Đón Đọc Và Tham Khảo Trọn Bộ 24+ Bài Văn Mẫu Phân Tích Tự Tình 3 Hay Nhất Dưới Đây Để Ôn Tập Tác Phẩm Thật Tốt.
Dàn Ý Phân Tích Tự Tình 3
Chia sẻ đến bạn đọc bài mẫu Dàn Ý Phân Tích Tự Tình 3 được nhiều bạn đọc quan tâm đến.
I. Mở Bài: Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ “Tự tình” (bài III)
- “Bà Chúa Thơ Nôm” – Hồ Xuân Hương là một nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, thơ của bà chính là tiếng nói thương cảm đối với số phận người phụ nữ, đồng thời đó còn là sự khẳng định đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
- Bài thơ “Tự tình” (bài III) nằm trong chùm thơ “Tự tình” của bà là một trong những sáng tác mà ở đó ta cảm nhận tiếng nói lên “tiếng lòng” người phụ nữ.
II. Thân Bài
- Phân tích bốn câu thơ đầu để thấy được hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ.
- Phân tích hình tượng thiên nhiên trong câu thơ để thấy được tâm trạng và thái độ của nhà thơ trước số phận.
- Phân tích tâm sự của nhà thơ trong bài.
- Nhắc đến mùa xuân là nhớ về tuổi xuân của mình, nữ thi sĩ ngán ngẩm bởi mùa xuân qua đi rồi mùa xuân lại đến nhưng tuổi xuân mà qua thì là hết hẳn.
- Lời thơ như lời tâm sự của nhà thơ về chính tình duyên và số phận của mình, nỗi lòng của nhà thơ thể hiện sự khát khao có được hạnh phúc
III. Kết Bài: Khẳng định giá trị bài thơ: Bài thơ nói lên bi kịch duyên phận của nhà thơ, đồng thời cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tóm Tắt Tự Tình 🌼 10 Mẫu Tóm Tắt Bài Thơ Ngắn Hay
Phân Tích Tự Tình 3 Hay – Bài 1
Cùng đón đọc bài mẫu Phân Tích Tự Tình 3 Hay giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích.
Hồ Xuân Hương là một trong nữ thi văn nổi tiếng trong xã hội cũ. Bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”. Trong các bài thơ của bà đều nói lên tiếng nói cảm thương người phụ nữ và khẳng định đề cao và ý thức đầy bản lĩnh. Theo đó, tác phẩm “Tự Tình” của bà được coi là bài thơ bộ lộ những cảnh éo le, buồn tủi, cay đắng của người phụ nữ. Đồng thời cũng nói lên khát vọng mong cầu hạnh phúc của người phụ nữ xã hội xưa. Đặc biệt tác phẩm tự tình 3 là bài thơ nổi tiếng nói lên “tiếng lòng” người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ đầy chua xót, tủi hổ, đau đớn
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Nếu bài tự tình thứ nhất mở đầu bằng âm tanh tiếng gà gáy văng vẳng, thì bài tự tình thứ 3 lại là một chiếc bách đầy tâm trạng. Chiếc bách chính là hình ảnh của chiếc thuyền với tâm trạng buồn về phận nổi lênh đênh.
Chiếc thuyền chính là người con gái giữa dòng đời. Một chiếc thuyền nhỏ lênh đênh giữa cuộc đời buồn thay cho cuộc đời của mình “giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”. Nếu giữa dòng sông mênh mông ấy là hình ảnh chiếc bách nhỏ lênh đênh không biết trôi về đâu, thì giữa dòng đời rộng lớn, hình ảnh người con gái góa trẻ cũng không biết sẽ trôi về đâu.
Nỗi bi ai, đau khổ không chỉ ở trong 2 câu thơ đầu mà trong câu thơ sau, cũng diễn tả nỗi truân chuyên của người phụ nữ góa trẻ.
Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Tình và nghĩa vẫn đương còn chan hòa dào dạt. Vậy mà sóng gió vẫn cứ ập tới, đe dọa liên tiếp vỗ vào mạn thuyền. Hai câu thơ này đều mang tâm trạng buồn rầu, ngao ngán cho thân phận người phụ nữ. Cây muốn yên mà gió chẳng lặng. Cuộc sống người phụ nữ xã hội xưa mấy khi được hạnh phúc. Hạnh phúc tưởng chừng trong tầm tay nhưng cũng lại vỡ tan. Vậy là đang “như chim liền cành” bống nhiên đứt gánh giữa đường.
Nếu bốn câu đề là tâm trạng buồn tủi của người phụ nữ góa trẻ thì hai câu sau thể hiện sự buông xuôi của người phụ nữ:
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến.
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Trong ý thơ, tác giả mặc cho ai lăm le cầm lái để đưa thuyền vào đậu bến. Dù cho dog lèo để cho cánh buồm vượt qua ghềnh thác mà trôi xuôi tác giả cũng không quan tâm. Động từ “Mặc” ở đây thể hiện sự buông xuôi thực sự. Cuộc đời người góa phụ trẻ giờ đây giống như chiếc thuyền trôi lênh đênh ngoài biển khơi, ai muốn lái muốn chèo đều không còn là nỗi bận tâm nữa rồi.
Chỉ ai câu thơ nói lên sự bất lực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Dù có khao khát hạnh phúc thì cũng không thể thay đổi được hoàn cảnh, vận mệnh. Không thể thay đổi được sự thật phũ phàng của xã hội là biển khơi, đẩy đưa thuyền đi theo ghềnh thác cũng đành phải theo mà không thể chống cự.
Tiếp theo tâm trạng này là hai câu cuối.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Rất nhiều động từ thể hiện sự chấp nhận, buồng xuôi như “cam lòng” “ôm nỗi”. Tác giả tự hỏi, còn ai nữa sẽ đếnvới mình đây? Mà nếu có ai đến thì cũng cam lòng mà không thể chống cự được. Mặc dù người phụ nữ hiểu rằng, bước sang một chiếc thuyền khác thì cuộc đời cũng vẫn “tấp tênh”, cũng không có gì khởi sắc. Nhưng dẫu vậy cũng cam lòng vì tình thế không thể khác được.
Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa đã nhỏ bé, bị áp bức, bị xã hội hà khắc thì thân phận người góa phụ trẻ còn thê lương hơn. Người góa phụ trẻ không có lựa chọn, ai muốn đẩy thuyền trôi đâu thì đẩy. Chỉ biết cam lòng, ôm nỗi đau vào lòng. Thấu hiểu nỗi đau đớn, oan ức, bất công của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã lấy thi ca để nói lên tiếng lòng. Bà chính là đại diện cho những người phụ nữ mạnh mẽ, đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc và lên án sự bất công, hà khắc của xã hội.
Người phụ nữ xưa nhỏ bé, chịu bao áp bức vậy mà vẫn phải “tam tòng tứ đức”, giỏi việc nhà, đảm đang, khéo léo. Trong khi đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình. Đàn bà trẻ góa một lần coi như cuộc đời là cánh bèo trôi dạt, không có lựa chọn, không có quyền lên tiếng, dù vào tay ai cũng cam lòng.
Không chỉ tự tình 3 mới nói lên nỗi bất công hà khắc của xã hội, bài thơ tự tình 1 và 2 của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng lòng người phụ nữ. Bản thân Hồ Xuân Hương cũng lận đận đường tình duyên, cuộc đời phong bã bão táp. Tác giả cũng là người con gái đẹp, có mư cầu hạnh phúc nhưng bị xã hội phong kiến đàn áp nên hạnh phúc khó kiếm tìm. Nhiều lần đứt đoạn, nhiều lần suy sụp, chới với, nhưng Hồ Xuân Hương luôn có cái nhìn sâu sắc về cuộc đời, thấu hiểu và dám lên tiếng.
Kết thúc tự tình 3 vẫn chỉ là tâm trạng buông xuôi, cam lòng của người góa phụ trẻ. Nhưng kết thúc đó cũng là tiếng lòng khao khát muốn được hạnh phúc, muốn vùng vẫy. Bài thơ lột tả chân thực xã hội phong kiến bất công, hà khắc với người phụ nữ. Thân phận người góa phụ rẻ rúng, bèo dạt lênh đênh. Qua đây, chúng ta càng thấu hiểu hơn và cảm thông hơn cho những người phụ nữ xã hội cũ. Và càng cảm phục ý chí, tài năng, tâm hồn của “Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương”.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Tự Tình 🍀 9 Mẫu Đẹp Hay
Phân Tích Tự Tình 3 Ngắn Gọn – Bài 2
Phân Tích Tự Tình 3 Ngắn Gọn, súc tích được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ dưới đây.
Trong xã hội phong kiến với những lễ giáo khắt khe người phụ nữ luôn phải chịu nhiều cay đắng, thiệt thòi. Họ bị ràng buộc bởi “Tam tòng tứ đức”, bởi “Công dung ngôn hạnh” mà mất đi quyền làm chủ, quyền hạnh phúc. Đó là nguồn cảm hứng cho các nhà văn nhà thơ luôn có tấm lòng nhân đạo đồng cảm, xót thương cho con người. Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ có nhiều tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ cũng là để than ngẫm, thương xót cho chính thân phận của mình.
Chùm thơ Tự tình của bà gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư, tình cảm của nhà thơ. Trong đó Tự tình bài III được coi là bài thơ hay nhất khắc họa hình ảnh người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì nhưng luôn khao khát có một hạnh phúc bình dị, đời thường.
Người phụ nữ xuất hiện trong hoàn cảnh không gian, thời gian là đêm khuya thanh vắng con người trở nên cô đơn, bé nhỏ, lạc lõng cùng với biết bao những đắng cay, tủi hờn cho thân phận bẽ bàng của mình.
Người phụ nữ ấy có nhan sắc “hồng nhan” vẻ đẹp bên ngoài cũng là để nói đến cái phẩm hạnh, đức hạnh “tấm lòng son” ở bên trong nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh, dở dang. Từ “Trơ” đứng ở đầu câu càng nhấn mạnh thêm nỗi đau. Nếu xét về phương diện tính cách của Hồ Xuân Hương có cá tính mạnh mẽ, táo bạo thì đó lại là sự thách thức, trơ lì ra của một con người chịu quá nhiều tủi hờn, đau buồn mà trơ ra với “nước non”. “Cái hồng nhan”gợi sự rẻ rúng bị coi khinh. Người phụ nữ đầy đủ vẻ đẹp hình thể và tâm hồn nhưng phải sống một cuộc đời khổ đau, hẩm hiu về duyên phận.
Hồ Xuân Hương ý thức được số phận của người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến thối nát phải chịu nhiều ngang trái nên bà muốn mượn chén rượu, mượn chút hương nồng để quên đi nỗi sầu. Nhưng càng uống càng tỉnh càng ý thức rõ ràng hơn về thực tại khổ đau, bà luôn luẩn quẩn trong vòng xoáy nghịch cảnh của cuộc đời.
Bà chúa thơ Nôm không phải là người phụ nữ cam chịu, chấp nhận số phận mà bà luôn mang trong mình cá tính táo bạo kháng cự quyết liệt. Bà đã từng lên tiếng khinh bỉ, coi thường những bậc nam nhi vô dụng trong xã hội xưa.
Một con người tự tin dám khẳng định bản thân mình thì không bao giờ chịu chấp nhận nghịch cảnh mà thay vào đó là một ý thức phản kháng mạnh mẽ, muốn vượt lên số phận, mong mỏi một hạnh phúc đời thường. Bà nhìn thấy trong những sự vật nhỏ bé tưởng chừng như yếu ớt nhưng lại mang trong mình một sức sống dồi dào.
Hồ Xuân Hương chán chường, ngán ngẩm khi ngày qua ngày hết năm này qua năm khác “xuân đi xuân lại lại” nhưng vẫn cô đơn lẻ bóng một mình, bà cũng xót xa cho tuổi xuân của mình qua đi, tuổi đời càng thêm nhưng tình yêu chưa bao giờ được trọn vẹn, được thương yêu với đúng nghĩa của một người làm vợ.
Mảnh tình ấy đã mỏng manh, ít ỏi lại còn phải “chia năm sẻ bảy” để rồi chỉ còn “tí con con”. Mặc dù thi sĩ là người có tài năng, giỏi giang, xinh đẹp đức hạnh nhưng phải chăng vì lẽ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” mà bà cũng không thể vượt qua được nghịch cảnh của số phận.
Với tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc cùng với các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc bài thơ Tự tình III của Hồ Xuân Hương đã khắc họa được hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn phải chịu nhiều bất hạnh, đắng cay nhưng chưa bao giờ thôi khao khát hạnh phúc gia đình, hôn nhân trọn vẹn, có thể làm chủ được số phận của mình. Bên cạnh đó càng điểm tô thêm vẻ đẹp và những phẩm chất, đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam cần được gìn giữ và tiếp nối.
Tham khảo 🍀 Nghị Luận Tự Tình 🍀 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Phân Tích Tự Tình 3 Hồ Xuân Hương – Bài 3
Phân Tích Tự Tình 3 Hồ Xuân Hương, cùng đón đọc bài mẫu sau đây để chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hạnh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thể hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong văn học Việt Nam – Hồ Xuân Hương.
Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.
Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ – trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.
Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.
Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sáu, Hồ Xuân Hương đã bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xế xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến.
Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia! Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ảnh trong tâm tưởng. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc có ý tiếp cái mạch văn trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội.
Những dồn nén, bức bối, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Câu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút.
Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tình để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ – Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.
Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thể hiện thái độ bi quan, chán nản của tác giả và thân kiếp thiệt thòi của con người.
Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san sẻ, … và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn… để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.
Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ thường đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao. Nói về sự cô đơn, trơ trọi đến vô duyên của người phụ nữ thì: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc đều là những hành động mạnh mẽ như muốn tung phá, đầy sức sống thể hiện những cảm xúc trẻ trung.
Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong cô đơn, mòn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại.
Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại.
Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yêu cầu giải phóng con người, giải phóng tình cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở của những điều kiện lịch sử – xã hội mới mà thôi.
Chia sẻ đến bạn bài 🌼 Phân Tích 2 Câu Luận Bài Tự Tình 🌼 ngắn gọn
Phân Tích Tự Tình 3 Ngắn Hay – Bài 4
Xem thêm bài Phân Tích Tự Tình 3 Ngắn Hay được chia sẻ dưới đây:
Tự Tình III là một tác phẩm thơ của Hồ Xuân Hương, nói về tình cảnh nhỏ bé và hơi hớ của bản thân cô, nhưng qua những tâm sự đó, người đọc có thể nhận ra những nỗi đau chung của nhiều phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Trong không gian yên bình và tĩnh lặng của đêm khuya, những xáo trộn trong lòng như những con sóng cuồn cuộn, đan xen với những lo lắng về thân phận lạc lõng, về những mối tình dang dở của người phụ nữ. Tiếng trống canh dồn vang lên như một dấu hiệu của thời gian trôi đi. Âm thanh này không chỉ khiến người ta nhớ về thời gian mà còn làm sâu thêm nỗi buồn, cảm giác lạc lõng trong cuộc sống.
“Hồng nhan” thường là một từ dùng để mô tả vẻ đẹp của người phụ nữ. Tuy nhiên, ở đây, khái niệm này được liên kết với hình ảnh về nước non, đặc biệt là cụm từ “trơ nước non” ở đầu câu, tạo ra ấn tượng về sự nhỏ bé, mộc mạc của thân phận người phụ nữ trước một cuộc đời rộng lớn.
Đối diện với sự hẩm hiu của thân phận và những mối tình dang dở, người phụ nữ muốn uống rượu để quên đi mọi thứ. Tuy nhiên, việc uống càng làm cho cô tỉnh táo hơn. “Say lại tỉnh” thể hiện trạng thái lúc say, lúc tỉnh, làm nổi bật sự cay đắng, không thể quên đi được. Hình ảnh vầng trăng chưa tròn, vừa bắt đầu suy yếu trước khi kết thúc, cũng như tình duyên chưa hoàn thành, dang dở, lạc lõng trong số phận.
Tự Tình III có thể coi là một trong những tác phẩm thơ nổi tiếng nhất của Hồ Xuân Hương, thể hiện rõ tài năng và phong cách của cô. Tác phẩm này tận tụy lên tâm hồn, khắc sâu những hoàn cảnh khó khăn, bất công mà phụ nữ đối diện. Dù chứa đựng nỗi buồn nặng nề, tác phẩm không bao giờ mất đi sức mạnh cuối cùng trong tâm hồn người phụ nữ, nguyện vọng vượt qua khó khăn, hướng đến một cuộc sống tươi sáng hơn.
Tham Khảo Bài 🌼 Phân Tích 2 Câu Kết Bài Tự Tình 🌼 Ngắn
Phân Tích Tự Tình 3 Chi Tiết – Bài 5
Bài mẫu Phân Tích Tự Tình 3 Chi Tiết được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ nổi tiếng, một hiện tượng văn học cá tính bậc nhất của văn học Việt Nam trung đại. Nhận xét về sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, thi sĩ Dimitrova đã khẳng định “Hồ Xuân Hương là một trong những hiện tượng văn học độc đáo nhất của Việt Nam”.
Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương tập trung bút lực đến một đối tượng đặc biệt là những người phụ nữ – những người chịu nhiều bất công, đau khổ trong xã hội xưa bằng sự đồng cảm sâu sắc cùng sự trân trọng với những giá trị tốt đẹp, với khát khao hạnh phúc chân chính. Tự tình III là bài thơ Hồ Xuân Hương viết về thân phận nhỏ bé cùng thân phận dang dở của chính mình, nhưng qua những tâm sự ấy người đọc lại thấy được những thân phận chung của rất nhiều phụ nữ trong xã hội đương thời.
Trong không gian vắng lặng, tịch mịch của đêm khuya, những con sóng lòng như cồn cào, cuộn xoáy trong lòng nữ sĩ những trăn trở, thao thức về thân phận lỡ làng, tình duyên dang dở. Âm thanh tiếng trống canh dồn vang lên như một dấu hiệu thông báo thời gian trôi qua. Âm thanh tiếng trống trong đêm không làm lòng người thôi khắc khoải mà dường như càng làm đậm thêm nỗi buồn, sự lạc lõng giữa cuộc đời.
“Hồng nhan” là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ những người con gái đẹp. Tuy nhiên hồng nhan được nhắc đến trong câu thơ lại được đặt trong tương quan với nước non, đặc biệt là động từ trơ được đảo lên đầu câu lại gợi ấn tượng về sự nhỏ bé, lạc lõng của thân phận người phụ nữ trước cuộc đời rộng lớn.
Đối diện với thân phận hẩm hiu, tình duyên dang dở nữ sĩ đã muốn mượn rượu giải sầu, muốn say để quên đi tất cả nhưng dường như càng uống càng tỉnh. “Say lại tỉnh” gợi ra trạng thái say – tỉnh bất phân, hơi rượu không làm cho nữ sĩ quên đi mà càng khắc sâu nỗi đau về thân phận. Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là vầng trăng sắp tàn khi ngày đến, trạng thái khuyết chưa tròn cũng như tình duyên dang dở, lỡ làng của duyên phận.
Có thể nói, Tự tình 3 là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tâm hồn, tài năng và phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện được sự ý thức sâu sắc của người phụ nữ trước hoàn cảnh éo le, bất công của số phận, tuy nặng trĩu nỗi buồn nhưng không hề bi lụy, ấn tượng đọng lại cuối cùng trong lòng người đọc lại là sự mạnh mẽ của tâm hồn người phụ nữ khi khát khao vượt thoát ra khỏi hoàn cảnh, hướng đến một cuộc sống tươi sáng hơn.
Gửi đến bạn 🍃 Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 🍃 15 Mẫu Phân Tích Văn Học Hay