Lòng Trắc Ẩn Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 15+ Dẫn Chứng Về Lòng Trắc Ẩn ✅ Tham Khảo Những Thông Tin Hữu Ích Và Giá Trị Trong Cuộc Sống.
Lòng Trắc Ẩn Là Gì
Lòng trắc ẩn là cung bậc cảm xúc, sự nhạy cảm, của mỗi con người. Lòng trắc ẩn được hiểu là cảm giác bạn thấu hiểu được cảm xúc của người khác mà không có mục đích nào, đó có thể là sự đồng cảm nỗi đau của người khác hay tình cảnh éo le của bất kỳ ai.
Giàu Lòng Trắc Ẩn Là Gì
Người giàu lòng trắc ẩn là người có khả năng khơi dậy sự đồng cảm, thương yêu, thấu hiểu giữa con người với nhau. Giàu lòng trắc ẩn thậm chí còn có sức mạnh diệu kì cứu rỗi con người.
Tham khảo thêm 💙 Tình Yêu Thương Là Gì 💙 ngắn hay
Ý Nghĩa Của Lòng Trắc Ẩn
Tham khảo thêm một số thông tin chia sẻ về Ý Nghĩa Của Lòng Trắc Ẩn:
- Lòng trắc ẩn sẽ khiến con người hoàn thiện hơn về nhân cách, biết nhìn người khác bằng con mắt của sự tốt đẹp.Giúp thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của người khác.
- Mọi người khi nhận được sự cảm thông, sẻ chia trong những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.
- Tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương.
- Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, của tình yêu thương, mang con người lại gần nhau hơn.
- Khi có được lòng trắc ẩn, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn.
Những Biểu Hiện Của Lòng Trắc Ẩn
Chia sẻ đến bạn Những Biểu Hiện Của Lòng Trắc Ẩn dưới đây:
- Có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn; giúp ta biết cảm thông và chia sẻ với niềm vui, nỗi buồn; vị tha với lỗi lầm của người khác.
- Đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Thương 💕 hay nhất
15 Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Trong Cuộc Sống
Tiếp theo sau đây là 15 Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Trong Cuộc Sống được SCR.VN tổng hợp chi tiết nhất.
Tấm Gương Về Lòng Trắc Ẩn Nổi Tiếng – Mẫu 1
Chàng trai xứ Nghệ, anh Nguyễn Quân Dũng, sống tại thành phố Vinh đã rong ruổi chạy xe tải dọc ba tỉnh Quảng trị, Huế, Quảng Nam để tiếp tế lương thực cho người dân khi người dân đang bị cô lập trước tác động của bão lũ.
Được biết, sau khi biết tin nhiều huyện gặp khó khăn, không thể đi đâu vì mưa lũ, anh Dũng vừa bỏ tiền, vừa kêu gọi bạn bè ủng hộ. Trong thời gian ngắn, anh đã gom được 5.000 thùng mì tôm để cứu trợ. Đáng chú ý, anh tự mình lái xe tải suốt 5 ngày, đi đến nhiều nơi ngập sâu ở 3 tỉnh để ứng cứu, cấp phát mì tôm miễn phí. “Sợ bà con không có gì ăn, nhịn đói, tôi phải lái xe xuyên đêm, giữa trời mưa gió cho kịp”anh Nguyễn Quân Dũng chia sẻ.
Câu Chuyện Về Lòng Trắc Ẩn – Mẫu 2
Bill Gates đã xây dựng một sự nghiệp vẻ vang cùng khối tài sản khổng lồ. Tuy nhiên, cả ông và vợ đều tâm huyết với việc “phải làm gì đó một cách thực tế để giúp nhiều người dân nghèo khổ”. Hai vợ chồng ông đều tâm đắc với câu nói của ông vua ngành thép Hoa Kỳ Andrew Carnegie: “Kẻ nào chết trong giàu sang, kẻ đó cũng chết trong sỉ nhục”.
Bill Gates quyết định lui về phía sau hậu trường trong việc điều hành Microsoft năm 2008 và ông hoạt động tích cực hơn trong công việc làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng cùng vợ.Tỷ phú giàu nhất thế giới đã khiến thế giới rúng động khi ông chính thức tuyên bố dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện.
Nhờ vào tấm lòng nhân ái lớn lao của hai vợ chồng Bill và Melinda, cũng như quỹ tài trợ của họ mà 43 triệu trẻ em thuộc thế giới thứ 3 đã được chích ngừa bệnh viêm gan siêu vi B. Tháng 1/2005, vợ chồng Gates đã chuyển 750 triệu USD cho Liên minh toàn cầu dành cho việc chích ngừa và miễn dịch. Đây là một trong những đóng góp tư nhân lớn nhất trong lịch sử.
Bài Học Về Lòng Trắc Ẩn Sâu Sắc – Mẫu 3
Câu chuyện này kể về đức mẹ Teresa Calcutta, mẹ là một nữ tu đức hạnh, mẹ luôn quan tâm, chăm sóc những người bị bỏ rơi, đau khổ. Có một lần mẹ kể rằng. Hồi đó, thành phố ta ở bị mất mùa, đói lương thực, thiếu và đường trầm trọng. Một ngày, có một nhà hảo tâm đến cho mẹ một chén đường và nói:
– Thưa mẹ, con đã nhịn ăn đường cả tuần nay rồi. Mẹ hãy dùng chút đường này để đưa cho các trẻ mồ côi mẹ ạ.
Bất ngờ thay, người có tấm lòng hảo tâm này là một cậu bé 4 tuổi. Em chỉ có 4 tuổi đã biết nghĩ cho mọi người, đây là một cậu bé có lòng nhân hậu khó ai sánh bằng. Thế rồi sau đó cũng có một người đàn ông đến nói với mẹ rằng:
– Thưa mẹ, có một gia đình người HinDu với 8 đứa con, cả tuần rồi họ chưa ăn gì cả.
Mẹ Teresa liền tức tốc cầm một bao gạo theo người đàn ông nọ đến khu ổ chuột nghèo nàn, dột nát. Sau những con đường gập ghềnh thì mẹ đến được ngôi nhà đó. Khung cảnh ngay trước mắt mẹ thật đau lòng, những đứa trẻ nằm mọp trên giường vì đói, chúng xanh xao, gầy gò đến đau lòng. Mẹ liền cho hết cả bao gạo cho người mẹ HinDu nọ.
Nhưng ngạc nhiên thay, bà mẹ HinDu liền chia bao gạo ra làm hai phần, và liền cầm một phần vội vàng chạy đi ra khỏi nhà. Mẹ Teresa liền tò mò nên nán lại chơi với lũ trẻ. Một hồi lâu sau bà mẹ HinDu trở về nhà nhưng không thấy nửa bao gạo kia đâu. Mẹ Teresa liền hỏi:
– Bà đi đâu thế? Nửa túi gạo đâu?
Bà mẹ Hindu trả lời:
– Họ cũng đói lắm mẹ ạ!
– Nhưng họ là ai? Họ hàng con à?
– Dạ thưa mẹ, con biết có thể mẹ sẽ không hài lòng, nhưng họ không phải là họ hàng của con mẹ ạ, họ là hàng xóm người Hồi giáo hẻm kế bên. Họ cũng đói khổ như chúng con, cả tháng nay nhà họ cũng ko ăn được bữa nào ra hồn cả. Con không cầm lòng được mẹ ạ.
Mẹ Teresa nghe đến đây lòng mẹ như quặn thắt, mẹ đau vì thấy cảnh người dân nghèo khổ, nhưng mẹ vui vì từ già đến trẻ họ luôn biết cách sẻ chia cho nhau.
Qua câu chuyện của mẹ Teresa đã cho ta thấy sức mạnh lòng nhân ái lớn như thế nào. Dù là một cậu bé 4 tuổi cho đến gia đình mình đứng bên bờ vực của cái chết nhưng họ vẫn san sẻ cho nhau.
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Trong Cuộc Sống Hiện Đại – Mẫu 4
Câu chuyện về những chiếc áo ấm làm toát mồ hôi của những đứa trẻ từng không dám đến trường vì cái lạnh và hoạt động thiện nguyện của nhóm “Áo ấm”.
Cách đây 4 năm, một số sinh viên của các tỉnh miền núi phía Bắc được xuống trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội theo học lớp cử tuyển do giảng viên Hoàng Vân Trang, Khoa Sư phạm tiếng Anh giảng dạy.
Sau khi chờ tốt nghiệp, Vân Trang quay trở về làm công tác sư phạm tại địa phương. Một lần, học sinh của Vân Trang ở Bắc Cạn đã đăng những bức ảnh của một điểm trường cấp 1 ở Bắc Cạn lên mạng xã hội facebook. “Cùng thời điểm tôi cũng có con gái bắt đầu học lớp 1, thấy các cháu mặc không đủ ấm thương lắm, ý định thành lập nhóm từ thiện nảy sinh từ đó.
Không lâu sau lần đầu huy động và quyên góp được 60 chiếc áo ấm tặng 60 em có hoàn cảnh khó khăn nhất tại điểm trường Mỹ Phương, Bắc Cạn thì cái tên ngắn gọn, mang tính ấm áp truyền đến các cháu – Áo ấm đã ra đời” – Trưởng nhóm từ thiện Áo ấm Hoàng Vân Trang chia sẻ.
Ban đầu, nhóm chỉ quyên góp, ủng hộ quần áo ấm sau đó thì ủng hộ thêm những đồ dùng thiết yếu trong học tập và sinh hoạt như: Sách vở, đồ dùng học tập, cặp sách, tất, mũ len, ủng, bánh kẹo, đồ ăn…
Theo các thành viên nhóm Áo ấm, từ khi nhóm hoạt động đến nay, không nhớ hết đã tổ chức quyên góp, ủng hộ bao nhiêu chuyến hàng từ thiện lên vùng cao bởi với tinh thần thiện nguyện cũng không muốn thống kê cụ thể. Chỉ biết, trung bình mỗi năm ít nhất 3-4 đợt và mỗi đợt từ 2 đến 3,4 điểm trường.
Một điều đặc biệt khi tìm hiểu về Áo ấm chúng tôi nhận thấy được đó là từ lúc bắt đầu hoạt động, nhóm luôn luôn chọn phương án từ thiện trực tiếp và phát quà đến tận tay các em học sinh nghèo vùng cao.
Theo người đứng đầu nhóm, lý do nhóm không chọn phương án gửi quà từ thiện qua các tổ chức khác là vì thực tế đã nghe được một số thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, có nơi, có lúc lượng tiền ủng hộ không đến được tay người nhận.
Đồng thời, chính một thành viên nhóm Áo ấm từng là nhân tố rất tích cực của một nhóm từ thiện khác chia sẻ: Có một tổ chức từ thiện đã ủng hộ một đợt khá lớn đồ dùng, áo ấm cho các trường học của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu nhưng thực tế các trẻ em tại các điểm trường khu vực này lại chỉ nhận được một bao tải áo mỏng!?
Khi kiểm tra kĩ lại thông tin thì nhóm biết được áo ấm và đồ dùng chỉ “về” được đến huyện chứ không đến được bản làng, điểm trường xa. Vì vậy, dù vất vả nhưng các thành viên của áo ấm đã chọn cách lên tận nơi, phát tận tay các em học sinh nghèo.
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Không Có Mục Đích – Mẫu 5
Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chài nghèo bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khám bệnh phải bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi cho giảm bớt mùi khó chịu.
Thế mà ông vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn cho gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…
SCR.VN hướng dẫn thêm về 📛 Viết Đoạn Văn Về Tình Yêu Thương Con Người 📛 ý nghĩa
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Ngắn Gọn – Mẫu 6
Câu chuyện kể về cô nữ sinh nhẫn nại cõng người bạn có vóc dáng nhỏ bé trên vai, mặc cho cái nắng mua hè oi bức làm mồ hôi túa ra ướt đầm lưng áo, nét mặt cô gái bình thản… bỗng trở thành khoảnh khắc đặc biệt nhất trong rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ của ngày thi đầu tiên, kỳ thi THPT Quốc gia năm 2022.
Thùy Linh (sinh năm 1999, học sinh trường THPT Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội) chính là người đã chủ động đề nghị cõng Mai Loan (bạn học cùng khối) khi đến trường Lômônôxốp (Hà Nội) làm thủ tục thi.
Không chỉ cõng bạn đến phòng thi, nữ sinh còn để bạn trên lưng mình suốt 20 phút trong lúc đợi người nhà của bạn đến đón. Linh giải thích: “Mình sợ bố bạn tìm không ra. Với cả, quanh chỗ đó không có nơi nào ngồi được. Bạn ấy không đi được cũng không đứng được nên thôi mình cõng bạn ấy luôn. Không nặng đâu ạ, bạn ấy bé nhẹ lắm”.
Dưới cái nắng tháng 6 oi bức, lưng áo Linh ướt đẫm mồ hôi. Nhiều nam sinh tình nguyện tiếp sức mùa thi thấy thế đã đề nghị được thay Linh cõng Loan nhưng nữ sinh một mực từ chối. Cô gái tốt bụng suy nghĩ thấu đáo: “Không phải mình không muốn san sẻ việc cõng bạn ấy nhưng mình muốn tự giúp bạn ấy hơn. Mình biết tính bạn ấy hay ngại. Nếu không phải mình, bạn ấy sẽ không để cho ai khác cõng.
Có mấy người bảo sao không để con trai cõng các thứ? Là con gái, đâu đứa nào cảm thấy thoải mái khi được người lạ cõng đâu ạ, đằng này lại là một bạn nam… Mình quen với Loan rồi nên sẽ khiến bạn ấy thoải mái hơn”.
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Hay Nhất – Mẫu 7
Quyền Linh tấm gương sáng cho lối sống đẹp từ lòng trắc ẩn. MC Quyền Linh đã không còn là cái tên xa lạ đối với người dân cả nước Việt Nam. Anh không chỉ gây ấn tượng với vai trò MC đầy thu hút mà còn khiến người hâm mộ yêu thích bởi chính con người và lối sống đẹp, đầy chân thật.
Những hình ảnh giản dị, chất phát cùng những chặng đường kết nối yêu thương với cộng đồng, đặc biệt là những nơi gặp nhiều khó khăn có lẽ đã được gắn liền mỗi khi nhắc tới người nghệ sĩ này.
Nhiều khi, người ta còn bắt gặp anh trên con đường làm từ thiện nhiều hơn là các sự kiện, trên sóng truyền hình hay cả khi ở nhà. Cách trao đi yêu thương của nam MC luôn rất thầm lặng, anh trở thành tấm gương sáng về lối sống đẹp trong xã hội hiện nay..
Hay như qua các show: “Vượt lên chính mình”, “Tiếp sức hồi sinh”, “Mở cửa tương lai”… Nam diễn viên kiêm MC còn gián tiếp và có khi trực tiếp cứu nhiều người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. “Của cho không bằng cách cho”, Quyền Linh đem đến hy vọng cho bà con không chỉ bằng tiền bạc mà còn cả những chia sẻ chân thành cùng lời khuyên hữu ích.
Một nhà báo từng tiết lộ Quyền Linh luôn tìm cách hỗ trợ họ trong các chương trình anh tham gia. Thậm chí, anh còn tự chạy vạy xin tài trợ để thực hiện chương trình “Xin chào bác tài”. Mục đích để tạo sân chơi cho các bác tài xe ôm. Chương trình không phân biệt lớn nhỏ, không phân biệt xe ôm truyền thống hay xe ôm công nghệ
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Chọn Lọc – Mẫu 8
Đã nhiều năm gắn bó với nghề, thầy thuốc Nguyễn Trọng Hùng (sinh năm 1958) – hội viên Hội Đông y quận Ba Đình (TP Hà Nội) luôn lặng thầm làm từ thiện, giúp cộng đồng bằng cái tâm trong sáng, chan chứa tình yêu thương.
Tự nhận mình chỉ là “lão nhà quê”, với tấm lòng nhân ái, giàu lòng trắc ẩn, suốt cuộc đời làm nghề, ông luôn miệt mài làm phúc, chữa bệnh giúp dân, đặc biệt với người dân vùng khó khăn cũng như cộng đồng người khiếm thị.
Hạnh phúc nhất là chữa khỏi bệnh cho người dân và làm từ thiện. Với tâm niệm chữa bệnh không phân biệt giàu, nghèo, miễn là chữa giúp dân, suốt bao năm qua, ông Hùng được nhiều người biết đến không chỉ bởi bàn tay tài hoa chữa bệnh, mà còn từ tấm lòng “lương y như từ mẫu” với cộng đồng người khiếm thị.
Bởi bấy lâu nay, luôn đau đáu, thấu hiểu nỗi gian truân, vất vả của những số phận không may mắn, người yếu thế trong xã hội nên ông quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu, say mê với nghề, chữa bệnh cứu người. Với ông, niềm hạnh phúc nhất là chữa khỏi cho bệnh nhân và làm từ thiện, giúp đỡ được nhiều những mảnh đời khó khăn, thiệt thòi.
Ông Hùng bén duyên với công tác từ thiện từ năm 1991, đến nay, hành trình thiện nguyện, trao đi và lan tỏa lòng nhân ái, giá trị tốt đẹp trong cộng đồng vẫn liên tục được nhân lên. Ông gây quỹ từ thiện, kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội từ miền xuôi lên miền ngược, từ Bắc vào Nam.
Ông thường đến các bản ở vùng sâu, vùng xa vừa chữa bệnh, vừa giúp người dân nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe. Cũng từ đó mà ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nghiên cứu ra những bài thuốc hay kết hợp điều trị giữa Đông và Tây y.
Đặc biệt, khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, “Quỹ Lão nhà quê và các bạn” do ông sáng lập đã hỗ trợ cho đông đảo người khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn, mẹ bầu bị bỏ rơi, các em nhỏ mồ côi, bệnh nhân nghèo…
“Do đại dịch nên nhiều người không có tiền sinh hoạt, duy trì cuộc sống, gặp muôn vàn khó khăn. Bởi vậy, Quỹ từ thiện “Lão nhà quê và các bạn” mong muốn góp một phần hỗ trợ giúp họ bớt khốn khó” – ông Hùng chia sẻ.
Thật khâm phục bởi những năm qua, ông Hùng không chỉ mang những phần quà ý nghĩa đến với đồng bào nghèo, vùng sâu, vùng xa, khó khăn, những cô nhi viện, nhà chùa, trung tâm bảo trợ xã hội, nơi nuôi các bé mồ côi, thiệt thòi… mà ông còn nỗ lực trao truyền kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chữa bệnh về massage trị liệu cho người khiếm thị qua những chuyến đi vào Cà Mau hay bất kể nơi đâu trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Đặc Sắc – Mẫu 9
Cỗ “Xe tăng” giàu lòng trắc ẩn. Khi nói về những chiếc xe tăng, người ta thường liên tưởng đến những điều mạnh mẽ, bản lĩnh mà có đôi phần lạnh lùng. Gặp chị trong một chiều mưa bão giữa tiết trời oi ả của mùa hè, người phụ nữ thoạt nhìn sắc sảo lạnh lùng ấy lại có một trái tim ấm nóng hết lòng dành cho người bệnh đến thế. Chị là Nguyễn Thanh Thủy, Điều dưỡng trưởng Khoa Lao Bệnh viện 09.
Cái tên “Bệnh viện 09” có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây có thể xem là một bệnh viện đặc biệt bởi hầu hết những bệnh nhân nơi đây đều là những người nhiễm HIV và những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối. Phía sau cánh cổng viện có vẻ ngoài lặng lẽ ấy là một xã hội đầy sóng gió. Làm việc trong một môi trường như thế, các cán bộ y tế nhiều lúc phải đối mặt với những hiểm họa khôn lường, nguy cơ phơi nhiễm HIV cho các y, bác sĩ là rất lớn.
Bén duyên với nghề y là từ lý do riêng của bản thân, xuất phát từ tình trạng bệnh tật của người nhà. Mẹ chị bị cao huyết áp đến bây giờ đã 25 năm, bố bị tràn dịch màng phổi do bệnh nghề nghiệp, chính vì vậy chị đã quyết định thi vào trường Cao đẳng y tế Hà Nội.
Gắn bó với nghề nghiệp, với người bệnh nhiễm H đến nay đã sang năm thứ 11. Trải qua không ít thăng trầm, chị vẫn luôn dành cả bầu nhiệt huyết để chăm sóc cho những người bệnh đặc biệt – những người bệnh đồng nhiễm H và lao.
Với những mảnh đời bất hạnh mang trong mình căn bệnh thế kỷ, chỉ sau một thời gian ngắn cuộc sống đã khép lại trong nỗi ân hận muộn màng.
Những điều dưỡng, y, bác sĩ hàng ngày sống và làm những công việc lặng thầm này luôn mong muốn, cộng đồng hãy nhìn nhận đúng mực về những người có H và cùng chung tay góp sức giúp cho cuộc sống của người bệnh bớt đi đau thương cũng như truyền thông nâng cao nhận thức phòng, tránh căn bệnh thế kỷ này.
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Ấn Tượng – Mẫu 10
Sài Gòn những ngày tháng 4 vô cùng oi bức nhưng không khí tại bếp ăn từ thiện Phú Long tại đường Nguyễn Hữu Thọ, TP Hồ Chí Minh vẫn rất khẩn trương, người nào việc nấy tất bật hoàn thành các công đoạn từng khu từ nấu cơm, nấu canh, cho cơm canh vô hộp, xếp vào giỏ,… nhằm kịp giao cơm cho bà con.
Tất cả đều giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, găng tay thường xuyên rửa tay sát khuẩn theo đúng quy định trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo lệnh của Chính phủ.
“Bếp trưởng” từ thiện, Đại đức Thích Minh Phú, chia sẻ, bếp ăn từ thiện Phú Long kết hợp với Hội từ thiện Tường Nguyên thiền tự hoạt động mỗi cuối tuần đã hơn 8 năm nay dành cho những người nghèo, người yếm thế trong xã hội. Mỗi cuối tuần, bếp ăn nấu khoảng 2,000 phần và đem đến những khu lao động nghèo, bệnh viện để phân phát cho những hoàn cảnh khó khăn.
Khi dịch bệnh Covid -19 hoành hành, lệnh cách ly xã hội trên toàn quốc được thực hiện, nhiều người nghèo trở nên điêu đứng vì không có việc làm, không đảm bảo đủ cơm ăn hàng ngày.
Chứng kiến những mảnh đời cơ cực, những người lượm ve chai, bán vé số đắp đổi bữa cơm qua ngày, bếp ăn từ thiện Phú Long đã khẩn trương mở rộng thời gian nấu ăn và số lượng phần cơm, tham gia chương trình suất ăn từ thiện cho người nghèo của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh.
Từ ngày 1/4, bếp ăn từ thiện Phú Long ngày nào cũng đỏ lửa từ sáng sớm để kịp những suất cơm trưa nóng hổi. Những ngày đầu, 2.000 phần ăn trưa được phát thông qua UBMTTQ, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên và các Tình nguyện viên của các phường thuộc Quận 4, Quận 7, Nhà Bè, Tân Phú, Tân Bình, Bình Thạnh.
Các phần cơm được phát cho đúng đối tượng: những người bán vé số, nhặt ve chai, những hoàn cảnh lang thang, nghèo khó; những bệnh nhân và thân nhân các bệnh viện Ung Bướu, Chấn Thương Chỉnh hình…
Chỉ sau vài ba ngày phát cơm thiện nguyện, bếp ăn từ thiện Phú Long liên tục nhận được đề nghị tăng thêm và số lượng phần ăn hiện đã lên tới hơn 3000 suất mỗi ngày mà vẫn chưa đủ để phát.
“Chúng tôi phải tăng cường nguyên liệu, tăng cường nhân lực và tăng cường cả tinh thần khẩn trương. Trưa nào cũng liên tục bổ sung cơm, huy động nấu thêm canh và rau củ cũng như đồ kho đồ xào”, chị Thanh, một tình nguyện viên của chương trình chia sẻ. “Ai cũng tất bật lo toan sợ không đủ, không kịp dù trong lòng phấn khởi hân hoan vì cơm ngon miệng thế nào thì mới được xin thêm nhiều đến vậy”, chị Thanh nói.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dẫn Chứng Về Tình Yêu Thương 🍀 chi tiết
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Ý Nghĩa – Mẫu 11
Gần đây, một ông lão 88 tuổi tại Thượng Hải, Trung Quốc luôn sống cùng cậu con trai bị bệnh tâm thần của mình, nhưng sau này, cậu con trai không may qua đời. Sau đó, nhiều bà lão đều muốn kết hôn với ông lão, mục đích là để có chút tiền từ ông.
Người thân thì xuất phát từ “quan tâm”, ai nấy cũng đều muốn ông sớm viết di chúc, tất cả đều vì khối tài sản của ông. Nhưng sau cùng, ông lão đã để lại căn nhà hơn 3 triệu tệ (khoảng 11 tỷ đồng) cho một người bán hoa quả không thân không thích.
Theo lời kể của ông lão, lúc con trai qua đời, người thân không một ai tới giúp đỡ, mọi chuyện hậu sự đều do một tay người bán hoa quả giúp đỡ.
Một buổi tối nọ, ông lão bỗng nhiên lên cơn bệnh, may mắn có người bán hoa quả phát hiện ra, kịp thời đưa ông tới bệnh viện, cứu ông lão một mạng. Khoảng thời gian ông lão nằm viện, cần người chăm sóc, người thân ai nấy cũng viện cớ bận rộn không tới, tới thăm cũng không có một ai. Chỉ có người bán hoa quả, dù không phải thân thích nhưng vẫn quan tâm ông, ban ngày đi bán hoa quả, ban tối tới chăm sóc ông lão.
Sự chân thành của anh khiến ông lão vô cùng cảm động. Cứ như vậy, ông lão mời hai vợ chồng anh cùng 3 người con của họ tới ở nhà mình, kể từ đó, họ trở thành người nhà, chăm sóc lẫn nhau, ông lão cũng dần dần cảm nhận được hạnh phúc ở cuối đời.
Câu chuyện có thật này khiến chúng ta thấy được sự tử tế và tốt bụng đáng trân trọng giữa cuộc sống, đồng thời cũng khiến chúng ta cảm thán: Con người sống ở trên đời, cần yêu và được yêu. Nếu không, dù có tiền vàng cung điện, cũng sẽ sống như cô đảo; dù ăn sơn hào hải vị cũng giống như nhai sáp.
Đối với một người, niềm vui lớn nhất khi sống trên đời không phải là tiền bạc, cũng không phải quyền lực và địa vị, mà là có thể cảm thấy tình yêu thương và được yêu thương.
Cũng giống như Mẹ Têrêsa từng nói: “Chúng ta đều không phải những con người vĩ đại nhất, nhưng chúng ta có thể dùng tình yêu vĩ đại nhất để làm mọi điều đơn giản nhất trong cuộc sống, và sống vì tình yêu thương.”
Có những người cần yêu thương người khác, đồng thời cũng cần được người khác yêu thương. Luôn có một tình yêu trong tim chính là ý nghĩa lớn nhất của sự tồn tại của một người. Người bạn yêu và người yêu bạn là tài sản quý giá nhất của bạn.
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Tiêu Biểu – Mẫu 12
Một ngày lướt Facebook như mọi ngày, bỗng chúng tôi đọc được một dòng nhật ký của một bác tài như thế này:
“Sao chị lại biết đến nhóm? “Có cô hộ lý cô ấy bảo chị. Cô ấy bảo có một nhóm xe từ thiện. Người ta tốt lắm.
Nghe xong câu “người ta tốt lắm” cứ thấy mắt rưng rưng. Con Nguyễn Thị Quỳnh Trang, 18 tháng, con bị teo mật, nhà ở Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Lúc về người nhà cũng cho mấy chục trứng bảo trứng gà nhà nhưng mình từ chối. Vì mình thấy mấy chục trứng ấy chỉ là 100-200 nghìn thôi nhưng với họ là biết bao bữa ăn, tiết kiệm được rất nhiều tiền. Tùy đồ, tùy gia đình mới dám nhận ấy. Có lần gia đình bênh nhân ái ổi với mía cho thì lấy”
Tò mò về bài đăng này, chỉ đoán già đoán non là chắc anh này cho gia đình em bé này đi nhờ xe về nhà. Nhưng thế thì sao cô hộ lý lại biết nhỉ ? Chúng tôi quyết định tìm hiểu cặn kẽ hơn. Anh này là một thành viên trong nhóm Những chuyến xe yêu thương chuyên chở miễn phí những bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn về nhà.
Và câu chuyện trên là một trang nhật kí trong rất nhiều những chuyến xe mà anh cùng những thành viên trong nhóm đã thực hiện.
Tìm hiểu về khởi nguồn của những câu chuyện này, chúng tôi gặp gỡ với anh Mạnh Thắng là admin của nhóm Oto+ và cũng là người đưa nhóm Những chuyến xe yêu thương tới rộng rãi hơn với những tấm lòng trắc ẩn khác.
Anh Thắng kể, khoảng giữa tháng 6 năm 2020, anh biết được một câu chuyện của cặp đôi vợ chồng tên Bình Minh và Mai Linh có chở 1 chuyến xe miễn phí cho một gia đình bệnh nhi nghèo, cảm mến trước câu chuyện đẹp này, anh Thắng đã chia sẻ lên nhóm Oto+ nơi mình làm admin và đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bác tài trong nhóm.
Và thế là họ quyết định thành lập một cộng đồng nữa để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn từ Bệnh viện Nhi Trung ương đi khám bệnh về các tỉnh thành khác và lấy tên là: Những chuyến xe yêu thương.
Ban đầu chỉ có một số thành viên tham gia, nhưng sức mạnh của lòng trắc ẩn, của những sự tử tế đã lan tỏa ngày một lớn mạnh, chưa đầy một năm, số thành viên chính thức của nhóm này đã vượt 100 người. Tất cả các anh/chị/em trong nhóm đều là những người xa lạ, không quen biết nhau.
Nhưng theo như anh Thắng kể, “mỗi người một chân một tay” cùng đóng góp, tìm người cần giúp đỡ, hễ ai có xe và tiện đường là nhận chở ngay. Dần dần, họ trở thành một gia đình, cùng chia sẻ và lan tỏa những điều ấm áp trong cuộc sống.
Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, những chuyến xe đã giúp đỡ được 150 gia đình bệnh nhi có hoàn cảnh hết sức khó khăn sau khi điều trị về nhà.
Trò chuyện với một bác tài tham gia nhóm ngay từ những ngày đầu tiên, anh Đàm Văn Khoa, cũng vừa có một chuyến xe chở một bệnh nhi 16 tháng tuổi bị hỏng chức năng gan, mật bẩm sinh về Hưng Yên.
Anh Khoa cho biết mình tham gia nhóm vì tình cờ biết được câu chuyện của những chuyến xe yêu thương khi đưa con nhập viện Nhi Trung ương. Lúc đó, anh cảm thấy rất cảm phục những tấm lòng đẹp, và đồng cảm với những gia đình có trẻ nhỏ bị bệnh, chưa kể những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì lại càng cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người.
Thế là anh quyết tâm trở thành một thành viên của Những chuyến xe yêu thương.
Và Những chuyến xe yêu thương vẫn sẽ tiếp tục lăn bánh tới mọi nẻo đường xa, giúp đỡ và hỗ trợ những hoàn cảnh còn khó khăn và éo le trong cuộc sống mà theo các anh là: sẽ cứ đi với mục đích giúp được càng nhiều bệnh nhân càng tốt đến khi không còn bệnh nhân cần đến mình nữa mới thôi.
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Đầy Cảm Xúc – Mẫu 13
Là người đồng hành với hai thí sinh Trần Lê Mai Chi (SBD 052) và Phan Phương Oanh (SBD 378), chị Nguyễn Thị Ngọc Bích chủ nhiệm dự án hỗ trợ lớp học tình thương cho biết, chị hạnh phúc khi làm thiện nguyện cùng thí sinh HHVN 2022. Lên kế hoạch hỗ trợ lớp học cho trẻ em nghèo của thầy giáo công nhân Hoàng Văn Khánh, Mai Chi và Phương Oanh chủ động tìm hiểu thông tin về anh Khánh cũng như lớp học của anh. Điều hạnh phúc nhất của hai thí sinh và ê-kíp hỗ trợ là đem lại niềm vui bất ngờ cho thầy trò anh Khánh.
“Buổi ghi hình dự án gần với Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi cùng hai thí sinh rất xúc động. Anh Khánh chưa từng được liên hoan, chúc mừng trong dịp này.
Chúng tôi quyết định bí mật tổ chức buổi lễ tri ân cho anh. Hai thí sinh tự tay làm hộp thư mang tên Trao gửi yêu thương – món quà đặc biệt cho anh Hoàng Văn Khánh”, chị Ngọc Bích kể lại. Để tạo bất ngờ trọn vẹn cho thầy giáo Khánh, Mai Chi phụ nấu ăn cùng anh. Trong lúc đó, Phương Oanh tập hợp các bạn học sinh trang trí lớp học, viết lời chúc lên bảng.
Hoạt động thiện nguyện của hai thí sinh Mai Chi và Phương Oanh nhận được lời khen từ nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập báo Tiền Phong, Trưởng BTC, Trưởng BGK. Hai cô gái thực sự hiểu và đồng cảm với câu chuyện của nhân vật, từ đó đưa ra nhiều ý tưởng để giúp đỡ lớp học của anh Khánh.
Bắt tay vào các dự án nhân ái, 18 thí sinh nỗ lực biến lòng trắc ẩn thành những hành động cụ thể, thiết thực. Sự ấm áp mà các cô gái đem lại thực sự chạm tới trái tim nhiều người, đặc biệt là những mảnh đời khó khăn được giúp đỡ. Chị Hiền Mai, đại diện tổ chức thiện nguyện Đêm Sài Gòn làm cầu nối hỗ trợ hai thí sinh Nguyễn Linh Thu (SBD 057) và Nguyễn Thị Thanh Tâm (SBD 323) khẳng định điều này với Tiền Phong.
Chị Hiền Mai khâm phục Linh Thu và Thanh Tâm ở sự nhiệt huyết, xông xáo, không ngại làm mọi việc để hỗ trợ những cảnh đời khó khăn. Sau một ngày cả nhóm nấu và phát cơm từ thiện, một người phụ nữ nghèo thân hình ốm yếu tới xin cơm.
Biết người phụ nữ đang chữa bệnh nhưng không có tiền mua thuốc, Linh Thu và Thanh Tâm đã nán lại để hỏi thăm cụ thể về hoàn cảnh của cô. Chị Hiền Mai cho biết trước khi khép lại hoạt động nhân ái, hai thí sinh HHVN 2022 đã liên hệ với nhóm thiện nguyện Đêm Sài Gòn nhờ kết nối và bỏ tiền túi để hỗ trợ chi phí mua thuốc cho người phụ nữ nghèo.
Trong chuỗi hành trình dự án nhân ái, Thanh Tâm và Linh Thu nhận được sự ủng hộ rất lớn từ bạn bè, người thân. Hai cô gái tiếp tục kêu gọi ủng hộ 100 bộ quần áo tết cho người già tại Cơ sở bảo trợ xã hội Người cao tuổi Tân Thông và kết nối với nhiều mạnh thường quân cả nước.
Ví Dụ Về Lòng Trắc Ẩn Hay – Mẫu 14
Một vị giáo sư đã kể một câu chuyện khiến tôi không bao giờ quên được. Câu chuyện là như thế này.
Một vị doanh nhân nọ đang lái chiếc xe sang trọng trên đường thì đột nhiên một viên gạch từ đâu bay vào cửa kính. Anh vô cùng tức giận, nhưng khi biết được lý do anh đã không khỏi rơi lệ.
Anh mới ngoài 30 nhưng đã làm ông chủ của một tập đoàn có tiếng và nắm trong tay khối tài sản khổng lồ. Một ngày nọ, sau khi đàm phán thành công một dự án lớn, anh lái chiếc siêu xe mới mua về nhà trong tâm trạng phấn khích. Khi chiếc xe vừa quay đầu vào ngã rẽ thì bỗng nhiên đâu một vật thể lạ bay vào khiến ô cửa kính vỡ tan tành.
Anh tức giận quát lên một tiếng. Sau đó anh lập tức kiểm tra xem chiếc xe có hư hỏng chỗ nào không. Lúc này anh mới phát hiện, ngay phía sau chiếc xe là một cậu bé đứng khép nép, có vẻ sợ hãi ở vệ đường.
Vị doanh nhân trẻ vô cùng tức giận chạy về phía cậu bé, vừa chạy anh vừa lớn tiếng mắng: “Cháu có biết cháu vừa làm cái gì không? Tại sao cháu lại làm như thế? Cháu nghịch ngợm làm hỏng chiếc xe mới mua của chú, cháu có biết chú sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền để đi sửa không?”…
Cậu bé ngước nhìn anh với ánh mắt đầy tội lỗi và nói: “Cháu xin lỗi, cháu ném viên gạch là vì muốn chú dừng xe lại, ngoài cách này ra cháu không biết phải làm thế nào nữa”.
Cậu bé nước mắt giàn giụa, chỉ tay về phía góc đường và nói tiếp: “Anh trai cháu vừa bị ngã từ trên xe lăn rơi xuống vạch qua đường. Cháu đã ở đây gào thét nhưng không ai nghe thấy. Khi nhìn thấy chiếc ô tô của chú. Cháu không còn cách nào khác nên mới ném viên gạch ấy. Chú ơi, cháu thực sự rất xin lỗi chú. Nhưng anh ấy nặng quá cháu không đỡ được, chú có thể giúp cháu đỡ anh ấy lên xe lăn không? Anh cháu bị thương rồi”.
Nghe câu chuyện của cậu bé, nỗi tức giận trong lòng anh cũng dịu xuống. Anh vội vã chạy đến bên đường đỡ cậu bé khuyết tật dậy và cẩn thận kiểm tra xe lăn giúp cậu bé. Sau đó, anh còn lấy khăn tay ra giúp cậu lau vết thương và băng bó lại. Hai anh em cậu đều cảm động nói: “Cảm ơn chú, Thượng Đế ở trên cao nhất định sẽ ban phước lành cho chú”.
Người đàn ông trẻ tuổi lặng lẽ nhìn bóng dáng của cậu bé đẩy anh trai mình trên chiếc xe lăn. Hai bóng dáng gầy gò bé nhỏ cứ xa dần, xa dần. Anh quay lại nhìn những mảnh vỡ vương vãi trên đường rồi ngước lên nhìn vết nứt trên chiếc kính chắn gió. Vết nứt ấy nhắc nhở anh một điều: Khi bạn sống quá vội vã, người khác sẽ phải dùng những viên gạch để nhắc nhở bạn.
Dẫn Chứng Về Lòng Trắc Ẩn Chi Tiết – Mẫu 15
Hugh và bác Bush hàng xóm đang ngồi trò chuyện trong quán cà phê thì một bà già rách rưới, gầy gò bước đến, cất giọng kể lể và xin bố thí.
Bác Bush lấy mấy đồng tiền lẻ ra đưa cho bà già ăn xin, bà già cảm ơn rối rít rồi bước đi.
Hugh nói với bác Bush: “Bác dễ mủi lòng quá, không phải họ nghèo khổ thật đâu, họ toàn bịa ra hoàn cảnh đáng thương để lừa chúng ta đấy bác ạ”. Bác Bush lắc đầu: “Sao cháu lại nói thế, họ cũng phải cùng cực lắm thì mới phải đi xin bố thí như vậy. Đối với chúng ta thì chỉ là những đồng tiền lẻ thôi nhưng đối với họ là cả một vấn đề đấy cháu ạ”.
“Không phải cháu tiếc mấy đồng tiền lẻ đâu mà là cháu đã từng bị lừa rồi. Hôm trước cháu vừa ăn trưa ra thì gặp một người đàn ông tàn tật, rên rỉ đói khát, cháu thương tình cho hết số tiền còn trong túi.
Vậy mà khi nhớ ra là quên chiếc ô ở nhà hàng, cháu quay lại lấy thì thấy ông ta, đi đàng hoàng trên hai chân, tay cầm chai rượu đang nói oang oang với hai gã đi cùng rằng, chỉ cần tỏ vẻ đáng thương một chút là kiếm được tiền tha hồ uống rượu. Cháu bực mình lắm, từ lúc ấy cháu chẳng tin bất cứ một người ăn mày nào cả” – Hugh nói giọng rất bất bình.
Bác Bush nhẹ nhàng cười bảo: “Cũng có thể có những người như cháu vừa kể nhưng không phải tất cả những người đi ăn xin đều như vậy. Khi giúp đỡ người khác, cháu đã làm được một việc thiện, điều ấy đáng giá hơn sự hoài nghi bị lừa dối.
Nếu chỉ sợ bị lừa dối mà cháu không giúp đỡ người khác thì cháu cũng chỉ giữ lại cho mình những đồng tiền lẻ và cũng từ đó cháu sẽ cạn dần đi lòng trắc ẩn đối với nỗi khổ hay sự khó khăn của con người. Đó mới là điều đáng sợ cháu ạ”.
Hugh suy nghĩ rất nghiêm túc về những lời bác Bush nói, tuy vẫn chưa thực sự lấy lại lòng tin nhưng chiều hôm sau khi đi làm về, gặp một người ăn mày trước cửa xin của bố thí để cho đứa con bệnh tật ở nhà, Hugh đã rút tiền cho ông ta.
Tối ấy khi đang đi dạo thì trời mưa, Hugh chạy vào hiên một căn nhà bỏ hoang gần đó để trú, vô tình nhìn vào trong, dưới ánh đèn leo lét, một cô bé ốm yếu đang nằm dưới tấm nệm cũ, người đàn ông anh vừa cho tiền lúc chiều đang xúc từng thìa súp cho cô bé.
Vừa xúc người đàn ông vừa kể với cô bé rằng, ông đã gặp được người tốt cho tiền để mua đồ ăn cho cô bé tối nay. Hugh thực sự xúc động, giờ anh đã hiểu ra những lời bác Bush nói. Đúng là mất đi lòng trắc ẩn và cảm thông đối với nỗi khổ của người khác mới là điều đáng sợ nhất.
Gợi ý 💚 Dẫn Chứng Về Lòng Nhân Ái 💚 chi tiết