Nếu bạn muốn viết bài phân tích 2 câu luận bài Tự Tình hay, đạt điểm cao thì xem ngay cách phân tích cũng như 21+ bài văn mẫu đặc sắc nhất được SCR.VN chia sẽ bên dưới.
Cách Phân Tích 2 Câu Luận Bài Tự Tình
Gợi ý bạn cách làm bài văn phân tích 2 câu luận bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương chi tiết.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài thơ Tự tình 2.
- Giới thiệu vị trí của đoạn trích 2 câu luận
II. Thân bài
- Hai câu luận
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm
- Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ trên: phép đối
trước nghe >< sau giận
những tiếng >< vì duyên
thêm rền rĩ >< để mõm mòm
- Tác dụng
- Nhấn mạnh mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh: nghe những âm thanh sầu thảm vang vọng giữa không gian tĩnh mịch, vắng vẻ khiến người phụ nữ thêm buồn giận, đau khổ vì duyên tình không trọn vẹn; gợi lên một cách xót xa tâm trạng bi kịch của chủ thể trữ tình.
- Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận của em về bài thơ Tự tình 2 nói chung và hai câu luận của bài thơ Tự tình nói riêng.
Chia sẽ bạn top bài văn 🌺 Phân Tích 2 Câu Kết Bài Tự Tình 🌺 hay nhất
7+ Bài Văn Mẫu Phân Tích 2 Câu Luận Bài Tự Tình Hay Nhất
Để có thể làm một bài phân tích 2 câu luận bài tự tình hay nhất thì trong bài văn các bạn cần nêu rõ được cảnh ngộ đáng thương, tâm trạng buồn tủi của nhân vật cũng như thể hiện được mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh. Bạn có thể tham khảo các bài văn mẫu mà SCR.VN chia sẽ bên dưới để nắm được ý cốt lõi cũng như cách hành văn.
Phân Tích 2 Câu Luận Bài Tự Tình Đặc Sắc
Hồ Xuân Hương là nhà thơ lớn của dân tộc. Tuy sáng tác của bà để lại không nhiều, chủ yếu là những bài thơ Nôm truyền tụng và tập thơ chữ Hán Lưu Hương kí, song bà đã khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn của văn học Việt Nam với một phong cách thơ vô cùng độc đáo. Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu về sự đóng góp của bà cho thơ ca trung đại Việt Nam.
Hoàng Hữu Yên cho rằng: Thơ Hồ Xuân Hương là rực rỡ nhất; Xuân Diệu lại đánh giá Hồ Xuân Hương như là một vị chúa thơ Nôm. Xuân Hương dùng thể thơ Đường luật thế mà ta không chút nào nghĩ rằng đó là một điệu thơ nhập nội, thơ Xuân Hương cứ nôm na bình dân tự nhiên (…) Xuân Hương thật xứng đáng là bà chúa thơ Nôm.
Trước hết ta tìm hiểu nhan đề của bài thơ Tự tình. Tự tình ở đây là tình cảm tự bộc lộ ra, đó chính là tâm trạng bộc bạch của chính người trong cuộc, đó là lời của tâm hồn, lời của con tim khao khát hạnh phúc cháy bỏng, đó là tiếng nói phẫn uất đau đớn xót xa… Đọc Xuân Hương thi tập ta thấy trong đó có một con người luôn luôn căm phẫn, luôn luôn phẫn nộ đối với chế độ phong kiến thối nát đương thời, đồng thời trong thơ của bà còn luôn luôn ca ngợi bênh vực cho người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nhưng bên cạnh đó trong thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn hiện lên một tâm trạng khao khát hạnh phúc, muốn bộc lộ cái tôi của mình. Cái tôi đó có lúc khao khát mãnh liệt nhưng cũng có lúc cô đơn uất hận xót xa, bế tắc bấp bênh, chới với giữa dòng đời.
Như trên đã nói, Tự tình là bài thơ Nôm được làm theo lối luật Đường. Bài thơ gồm 56 chữ, 8 câu chia thành 4 phần đề, thực, luận, kết, với niêm luật chặt chẽ, hàm súc mà cô đọng, lời ít mà ý nhiều. Nếu như hai câu đề của bài thơ hằn lên một nỗi niềm vừa cô quạnh, vừa bất bình ngao ngán cho một thân phận thiệt thòi quá lớn. Hai câu thực nhà thơ đã diễn tả nỗi uất ức xót xa như chìm sâu vào trong tâm hồn nhà thơ đầy bất hạnh thì sự bất hạnh đó phần nào được lí giải ở hai câu luận của bài:
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ
Sau giận vì chuyên để mõm mòm.
Hoá ra sự bất hạnh của bà chúa thơ Nôm là những tiếng nghe rầu rĩ. Đó là tiếng gì vậy? – Lời đồn đại, chuyện đơn sai chẳng? – Miệng thế gian biết đâu mà lường! Nhưng làm sao tránh khỏi? Những chuyện chẳng đâu vào đâu mà buồn phiền cứ dồn ập đến.
Nói lên điều này chúng ta lại càng cảm thông hơn cho con người chịu nhiều bất hạnh thua thiệt hay xã hội xưa. Coi xã hội tàn nhẫn vô lương tâm đã vùi lấp con người. Hai tiếng thêm rầu rĩ nói lên sự chua cay chát chúa đó. Từ chuyện nhân thế chuyển về chuyển riêng tư sau giận vì cái duyên mõm mòm cũng không phải tại mình mà duyên phận cứ nổi nênh, bạc bẽo: Cảnh quá lứa lỡ thì chua chát biết bao!
Chỉ với một số câu thơ ta đã thấy được sự bất hạnh trong cuộc đời, nỗi chua cay thất vọng chán thường, ta hiểu được phần nào nguyên nhân gây nên những bất hạnh xót xa đó. Tất cả những cái đó ta có cảm tưởng như Xuân Hương không đứng vững nổi trước sóng gió xô đẩy của cuộc đời. Nhưng không, Hồ Xuân Hương vẫn hiên nang thách thức với một tư thế vô cùng ngạo nghễ.
Tổng hợp những bài văn ✨ Phân Tích Tự Tình Hồ Xuân Hương ✨ ngắn hay
Phân Tích 2 Câu Luận Bài Tự Tình Hay Nhất
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ tài ba bậc nhât cua văn học Trung đại Việt Nam. Bà để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, giàu giá trị trên cả mang thơ chữ Nôm và chữ Hán. Nổi bật trong tác phẩm của bà là tiếng nói thương cảm với số phận người phụ nữ và bài thơ Tự Tình (bài I) là một trong những bài thơ như vậy.
Có biết thời con gái, Hồ Xuân Hương đã có những vần thơ tươi xinh, phơi phới như “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Bánh trôi nước), “Hai hàng chân ngọc duỗi song song” (Đánh đu),… ta mới thấy hết nỗi thảm sầu về bi kịch cô đơn của nữ sĩ được diễn tả tê tái trong hai câu trong phần thực.
Đặc biệt hơn khi lời than tự tình trong cô đơn được khơi sâu trong phần luận, để mà “rầu rĩ” thêm, giận hờn thêm cho duyên phận hẩm hiu:
“Trước nghe” đối với “sau giận”; “tiếng” hô ứng với “duyên”-, “rầu rĩ” là tâm trạng đối với “mõm mòm” là trạng thái. “Trước nghe nhưng tiếng…”, là những tiếng gì? – Tiếng của miệng thế? Hay tiếng gà văng vẳng gáy, tiếng “chuông sầu”, tiếng “mõ thảm” đáng “ cốc”, đang “om” trong lòng mình? Giữa cảnh khuya thao thức, càng nghe càng thêm “rầu rĩ”, buồn tủi.
Giữa lúc tàn canh thao thức, càng nghe càng “giận”, càng hờn về tình duyên bẽ bàng. Tình duyên của mình được ví với trái cây, không còn “má hây hây gió” (Xuân Diệu) nữa mà đã chín “mõm mòm”, nghĩa là quá chín, đã nẫu đi! “Duyên mõm mòm” là duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì! Trong câu thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên.
Tiếng thơ tự tình của Hồ Xuân Hương là lời than tự thương mình, đồng thời thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ đã luống tuổi mà vẫn cô đơn lẻ bóng: “Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Truyện Kiều).
Phân Tích 2 Câu Luận Bài Tự Tình 2 Siêu Hay
Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, “Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành
Hai câu luận là hình ảnh của tâm tư dậy sóng:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Tác giả đã dùng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc để miêu tả một thiên nhiên đầy sức sống. Biện pháp đảo ngữ đã nhấn mạnh hành động dữ dội trong nỗi bi phẫn sâu xa. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho cái tôi khao khát bứt phá cái giới hạn của người phụ nữ và muốn xé toạc cái thành kiến đóng váng cả ngàn năm phong kiến để tự khẳng định mình, để tìm đến chân trời dân chủ và hạnh phúc. Cái “tôi” không chịu an phận, chủ động đi tìm hạnh phúc thật là mới mẻ.
Chỉ với những câu thơ đơn giản, chúng ta càng thấy rõ Hồ Xuân Hương đã đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào lời ca, bình dị hoá và Việt hoá thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bà xứng đáng là “Bà chúa thơ Nôm” của nền thi ca dân tộc.
Chia sẽ đến bạn đọc top bài văn 🌺 Phân Tích Tự Tình 2 🌺 hay nhất
Phân Tích 2 Câu Luận Bài Tự Tình 2 Xuất Sắc
Có lần khi đọc thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhà thơ Tế Hanh đã viết một bài thơ để ca ngợi bà có tựa đề Hồ Xuân Hương như sau:
“Kính chào chị Hồ Xuân Hương
Ôi một tài thơ cỡ khác thường
“Xiên ngang mặt đất” câu thơ nhọn
“Dê cỏn buồn sừng” chữ hóc xương
Không chịu cam tâm làm phận gái
Chế giễu nam nhi cả một phường
“Bà chúa thơ Nôm” ai sánh kịp
Ra ngoài lề lối của văn chương”
Quả thật, thơ của Hồ Xuân Hương đúng như những gì mà Tế Hanh đã hết lòng ca ngợi, mà tiêu biểu trong đó phải kể đến là chùm thơ Tự tình, với bài Tự tình 2 là được biết nhiều hơn cả. Nếu như hai câu luận và hai câu thực là nỗi cô đơn, buồn tủi, sự ê chề bẽ bàng của nhân vật trữ tình trước nghịch cảnh tình duyên không vẹn tựa một lời than vãn, chán chường. Thì đến hai câu luận và hai câu kết ta lại thấy được trong đó cái cá tính mạnh mẽ, sự phản kháng của nhà thơ với cái éo le của số phận người phụ nữ, sợ quãng đời xuân sắc qua mau, mà tình duyên không tới đủ.
Đọc hai câu thơ luận:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Ta dường như cảm nhận được sự phẫn uất, bực bội của nhân vật trữ tình thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên vốn bình thường, thế mà nay lại mang cả một nỗi niềm đè nén của nhà thơ. Lối nói đảo ngược cấu trúc càng thể hiện được cái lòng chán ghét, uất ức của Hồ Xuân Hương được đẩy lên cao trào
. Đó dường như là sự phẫn nộ và sự phẫn nộ ấy lan vào cả cảnh vật, cả đất trời. Thiên nhiên cũng như đang phẫn nộ cùng con người, còn con người vốn đã mang cái lòng tức giận thì nhìn đâu cũng thấy cảnh phản kháng, sự vùng lên thật mạnh mẽ tựa núi lửa phun trào. Và vì vậy, người đọc có cảm giác cả con người lẫn thiên nhiên đều hợp lực mà thách thức tất thảy mọi thứ xung quanh mình. Giọng thơ thì ngang ngạnh, bướng bỉnh thể hiện qua các từ như “Xiên ngang”, “Đâm toạc”, vốn vị trí của chúng là vị ngữ nhưng lại được tác giả đảo lên trên đầu càng nhấn mạnh cái sự mạnh mẽ của thiên nhiên sẵn sàng phá vỡ tất cả những gì ngăn trở chúng.
Xét lại nhân vật trữ tình, nếu trong mắt nhà thơ có thể mường tượng ra những cảnh vốn bình thường, rêu mọc, đá núi xiên qua mây mù trong một cái khí tức bất mãn, bực bội đến vậy thì chắc hẳn tâm trạng của tác giả phải nổi giông, nổi bão chứ chẳng thường. Rêu thì vốn mềm yếu, lại nhỏ bé, còn đá muôn đời vẫn tĩnh tại, dường như chẳng mấy ai để ý đến sự tồn tại của chúng, đó cũng chính là đại diện cho cái thân phận tội nghiệp của người phụ nữ khi xưa.
Nhưng giờ đây rêu lại trở nên thật mạnh mẽ cứng cáp, đá cũng thôi im lặng mà đâm toạc cả chân mây, trong một cái không gian rộng lớn như vậy đá và rêu bỗng trở nên mạnh mẽ, phi thường, như thoát khỏi cái xác yếu ớt, hèn kém để bước vào một tầm cao mới.
Đây chính là cái khao khát của Hồ Xuân Hương, hai câu thơ tưởng đơn giản, nhưng lại chính là những câu thơ tả cảnh ngụ tình, trước là nỗi tức giận, phẫn uất, sau là cái khao khát mãnh liệt được thoát ra khỏi sự đè ép của chế độ phong kiến, trở nên mạnh mẽ chống lại xã hội, chống lại trời đất, để được tự do thể hiện cái cá tính, được tự do sống là chính mình.
Cảm Nhận Của Em Về 2 Câu Luận Bài Tự Tình Tiêu Biểu
Hồ Xuân Hương có ba bài thơ “Tự tình”. Những bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương thuộc dòng thơ trữ tình thuần khiết, cũng dữ dội nhưng không có yếu tô’ trào lộng, dục và tục. Sau những hành vi bỡn cợt, châm biếm, sau những tiếng cười phá phách, nữ sĩ đa tình này lại trở về với cõi lòng tịch mịch của chính mình. Ngay cả trong những dòng tâm tư sầu thảm, oán hờn này, chúng ta cũng nhận ra tài hoa và bản lĩnh của một người đàn bà tuyệt vời.
Nếu như trong Tự Tình 1, 2 cầu đề, 2 câu thực tác giả than thân trách phận thì đến 2 câu luận tác giả đã trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của mình:
“Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm”
Không đặc sắc như hai câu thực, hai cầu đề, nhưng hai câu luận cũng bộc lộ được tâm trạng thật của nữ sĩ, một nỗi buồn tàn duyên rất con người, rất đàn bà. Chữ nghĩa hình tượng cũng tài hoa. Cái trừu tượng (duyên) đã trở thành cái cụ thể (để mõm mòm). Trong cái khó (khổ vận) của vần, Hồ Xuân Hương vẫn khám phá được hình tượng xác đáng, đầy cảm xúc.
Nói về sự “toan về già”, về sự “hết duyên” có gì hay hơn hình ảnh “mõm mõm” như trái chín rục, chín úng. Mà quả thật, đường tình duyên, hôn nhân của Hồ Xuân Hương cũng quá hẩm hiu. Lấy chồng muộn mà cả hai đời chồng đều làm lẽ và sớm trở thành góa bụa.
Tuy nhiên nếu đánh giá tổng quan bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương thì chúng ta thấy bài thơ đã thể hiện được bản lĩnh của Hồ Xuân Hương, một người phụ nữ tài hoa có sức sông mãnh liệt không chịu khuất phục trước số phận hẩm hiu, nghiệt ngã. Giá trị nhân văn của bài thơ thật là cao cả!
Mời bạn xem thêm những bài văn 🌻 Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình Hồ Xuân Hương 🌻 hay nhất
Cảm Nhận Của 2 Câu Luận Bài Tự Tình 2 Ngắn Gọn
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
Mảnh mai, yếu đuối đôi khi cũng vì bị đàn áp, chà đạp mà tức nước vỡ bờ, mà từ bỏ tất cả để chiến đấu, chống lại những thế lực xấu xa. Và ở đây, người phụ nữ hay chính là bản thân thi sĩ cũng vậy. Từ những động từ mạnh và phép đảo ngữ ta thấy trong đó một sức sống mãnh liệt, một sự bức phá mạnh mẽ. Phảng phất ở đâu đó trong câu thơ một khao khát được sống, được chiến đấu, được đón chào một tương lai tươi sáng hơn. Người phụ nữ ấy như những cây sương rồng, trong cái khắc nghiệt của sa mạc, vẫn vươn mình chống chọi, một sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Hay như những búp măng non, vươn lên khỏi mặt đất đầy sỏi đá, mang theo mình một khát khao sống mãnh liệt, một sự bức phá mạnh mẽ.
Phải chăng “mặt đất”, “chân mây” ở đây chính là cái chế độ phong kiến hà khắc, chèn ép, chà đạp những người phụ nữ xưa. Thi sĩ nói lên khát vọng muốn mạnh mẽ đạp đổ, phá bỏ những luật lệ ấy. Muốn để “rêu từng đám”, “đá mấy hòn” hay nói cách khác chính là những người xưa được sống cho chính mình, thoát khỏi những xiềng xích mang tên “phong kiến”. Những vật nhỏ bé, mảnh mai yếu ớt ấy, thật kiên cường mạnh mẽ, không hề cam chịu sự trói buộc của những lễ giáo, hủ tục lạc hậu, tình thần ấy sôi sục, vừa ngang tàng vừa táo bạo. Câu thơ đã lột tả thật rõ ràng một Hồ Xuân Hương, mang nét mảnh mai NHưng đầy táo bạo, mạnh mẽ. Cho ta thấy ẩn trong đó là cái chất của người phụ nữ Việt nam, dịu dàng, khéo léo nhưng đầy mạnh mẽ, bất khuất.
Mạnh mẽ, bất khuất như thế, nhưng liệu những mảnh đời đáng thương đấy có đủ khả năng xuyên thủng “mặt đất”, “chân mây”, những thứ tượng trưng cho dòng đời ngang trái, sự vô hạn vĩnh hằng? Nhưng dù thế nào đi nữa, sức sống, ước mơ được hạnh phúc ấy không bao giờ mất đi. Mãi luôn chảy trôi trong dòng máu của những người phụ nữ ấy, vì ai chẳng muốn sống một kiếp người hạnh phúc, viên mãn, sống vì chính mình, một cuộc đời tươi đẹp nhất.
Cảm Nhận Của 2 Câu Luận Bài Tự Tình 2 Chọn Lọc
Nhà phê bình văn học Hegel đã từng nói: “Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do, không bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài. Thay vì thế nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tác giả và cảm xúc”.
Đúng, văn chương đích thực phải là thứ văn chương “chín đủ cảm xúc” (Xuân Diệu), cũng là thứ văn khi đọc lên mà ta như thấy được cả thế giới tâm hồn, tình cảm của người cầm bút, nhất định phải là thứ văn mà sau khi gấp lại, người ta vẫn bâng khuâng mãi khôn nguôi. Bốn câu cuối bài Tự Tình II của Hồ Xuân Hương là một kiểu văn như thế. Nó khiến ta xúc động nghẹn ngào trước những tâm sự cay đắng của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, đồng thời trân trọng vẻ đẹp và khát vọng sống của họ.
Xuân Hương là thế, một người phụ nữ không bao giờ chịu thua hoàn cảnh, luôn tìm cho mình một lối đi khác người, rất ngông, rất lạ đó, làm sao có thể để nỗi đau lấn át lí trí, tâm hồn? Trong tột cùng của khổ đau, cô độc, nữ sĩ vẫn tin ở chính mình, tìm thấy nguồn sức mạnh lớn lao để làm động lực:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
Đưa con mắt lạc lõng ngắm nhìn mọi vật xung quanh, nhân vật trữ tình thấy “rêu từng đám” đang xiên ngang mặt đất, “đá” đang đâm toạc chân mây. “Xiên ngang, đâm toạc” là những động từ rất mạnh, cùng nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng rất đắt đã diễn tả được sức mạnh của sự sinh tồn trong những vật nhỏ bé, đơn sơ.
Màu xanh non của rêu hiện diện trên sắc màu xám xịt của đất như khẳng định sức sống mãnh liệt của rêu. Không những thế, nó còn như biểu hiện của một tia hy vọng nhỏ bé nhưng hết sức thiết tha thoát khỏi xã hội đương thời phàm tục, dơ bẩn, cũng chính là thoát khỏi kiếp sống cô độc, lẻ loi như đang bóp nghẹt tuổi xuân của người phụ nữ.
Những hòn đá rắn rỏi chen vào khung trời rộng lớn nhưng trống trải cũng đủ làm khung cảnh trở nên sinh động hơn bao giờ hết. Chỉ với hai hình ảnh giản dị, nhỏ bé nhưng nữ sĩ đã đưa người đọc từ sự xót xa trước những khổ đau của người phụ nữ sang trân trọng sức mạnh tinh thần, vẻ đẹp tính cách của họ.
Đó cũng chính là một trong những nét độc đáo tạo nên cái “ngông” trong thơ của Hồ Xuân Hương. Tạo cho người đọc cảm giác mạnh, bất ngờ, đúng là chỉ có được trong nữ sĩ có một không hai của văn học Việt Nam.
Tuyển tập những bài văn 🍀 Liên Hệ Tự Tình, Tự Tình 2 Với Bánh Trôi Nước 🍀 điểm cao nhất