Duy Vật Là Gì, Nguồn Gốc ❤️️ 9+ Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật ✅ Xem Thêm Những Thông Tin Hữu Ích Được Tổng Hợp Dưới Đây.
Duy Vật Là Gì
Chủ nghĩa duy vật là một trường phái triết học, một thế giới quan, một hình thức của chủ nghĩa triết học nhất nguyên cho rằng vật chất là chất cơ bản trong tự nhiên, và tất cả mọi thứ, bao gồm cả trạng thái tinh thần và ý thức, là kết quả của sự tương tác vật chất.
Theo chủ nghĩa duy vật triết học, tâm trí và ý thức là sản phẩm phụ của các quá trình vật chất (như sinh hóa của não người và hệ thần kinh), mà không có chúng thì tâm trí và ý thức không tồn tại. Khái niệm này tương phản trực tiếp với chủ nghĩa duy tâm, trong đó tâm trí và ý thức là những thực tại bậc nhất mà vấn đề là chủ thể và tương tác vật chất là thứ yếu.
Nguồn Gốc Của Chủ Nghĩa Duy Vật
Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử.
Nó là kết quả của quá trình đúc kết khái quát kinh nghiệm đề vừa phản ánh những thành tựu mà con người đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử, vừa định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ hoạt động trên nền tảng của những thành tựu ấy.
Chủ nghĩa duy vật là một hình thức của thực hữu luận với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất.
Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên.
Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm.
Gửi đến bạn thông tin🍃 Duy Tâm Là Gì 🍃cụ thể
Những Biểu Hiện Của Chủ Nghĩa Duy Vật
Trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức, đó là:
- Chủ nghĩa duy vật chất phác với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết học duy vật thời cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp.
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình với hình thức điển hình của nó là các học thuyết triết học duy vật thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu (tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật cận đại nước Anh và Pháp).
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập từ giữa thế kỷ XIX.
So Sánh Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Và Duy Tâm
Cùng tham khảo thêm thông tin so sánh quan điểm duy vật biện chứng và duy tâm sau đây:
- Giống nhau: Đều là những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống
- Khác nhau:
- Thế giới quan duy vật: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.
- Thế giới quan duy tâm: cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên.
Cập nhật thêm thông tin 🌷 Chất Là Gì 🌷 cụ thể
9 Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Hay Nhất
Đón đọc thêm 9 ví dụ về chủ nghĩa duy vật hay nhất được SCR.VN chọn lựa sau đây:
Ví Dụ Về Phép Biện Chứng Duy Vật – Mẫu 1
Một con gà mái được coi là cái khẳng định nhưng khi con gà mái đó đẻ trứng thì quả trứng được coi là cái phủ định của con gà. Sau đó quả trứng trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở thành gà conn. Vậy gà con lúc này được coi là cái phủ định của phủ định mà phủ định của phủ định sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển có tính chu kỳ.
Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Siêu Hình – Mẫu 2
Hobbs đã từng viết: “Vận động là mất một vị trí này và giành lấy một vị trí khác.” Trong lời tựa của cuốn sách “Leviathan”, ông đã so sánh trái tim con người với kim đồng hồ, và so sánh các dây thần kinh và khớp xương. đến dây dầu và bánh răng. Ramertelli tuyên bố đơn giản hơn: “Con người là một cỗ máy.” Tôi nghĩ rằng con người, trong phân tích cuối cùng, một số máy đang bò thẳng đứng trên mặt đất.
Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Chất Phác – Mẫu 3
Theo quan niệm của Heraclitus cho rằng, vũ trụ không do ai sáng tạo ra, luôn luônlà lửa, sống động, vĩnh cửu, bùng cháy theo những quy luật của mình: “Thế giới nàychỉ là một đối với mọi cái. Không do một thần thánh hay một người nào đó sáng tạora nó, nhưng nó mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo củanhững cái đang rực cháy, và mức độ của những cái đang lụi tàn”.
Ngọn lửa trongquan niệm của Heraclitus mang tính vật chất là sự so sánh trực quan cảm tính vớilogos trừu tượng – cái được dùng để chỉ bản chất logic – lý tính của tồn tại và quyđịnh trật tự, như là “độ” của mọi quá trình.
Do vậy, ngọn lửa mang tính vật chất củaHeraclitus là “có lý tính” có liên quan tới logos là “ngọn lửa có lý tính”. Ngọn lửacủa Heraclitus thể hiện tính cơ động và tính tích cực của tồn tại, đồng thời cũng thểhiện bản chất ổn định và trật tự bất biến của thế giới, bản chất mang tính vật chất
Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Lịch Sử – Mẫu 4
Những người Thiên chúa giáo đầu tiên, những người mong đợi ngày tận thế và Sự hồi sinh của Chúa mỗi giờ, không tin vào sở hữu tư nhân. Trong cộng đồng của họ, họ thực hành một kiểu xã hội cộng sản (mặc dù đó là kiểu xã hội cộng sản không tưởng, dựa trên tiêu dùng chứ không phải dựa trên sản xuất).
Thử nghiệm ban đầu của họ về xã hội cộng sản đã không đi tới đâu, và không thể đi đến đâu, bởi vì sự phát triển của lực lượng sản xuất ở thời kỳ đó không cho phép xây dựng một xã hội cộng sản thực sự.
Vào thời kỳ Cách mạng Anh, Oliver Cromwell nồng nhiệt tin tưởng rằng ông ta đang đấu tranh cho quyền của mỗi cá nhân được cầu nguyện Thượng đế theo đúng tín ngưỡng/lương tâm của bản thân. Thế nhưng bước đi tiếp theo của lịch sử chứng tỏ rằng Cách mạng Cromwell là giai đoạn quyết định trong quá trình trỗi dậy không thể ngăn cản của tư sản Anh tới quyền lực. Giai đoạn phát triển cụ thể của lực lượng sản xuất ở nước Anh Thế kỷ 17 không cho phép một kết cục nào khác.
Những nhà lãnh đạo của Đại Cách mạng Pháp 1789-93 đấu tranh dưới ngọn cờ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Họ tin rằng họ đang đấu tranh cho một chế độ đặt nền móng trên những quy luật vĩnh cửu của Công lý và Lý trí. Thế nhưng, mặc cho ý định và tư tưởng của họ, phái Jacobins đã dọn đường cho sự thống trị của giai cấp tư sản ở Pháp. Một lần nữa, từ quan điểm khoa học, không một kết quả nào khác có thể xảy ra tại điểm phát triển xã hội đó.
Đón đọc thêm 🌼 Tư Duy Là Gì 🌼 chi tiết
Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Trong Đời Sống – Mẫu 5
Một sing viên X tốt nghiệp trường A , sau khi ra trường luật X xin vào làm thực tập sinh cho một công ty sản xuất Y. Sau khi trải qua ba tháng thực tập, X được công ty xét duyệt lên vị trí chuyên viên pháp chế, sau khi làm chuyên viên được 05 năm, X được bổ nhiệm lên chức giám đốc pháp chế của công ty.
Như vậy ví dụ trên có thể thấy X từ một sinh viên mới ra trường chập chững những vào nghề, qua quá trình làm việc chăm chỉ, học hỏi kinh nghiệm và trau dồi kiến thức, kĩ năng X đã dần tích lũy đủ cho mình một lượng kiến thức, kỹ năng, trong công việc. Đó là quy trình chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. X có bước nhảy từ vị trí thấp nhất rồi đến những những vị trí cao hơn trong công ty.
Ví Dụ Về Chủ Nghĩa Duy Vật Cổ Đại – Mẫu 6
Theo quan niệm của Talet nước là khởi nguyên của thế giới, của mọi sự vật, hiện tượng. Ông đã đưa yếu tố duy vật vào trong quan niệm triết học giải thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một dạng vật chất cụ thể là nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần. Trái đất như cái đĩa dẹt trôi bồng bềnh trên nước, được bao quanh bởi nước, các đại dương, và chia thành 5 vùng (bắc, hạ chí, xuân phân,đông chí, cực nam).
Sự giải thích bản nguyên thế giới từ chính những yếu tố vật chất của thế giới về căn bản đưa đến sự kết thúc vai trò thống trị của thần thoại trong ý thức con người.
Lý trí thay thế thần Dớt, giới tự nhiên dần dần cởi bỏ lớp vỏ siêu nhiên. Tuy nhiên bản thân Talet chưa thể chấm dứt ngay những ràng buộc với tư duy huyền thoại. Ông sử dụng các yếu tố vật linh thuyết, vật hoạt luận làm chỗ dựa cho quan điểm của mình, như điều kiện cần thiết để dung hòa với thói quen truyền thống.
Đặc tính vật lý của nước được nâng lên cấp độ thần linh. Thế giới chứa đầy thần linh. Nước và tất cả những gì phát sinh từ nước đều có linh hồn, có thần tính. Mặt trời làm cho nước bốc hơi thì được Talét giải thích một cách ngây thơ, mộc mạc rằng Mặt trời cần nước để tồn tại !
Nhưng khi có người hỏi “nước do đâu mà có ?”, thì sự chông chênh trong lý lẽ của Talét bộc lộ ngay.Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước. Nước là bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước
Ví Dụ Về Quan Điểm Chủ Nghĩa Duy Vật – Mẫu 7
Khi học các môn vật lý, hóa học, học sinh thường được tham gia các buổi thí nghiệm song song với các buổi học lý thuyết, các buổi thí nghiệm này chính là thực tiễn để kiểm tra lại đúng đắn của lý thuyết mình vừa học. Đồng thời, trước khi đưa ra các chân lý thì các nhà khoa học đã có quá trình nghiên cứu thực tiễn để đưa ra quy luật.
Ví Dụ Ca Dao Về Phủ Định Biện Chứng – Mẫu 8
Một con rắn giống cái được được coi là cái khẳng định, nhưng khi con rắn giống cái đó đẻ trứng thì quả trứng được đẻ ra đó sẽ được coi là cái phủ định của rắn giống cái. Sau đó quả trứng rắn cũng sẽ cần phải trải qua thời gian vận động và phát triển thì quả trứng lại nở ra con rắn con.
Vậy con rắn con lúc này sẽ được coi là cái phủ định của phủ định, mà phủ định của phủ định thì sẽ trở thành cái khẳng định. Sự vận động và phát triển theo quy luật phủ định của phủ định này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.
Dẫn Chứng Về Chủ Nghĩa Duy Vật – Mẫu 9
Sau khi tan làm, đối tượng X đi xe máy với quãng đường 10 cây số từ cơ quan để có thể về đến nhà. Lúc này, tất cả sự thay đổi trong quãng đường mà X di chuyển từ cơ quan đến trước khi về đến nhà được coi là sự thay đổi về lượng, cho đến thời điểm X về đến nhà thì đó là có thay đổi về chất. Như vậy trong trường hợp cụ thể được nêu này, chúng ta có thể thấy sự thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất.
Tìm hiểu thêm 🌷 Tư Duy Phản Biện 🌷 cụ thể