Sơ Đồ Tư Duy Câu Cá Mùa Thu Nguyễn Khuyến ❤️️ 22+ Mẫu ✅ SCR.VN Tổng Hợp Chia Sẻ Trọn Bộ Sơ Đồ Ngắn Gọn Và Hữu Ích Giúp Học Sinh Ôn Tập Hiệu Quả.
Tóm Tắt Nội Dung Bài Thơ Câu Cá Mùa Thu
Phần tóm tắt nội dung bài thơ Câu cá mùa thu sẽ giúp bạn nắm được ý nghĩa và thông điệp cơ bản của tác phẩm Thu Điếu, một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Nguyễn Khuyến.
Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lí Đông phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công. Thu điếu (“Câu cá mùa thu”) được trích từ chùm thơ thu gồm ba bài đều được viết bằng từ chương, bút pháp thi trung hữu họa, lấy động tả tĩnh của văn học trung đại, nhưng vẫn mang đậm dấu ấn riêng của một trong những bậc thầy thơ Nôm đường luật xuất sắc.
Bài thơ “Câu cá mùa thu” là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế. Hai câu đề đã mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Tiếp theo là hai câu thực gợi tả không gian hai chiều. Màu sắc hòa hợp, có sóng biếc với lá vàng.
Bức tranh thu tiếp tục được mở rộng qua hai câu thơ luận. Ngõ trúc và tầng mây là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê. Thi sĩ như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật. Đến hai câu kết đã góp phần bộc lộ đôi nét về chân dung tác giả và tâm trạng con người, nhà thơ ngồi câu cá mà tâm thế như đặt ở nơi nào không chú tâm đến việc câu để rồi giật mình trước tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắng lặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy – buồn cô đơn và trống vắng.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Bình Giảng Câu Cá Mùa Thu 🔥 Bình Giảng Thu Điếu
Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Bài Câu Cá Mùa Thu
Tham khảo cách vẽ sơ đồ tư duy về bài Câu cá mùa thu dựa vào bố cục cơ bản của tác phẩm sẽ giúp bạn định hướng những nội dung chính.
Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà. Tác phẩm đã thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả. Để lập sơ đồ tư duy cho bài thơ Câu cá mùa thu có thể dựa vào nội dung cơ bản của tác phẩm được chia làm 2 phần như sau:
-Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.
-Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu.
Hướng Dẫn Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Câu Cá Mùa Thu
Theo dõi hướng dẫn vẽ sơ đồ bài Câu cá mùa thu cụ thể được chia sẻ dưới đây:
– Xác định chủ đề hoặc ý tưởng mà bạn muốn tạo sơ đồ tư duy: bài câu cá mùa thu
– Vẽ các nhánh chính của sơ đồ:
- Giới thiệu về tác giả
- Giới thiệu tác phẩm
- Đọc hiểu văn bản
– Vẽ các nhánh phụ của sơ đồ từ phần đọc hiểu văn bản cần nêu ra nội dung, nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Dàn Ý Phân Tích Câu Cá Mùa Thu 🌟 Chọn Lọc Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Khuyến – Mẫu 1
Mẫu sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Khuyến sẽ giúp các em học sinh nắm được những thông tin cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Thu Điếu – Mẫu 2
Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy Thu điếu dưới đây sẽ giúp các em học sinh củng cố lại những kiến thức trọng tâm của bài học.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Nghị Luận Câu Cá Mùa Thu 🌺 Những Bài Văn Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Câu Cá Mùa Thu Ngắn Gọn – Mẫu 3
Sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức và ôn tập hiệu quả.
Tiếp theo đón đọc 🌹 Cảm Nhận Về Bài Thơ Câu Cá Mùa Thu 🌹 Văn Mẫu Hay
Sơ Đồ Câu Cá Mùa Thu Ngắn Gọn Nhất – Mẫu 4
Với sơ đồ Câu cá mùa thu ngắn gọn nhất, các em học sinh có thể ôn tập tác phẩm dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Chia sẻ 🌼 Phân Tích Câu Cá Mùa Thu 🌼 Cảm Nhận Bài Thu Điếu
Câu Cá Mùa Thu Sơ Đồ Tư Duy Chi Tiết – Mẫu 5
Câu cá mùa thu sơ đồ tư duy chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình ôn tập. Tham khảo sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu chi tiết dưới đây:
Tham khảo văn mẫu 🌹 Câu Cá Mùa Thu 🌹 Phân Tích Thu Điếu Nguyễn Khuyến
Sơ Đồ Tư Duy Của Bài Câu Cá Mùa Thu Đầy Đủ – Mẫu 6
Mẫu sơ đồ tư duy của bài Câu cá mùa thu đầy đủ sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách trình bày sơ đồ một cách khoa học và rõ ràng.
SCR.VN tặng bạn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm 💧 16 Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Câu Cá Mùa Thu Đề Thực Luận Kết – Mẫu 7
Tham khảo mẫu sơ đồ Câu cá mùa thu đề thực luận kết dưới đây để củng cố những kiến thức và nội dung quan trọng của tác phẩm.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Tự Tình 🍀 9 Mẫu Đẹp Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Câu Cá Mùa Thu Lớp 11 Đơn Giản – Mẫu 8
Luyện tập vẽ sơ đồ tư duy Câu cá mùa thu lớp 11 đơn giản với những nội dung trọng tâm với sơ đồ mẫu dưới đây:
Xem nhiều hơn 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Vào Phủ Chúa Trịnh 🌟 10 Mẫu Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Tư Duy Văn 11 Câu Cá Mùa Thu Phân Tích Tác Phẩm – Mẫu 9
Sơ đồ văn 11 Câu cá mùa thu phân tích tác phẩm sẽ giúp các em học sinh định hướng những ý chính khi viết bài nghị luận văn học.
Có thể bạn sẽ thích 💧 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Tuân 💧 6 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Bài Văn Mẫu Phân Tích Câu Cá Mùa Thu
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Câu cá mùa thu để có thể cảm nhận sâu sắc hơn những tầng ý nghĩa mà tác phẩm mang lại.
Đi câu là một cái thú thanh tao của các bậc trí giả. Có bậc hiền nhân có tài, bất đắc chi đi câu để chờ thời. Ngồi trên bờ ai mà nghĩ đến chuyện năm châu bốn biển, nghĩ đến thế sự đảo điên. “Cá ăn đứt nhợ vểnh râu ngồi bờ” (có người còn dùng lưỡi câu thẳng như Khương Tử Nha – Trung Quốc).
Có bậc đại nhân vác cần đi câu để hương thú nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên, suy tư trong trạng thái thư giãn. Nguyễn Khuyến đi câu theo kiểu này. Ông đã mở hết các giác quan để cảm nhận mùa thu, cũng là mùa câu của xứ Bắc. Như những đứa trẻ trong xóm, ông câu cá cũng chăm chú, cũng hồi hộp, cũng say mê. Kết quả của cuộc chơi ấy là ông đã được một bài thơ “Thu điếu” vào loại kiệt tác của nền văn học nước nhà:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quê của tác giả, trong một cái ao nhỏ với chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Cái tôi trữ tình lặn phía sau ngôn từ. Cảm giác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo và tinh tế. Mùa thu đã vào chiều sâu, “ao thu lạnh lẽo” với mặt nước “trong veo” rất muốn nhìn, ao thu như là chiếc gương tròn của làng quê. Làng Bùi của nhà thơ là đồng chiêm trũng rất nhiều ao, ao nhỏ. Ao nhỏ thì thuyền câu cũng nhỏ theo “bé tẻo teo”, vần eo là thử vận hiểm hóc, vậy mà câu thơ trôi chảy tự nhiên như không, như không có chút gì là kĩ xảo cả.
Thuyền câu đã hiện ra đấy mà người câu đâu chẳng thấy. Cũng chưa thấy cần thấy nhớ gì cả. Người đi câu còn mải mê với trời nước của mùa thu:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng, trước gió khẽ đưa vèo.
Ao thu không còn tĩnh lặng nữa mà đã nổi sóng với hai thanh trắc ở đầu câu (sóng biếc) và hai thanh trắc ở cuối câu (gợn tí). Sóng nhỏ vì ao nhỏ, lại là trong chỗ khuất. Gió nhẹ, gió heo may mùa thu. Sóng lại có màu sắc, “sóng biếc” thật đẹp. Ngòi bút của tác giả tinh tế đến từng chi tiết nhỏ. Hai câu thực đối rất chỉnh “sóng biếc” đối với “lá vàng”, đều là màu sắc đặc trưng của mùa thu. “Hơi gợn tí” đối với “khẽ đưa vèo”, vận động của chiều dọc tương xứng với vận động của chiều ngang thật tài tình.
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Nhà thơ đã thả hồn theo chiếc lá vàng “khẽ đưa vèo” trên mặt ao trong veo. Cái màu vàng của mùa thu mà bao nhiêu thi nhân đã ngợi ca:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
(Lưu Trọng Lư)
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông.
(Bích Khê)
Và đây là chiếc lá vàng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Thu điếu” dưới ánh mắt của Xuân Diệu: “Cái thú vị của bài Thu Điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi…”. Lời bình của Xuân Diệu thật là tâm đắc.
Nhà thơ mở không gian lên chiều cao tạo nên không khí khoáng đạt và không gian được mở rộng nên bức tranh “Thu điếu” thêm đường nét, thêm màu sắc:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Màu da trời “xanh ngắt” thật là đẹp, màu xanh xao mà tha thiết. Trong màu “xanh ngắt” có cái thăm thẳm của chiều cao. Mây không trôi mà “lơ lửng” những áng mây trắng “lơ lửng” trên bầu trời “xanh ngắt” thật là thanh bình. Rồi tác giả lại trở về cận cảnh với hình ảnh của làng quê. “Ngõ trúc quanh co”, đường làng quanh co thân thuộc với bóng tre trùm mát rượi. Nhưng bao giờ trong thơ Nguyễn Khuyến tre cũng nói là trúc, “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh), “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.
Nguyễn Khuyến thích cái hình thể loại cây chí khí ấy “Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng”. Những nét trúc thẳng đối lập với những nét quanh co của đường làng thật là gợi cảm. Trời lạnh, đường quê vắng vẻ, “khách vắng teo”. Bức tranh thu đượm buồn. Các thi sĩ thích miêu tả cảnh thu trong tĩnh lặng, đẹp, nhưng buồn. Sau Nguyễn Khuyến, nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu cũng viết:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
(Đây mùa thu tới)
Bài thơ kết thúc với hình ảnh của người đi câu như một nét tự họa:
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ôm cần”, dường như để tương xứng với khung ao nhỏ, với chiếc thuyền “bé tẻo teo”. Người đi câu đang đắm chìm trong suy tư thì một cử động đã làm cho nhà thơ sực tỉnh:
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Ba chữ “đ” (đâu, đớp, động) miêu tả một chút xao động trong làn ao và rất nhiều xao động trong lòng thật là tài tình. Có ý kiến cho rằng cử chỉ đi câu của Nguyễn Khuyến giống với Khương Tử Nha và nhà bình luận đó hết lời ngợi ca cả hai ông. Không! Nguyễn Khuyến đâu có còn chờ thời. Nhà thơ chỉ muốn tan hòa vào thiên nhiên, vào non nước. Toàn bộ hình tượng thơ “Thu điếu” đã sửa soạn cho thái độ này.
Khung cảnh hẹp, ao nhỏ, chiếc thuyền “bé tẻo teo”. Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ôm cần” hòa điệu với thiên nhiên, tan hòa với non nước. Thế thì làm sao thái độ đi câu của Nguyễn Khuyến lại giống với thái độ đi câu của Khương Tử Nha được? Còn đồng tình với ai đó là chuyện riêng. Tôi đồng tình với Nguyễn Khuyến.
Trong chùm thơ bài viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến, nếu được chọn một bài thì đó là bài “Thu điếu”. Bài thơ “Thu điếu” là kiệt tác trong nền thơ cổ điển nước nhà. Bức tranh mùa thu được miêu tả bằng những hòa sắc tinh tế, những đường nét gợi cảm. Nhạc điệu cũng độc đáo. vần gieo hiểm hóc mà tự nhiên, hồn nhiên.
Theo Xuân Diệu, cả bài thơ không còn lép chữ nào. Thật là một nghệ sĩ cao tay. Cái tình của nhà thơ cũng theo kịp cái tài. Cái tình của nhà thơ đối với quê hương làng cảnh, với non sông đất nước thấm trong mỗi chữ mỗi lời làm xúc động hết thảy mỗi tâm hồn Việt Nam.
Mời bạn tham khảo 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nam Cao 🔥 4 Mẫu Tóm Tắt Hay