân thương. Mùa hạ, mặt nước sông Gianh lúc nào cũng trong xanh, lấp lánh.

Mùa lũ, con sông đỏ ngầu cuồn cuộn. Sông như đổi hẳn tính nết, nước từ thượng nguồn đổ về chảy xiết… Ấy như là một sự thử thách với những con người sinh ra nơi vùng đất khắc nghiệt này.

Trong hàng trăm con sông trên dải đất Việt Nam. Thì duy chỉ có sông Gianh chảy qua một tỉnh – Quảng Bình. Các nhánh sông đều khởi nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ hoặc 99 đỉnh núi đá vôi huyền thoại.

Các nhánh sông đều khởi nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ hoặc 99 đỉnh núi đá vôi huyền thoại.

Nhờ chảy qua nhiều vùng đá vôi, sông Gianh tạo ra nhiều hang động kỳ thú. Phụ lưu hữu ngạn của dòng sông Gianh là sống Troóc (sông Son) cũng chảy qua miền núi đá vôi nên hình thành các hang động tuyệt vời như động Phong Nha trở thành điểm du lịch Quảng Bình thu hút đông đảo du khách.

Quãng sông được đánh giá đẹp nhất là khúc trung lưu chạy dài từ chân ga Lệ Sơn lên đến cầu Chợ Gát, sông quãng này không rộng như ở hạ lưu, không hẹp như phần thượng nguồn, lòng sông vừa phải, nước chảy lững lờ, trong xanh.

Những lúc thủy triều lên sóng vỗ vào vách đá qua tháng năm hình thành những phần lèn đứt chân ăn sâu vào núi đá tạo nên cảnh đẹp kì thú và bí ẩn mà không một con sông nào có được.

Từ bao đời nay dòng sông vẫn bình lặng trôi. Hòa với bóng nước trời mây, núi non trùng điệp. Đôi bờ sông Gianh vẫn bình dị và trầm mặc theo thời gian. Trải dài theo sông là những xóm làng thuần nông, làng văn hóa, làng nghề.

Vẻ đẹp kỳ vĩ, nên thơ của sông Gianh đã trở thành cảm hứng thi ca. Bao tao nhân mặc khách và cả những vị hoàng đế khi đặt chân đến đây.

Sông Gianh nay đã nối đôi bờ bằng chiếc cầu kết cấu vĩnh cửu từ bê tông cốt thép. Tượng đài chiến thắng Sông Gianh, cảng Gianh, cầu Gianh… hôm nay sừng sững và uy nghi dưới trời xanh chính là điểm tựa lịch sử vững vàng, minh chứng cho sự chuyển mình và đi lên của vùng đất nơi đôi bờ con sông huyền thoại này.

Tuyển tập những bài văn 🍁 Tả Dòng Sông Sáng, Trưa, Chiều, Tối 🍁 đặc sắc

Bài Văn Miêu Tả Sông Gianh Đặc Sắc

Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, được thiên nhiên ưu ái với vô vàn cảnh đẹp độc đáo. Trong đó không thể không nhắc đến dòng sông Gianh, dòng sông Gianh nằm ẩn mình, đang chờ đón những người yêu thiên nhiên để trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và hùng vĩ của một con sông đầy sức sống.

Sông Gianh nằm ẩn mình ở phía Bắc miền Trung Việt Nam, là một phần của tỉnh Quảng Bình. Điểm mạnh lớn nhất của sông Gianh chính là sự hoang sơ và nguyên sơ của cảnh quan. Mỗi bước chân vào lãnh thổ sông Gianh, em bị cuốn hút bởi cảm giác yên bình và thanh khiết của nó. Dòng sông mát lạnh với nước trong xanh chảy êm đềm giữa hai bờ cỏ xanh, cây cỏ và những cánh rừng bạt ngàn.

Trong suốt hành trình trên dòng sông Gianh, em được ngắm nhìn những ngôi cầu treo độc đáo, những ngôi làng nằm ven sông với ngôi chùa cổ kính và những nền nhà truyền thống của người dân nơi đây. Không chỉ thế, sông Gianh còn là ngôi nhà của hàng trăm loài chim đa dạng và đẹp đẽ. Em có thể dễ dàng nhìn thấy các loài chim đang bay lượn, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời.

Còn về động vật dưới nước, sông Gianh cũng là nơi ẩn chứa nhiều loài cá quý hiếm. Em có thể thả mắt ngắm nhìn những đàn cá lục bình chạy dọc theo sông, hoặc những con cá trê khổng lồ bơi qua dưới đáy nước trong. Đây chắc chắn là niềm mơ ước của mọi người đam mê cá biệt.

Khi em tưởng tượng mình đứng trên bờ sông Gianh vào lúc hoàng hôn, ánh nắng mặt trời buông xuống, tạo nên bức tranh màu cam, vàng rực rỡ trên mặt nước. Đây là khoảnh khắc tuyệt vời để em cảm nhận sự thanh khiết và hòa quyện với thiên nhiên tại nơi đây.

Sông Gianh không chỉ là một con sông, mà còn là một bài học về sự cân bằng tự nhiên và cách mà con người có thể sống hòa hợp với thiên nhiên. Điều này làm cho sông Gianh trở thành một điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tìm hiểu về vẻ đẹp tự nhiên của Việt Nam.

Em rất yêu thích dòng sông Gianh này chính vì thế nhất định em sẽ dành thời gian để khám phá sông Gianh, để đắm chìm trong vẻ đẹp của nó và để tìm hiểu về những bài học quý giá mà nó mang lại. Sông Gianh để lại trong em một ấn tượng mạnh mẽ và không bao giờ quên.

Khám phá vẻ đẹp dòng sông Thu Bồn qua những bài văn 🍂 Tả Sông Thu Bồn 🍂 hay nhất

Bài Văn Miêu Tả Dòng Sông Gianh Đầy Đủ Ý

Dòng sông Gianh nằm im bên trong thiên nhiên hoang dã của miền Trung Việt Nam, tạo ra một bức tranh đẹp và yên bình. Sông Gianh bắt nguồn từ các ngọn núi xanh của dãy Trường Sơn, nơi mà nước mát lạnh chảy từ các suối núi đổ thành mạch sông mênh mông. Đầu nguồn của sông Gianh là một khu vực hùng vĩ và bí ẩn, với các tảng đá lớn và rừng già bao quanh.

Mặt nước sông Gianh trong xanh và trong veo, phản chiếu màu xanh của cây cỏ và rừng xanh ven bờ. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm bóng râm trên mặt nước, tạo ra những dải ánh sáng lung linh. Cảnh sắc thiên nhiên xung quanh sông Gianh là một sự hòa quyện giữa nước và rừng, tạo ra một cảm giác thanh khiết và tĩnh lặng.

Sông Gianh là nơi sống của nhiều loài cá quý hiếm và đa dạng. Những con cá nổi tiếng như cá lóc và cá trê tự do bơi lội trong nước mát, và đây cũng là nơi dễ dàng bắt gặp những loài chim đa dạng đang bay lượn trên bầu trời. Tiếng kêu của các loài chim và tiếng sóng nước tạo nên một bản hòa nhạc thiên nhiên đầy sống động.

Trải dọc hai bờ sông Gianh, em có thể thấy những cánh đồng lúa bát ngát màu xanh tươi mát. Những ngôi nhà truyền thống của người dân ven sông với mái ngói đỏ gạch tạo nên bức tranh về cuộc sống quê hương yên bình. Cuộc sống ở đây chậm rãi, đơn giản và hòa quyện với thiên nhiên.

Dòng sông Gianh là một khoảng không gian yên tĩnh, nơi em có thể tìm thấy sự bình yên và tĩnh lặng trong cuộc sống bộn bề. Nó đưa em vào thế giới vô cùng hoàn mỹ của miền Trung Việt Nam, và biểu tượng hóa vẻ đẹp thiên nhiên tinh khiết và thanh bình.

Bài Văn Tả Về Dòng Sông Gianh Điểm Cao

Sông Gianh là một nét đẹp thiên nhiên tại miền Trung Việt Nam, nơi em đã có cơ hội tận hưởng sự hùng vĩ và thanh khiết của dòng sông này. Sáng sớm, khi em đến bên bờ sông, em bị ánh nắng mặt trời ban mai chiếu sáng xuống mặt nước sông Gianh làm say đắm. Mặt nước sông trong xanh và trong veo như gương lớn, phản chiếu màu xanh của bầu trời và cây cỏ ven bờ. Những dải ánh sáng mặt nước nhấp nhô tạo ra cảm giác bất tận và yên bình.

Sông Gianh là nơi sinh sống của rất nhiều loài cá, khi em thấy những con cá lóc và cá trê tự do bơi lội trong nước trong một cảm giác tự do tuyệt vời. Em không thể không ngạc nhiên trước vẻ đó.

Ngoài ra, em không thể không nhắc đến tiếng kêu của các loài chim bay lượn trên bầu trời. Những âm thanh vui tươi và sống động tạo nên một bản hòa nhạc thiên nhiên đầy sự phấn khích. Sông Gianh là một nơi tuyệt vời để ngắm nhìn và thụ đắng cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

Cuộc sống ven sông Gianh chậm rãi, đơn giản và yên bình. Người dân sống ở đây là những ngư dân và nông dân chăm chỉ. Họ trồng lúa, hái trái cây và đánh bắt cá để đảm bảo cuộc sống hàng ngày của họ. Những ngôi nhà truyền thống ven sông với mái ngói đỏ gạch và cánh đồng lúa xanh mướt tạo nên bức tranh yên bình và thân thuộc của cuộc sống quê hương. Cảnh sắc này càng làm cho sông Gianh trở thành một biểu tượng của sự thịnh vượng và sự sống.

Sông Gianh là một khoảng không gian yên tĩnh, nơi em cảm nhận sự thanh khiết và tĩnh lặng trong cuộc sống bộn bề của thế giới. Nó biểu tượng hóa vẻ đẹp thiên nhiên tinh khiết và thanh bình của miền Trung Việt Nam.

Chia sẽ đến bạn những bài văn ✨ Tả Sông Thái Bình ✨ đặc sắc nhất

Viết một bình luận