Biện Chứng Là Gì, Phương Pháp Biện Chứng Là Gì [10+ Ví Dụ Chi Tiết]

Biện Chứng Là Gì, Phương Pháp Biện Chứng Là Gì ❤️️ 10+ Ví Dụ ✅ Hãy Cùng Đón Đọc Một Số Thông Tin Xoay Quanh Chủ Đề Hấp Dẫn Dưới Đây.

Biện Chứng Là Gì

Biện chứng là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại. Đây là một phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật hiện tượng quá trình trong tự nhiên xã hội và tư duy.

Hai loại hình biện chứng gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Trong đó:

  • Biện chứng khách quan là sự biện chứng của các sự vật, hiện tượng. Là sự biện chứng của ý thức. Nó phản ánh mối liên hệ, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Giữa các quan điểm của duy tâm và duy vật thì mối quan hệ biện chứng khách quan và chủ quan cũng khác nhau.
  • Biện chứng chủ quan: Biện chứng của sự thống nhất giữa logic biện chứng, phép biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng. Biện chứng của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con người.

Chia sẻ đến bạn thông tin ✅ Tư Duy Phản Biện ✅ chi tiết

Phương Pháp Biện Chứng Là Gì

Phương pháp biện chứng là học thuyết lý luận nghiên cứu khái quát biện chứng của thế giới thành các nguyên lý quy luật khoa học nhằm xây dựng các phương pháp luận khoa học.

Phép biện chứng đã có lịch sử phát triển trên 2.000 năm từ thời cổ đại phương Đông và phương Tây. Các hình thức lịch sử của phép biện chứng gồm ba hình thức cơ bản (cũng là thể hiện ba trình độ phát triển của phép biện chứng trong lịch sử triết học):

  • Phương pháp biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học, có cả ở phương Đông và Phương Tây. Nó là một nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
  • Phương pháp biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ những quan điểm biện chứng trong triết học của I. Kantơ và đạt tới đỉnh cao trong triết học của Ph. Hêghen. Ph. Hêghen đã nghiên cứu và phát triển các tư tưởng biện chứng thời cổ đại lên một trình độ mới – trình độ lý luận sâu sắc và có tính hệ thông chặt chẽ, trong đó trung tâm là học thuyết về sự phát triển.
  • Phương pháp biện chứng duy vật do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng. Nó được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị hợp lý trong lịch sử phép biện chứng, đặc biệt là kế thừa những giá trị hợp lý và khắc phục những hạn chế trong phép biện chứng của Ph. Hêghen.

Đón đọc thêm 🌼 Tư Duy Là Gì 🌼 chi tiết

10 Ví Dụ Về Biện Chứng Tiêu Biểu

SCR.VN tổng hợp danh sách 10 ví dụ về biện chứng tiêu biểu nhất để bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:

Ví Dụ Về Biện Chứng Và Siêu Hình – Mẫu 1

  • Ví Dụ 1: Theo phương pháp luận biện chứng: thi dưới tác dung lực cơ học thi sau khi viết viên phấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽ bị ăn mòn dần … nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa.
  • Ví Dụ 2: Theo phương pháp luận siêu hình: thì dù bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn luôn tồn tai như thế không thay đổi

Ví Dụ Về Biện Chứng Khách Quan – Mẫu 2

Ví dụ minh họa là hai người có thể đưa ra hai phương án khác nhau và đều có những lý luận để bảo vệ ý kiến của mình. Nếu như là một trong hai người trên thì chúng ta sẽ bị cái nhìn phiến diện của bản thân làm ảnh hưởng đến sự đánh giá hai phương án giải quyết.

Ví Dụ Về Biện Chứng Chủ Quan – Mẫu 3

Khi giải quyết một vấn đề. Hai người có thể đưa ra hai phương án khác nhau và đều có những lý luận để bảo vệ ý kiến của mình. Nếu như là một trong hai người trên thì chúng ta sẽ bị cái nhìn phiến diện của bản thân làm ảnh hưởng đến sự đánh giá hai phương án giải quyết.

Khi đó, trường hợp sẽ là biện chứng khách quan khi cùng là 1 trường hợp giải quyết vấn đề của 2 người nhưng sẽ cần có một người khác để đưa ra những đánh giá và nhận xét. Vấn đề duy nhất đó là người thứ 3 cần thật công tâm, tỉnh táo và không được thiên vị bất cứ ai trong hai người.

Ví Dụ Về Biện Chứng Duy Vật – Mẫu 4

  • Ví dụ về phép duy vật biện chứng theo quy luật phủ định của phủ định: Một con rắn giống cái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con rắn giống cái đó đẻ trứng thì quả trứng được đẻ ra đó sẽ được coi là cái phủ định của rắn giống cái. Sau đó quả trứng rắn cũng sẽ cần phải trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con rắn con.
    • Vậy con rắn con lúc này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định thì sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển theo quy luật phủ định của phủ định này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.
  • Ví dụ về phép duy vật biện chứng theo quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại:
    • Sau khi tan làm, đối tượng X đi xe máy với quãng đường 10 cây số từ cơ quan để có thể về đến nhà. Lúc này, tất cả sự thay đổi trong quãng đường mà X di chuyển từ cơ quan đến trước khi về đến nhà được coi là sự thay đổi về lượng, cho đến thời điểm X về đến nhà thì đó là có thay đổi về chất.
    • Như vậy trong trường hợp cụ thể được nêu này, chúng ta có thể thấy sự thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất.

Ví Dụ Về Biện Chứng Duy Tâm – Mẫu 5

Người Việt xưa cũng có quan niệm mang tính duy tâm rõ nét khi thần thánh hóa sức mạnh của Trời. Đối với họ, Trời là một lực lượng siêu tự nhiên có thể thông hiểu cuộc sống con người, có sức mạnh vạn năng, chi phối cuộc sống con người.

Theo quan niệm của người Việt thì Trời không phải là “đấng sáng tạo” mà chỉ là “bao công” luôn trừng trị kẻ xấu. Trời đóng vai trò phân xử, chi phối cuộc sống con người mà thôi.

Tìm hiểu thêm 🌷 Duy Tâm Là Gì 🌷 chi tiết

Ví Dụ Về Biện Chứng Của Quá Trình Nhận Thức – Mẫu 6

Khi chúng ta đến nhà hàng ăn uống, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn. Trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức.

Nhận thức cảm tính: đĩa thức ăn này thật ngon, rất muốn ăn.

Nhận thức lý tính: Đây là một nhà hàng nhỏ, món ăn lại rẻ, nhưng món ăn xào nấu rất đẹp mắt. Không biết ăn có ngon hay không nữa.

Ví Dụ Về Biện Chứng Giữa Lực Lượng Sản Xuất Và Quan Hệ Sản Xuất – Mẫu 7

Trong xã hội nguyên thủy, trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém, công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là đồ đá, cung tên nên người nguyên thủy buộc phải gắn bó với nhau và thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tất cả tư liệu sản xuất đều là của chung.

Do trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém nên của cải làm ra hầu hết đều bị tiêu dùng hết, không có của cải dư thừa nên không có việc chiếm đoạt làm của riêng, tất cả mọi người trong xã hội đều bình đẳng, không có áp bức, bóc lột, bất công.

Như vậy, trong xã hội nguyên thủy, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ sở hữu công về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức – quản lý là quản lý thông qua các công xã và quan hệ phân phối kết quả là phân phối bình đẳng cho các thành viên.

Về lực lượng sản xuất trong xã hội nguyên thủy chính là năng lực sản xuất của người lao động và các tư liệu sản xuất như đồ đá, cung tên,…trong xã hội nguyên thủy năng lực sản xuất của người lao động còn thấp, tư liệu sản xuất vẫn còn thô sơ, lạc hậu.

Ví Dụ Về Biện Chứng Giữa Cơ Sở Hạ Tầng Và Kiến Trúc Thượng Tầng Của Xã Hội – Mẫu 8

Cơ sở hạ tầng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay là cơ cấu của một nền kinh tế nhiều thành phần (Kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân tư bản, kinh tế tập thể…).

Trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cơ cấu hạ tầng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của một nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở 3 loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất: Sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, sở hữu tập thể của những người lao động, sở hữu tư nhân với nhiều hình thức khác nhau.

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản thì những tàn dư tư tưởng của các giai cấp thống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, trong kiến trúc thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ này vẫn còn sự đấu tranh giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa với những tàn dư tư tưởng khác. Chỉ đến chủ nghĩa cộng sản, tính giai cấp của giai cấp của giai cấp thượng tầng mới bị xoá bỏ.

Cơ sở hạ tầng quyết định sự thay đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng. Khi cơ sở hạ tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo, khi cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó.

Ví dụ cơ chế bao cấp tương ứng với nó là Nhà nước mệnh lệnh quan liêu. Cơ chế thị trường thì tương ứng với nó là Nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế xã hội.

Ví Dụ Về Phép Biện Chứng Hay Nhất – Mẫu 9

Trong quá trình dạy học, dạy và học hoặc giáo viên và học sinh là hai bên mâu thuẫn. Là hai mặt đối lập. Dạy không phải là học, học không phải là dạy. Cả hai có những tính quy định rõ ràng, không thể giống nhau, như nhau.

Nhưng cả hai lại thống nhất với nhau, không thể tách rời. Có dạy tức là có học. Có học tức là có dạy. Một mặt tồn tại thì mặt khác cũng tồn tại. Một mặt không tồn tại thì mặt khác cũng không thể tồn tại.

Hai mặt dạy và học lại vừa có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định. Dạy và học cùng phát triển. Khi bên dạy cảm thấy kiến thức không đủ, thì phải đi học. Khi bên học cảm thấy kiến thức của mình vượt qua bên dạy, thì có thể ngược lại biến học thành dạy.

Dẫn Chứng Về Phép Biện Chứng – Mẫu 10

Hiện tượng mưa là do hơi nước bốc hơi lên tạo thành các đám mây, khi quá nhiều nước trong mây, mây sẽ chuyển màu đen và hạt mưa rơi xuống

Con người tiến hoá từ loài vượn là có cơ sở khoa học và đã được chứng mình bởi nhiều thế hệ nhà khoa học khác nhau trên thế giới.

Cập nhật thêm thông tin 🌷 Chất Là Gì 🌷 cụ thể

Viết một bình luận