Chất Là Gì, Lượng Là Gì, Quy Luật (10+ Ví Dụ Về Lượng Và Chất TIÊU BIỂU)

Chất Là Gì, Lượng Là Gì, Quy Luật ❤️️ 10+ Ví Dụ Về Lượng Và Chất Tiêu Biểu Nhất ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Thông Tin Hay Và Đầy Đủ Nhất Dưới Đây.

Chất Là Gì

Rất nhiều bạn đọc thắc mắc câu hỏi về chất là gì? Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

Theo L.I.Lênin, chất được phân loại như sau:

  • Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm chất được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành.
  • Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng chất là thuộc tính tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người có nhận thức được những chất hay không nhận thức được là do tính tồn tại khách quan .
  • Thứ ba, chất dưới những dạng cụ thể của nó chính là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó tác động lên giác quan con người.

Lượng Là Gì

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó.

Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm…

Mời bạn xem thêm 💕 Ca Dao Tục Ngữ Về Lượng Và Chất 💕 bất hủ, ngoài thông tin Chất Là Gì?

Ý Nghĩa Của Lượng Và Chất

SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin hữu ích về ý nghĩa của lượng và chất:

Ý nghĩa trong nhận thức

  • Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chúng ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển.
  • Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.
  • Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy.

Ý nghĩa trong thực tiễn

  • Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút).
  • Cần tránh hai khuynh hướng sau:
    • Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;
    • Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.
  • Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ. Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận.

Quy Luật Lượng Chất

Tiếp theo sau đây là những chia sẻ về quy luật lượng chất được rất nhiều bạn đọc quan tâm đến.

Quy luật lượng – chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin, chỉ cách thức của sự vận động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo.

Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này: ”Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất.”

Gửi đến bạn thông tin🍃 Trung Gian Là Gì 🍃 chi tiết, ngoài thông tin Chất Là Gì?

10 Ví Dụ Về Lượng Và Chất Hay Nhất

Ngoài khái niệm chất là gì? Tham khảo thêm về 10 ví dụ về lượng và chất hay nhất được chọn lựa sau đây:

Ví Dụ Về Lượng Và Chất Trong Cuộc Sống – Mẫu 1

Trong tình yêu, khi 2 người mới gặp nhau thì chỉ mới cảm mến nhau chứ khó nói là đã yêu nhau được. Sau một thời gian quen biết, họ lại bắt đầu đi tìm hiểu nhau hơn như nói chuyện, quan tâm, đi chơi… dần dần 2 người họ sẽ hiểu rõ nhau hơn về tính cách, sơ thích… Sau đó họ nảy nả tình yêu, việc tích lũy những hiểu biết, tình cảm được xem là tích lũy về lượng.

Khi những tình cảm. hiểu biết đủ lớn sẽ chuyển thành tình yêu, khi công nhận là người yêu họ sẽ trải qua bước ngỏ lười yêu, đây được xem là bước nhảy trong mối quan hệ giữa 2 người từ bạn ( chất) chuyển qua tình yêu( chất khác).

Ví Dụ Về Lượng Và Chất Trong Học Tập – Mẫu 2

  • Ví dụ 1: Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn.
  • Ví dụ 2: Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.
  • Ví dụ 3:Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.

Ví Dụ Về Lượng Và Chất Trong Tư Duy – Mẫu 3

Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.

Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.

Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.

Ví Dụ Phương Châm Về Lượng Và Chất – Mẫu 4

  • Phương châm về chất

Hôm qua, Hoa bị ốm không thể đến lớp, trùng hợp thay, hôm qua có cô giáo dạy Văn đến dạy lớp Hoa. Hoa hỏi Mai: Hôm qua có cô giáo dạy Văn mới đến lớp mình hả? Trông cô như thế nào cậu?

Mai đáp: Cô xinh lắm, dáng người cô nhỏ nhắn, mái tóc dài ngang lưng, nụ cười tỏa nắng.

(Trong trường hợp này, Mai đã miêu tả cho Hoa chính xác đặc điểm của cô giáo đến dạy lớp mình. Như vậy, Mai đã tuân thủ phương châm về chất)

  • Phương châm về lượng

Mai: Cậu có biết múa không?

Hoa: Biết chứ, thậm chí tôi còn múa rất đẹp đó.

Mai: Cậu học múa ở đâu vậy?

Hoa: Dĩ nhiên là học ở Cung văn hóa chứ còn ở đâu.

– Mai hỏi Hoa học múa ở đâu mục đích muốn Hoa học múa ở chỗ nào (địa điểm cụ thể nào đó) có thể hiểu là nơi mà Hoa học múa.

– Câu trả lời của Mai đã đánh trúng ý muốn mục đích của Mai vì đã chỉ ra được địa điểm mà mình học múa là Cung văn hóa nhưng nó chưa đủ thông tin là Cung văn hóa nào? Địa chỉ cụ thể.

Do đó, có thể nói Hoa đã vi phạm phương châm về lượng (có nghĩa là câu trả lời chưa đầy đủ).

Ví Dụ Về Quan Hệ Giữa Lượng Và Chất – Mẫu 5

Tốt nghiệp Trung học phổ thông và chuyển sang Đại học được xem là bước chuyển về chất. Ở bậc học phổ thông, học sinh tích lũy lượng kiến thức dần dần rồi vận dụng biến chúng thành chất để vượt qua kỳ thi Đại học. Còn với những bạn nào chưa tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết thì sẽ không vượt qua kỳ thi, phải mất thêm thời gian ôn luyện vào những năm sau hoặc hoàn toàn không thi nữa.

Tìm hiểu thêm 💌 Trung Bình Là Gì 💌 ngắn gọn

Ví Dụ Về Lượng Và Chất Trong Triết Học – Mẫu 6

  • Ví dụ 1: Khi nghiên cứu về các chất trong hoá vô cơ hay hữu cơ, người ta không chỉ nghiên cứu để xác định các tính chất hoá học cơ bản vốn có của nó mà còn phải nghiên cứu giải thích tính chất đó được tạo ra bởi số lượng các nguyên tố nào với cấu tạo liên kết nào. Nhờ đó có thể tạo ra sự biến đổi của các chất đó trên cơ sở làm thay đổi lượng tương ứng.
  • Ví dụ 2: Để “tiền” có thể biến thành “tư bản” (k) thì cần phải có sự tích luỹ tiền đến một lượng nhất định và trong các điều kiện xác định về mặt chế độ kinh tế, chế độ chính trị xã hội,…

Ví Dụ Về Lượng Và Chất Trong Tự Nhiên – Mẫu 7

Bạn có một cái hạt giống bạn trồng nó vào đất, hằng ngày bạn đều tưới và chăm sóc cho nó không lâu sau nó nảy mầm rồi thành cây to rồi đơm hoa kết trái. Đến một ngưỡng nào đó sự thay đổi về thời gian (lượng) sẽ thay đổi về thành quả là đơn hoa, kết trái (chất)

Ví Dụ Sự Thay Đổi Về Lượng Dẫn Đến Sự Thay Đổi Về Chất – Mẫu 8

Xét “nước” (H20) nguyên chất, trong điều kiện atmotphe ở trạng thái thể lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến 100°C (độ). Khi lượng nhiệt độ biến thiên nằm ngoài khoảng giới hạn 0°C hoặc 100°C đó (điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc khí (bước nhảy).

Ví Dụ Về Lượng Và Chất Ngắn Nhất- Mẫu 9

  • Ví dụ 1: Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm (điểm nút) bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.
  • Ví dụ 2: Gọi là học sinh cấp 3 khi đó bạn đang học lớp 10, 11 hoặc 12 (lượng). Khi bạn vào đại học, chẳng ai gọi bạn là học sinh cấp 3 nữa (chất đã thay đổi).
  • Ví dụ 3: Bạn gọi là học sinh khi bạn học từ lớp 1 đến 12 nhưng vào đại học bạn được gọi là sinh viên.

Ví Dụ Về Lượng Và Chất Tiêu Biểu – Mẫu 10

khi bắt đầu làm một bài nghiên cứu khoa học, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu kết cấu, phương pháp của một bài nghiên cứu khoa học hay thông tin, dữ liệu để phục vụ bài nghiên cứu khoa học đó (khi đó bạn đang bỏ ra lượng).

Nhưng sau khi bạn đã tìm hiểu rõ kết cấu, phương thức làm bài nghiên cứu khoa học và những kiến thức, dữ liệu cần thiết thì khi đó bạn sẽ thay đổi, bạn viết rất nhanh ít phải tìm hiểu thêm thông tin. (khi đó chất thay đổi).

Đừng bỏ lỡ chia sẻ về 💧  Công Bằng Là Gì 💧 chi tiết nhất, bên cạnh thông tin Chất Là Gì?

Viết một bình luận