Phủ Định Là Gì, Phủ Định Của Phủ Định Là Gì ❤️️ 10+ Ví Dụ Cụ Thể ✅ Cùng Đón Đọc Một Số Thông Tin Hữu Ích Dưới Đây.
Phủ Định Là Gì
Phủ định là sự xóa bỏ hoặc thay thế sự tồn tại của sự vật, sự việc này bằng sự vật, sự việc khác, sự phủ định này có thể tạo ra sự phát triển hoặc không.
Trong khi đó, trong triết học, phủ định là một phép biện chứng, dùng để chỉ sự phủ định đồng thời phải tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.
Phủ Định Của Phủ Định Là Gì
Quy luật phủ định của phủ định là quy luật nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó.
Mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.
Đón đọc thêm ✅ Biện Chứng Là Gì ✅ chi tiết
Các Loại Phủ Định
SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc thông tin chi tiết về các loại phủ định sau đây:
Phủ định biện chứng
Phủ định biện chứng trước hết là sự phủ định, nhưng không phải là tất cả những sự phủ định mà chúng ta vẫn bắt gặp thường ngày. Theo đó, phủ định biện chứng với tư cách là một phạm trù triết học, là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển.
Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ, và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới.
Về đặc trưng của phủ định biện chứng, có thể thấy phủ định biện chứng mang hai đặc trưng cơ bản là tính khách quan (sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra) và tính kế thừa (loại bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ còn phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới). Theo đó:
- Tính khách quan của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ: Nguyên nhân của sự phủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là kết quả chuyển hoá của các mặt đối lập nhằm giải quyết những mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật, hiện tượng và của quá trình tích lũy về lượng dẫn đến nhảy vọt về chất. Quá trình đó hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính kế thừa của phủ định biện chứng thể hiện ở chỗ: Phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, phủ định siêu hình. Tức là ngược lại, với phủ định biện chứng, cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của cái mới ở cái cũ, đồng thời giữ lại và cải biến những yếu tố tích cực cho phù hợp với cái mới từ cái cũ.
Phủ định siêu hình
Phủ định siêu hình là một trong các loại phủ định, là sự phủ định đối lập hoàn toàn với phủ định biện chứng. Theo đó, phủ định siêu hình là sự bác bỏ “sạch trơn”, không bao hàm một tiền đề nào để khẳng định cả.
Có thể thấy, phủ định siêu hình là loại phủ định không căn cứ vào quá trình phát triển hiện thực của sự vật, hiện tượng mà chỉ là “một ý kiến từ ngoài áp đặt vào” quá trình đó. Hay nói cách khác, đây là sự phủ định không có khả năng dẫn đến bất kỳ một sự phát triển nào, là “sự phủ định trong đó không có sự phát triển”.
Từ đây, một trong những khác biệt căn bản nhất của phủ định trong phép biện chứng với phủ định trong phép siêu hình là “phủ định trong phép biện chứng là sự phủ định có khẳng định chứ không phải là sự phủ định sạch trơn và không hàm chứa bất kỳ một sự khẳng định nào như sự phủ định trong phép siêu hình”.
Đón đọc thêm 🌼 Siêu Hình Là Gì 🌼 ngăn gọn
10 Ví Dụ Về Phủ Định Hay Nhất
Nhất định đừng bỏ lỡ danh sách 10 ví dụ về phủ định hay nhất được sưu tầm dưới đây nhé!
Ví Dụ Về Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định Trong Học Tập – Mẫu 1
- Khi chúng ta đã là một học sinh cấp ba, có sự khác biệt lớn đối với học sinh cấp hai, thì chính chúng ta đã phủ định lại cấp hai.
- Trong quá trình phát triển của những phương tiện giao thông thì xe máy chính là sự phủ định đối với xe đạp, xe ô tô chính là sự phụ định đối với phương tiện xe máy.
Ví Dụ Về Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định Trong Xã Hội – Mẫu 2
Ví Dụ 1: Vòng đời của con tằm: trứng là sự khẳng định ban đầu – tằm (phủ định lần 1) – nhộng (phủ định lần 2) – ngài (phủ định lần 3) – trứng (phủ định lần 4). Ở đây vòng đời của tằm trải qua bốn lần phủ định.
Ví Dụ 2: Con gà (1) => Quả trứng (1) => Con gà (2) => Quả trứng(2)
Quả trứng (1) phủ định con gà (1)
Con gà (2) phủ định quả trứng (1)
=> Con gà (2) là phủ định của phủ định với con gà (1).
Ví Dụ Thực Tiễn Về Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định – Mẫu 3
- Ví Dụ 1: Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) => Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con => Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh ra nhiều quả trứng.
- Ví Dụ 2: Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) => Phủ định lần 1 tạo ra cây lúa => Phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.
-> Ở 2 ví dụ trên ta có một chu kỳ phát triển: Từ một quả trứng ban đầu đến nhiều quả trứng mới. Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mới. Từ một đến nhiều tức là có sự phát triển lên nấc thang cao hơn. Đó là kết quả phủ định của phủ định.
Ví Dụ Về Phủ Định Trong Triết Học – Mẫu 4
- Trong sự phát triển của gia đình, con giỏi hơn cha tức là con đã phủ định cha. Ông cha ta thường hay nói câu “con hơn cha là nhà có phúc” là mang hàm ý như vậy.
- Trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, iPhone 14 là sự phủ định đối với iPhone 13.
- Trong quá trình hạt giống nảy mầm, ở trường hợp này thì cái mầm ra đời từ cái hạt, sự ra đời của nó là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình sinh tồn và phát triển.
Gửi đến bạn thông tin🍃 Duy Vật Là Gì 🍃 chi tiết
Ví Dụ Về Phủ Định Của Một Mệnh Đề – Mẫu 5
Cho mệnh đề “Nếu m là số có chữ số tận cùng là 0 thì m chia hết cho 5”
⇒ Mệnh đề phủ định: “Nếu m là số có tận cùng không phải là 0 thì m không chia hết cho 5”
Ví Dụ Về Phủ Định Chọn LọcVí Dụ Về Phủ Định Trong Triết Học – Mẫu 6
“Do sâu bệnh phá hoại mùa màng, người nông dân đã sử dụng thuộc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh.”
– Các tác động, can thiệp trực tiếp từ bên ngoài: Do hành động của con người trong mục đích diệt trừ sâu bệnh. Họ sử dụng thuốc trừ sâu để phun vào đồng ruộng.
– Sự vật, hiện tượng cũ mất đi: Ban đầu có sâu bệnh với sự sinh sôi và phát triển mạnh.
– Sự vật, hiện tượng mới sinh ra: Loại bỏ sự tồn tại của sâu bệnh trên đồng ruộng.
Không phải là kết quả của sự vận động và phát triển.
Ví Dụ Về Phủ Định Siêu Hình – Mẫu 7
“Động đất làm sập nhà”.
– Các tác động, can thiệp trực tiếp từ bên ngoài: Hiện tượng động đất.
– Sự vật, hiện tượng cũ mất đi: Nhà cửa.
– Sự vật, hiện tượng mới sinh ra: Nhà cửa bị sập.
Và giữa cái cũ với cái mới không có sự liên hệ, sinh ra nhau theo tính chất của sự vận động và phát triển.
Xem thêm thông tin về 🌲 Duy Tâm Là Gì 🌲 ngắn gọn
Ví Dụ Về Phủ Định Ấn Tượng – Mẫu 8
“Con người xay xát hạt thóc trở thành hạt gạo.”
– Các tác động, can thiệp trực tiếp từ bên ngoài: Tác động có chủ đích của con người. Có thể sử dụng đến các thiết bị máy móc, được gọi là máy xát gạo. Hoặc thông qua các hoạt động công việc khác.
– Sự vật, hiện tượng cũ mất đi: Ban đầu là hạt thóc.
– Sự vật, hiện tượng mới sinh ra: Kết quả là hạt gạo, được loại bỏ đi lớp vỏ trấu bên ngoài. Và gạo được sử dụng dưới nhu cầu của nguồn lương thực chính cho con người.
Và giữa cái cũ với cái mới không có sự liên hệ, sinh ra nhau theo tính chất của sự vận động và phát triển. Mà mất đi, sinh ra cái mới do sự tác động từ bên ngoài một cách trực tiếp.
Ví Dụ Về Quy Luật Phủ Định – Mẫu 9
Sự phát triển của cây mướp: Hạt mướp – Hạt nảy mầm – Cây mướp.
Khi hạt nảy mầm, “hạt mướp” không còn tồn tại, do đó chúng ta gọi “hạt nảy mầm” đã phủ định sự tồn tại của hạt mướp. Sự xuất hiện của “cây mướp” cũng xóa bỏ sự tồn tại của “hạt nảy mầm”, do đó cây mướp là phủ định của “hạt nảy mầm”. Nói cách khác, quá trình trên đã trải qua 2 lần phủ định. Kết quả “cây mướp” chính là sự phủ định của phủ định hạt mướp.
Dẫn Chứng Về Quy Luật Phủ Định – Mẫu 10
Quá trình từ khi mới xuất hiện nụ hoa, sau đó nụ hoa dần phát triển và thụ tinh thành quả. Khi đó, việc xuất hiện quả là sự phủ định biện chứng đối với bông hoa, nhưng chính quá trình chuyển hóa từ hình thái bông hoa thanh quả lại là một quá trình đương nhiên, giúp giống loài đó tiếp tục phát triển và tồn tại trong tự nhiên.
Cập nhật thêm thông tin 🌷 Chất Là Gì 🌷 cụ thể