Tiếng Miền Trung: Từ Điển, Cách Học, Nói Tiếng Chuẩn Nhất

Cùng tìm hiểu về các đặc trưng tiếng địa phương Miền Trung, học cách nói chuẩn nhất. Tham khảo ngay bảng từ điển miền Trung độc đáo.

Tiếng Miền Trung Có Gì Đặc Biệt ?

Tiếng miền Trung Việt Nam có nhiều đặc điểm độc đáo, phản ánh văn hóa và lối sống của người dân khu vực này. Dưới đây là một số đặc trưng nổi bật:

Đặc điểm của tiếng miền Trung

  1. Phát âm: Tiếng miền Trung có cách phát âm khác biệt so với tiếng miền Bắc và miền Nam. Ví dụ, âm “r” thường được phát âm như “d” hoặc “gi” (ví dụ: “rượu” thành “dượu” hoặc “giượu”).
  2. Từ vựng: Có nhiều từ vựng địa phương riêng mà người ngoài vùng có thể không hiểu. Ví dụ, “mi” nghĩa là “mày”, “tau” nghĩa là “tao”, “hấn” nghĩa là “hắn”.
  3. Ngữ điệu: Ngữ điệu của tiếng miền Trung thường có âm vực cao hơn và có sự nhấn mạnh ở cuối câu, tạo nên một giai điệu đặc trưng.
  4. Biến thể địa phương: Mỗi tỉnh miền Trung lại có những biến thể riêng. Ví dụ, tiếng Nghệ An, Hà Tĩnh có nhiều từ ngữ và cách phát âm khác biệt so với tiếng Huế hay Đà Nẵng

Một số từ vựng đặc trưng

  • O: Chị/em gái của cha.
  • Dượng: Chồng chị/em gái của cha.
  • Cậu: Anh trai của mẹ.
  • Mợ: Vợ anh trai của mẹ

Xem thêm 📌Nỏ Là Gì, Trốc Tru Là Gì 📌 Mô Tiếng Nghệ An Là Gì, Khu Mấn Là Cái Gì

Tiếng Miền Trung Mô Là Gì?

Từ “mô” trong tiếng miền Trung được hiểu là “đâu”, từ này thường được dùng trong các câu hỏi về chủ đề địa điểm, nơi chốn, vị trí của sự vật hay con người. Chẳng hạn như hỏi: Cái kia ở mô? thì ta có thể hiểu là “Cái kia ở đâu?”

Tiếng Miền Trung Rứa Là Gì?

Trong phương ngữ Miền Trung, từ “rứa” có nghĩa là “thế”. Chẳng hạn như câu “Rứa à”, ta có thể hiểu là “Thế à”!

Tiếng Miền Trung Răng Là Gì?

Với từ “răng” trong cách nói chuyện hằng ngày của người miền Trung thì ta có thể hiểu là “sao”, chẳng hạn trong câu “Răng rứa” thì nó có nghĩa là “Sao thế”.

Xem thêm 📌 Ca Dao Tục Ngữ Về Nghệ An 📌 69+ Câu Nói Hay Đặc Sắc

Đặc Trưng Tiếng Địa Phương Miền Trung

Tiếng địa phương Miền Trung của Việt Nam có những đặc trưng riêng biệt, phản ánh văn hóa và lối sống của người dân khu vực này. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật:

  • Từ vựng: Tiếng Miền Trung thường có những từ vựng địa phương riêng, một số từ này có thể không phổ biến trong tiếng Việt chuẩn. Có những từ chỉ có ở Miền Trung, chẳng hạn như “mô” (đâu), “rứa” (thế), “răng” (sao), và “tê” (kia).
  • Phát âm: Người Miền Trung có cách phát âm đặc trưng, ví dụ như từ có dấu ngã thường được phát âm thành dấu nặng.
  • Ngữ điệu: Người Miền Trung thường có ngữ điệu khá nhanh nhẹn và lưu loát. Giọng điệu của họ thường có sự linh hoạt và nhiều cảm xúc. Giọng điệu của tiếng Miền Trung có thể khác biệt so với các vùng khác, tạo nên sự đa dạng trong ngôn ngữ Việt Nam.
  • Tính giản dị và truyền thống: Ngôn ngữ Miền Trung thường được xem là giản dị và gần gũi, phản ánh bản sắc văn hóa và truyền thống của khu vực.

Cách Xưng Hô Theo Người Miền Trung

Cách xưng hô của người miền Trung có một số điểm khác biệt so với miền Bắc và miền Nam. Dưới đây là một số đại từ xưng hô mà chỉ có ở miền Trung.

  • Tau, tui = tao: Đây là cách người Miền Trung thường tự gọi mình, có nghĩa là “tôi” hoặc “mình” trong tiếng Việt thông thường. Ví dụ: “Tau/ tui không thích!”
  • Mi = Mày: Đây là cách gọi thân mật để chỉ người khác, có nghĩa là “bạn” hoặc “cậu.” Ví dụ: “Mi đang làm cái chi rứa?”
  • Choa = Chúng tao: Có nghĩa là “chúng tôi” hoặc “chúng mình.” Ví dụ: “Có choa đi chơi này!”
  • Bây = Các bạn, chúng mày: Dùng để gọi những người khác.” Ví dụ: “Bây ơi!”
  • Cấy = Cái: Thường được sử dụng khi muốn chỉ đến một vật thể cụ thể. Ví dụ: “Cấy chi rứa?” có nghĩa là “Cái gì vậy?”
  • Hấn = Hắn, nó: Tương đương với “anh ấy” hoặc “cô ấy” trong tiếng phổ thông. Ví dụ: “Hấn đang làm chi rứa”, có nghĩa là “Cô ấy/ cô ta đang làm gì vậy?”

Ngoài ra, cách xưng hô trong gia đình, họ hàng người miền Trung cũng có sự khác biệt:

  • Chị/ em gái của cha: Người miền Trung gọi là O/ cô
  • Chồng chị của cha: Miền Trung gọi là Dượng.
  • Chồng em gái của cha: gọi là Dượng
  • Anh trai của mẹ: Người miền Trung gọi là cậu
  • Vợ anh trai của mẹ: Gọi là mợ, đôi chổ gọi là Mự
  • Anh của cha: Gọi là bác
  • Vợ anh trai của cha: Gọi là bác gái
  • Em trai của cha: Gọi là Chú.
  • Vợ em trai của cha: Gọi là Thím.
  • Chị/ em gái của mẹ: Gọi là dì
  • Chồng chị/ em gái của mẹ: Gọi là dượng

Ở đây có sẵn kho tàng ➡️ Ca Dao Tục Ngữ Về Hà Tĩnh

Cách Học Tiếng Miền Trung

Học tiếng Miền Trung có thể là một trải nghiệm thú vị và hữu ích để hiểu sâu hơn về văn hóa và cộng đồng của khu vực này nhưng cũng có thể là một thách thức do sự đa dạng trong cách phát âm và từ vựng đặc trưng của khu vực này. Dưới đây là một số cách học tiếng Miền Trung hiệu quả cho bạn tham khảo.

  • Nghe và nhại lại: Lắng nghe cách phát âm của người bản xứ và cố gắng nhại lại. Các bản tin địa phương hoặc chương trình truyền hình có thể là nguồn tốt để luyện nghe.
  • Học từ vựng đặc trưng: Để học tiếng Miền Trung hiệu quả, điều quan trọng đầu tiên là hiểu và học từ vựng phổ biến của người bản địa. Vì ngôn ngữ Miền Trung có nhiều từ ngữ đặc trưng khác với từ điển tiếng Việt thông thường. Hãy bắt đầu với những từ thông dụng và đặc trưng của tiếng Miền Trung như “mô” (đâu), “rứa” (thế), “răng” (sao), và “tê” (kia).
  • Thực hành với người bản xứ: Tìm cơ hội giao tiếp với người bản xứ hoặc nhóm người Miền Trung để thực hành. Gặp gỡ và trò chuyện với họ sẽ giúp bạn cảm nhận được cách sử dụng tiếng Miền Trung trong tình huống thực tế.
  • Tìm hiểu văn hóa và lịch sử: Hiểu biết về văn hóa và lịch sử Miền Trung sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về ngôn ngữ và cách sử dụng nó trong giao tiếp hàng ngày.
  • Xem phim, hài kịch Miền Trung: Xem phim, các tiểu phẩm hài kịch về miền Trung hoặc để quen với giọng điệu, ngữ điệu và từ vựng phổ biến trong tiếng Miền Trung.

Cách Nói Giọng Miền Trung

Tiếng miền Trung nói như thế nào có lẽ là thắc mắc của nhiều người. So với tiếng miền Bắc và Nam thì tiếng miền Trung khó nói hơn nhiều. Cụ thể như sau:

  • Biến đổi phụ âm đầu: Trong giọng Miền Trung, phụ âm đầu thường bị biến đổi. Ví dụ, người Miền Trung thường không phân biệt rõ giữa các phụ âm như “nh”, “gi”, “d”. Thay vì nói “nhà”, họ thường nói “già”, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn.
  • Không phân biệt dấu ngã, hỏi: Người Miền Trung thường không phân biệt rõ dấu ngã và dấu hỏi khi nói. Điều này có thể gây nhầm lẫn, đặc biệt nếu không chú ý, có thể nhầm với dấu nặng do cách nói trầm xuống.
  • Từ vựng khác với tiếng Việt chuẩn: Ngôn ngữ Miền Trung có nhiều từ vựng khác so với tiếng Việt chuẩn, nên việc học từ vựng cũng phức tạp hơn. Ví dụ, “Con du” có nghĩa là “con dâu”, “Con me” có nghĩa là “con bê”, “Đọi” có nghĩa là “cái bát”, “Trốc” có nghĩa là “đầu”.
  • Phát âm theo từng vùng: Tại miền Trung có rất nhiều tỉnh và thành phố. Giọng địa phương của Nghệ An và Hà Tĩnh thường được coi là rất đặc trưng, đa số từ có dấu (~) đều đc nói thành dấu (.) Khi đến Quảng Bình, giọng Miền Bắc sẽ không còn nữa mà trở nên nhẹ nhàng hơn so với Nghệ Tĩnh. Trong khi đó, giọng Quản Trị, Thừa Thiên sẽ có sự nhẹ nhàng, cao hơn.

Để nói giọng Miền Trung tự nhiên, bạn cần tiếp xúc và thực hành nhiều với người bản xứ hoặc bạn bè địa phương để phát âm chuẩn nhất.

Đón đọc 📌 65+ Thả Thính Bằng Tiếng Hà Tĩnh 📌 hay nhất

Bảng Từ Điển Tiếng Miền Trung Cơ Bản

Dưới đây là bảng từ điển tiếng miền Trung cơ bản cho bạn tham khảo.

👉 Đại từ – Mạo từ:

  • Mi = Mày
  • Tau = Tao
  • Choa = Chúng tao
  • (Bọn) bây = Các bạn
  • Hấn = Hắn, nó
  • Ci (ki, kí), cấy = Cái.

👉 Động từ:

  • Bổ = Ngã.
  • Bứt = Bẻ.
  • Chưởi = Chửi.
  • Đấy = Đái.
  • Đút = Đốt.
  • Đập (chắc) = Đánh (nhau).
  • Dắc = Dắt.
  • Gưởi = Gửi.
  • Hun = Hôn.
  • Mần = Làm.
  • Nhởi = Chơi.
  • Rầy = Xấu hổ.
  • Vô = Vào.

👉 Danh từ:

  • Con du = con dâu
  • Chạc = Dây
  • Chủi = Chổi
  • Con me = Con bê
  • Đọi = (cái) Bát
  • Nạm = Nắm.
  • Trốc = Đầu.
  • Tru = Trâu.
  • Trốc tru = Đồ ngu.
  • Trốc gúi = Đầu gối.
  • Khu = Mông, đít.
  • Mấn = Váy.

👉 Tính từ:

  • Cảy = Sưng.
  • Ngái= Xa.
  • Su = Sâu.
  • Túi = Tối…

👉 Thán từ – Chỉ từ:

  • Mô = Đâu/ Nào
  • Mồ = Nào.
  • Ni = Này/ nay
  • Tê = Kia.
  • Tề = Kìa.
  • Rứa = Thế
  • Răng = Sao.
  • Chi = Gì.
  • Nỏ = Không.
  • Ri = Thế này.
  • A ri = Như thế này.
  • Nớ = Ấy.
  • (Bây) Giừ = (Bây) Giờ.
  • Hầy = Nhỉ.
  • Chư = Chứ.
  • Rành = Rất.
  • Đại = 1. Khá. 2. Bừa.
  • Nhứt = Nhất.

👉 Các từ vựng khác:

  • Gươi = sân
  • Cại = cãi
  • Chộ = thấy
  • Ung = ông
  • Mệ = mẹ
  • Ló = lúa
  • Cựa = cửa
  • Nhít = nhất
  • Rú = đồi, núi
  • Đàng = đường
  • Kỳ địa = cái đĩa
  • Mụi = mũi
  • Bọ = bố
  • Rọng = ruộng
  • Gát = cát
  • Chin tay = chân tay
  • Nhọoc = mệt
  • Gắt ló = gặt lúa
  • Nghị = nghĩ,
  • Cấy = cái
  • Đạ = đã
  • Nỏ = không
  • Có lẹ = có lẽ
  • Coi mồ = xem nào
  • Ngái = xa
  • Xuy măng = xi măng
  • Bựa ni = hôm nay
  • Lọoc = luộc
  • Đá ban = đá bóng
  • Tỉ nựa = tý nữa
  • Riệu = rượu
  • Ngái = xa
  • Gin = gần
  • Con ròi = con ruồi
  • Con mọi = con muỗi
  • Nốc = thuyền
  • Mói = muối
  • Cơn ná = cây nứa
  • Con gấy = con gái
  • Hại = sợ
  • Trửa = giữa
  • Buổi triều = Buổi chiều
  • Cá Tràu = cá Quả, cá Chuối
  • Cơn ni = cây này
  • Trấy = trái
  • Vô = vào
  • Gấy = vợ
  • Nhông = chồng
  • Gì, mự = cô
  • Ngá = ngứa
  • Náng = nướng (náng khoai = nướng khoai)
  • Ruốc = mắm tôm
  • Ngài = người
  • Cưa gấy = tán gái
  • Đọt = ngọn
  • Tóm = gầy
  • Con trùn = con giun
  • Con ga = con gà
  • Con trâu = con sâu
  • Con troi = con giòi
  • Con me = con bê
  • Cấy chủi = cái chổi
  • Cụng = cũng
  • Cẳng = chân
  • Cựa = cửa
  • Có mang = có bầu
  • Lấy chắc = lấy nhau
  • Một chắc = một mình
  • Toóc = rơm
  • Sèm = thèm
  • Rọt = ruột
  • Lộ = lỗ
  • Mấy ả = mấy cô
  • Hói = sông

Chia sẻ cơ hội nhận 🍃 Thẻ Cào Miễn Phí 🍃 mới nhất

Em Yêu Anh Tiếng Miền Trung

Tiếng miền Trung anh yêu em hoặc là em yêu anh thì sẽ được thay đổi chữ “anh” thành “eng” hoặc “enh” – đây là một cách xưng hô với người con trai của người miền Trung. Lúc này câu tỏ tình này sẽ được viết là “Em yêu eng/enh” và “Eng/enh yêu em”.

Tiếng Miền Trung Nghệ An

Tiếng miền Trung Nghệ An cũng tương tự như bảng từ điển mà SCR.VN chia sẻ ở trên. Ngoài ra nơi đây còn một số từ vựng khó hiểu khác, bạn có thể xem thêm:

  • nớ = ( có thể hiểu là kia, kìa hoặc ấy, đó)
  • hồi = thời ( hồi nớ = thời đấy )
  • a ri nầy = thế này này
  • nỏ = chả = chẳng = không
  • chẳng = chả = không
  • hấy = nhé = nha = nhá
  • hè, hầy = nhỉ, nhở
  • cò lẹ = có lẽ
  • coi = xem
  • vô = vào
  • đít lác = đói tiền = hết tiền = ung thư ví = viêm màng túi
  • quày = rẽ = quẹo
  • lè = bắp chân
  • bảo = biểu
  • kêu = nói
  • chộ = thấy
  • su = sâu
  • ót = gáy
  • tán tỉnh = cưa cẩm
  • cu đỉn = su ót = kẹt xỉn = cứt sắt = ki bo = kiết lị = keo kiệt = bủn xỉn
  • đấy = đái = tè
  • tẹo, tí = xíu, lát
  • ở đầu tê = ở đằng kia = ở đằng đẵng
  • thúi = thối
  • trợn mắt = trừng mắt
  • nguýt = lườm = liếc
  • mọi bựa = đợt rồi = hôm bữa
  • mọi hồi = ngày trước = ngày xưa
  • vả = tát = táng
  • truốt = xong = toi
  • bơ = bạt tai
  • bộng = lỗ
  • đè = nhằm
  • tương = đánh
  • tẩn = đánh
  • nện = đánh
  • vạng = phang
  • khở, kháy = khượi, bóc
  • Sinh gớm, đủ hại = kinh tởm
  • cả bầy = cả lũ = cả đàn = cả loạt = cả đống
  • xòe = ngã = té
  • Rang = nướng = chiên
  • Huề = hòa
  • rầy = xấu hổ, ngại, ngượng,mắc cỡ
  • sẹo = thẹo
  • mần vầy đi = làm bừa đi = làm đại đi
  • ba hoa, ba láp = bốc phét = nói dối = nói xạo
  • đèo = chở
  • quán nét = hàng nét = tiệm nét
  • ốt = quán – tiệm = cửa hàng
  • nghìn = ngàn
  • nấp = núp
  • rình = rình mò
  • trật = trượt – hụt
  • giựt thột = giật mình = hết hồn
  • to = lớn
  • rèo = nài nỉ
  • đậu pha = tào phớ = tàu hũ
  • mọi hồi = ngày trước
  • ẻ = ỉa
  • lạc = đậu phộng
  • véo, chít = nhéo
  • xoa = thoa
  • đành hanh = bắt bẻ = ăn hiếp
  • chót = bét = cuối
  • na = mang theo = đưa theo cùng
  • nhọc = mệt
  • rờ rờ rận rận = vớ va vớ vẩn = linh ta linh tinh
  • thu mua đồng nhôm = thu mua ve chai
  • trét = bôi
  • Trửa = giữa
  • Trọi hoặc xán bằng ném
  • hu = thảy = tung
  • bớp = chụp = hứng
  • hu và bớp = tung và hứng = thảy và chụp
  • trèo = leo
  • bứt = bẻ = ngắt = hái
  • nhủ = biểu
  • xán = ném
  • rờ = sờ
  • vọc = nghịch
  • khi = lúc
  • cả lũ = tất thảy = tất cả
  • rệt = rượt = đuổi
  • chộ mô rứa = chỗ nào đấy
  • bẩy = bẫy
  • xịch = xê dịch ít = di chuyển 1 đoạn ngắn “vd: xịch sang 1 bên, xịch xuống, xịch lên
  • lạt = nhạt
  • giúp = giùm = hộ
  • bị troẹo cổ = bị ngáo cô
  • tra = già
  • ống xả = bô
  • nhoi = nhìn trộm
  • súp = bột canh

Tìm hiểu thêm ➡️ Những Câu Nói Nghệ An Khó Hiểu ➡️

Tiếng Miền Trung Quảng Nam

Tiếp theo là một số từ vựng tiếng Miền Trung ở khu vực Quảng Nam, bạn có thể lưu về học dần.

Chia sẻ chi tiết 📌Tiếng Quảng Nam 📌 Từ Điển, Cách Dịch, Những Câu Nói Vui

Những Câu Nói Tiếng Miền Trung Thường Dùng

Tiếp theo là những câu nói tiếng miền Trung thường dùng vừa được SCR.VN tổng hợp.

  • Bây đi mô đó, cho choa đi với – Các bạn đi đâu đấy, cho tôi đi với.
  • Giừ mi ở chộ mô rứa? – Giờ cậu ở chỗ nào thế?
  • Đóng ci cựa lại – Đóng cái cửa lại.
  • Uốn miếng nước đá hén đã chi mô – Uống miếng nước đá nó đã gì đâu
  • Hắn cợi tru vô rú – Nó cưỡi trâu vào núi
  • Bếp lạnh tanh mun trú – Bếp lạnh tanh mun trấu
  • Cho ga trọi ga bươi – Cho gà chọi gà bươi
  • Nác chát ở mô rồi – Nước chát ở đâu rồi
  • Múc cho tui một đọi – Múc cho tôi một bát
  • Tui uống vô mát rọt – Tôi uống vào mát ruột
  • Thứ chè gay rành tài -Thứ chè gay tài thật
  • Nắng ra răng mặc trời – Nắng thế nào thì mặc trời
  • Cũng thua nồi nước chát – Cũng thua nồi nước chát
  • Mùa nực với mùa gắt – Mùa nóng với mùa gặt
  • O tê ngong rành sọi – Cô kia ngong(?) giỏi thật
  • Ả nớ chộ cũng tài – Chị kia thấy cũng tài
  • O ả có thương ngài – Cô với chị có thương người
  • Nấu cho nồi nước chát – Nấu cho nồi nước chát
  • Kêu chắc đến rồi tề – Kêu nhau đến rồi kìa
  • Dừ sốt hơn tự tê – Giờ nóng hơn dạo trước
  • Sốt khô mui nẻ họng – Nóng khô môi nẻ họng
  • Ung bứt toóc dới rọng – Ông gặt lúa dưới ruộng
  • Mụ cào ló trửa cươi – Bà cào lúa giữa sân
  • Con chắt ả mô rồi – Con bé chắt của chị đâu rồi
  • Dắc con tru ra đồng – dắt con trâu ra đồng
  • Cấy chi rứa – Cái gì thế?
  • A ri là răng? – Như thế này là sao?

Những Câu Chửi Tiếng Miền Trung Thú Vị

Gửi đến bạn những câu chửi tiếng miền Trung cực kỳ thú vị sau đây.

  • Nói miết mà cũng không nghe, mỗ tai mi là tai trâu hay chi
  • Thằng mi như con cáo không biết đi lùi.
  • Mi hậu đậu như con ếch, đi đường cũng sợ lạc mất.
  • Mi lười như chó mèo, nằm ngủ cả ngày không thèm đứng lên.
  • Ờ mi ngon, miếng mồi ngon của lũ cặn bã xã hội
  • Dộ ni tau thấy mi hơi láu nghe
  • Có cái nồi tề, đem cộp luôn đi
  • Eng chi kinh rứa mi, ăn trụi lủi luôn gớm rứa
  • Chu choa cơm thằng mô nấu cơm nhỗ nhẹt ri.
  • Mả cha mi
  • Bớ cái thằng ngu kinh rớ mi
  • Cái thứ mèo đàng chó điếm” .
  • Con hai mầy ăn ở phi thường, thiệt mầy đồ đĩ thõa.
  • Bố thằng chết đâm kia, cha con chết xỉa kia!
  • “Thằng đứng chiếu ngang thằng sang chiếu dọc
  • Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại nhà mi
  • Nói chi mà trọ trẹ rứa
  • Tổ cha mi, rứa mà cũng làm thơ.

Xem thêm chùm 📌Những Câu Chửi Tục Văn Minh 📌

Tiếng Miền Trung Chửi Hay Nhất

Tổng hợp thêm loạt tiếng miền Trung chủi hay nhất, nghe đến đâu thấm đến đấy.

  • Con người mi nỗ phẳng thì sự bon chen của mi cũng chỉ thể hiện bằng 1 tiếng Ẳng
  • Chơi xòng phẳng chứ đừng có cén
  • Mi lồm cái chi rứa, phá tau đấm mi nghe
  • Đã không chơi thì đừng dòm
  • Không thì mời mi phén
  • Mắt mi bị so le hay chi mà đi không nhìn rứa
  • Đồ có củ sén cũng lâu rứa mi
  • Mi chỉ bằng ngón chân út của con chó thôi con
  • Coi cái mặt thấy láu táu hén té cái tau đập chừ
  • Cái thứ chết một đời cha, chết ba đời con, để non, đẻ ngược, chân ra trước, đầu ra sau, đẻ sót nhau, chết mau, chết sớm, chết trẻ, đẻ ngang nhá.
  • Đẩn cho hắn một chặp!
  • Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!
  • Cái lũ ăn đàng sóng nói đàng gió.
  • Tau đập chắc lỗ đầu, vại máu!
  • Đồ quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm.
  • Kì lộ mỏ mi đừng cù phật tấu trữa nữa
  • Đồ mi là đồ mi phá, cha mi về là cha mi la
  • Trốc trớ ê cháy

Những Câu Cap Thả Thính Bằng Tiếng Miền Trung Ấn Tượng

Dưới đây là những câu cap thả thính bằng tiếng Miền Trung ấn tượng nhất, mời bạn tham khảo.

  • Trăng lên đến đỉnh rồi tề. Cho anh hun cấy để về khỏi khuya => Trăng lên đến đỉnh rồi kìa. Cho anh hôn cái để về khỏi khuya
  • Mi có yêu tau không thì nói rấp đi cấy mồ. => Mày có yêu tao không thì nói nhanh cái đi nào!
  • Ung có lấy mềnh khung nạ, có thì nói mau mau lên => Mày có lấy tao không vậy, có thì nói nhanh nhanh lên.
  • Cho eng yêu đoạn đàng mồ => Cho anh yêu em một đoạn đường nhé.
  • Ê nhìn cấy con nớ hừn đẹp ung tệ. Nhìn mà ưng rụ y tê => Ê nhìn em đó đẹp mày nhỉ. Nhìn mà thích quá đi mất thôi.
  • Mi có muốn vô gia phải nhà tau khung? => Mày có muốn vào gia phải nhà tao không?
  • Tê mi trốn chi mà trốn kỵ tê. Tính bắt tau đợi đến khi mô nựa? => Ở mày trốn gì mà trốn kỹ thế. Tính bắt tao đợi đến lúc nào nữa đây?
  • Chỉ bằng cấy gật trốôc, xin cha mệ về bên enh => Chỉ bằng cái gật đầu, xin cha mẹ về bên anh.
  • Cha mi yêu mệ mi, mi cụng yêu cha mi mệ mi, tau yêu cả cha mi mệ mi cả mi. =>Cha mày yêu mẹ của mày, mày cũng yêu cha mẹ của mày, tao yêu cả cha mẹ mày và cả mày.
  • Cà mói với nhút xào tép mợ, có ăn thì vìa mần du nhà tau? => Cà muối với nhút xài tép mỡ, có ăn thì về làm dâu nhà tao nha!

Xem thêm chùm 📌 Thả Thính Tiếng Nghệ An 📌 hay nhất

Các Bài Thơ Tiếng Miền Trung Độc Đáo

Cuối cùng là các bài thơ tiếng miền Trung độc đáo mà SCR.VN muốn chia sẻ đến bạn.

Rành sèm tiếng Nghệ
Tác giả: Hoàng Cát

Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội
Nỏ khi mô tui quên được quê nhà
Nhớ mần răng mà hắn nhớ diết da
Sèm được nghe “ri, tê” cho sướng rọt!

Đang tự nhiên, ai kêu: “Cho đọi nác…”
Rứa là rọt gan tui hấn rành cuộn cả lên
Tui nhớ nhà, nhớ mệ, nhớ các em
Nhớ cả cấy cươi tui nhởi trò đánh sớ

Tui nhớ ông tui suốt một đời rành khổ
Có trấy xoài rớt xuống nỏ đành ăn
Để triều về cho cháu nhỏ quây quần
Ông dạy, dộ rồi chia đều từng đứa

Chưa có khi mô tui chộ ông đi dép nợ!
Rành chưn không, phủi bộp bộp – lên giường
Ông buồn chi mà rành thở dài luôn
Giừ tui tra rồi, hiểu rọt gan ông nội

Ông đã góa vô vô cùng sớm túi
Tui cụng sắp về với ông tui đây
Trong rọt, trong gan cứ nhớ tháng, nhớ ngày
Nhớ quê Nghệ! Rành sèm nghe tiếng Nghệ!

Tiếng Nghệ choa ơi! Răng mi hay rứa thế!
Nhờ có mi hình – mà choa góa thi nhân
Choa buồn, choa vui, choa nhởi, choa mần…
Nhưng nỏ có khi mô choa quên tình – Tiếng Nghệ!

Tiếng Nghệ
Tác giả: Nguyễn Bùi Vợi

Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
 
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì đem bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…

Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng

Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn

Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em…

Tiếng Quảng quê em
Tác giả: Chưa rõ

Người ta núa quê em là xứ Quảng
Cái tiếng chi trọ trẹ mờ khó nghe
Con gái chi không dịu dàng dùm cho xíu
Cứ thẻn thẻn núa tạt chẻn lồm sô
Ời thì em là con gái xứ Quảng
Không nhẹ nhàng cứ thẻn tính rứa đó anh
Nhưng em chẻn bô dờ thấy xấu hổ
Vì dọng chất Nôm Ô thấm dô người
Người ta có chọc tiếng Quảng em mẹt kệ
Đâu có nhiều người hiểu được dá trị đâu anh
Người Quảng Nôm thiệt thà lại chân chất
Chẻn ngọt ngồ nhưng mẹn mà sét son
Ty ta sống ăn cục núa hồn
Nhưng chẻn bô dờ để bụng chiện chi đâu
Đất cèn cỗi vẫn cứ nuôi ta sống.
Sô ta phụ lòng nỗi tiếng Quảng Nôm ơi…!

Quảng Nam
Tác giả: Tường Linh

Rủ nhau vô núi hái chơm chơm
Nhớ bạn hồi còn học chữ Nơm
Sáng sáng lơn tơn đi nhử cuốc
Chiều chiều xớ rớ đứng câu tơm
Mùa đông tơi lá che mưa bấc
Tiết hạ hiên tranh lộng gió nờm
Nghe chuyện xóm xưa thời khói lửa
Sảng hồn, sấm nổ tưởng đâu bơm!

Chia sẻ tuyển tập ➡️ Thơ Về Huế Hay

Viết một bình luận