Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng [21+ Mẫu Ngắn Hay]

Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng ❤️️ 21+ Mẫu Ngắn Hay ✅ Tổng Hợp Và Chia Sẻ Những Mẫu Tài Liệu Ôn Tập Môn Ngữ Văn Hữu Ích Dành Cho Học Sinh.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Phú Sông Bạch Đằng

Tóm tắt nội dung bài Phú sông Bạch Đằng là điều quan trọng cần nắm được trước khi lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức của tác phẩm. Tham khảo bài tóm tắt văn bản dưới đây:

Bạch Đằng giang phú là bài phú về sông Bạch Đằng. Tác phẩm làm theo thể loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ – khách để thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc – tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời, thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Chín câu đầu cho thấy “khách” là một tao nhân với rượu túi thơ “chơi vơi” theo cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngoạn thăm thú mọi cảnh đẹp xa gần. Phần đầu bài phú nói lên cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ “nhàn” làm trọng, gián tiếp phủ định lợi danh tầm thường. Đoạn văn tiếp theo nói lên niềm vui thú của nhà thơ khi đến chơi sông Bạch Đằng.

Các bô lão – nhân vật thứ hai xuất hiện trong bài phú. Khách và bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng oanh liệt của tổ tiên. Sau và trước, gần và xa, ta và giặc, người chiến thắng và kẻ thảm bại được đặt trong thế tương phản đối lập đã khắc sâu và tô đậm niềm tự hào sông núi.

Phần cuối bài phú là bài ca về dòng sông, về đất nước và con người Việt Nam. Sông Bạch Đằng hùng vĩ “một dải dài ghê” là mồ chôn lũ xâm lăng. “Sóng hồng cuồn cuộn trôi về biển Đông”. Máu giặc như mãi mãi nhuộm đỏ dòng sông. Một cách nói hào hùng. Giặc bất nghĩa nhất định bị tiêu vong. Các anh hùng để lại tiếng thơm muôn đời, lưu danh sử sách.

Xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Phú Sông Bạch Đằng 🌹 12 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Tác Giả Trương Hán Siêu – Mẫu 1

Để tìm hiểu nhiều hơn về tác giả của bài Bạch Đằng giang phú, dưới đây là sơ đồ tư duy tác giả Trương Hán Siêu để bạn đọc cùng tham khảo:

Sơ Đồ Tư Duy Tác Giả Trương Hán Siêu
Sơ Đồ Tư Duy Tác Giả Trương Hán Siêu

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Phú Sông Bạch Đằng 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Phú Sông Bạch Đằng – Mẫu 2

Vẽ sơ đồ tư duy bài Phú sông Bạch Đằng là một phương pháp tóm lược và chắt lọc những nội dung, kiến thức trọng tâm, giúp các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả nhất.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Phú Sông Bạch Đằng Tìm Hiểu Chung
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Phú Sông Bạch Đằng Tìm Hiểu Chung
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Phú Sông Bạch Đằng Đọc Hiểu Văn Bản
Vẽ Sơ Đồ Bài Phú Sông Bạch Đằng Đọc Hiểu Văn Bản

Chia sẻ 🌼 Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng 🌼 10 Bài Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Của Bài Phú Sông Bạch Đằng Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy của bài Phú sông Bạch Đằng ngắn gọn dưới đây giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và dễ dàng để chuẩn bị cho những bài kiểm tra trên lớp.

Sơ Đồ Tư Duy Của Bài Phú Sông Bạch Đằng Ngắn Gọn
Sơ Đồ Tư Duy Của Bài Phú Sông Bạch Đằng Ngắn Gọn

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Phú Sông Bạch Đằng Chi Tiết – Mẫu 4

Sơ đồ Phú sông Bạch Đằng chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh nắm được đầy đủ và cụ thể những ý chính quan trọng của tác phẩm.

Sơ Đồ Phú Sông Bạch Đằng Khái Quát Chung
Sơ Đồ Phú Sông Bạch Đằng Khái Quát Chung
Sơ Đồ Phú Sông Bạch Đằng Chi Tiết Về Nhân Vật Khách
Sơ Đồ Phú Sông Bạch Đằng Chi Tiết Về Nhân Vật Khách
Sơ Đồ Phú Sông Bạch Đằng Chi Tiết Về Các Bô Lão
Sơ Đồ Phú Sông Bạch Đằng Chi Tiết Về Các Bô Lão
Sơ Đồ Phú Sông Bạch Đằng Chi Tiết Lời Bình Luận Của Nhân Vật Khách
Sơ Đồ Phú Sông Bạch Đằng Chi Tiết Lời Bình Luận Của Nhân Vật Khách

Tham khảo thêm 💕 Thuyết Minh Nhân Vật Khách Trong Phú Sông Bạch Đằng 💕 Văn Mẫu Hay

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng Đầy Đủ – Mẫu 5

Luyện tập vẽ sơ đồ tư duy Phú sông Bạch Đằng đầy đủ sẽ giúp các em học sinh củng cố lại những kiến thức của bài học và vận dụng khi làm bài nghị luận văn học.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng Đầy Đủ
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng Đầy Đủ
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng Đầy Đủ Giá Trị Nội Dung - Nghệ Thuật
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng Đầy Đủ Giá Trị Nội Dung – Nghệ Thuật

SCR.VN tặng bạn 🌹 Cảm Nhận Về Nhân Vật Khách Trong Bài Phú Sông Bạch Đằng 🌹 Văn Mẫu Đặc Sắc

Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng Lớp 10 – Mẫu 6

Phương pháp lập sơ đồ tư duy Phú sông Bạch Đằng lớp 10 sẽ là phương pháp hiệu quả hỗ trợ các em học sinh trong quá trình ôn tập kiến thức. Tham khảo mẫu sơ đồ dưới đây:

Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng Lớp 10
Sơ Đồ Tư Duy Phú Sông Bạch Đằng Lớp 10

Đón đọc văn mẫu 🌟 Thuyết Minh Đoạn 1 Bài Phú Sông Bạch Đằng 🌟 15 Bài Hay

Sơ Đồ Tư Duy Văn 10 Phú Sông Bạch Đằng Đơn Giản – Mẫu 7

Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy văn 10 Phú sông Bạch Đằng đơn giản với những nội dung trọng tâm của tác phẩm để các em học sinh tham khảo và ôn tập.

Sơ Đồ Tư Duy Văn 10 Phú Sông Bạch Đằng Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Văn 10 Phú Sông Bạch Đằng Đơn Giản

Gợi ý cho bạn 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Cảm Xúc Mùa Thu 🌳 6 Mẫu Hay

Sơ Đồ Tư Duy Bài Bạch Đằng Giang Phú Nhân Vật Khách – Mẫu 8

Tham khảo và vận dụng sơ đồ tư duy bài Bạch Đằng giang phú nhân vật khách sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho những bài viết nghị luận văn học xoay quanh tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Bạch Đằng Giang Phú Nhân Vật Khách
Sơ Đồ Tư Duy Bài Bạch Đằng Giang Phú Nhân Vật Khách

Mời bạn tham khảo ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Bình Ngô Đại Cáo ☀️ 12 Mẫu Hay

Bài Văn Mẫu Phân Tích Phú Sông Bạch Đằng

Đón đọc bài văn mẫu phân tích Phú sông Bạch Đằng được chọn lọc và chia sẻ dưới đây với những ý văn hay và những phân tích sâu sắc.

“Phú sông Bạch Đằng” – một tác phẩm tiêu biểu cho đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Tác giả Trương Hán Siêu đã bằng những hoài niệm quá khứ để thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về chiến công lừng lẫy trên sông Bạch Đằng. Có thể nói bài phú chứa đựng những giá trị tư tưởng nhân văn sâu sắc, đó là truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ta.

Mở đầu bài Phú sông Bạch Đằng là lời giới thiệu nhân vật “khách”, thực tế đây chính là tác giả, một người có tâm hồn ưa du ngoạn, khám phá và tự do phóng khoáng:

“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết”

Trong hành trình du ngoạn cả thực tế và trong tưởng tượng của mình, nhân vật khách đã đi qua biết bao danh lam thắng cảnh, bao gồm cả của Trung Quốc (Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng,…) và Đại Việt ta (Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng,…). Khi dừng chân trên sông Bạch Đằng, nhân vật khách đã được đắm chìm trong không gian cảnh sắc muôn màu của sông Bạch Đằng:

“Bát ngát sóng kình muôn dặm…
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”

Vẻ đẹp trong cảnh sắc thiên nhiên nơi chiến tích sông Bạch Đằng vừa mang vẻ hùng vĩ với hình ảnh “sóng kình muôn dặm” lại vừa có vẻ kỳ vĩ tráng lệ với đuôi trĩ một màu thướt tha, bên cạnh đó còn ẩn chứa nét huyền ảo đầy thơ mộng “Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu”, vẻ đẹp của không gian đất trời vào độ chín nhất, bầu trời mặt nước cùng một màu xanh.

Tuy nhiên, là nơi chiến tích xưa nên cảnh sông Bạch Đằng không thiếu đi vẻ hoang vu, đìu hiu, những hàng lau sợi bên sông cực tả vẻ hoang vu, lạnh lẽo, thêm vào đó là cảnh “giáo gãy, xương khô” nơi chiến trường xưa đẫm máu. Vị khách đứng trước cảnh tượng ấy không khỏi buồn thương và nuối tiếc trước sự thay đổi của cảnh vật và thương xót cho những người đã ngã xuống nơi đây. Hình tượng các bô lão xuất hiện đã mang đến những câu chuyện kể về chiến tích trên sông Bạch Đằng:

“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã
Cũng là bãi đất xưa, Ngô chúa phá Hoằng Thao…”

Các bô lão không chỉ kể ra các chiến công lừng lẫy lịch sử mà còn tái hiện lại khung cảnh chiến trường xưa một cách hào hùng, chân thực và sống động “thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới”, “hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”, các bô lão còn kể lại diễn biến trận đánh cho thấy đây là một trận đánh quyết liệt, căng thẳng “nhật nguyệt chừ phải mờ”, “trời đất chừ sắp đổi”, quân giặc là những kẻ hống hách, hung tàn và ngạo mạn đã phải chịu thất bại thảm hại, nhục nhã ê chề “nước sông tuy chảy hoài” mà “nhục quân thù khôn rửa nổi!”.

Sau thời khắc sống lại những giây phút hào hùng thắng lợi của quân dân ta, các bô lão đã nhận định về nguyên nhân dẫn đến thắng lợi:

“Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an”

Trong đó, ba yếu tố được nhấn mạnh đến chính là thiên thời – địa lợi – nhân hòa, vai trò của con người là yếu tố quan trọng nhất, đặc biệt hình ảnh của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được so sánh với những người hùng thế hệ xưa như một lời khẳng định sức mạnh, sự anh minh, tài năng lãnh đạo nghĩa quân của ông “Bởi đại vương coi thế giặc nhàn”. Trong bài phú, riêng hai bài ca cuối bài được chuyển sang thể lục bát, đó là bài ca của các bô lão và lời ca của kẻ khách:

“Sông Đằng một dải dài ghê…
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

“Anh minh hai vị thánh quân…
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”

Lời ca của các bô lão đã ca ngợi hình tượng con sông Bạch Đằng mênh mông, rộng lớn và hiểm trở, thể hiện niềm tự hào về dòng sông lịch sử, đồng thời khẳng định một quy luật tất yếu muôn đời kẻ bất nghĩa sẽ tiêu vong, người anh hùng sẽ được lưu danh muôn đời. Còn lời ca của kẻ khách nối tiếp niềm tự hào đó, ca ngợi sự anh minh của Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông mang đến sự thanh bình yên ổn muôn thuở sau này của dân tộc.

Qua bài “Bạch Đằng giang phú”, người đọc nói chung và nhân dân Việt Nam ta nói riêng được ôn lại những trang lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng, củng cố thêm niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Đồng thời người đọc có ấn tượng sâu sắc bởi đây là bài phú viết bằng chữ Hán được xếp vào loại hay bậc nhất văn học trung đại Việt Nam.

Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Ngày Hè Nguyễn Trãi 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Viết một bình luận