Nghị Luận Tự Tình ❤️️ 23+ Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Bài Nghị Luận Văn Học Đặc Sắc Về Tác Phẩm Nổi Tiếng Của Hồ Xuân Hương.
Dàn Ý Nghị Luận Tự Tình
Để thực hiện bài viết nghị luận tác phẩm Tự tình, các em học sinh cần nắm được bố cục cơ bản và những luận điểm chính quan trọng. Tham khảo dàn ý nghị luận Tự tình chi tiết dưới đây:
I. Mở bài nghị luận “Tự tình”:
- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương (đặc điểm con người, cuộc đời, vị trí văn học sử, sự nghiệp sáng tác,…)
- Giới thiệu những nét khái quát về bài thơ “Tự tình” (xuất xứ, cảm hứng, đề tài, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
II. Thân bài nghị luận “Tự tình”:
a. Nỗi cô đơn, trống vắng, bẽ bàng cho số phận mình của nhân vật trữ tình (2 câu đề):
- Đêm khuya” vừa là thời gian tả thực nhưng đồng thời cũng chính là thời gian nghệ thuật, là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ.
- “Hồng nhan” để chỉ người phụ nữ vẫn còn xuân sắc, xuân tình.
- Nghệ thuật đảo ngữ “trơ”: Đó vừa là sự phơi bày vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng đồng thời đó còn chính là sự chai sạn khi phải khoe sắc đẹp của mình trước không gian rộng lớn.
- Nghệ thuật đối giữa “cái hồng nhan” với “nước non”, giữa cái nhỏ bé của con người với cái rộng lớn của không gian đã làm bật nổi sự cô đơn, trống vắng của nhân vật trữ tình.
b. Nỗi buồn, sự bế tắc, cay đắng, xót xa cho số phận (2 câu thực):
- Uống rượu để quên đời, để quên đi nỗi cô đơn của bản thân nhưng không quên được, “say lại tỉnh”
- Vầng trăng: vừa là vầng trăng thực nhưng đồng thời đó cũng chính là vầng trăng của tình duyên, của hạnh phúc lứa đôi mà nhân vật trữ tình khao khát có được.
- Nhân vật trữ tình cảm thấy buồn tủi, cay đắng, xót xa cho số phận mình khi tuổi xuân đã dần qua đi mà hạnh phúc, tình yêu vẫn còn dang dở, chưa vẹn tròn
c. Sự phẫn uất, phản kháng của nhân vật trữ tình trước số phận (2 câu luận):
- Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc”, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên như đang cố gắng cựa quậy bứt phá, không chịu đầu hàng trước số phận.
- Sự phẫn uất, phản kháng của nhân vật trữ tình trước số phận.
d. Sự ngán ngẩm, buông xuôi, bất lực trước số phận của nhân vật trữ tình (2 câu kết):
- Hai chữ “xuân” được sử dụng độc đáo: Mùa xuân quay trở lại cũng có nghĩa đó là lúc tuổi xuân trôi đi, con người không thể nào níu giữ.
- Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tỉnh đã bé nay lại còn phải san sẻ để rồi chỉ còn lại “tí con con”.
- Nỗi buồn, chán nản và bất lực buông xuôi của nhân vật trữ tình.
III. Kết bài nghị luận “Tự tình”: Khái quát những đặc điểm đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tự tình” và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thơ Hồ Xuân Hương 🌹 Trọn Bộ Bà Chúa Thơ Nôm
Lập Dàn Ý Bài Văn Nghị Luận Tự Tình 2
Việc lập dàn ý bài văn nghị luận Tự tình 2 sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt hơn bài viết của mình với những định hướng làm bài cụ thể. Dưới đây là mẫu nghị luận Tự tình 2 dàn ý chi tiết nhất:
- Mở bài nghị luận Tự tình II: Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình 2.
- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”,…
- Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương.
- Thân bài nghị luận Tự tình II:
a. 2 câu đề:
- Thời gian: đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng.
- Không gian: tiếng trống dồn canh, nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình.
- Âm thanh: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm khuya.
- “Trơ”: từ tượng hình mạnh mẽ diễn tả nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương.
b. 2 câu thực:
- “say lại tỉnh” trong nỗi buồn, nỗi cô đơn ấy người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu nhưng rượu không những không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn.
- “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: Mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình.
- Con người chơi vơi giữa một thế giới mênh mông hoang vắng – bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.
c. 2 câu luận:
- Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập → khát vọng “nổi loạn”: phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình.
- “rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất.
- Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình.
d. 2 câu kết:
- “Ngán” tâm trạng chán chường.
- “xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu.
- “Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên nhỏ bé của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ.
- Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu.
- Kết bài nghị luận Tự tình II: Khái quát lại giá trị của tác phẩm.
- Nội dung: thể hiện tâm trạng vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của nữ thi sĩ.
- Nghệ thuật: ngôn ngữ điêu luyện, khả năng sử dụng hình ảnh giàu sức tạo hình, đảo ngữ, đối…
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước 🌹 15 Bài Hay
Nghị Luận Tự Tình Hồ Xuân Hương Bài I – Mẫu 1
Dưới đây là văn mẫu nghị luận Tự tình Hồ Xuân Hương bài I giúp các em học sinh tham khảo những ý văn hay, từ đó đạt kết quả cao cho bài viết nghị luận bài thơ Tự Tình 1.
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Đối với người Việt Nam, tên tuổi của Hồ Xuân Hương quen thuộc không kém bất cứ một nhà thơ nào. Bà là “Chúa thơ Nôm” là con của Hồ Phi Diễn (1706-1783), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và một người thiếp quê ở Hải Dương”.
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục.
Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam, “là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc”. Chùm thơ “Tự tình” gồm 3 bài có thể nói là một trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của Hồ Xuân Hương. Trong đó bài Tự tình 1 thể hiện sâu sắc nỗi buồn, là lời tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi và niềm khát khao được hạnh phúc, được người quân tử yêu thương.
Mở đầu bài thơ, hai cậu đề gợi ra một không gian bao la, mờ mịt từ bom thuyền ở nơi dòng sông đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng. Người phụ nữ thao thức suốt những canh dài. Tiếng gà gáy “văng vẳng” trên bom thuyền từ xa đưa tới. Đêm dài chuyển canh, mịt mùng vắng lặng mới nghe thấy tiếng gà gáy “văng vẳng” như thế.
Nghệ thuật lấy động (tiếng gà gáy) để diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng “oán hận” của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. Nàng ngồi dậy, lắng tai nghe tiếng gà gáy sang canh, rồi “trông ra” màn đêm mịt mùng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn, oán hận:
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông xa khắp mọi chòm”.
Hai câu 3, 4 trong phần thực, tác giả tạo ra hai hình ảnh “mõ thảm” và “chuông sầu” đốì nhau, hô ứng nhau, cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của riêng mình đang sống trong cảnh ngộ quá lứa lỡ thì, trắc trở trong tình duyên, vần thơ đầy ám ảnh. Phủ định để khẳng định tiếng “cốc” của “mõ thảm”, tiếng “om” của “chuông sầu”. Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời mình cô đơn như “mõ thảm”, chẳng ai khua “mà cũng cốc”, tủi cho nỗi tủi của riêng mình lẻ bóng chăn đơn như “chuông sầu” chẳng đánh “cớ sao om”.
Nỗi oán hận, đau buồn sầu tủi như thấm vào đáy dạ, tê tái xót xa, như đang toả rộng trong không gian “khắp mọi chòm”, như kéo dài theo thời gian của những đêm dài. “Om” là tiếng tượng thanh, tiếng chuông sầu, cũng là gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau đớn đến cực độ. Câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than, như một tiếng thở dài tự thương mình trong nỗi buồn ngao ngán:
“Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”
Có biết thời con gái, Hồ Xuân Hương đã có những vần thơ tươi xinh, phơi phới như “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Bánh trôi nước), “Hai hàng chân ngọc duỗi song song” (Đánh đu),… ta mới thấy hết nỗi thảm sầu về bi kịch cô đơn của nữ sĩ được diễn tả tê tái trong hai câu trong phần thực này.
Lời than tự tình trong cô đơn được khơi sâu trong phần luận, để mà “rầu rĩ” thêm, giận hờn thêm cho duyên phận hẩm hiu:
“Trước nghe” đối với “sau giận”; “tiếng” hô ứng với “duyên”-, “rầu rĩ” là tâm trạng đối với “mõm mòm” là trạng thái. “Trước nghe nhưng tiếng…”, là những tiếng gì? – Tiếng của miệng thế? Hay tiếng gà văng vẳng gáy, tiếng “chuông sầu”, tiếng “mõ thảm” đáng “cốc”, đang “om” trong lòng mình?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Giữa cảnh khuya thao thức, càng nghe càng thêm “rầu rĩ”, buồn tủi. Giữa lúc tàn canh thao thức, càng nghe càng “giận”, càng hờn về tình duyên bẽ bàng. Tình duyên của mình được ví với trái cây, không còn “má hây hây gió” (Xuân Diệu) nữa mà đã chín “mõm mòm”, nghĩa là quá chín, đã nẫu đi! “Duyên mõm mòm” là duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì!
Trong câu thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên. Tiếng thơ tự tình của Hồ Xuân Hương là lời than tự thương mình, đồng thời thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ đã luống tuổi mà vẫn cô đơn lẻ bóng: “Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Truyện Kiều)
Phần kết xuất hiện một tứ thơ rất lạ. Như một sự thách đố với số phận, với duyên số. Nữ sĩ vẫn bướng bỉnh trước bi kịch cô đơn của mình khi “duyên để mõm mòm” rồi:
“Tài tử văn nhân ai đó tá!
Thân này đâu đã chịu già tom!”
Vừa nghi vấn, vừa cảm thán, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn còn tin vào tài năng của mình có thể làm xoay chuyển được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6 nữ sĩ viết: “Sau giận vì duyên để mõm mòm”, câu 8 bà lại viết: “Thân này đâu đã chịu già tom!”. “Già tom” nghĩa là rất già, già hẳn! Đó là một cách “nói cứng” thể hiện một thái độ “bướng bỉnh”, một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời.
Đọc chùm thơ “Tự tình” cũng như tìm hiểu cuộc đời của nữ sĩ, về mặt tình duyên, ta thấy hạnh phúc tình yêu chưa một lần mỉm cười với Xuân Hương. Bài thơ “Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyên Hầu” (Nhớ người cũ, viết gửi cần chánh học sĩ Nguyễn Du – tước hầu) như một bóng quang âm soi tỏ một “mảnh tình riêng” của “bà chúa thơ Nôm”, giúp ta cảm nhận bài thơ “Tự tình” này:
“Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gởi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son cùng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong”
Bài thơ “Tự tình” gieo vần “om”, 5 vần thơ, vần nào cũng hóc hiểm, tài tình: “bom-chòm-tìm-mòm-tom”. Những vần thơ hóc hiểm ấy, một mặt thể hiện bút pháp điêu luyện, mặt khác đã tạo nên nhạc điệu, âm điệu như thắt, như nén lại cái “oán”, cái “hận”, cái “ngang bướng” của một tâm trạng; một cá tính rất Xuân Hương.
Duyên số và hạnh phúc tình yêu của người phụ nữ là nội dung đầy ám ảnh đối với mỗi chúng ta khi đọc bài thơ “Tự tình” này của Xuân Hương. “Tự tình” là tiếng than thân trách phận cho nỗi buồn cô đơn, về bi kịch tình yêu, là niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ. Vì lẽ đó, “Tự tình” mang giá trị nhân bản sâu sắc.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Viết Bài Văn Nghị Luận Tự Tình II – Mẫu 2
Viết bài văn nghị luận Tự tình II là một đề bài phổ biến trong chương trình học, chính vì vậy các em học sinh cần ôn tập kỹ tác phẩm Tự tình này, tham khảo bài nghị luận văn học đặc sắc dưới đây:
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, là một trong số những gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu và xuất sắc của nền văn học trung đại. Là một người phụ nữ tài năng, có cá tính nhưng cuộc đời, đường tình duyên lại éo le, lận đận. Đồng cảm với số phận của những người phụ nữ, những sáng tác của bà vừa là tiếng nói cảm thương cho số phận người phụ nữ vừa là sự ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp của họ. Bài thơ “Tự tình” (bài II) là một trong số những sáng tác tiêu biểu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Hai câu thơ mở đầu bài thơ đã thể hiện một cách rõ nét nỗi cô đơn, trống vắng, bẽ bàng cho số phận mình của nhân vật trữ tình.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
“Đêm khuya” vừa là thời gian tả thực nhưng đồng thời cũng chính là thời gian nghệ thuật, là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. “Đêm khuya” chính là thời khắc của hạnh phúc lứa đôi, của sum họp vợ chồng và cũng chính vì thế, nó cũng chính là khoảnh khắc người vợ lẽ cảm nhận sâu sắc, thấm thía và đầy đủ nhất nỗi cảnh cô đơn, sự bất hạnh của thân phận mình. Đêm đã về khuya nhưng nhân vật trữ tình vẫn chưa ngủ, tiếng trống canh nơi đồn ải cứ thế vọng lại như nhắc nhở một cách đầy quái ác về sự trôi chảy của thời gian trên thân phận trớ trêu, “chăn đơn, gối chiếc”.
Nhà thơ dùng hai chữ “hồng nhan” để chỉ người phụ nữ vẫn còn xuân sắc, xuân tình. Ấy vậy mà cứ phải “trơ” ra, không một ai ngó ngàng, đoái hoài tới. Chữ “trơ” được đặt lên câu thơ đã mang lại nhiều nét nghĩa độc đáo, đó vừa là sự phơi bày vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng đồng thời đó còn chính là sự chai sạn khi phải khoe sắc đẹp của mình trước không gian rộng lớn.
Và để rồi, điều đó đã cho thấy sự bẽ bàng, tủi hổ của nhân vật trữ tình. Thêm vào đó, câu thơ với nghệ thuật đối giữa “cái hồng nhan” với “nước non”, giữa cái nhỏ bé của con người với cái rộng lớn của không gian đã làm bật nổi sự cô đơn, trống vắng của nhân vật trữ tình. Buồn đau, bẽ bàng với số phận cô đơn, nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải sầu nhưng đó cũng chính là lúc nàng càng cảm thấy bế tắc, đau đớn và xót xa cho số phận của mình.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Uống rượu để quên đời, để quên đi nỗi cô đơn của bản thân nhưng không quên được, “say lại tỉnh”, khao khát sự thỏa mãn nhưng nhìn lên trời chỉ thấy đêm tàn trăng khuyết. Vầng trăng ấy vừa là vầng trăng thực nhưng đồng thời đó cũng chính là vầng trăng của tình duyên, của hạnh phúc lứa đôi mà nhân vật trữ tình khao khát có được. Để rồi, hơn bao giờ hết, nhân vật trữ tình cảm thấy buồn tủi, cay đắng, xót xa cho số phận mình khi tuổi xuân đã dần qua đi mà hạnh phúc, tình yêu vẫn còn dang dở, chưa vẹn tròn.
Đau đớn, tủi khổ cho số phận mình, nhưng người phụ nữ ở đây không chịu bó buộc bởi điều đó, nàng tìm cách để phản kháng lại số phận của mình.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Thế giới hình tượng thơ Xuân Hương bao giờ cũng hoạt động thật mạnh mẽ và đầy huyên náo. Với việc sử dụng nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc”, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên như đang cố gắng cựa quậy bứt phá, không chịu đầu hàng trước số phận. Những hình tượng thiên nhiên ấy xét đến cùng chính là sự phẫn uất, phản kháng của nhân vật trữ tình trước số phận. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương.
Cố gắng phản kháng lại số phận nhưng cuối cùng nhân vật trữ tình cũng không thể vượt thoát được số phận và vì thế nhà thơ đã chấp nhận số phận bằng một tiếng thở dài đầy ngao ngán.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Hai chữ “xuân” được tác giả sử dụng thật độc đáo trong cùng một câu thơ. Mùa xuân quay trở lại cũng có nghĩa đó là lúc tuổi xuân trôi đi, con người không thể nào níu giữ. Và để rồi, nhân vật trữ tình cảm thấy ngán ngẩm, chán chường trước sự thật phũ phàng. Thêm vào đó, nghệ thuật tăng tiến đã làm cho hoàn cảnh đã éo le nay càng trở nên đau xót, đáng thương hơn. Mảnh tình đã bé nay lại còn phải san sẻ để rồi chỉ còn lại “tí con con”. Thử hỏi, điều đó, làm sao không khiến con người ta buồn, chán nản và bất lực buông xuôi cho được?
Tóm lại, bài thơ “Tự tình” (bài 2) của Hồ Xuân Hương với thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị đã thể hiện một cách chân thực và rõ nét bi kịch, nỗi đau đớn, xót xa cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đồng thời, qua bài thơ cũng cho chúng ta thấy khát khao hạnh phúc cháy bỏng của Hồ Xuân Hương nói riêng và những người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Bình Giảng Câu Cá Mùa Thu 🔥 Bình Giảng Thu Điếu
Nghị Luận Tự Tình Hay Nhất – Mẫu 3
Bài văn nghị luận Tự tình hay nhất được chọn lọc dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ có cái tôi vô cùng độc đáo của văn học trung đại Việt Nam. Bà đã để lại cho thế hệ mai sau nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó phải kể đến bài thơ Tự tình II.
Xã hội xưa, con người thân phận nhỏ bé thường chịu nhiều bất công, đặc biệt là người phụ nữ. Họ phải cúi mình nhún nhường trước những hủ tục, những quan niệm lạc hậu để rồi bị vùi dập trong kiếp sống bấp bênh, nổi trôi vô định, chịu nỗi đau về thể xác, bị giày vò về tình thần. Trong họ, sự cô đơn, tủi phận luôn bủa vây, song sâu thẳm nơi đáy lòng, họ vẫn ngời lên những vẻ đẹp đáng trân trọng. Bài thơ Tự tình là lời tâm sự với những nỗi buồn và khát khao, là tiếng lòng của bao người phụ nữ trong xã hội đương thời.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Khi màn đêm buông xuống, bóng tối ùa về bất chợt là lúc lòng người dễ chìm trong mớ cảm xúc hỗn độn nhất. Lúc này đây, nhân vật trữ tình cũng như thế, “đêm khuya” – khoảnh khắc của nỗi buồn, của sự cô đơn chiếm chỗ. Tiếng trống canh dồn càng làm cho sự tĩnh mịch, vắng lặng của đêm tối thêm thấm đượm
Giữa tiếng trống canh lòng người càng khắc khoải, phận hồng nhan “trơ” giữa cuộc đời, nỗi chơ vơ tột cùng, trống trải đến khôn nguôi. Nỗi buồn có thể được chia sẻ nếu có một ai đồng cảm cùng mình, chịu nghe mình giãi bày, chịu lắng nghe những tổn thương, khổ đau của mình. Nhưng ở đây, nhân vật trữ tình lại chỉ một mình đơn độc, không có lấy một ai san sẻ, đành lấy rượu làm tri kỉ, tìm đến rượu để quên hết những muộn phiền:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Men rượu có thể làm người say, quên đi tức thời nhưng rồi khi tỉnh nỗi đau vẫn còn đó, chẳng thể vơi, cuối cùng, sự cô đơn vẫn cứ bám víu lấy thân phận bé nhỏ. Kiếp hẩm hiu của người phụ nữ như vầng trăng khuyết, dù bóng đã xế mà chẳng thể “tròn”, chẳng thể trọn vẹn một mối tình chung thủy, sắt son. Duyên phận lỡ làng, cuộc đời trái ngang, còn gì đau khổ hơn như thế, số phận cứ như trêu ngươi người phụ nữ vậy.
Nhưng dù rằng có khó khăn, dù rằng bao tồi tệ xảy đến thì người phụ nữ vẫn không hề từ bỏ. Sâu thẳm, họ vẫn mang trong mình sức sống kiên cường, mạnh mẽ để vượt thoát khỏi những cơ cực đang chịu đựng từng ngày hay chí ít cũng để vơi đi những tù túng, chán chường.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Những đám rêu nhỏ bé kia cũng dũng cảm “xiên ngang” cả mặt đất để vươn mình đón lấy ánh sáng mặt trời. Những hòn đá nhỏ nhoi cũng “đâm toạc” cả trời mây để nhận lấy tự do. Tất cả những hình ảnh của sự vật thiên nhiên ấy chính là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ với sức sống phi thường, mạnh mẽ. Dù cho những bất công, đau khổ có vùi dập họ từng ngày thì họ vẫn gắng gượng để vượt thoát với ước mơ tự do, hạnh phúc và bình yên.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Xuân của tạo hoá, đi rồi đến, vòng tuần hoàn của vũ trụ chẳng thể đổi thay. Thời gian thì trôi đi nhưng có những điều chẳng thể nào thay đổi. Chữ “Ngán” đặt đầu câu càng diễn tả sự chán chường của nhân vật trữ tình, tuổi xuân cứ ngày một thêm vậy mà mong cầu một cuộc tình trọn vẹn cũng chẳng thể có. Thanh xuân để chờ đợi một hạnh phúc đúng nghĩa cũng chẳng chạm tới, đến “mảnh tình” – mối tình mỏng manh, nhỏ nhoi, ít ỏi cũng phải san sẻ cho người. Như thế, sao không thể ngán ngẩm, sao không khỏi chán chường, sao không thể không cô đơn cho được.
Quan niệm phong kiến xưa: “Trai năm thê bảy thiếp, gái chuyên chính một chồng” đã khiến cho bao người phụ nữ phải ngập chìm trong khổ đau, gặm nhấm nỗi cô đơn từng ngày, từng giờ, từng đêm vắng. Là người phụ nữ sống trong xã hội lúc bấy giờ, cũng chịu chung cảnh ngộ như thế mà Hồ Xuân Hương đã viết nên bài thơ nói lòng mình mà cũng nói hộ lòng người. Bài thơ khiến ta không khỏi xót xa, thương cảm cho kiếp sống mong cầu hạnh phúc mòn mỏi và chịu đựng khổ đau của bao phụ nữ xưa. Đồng thời, càng căm phẫn một xã hội bất công vùi dập tự do, hạnh phúc của con người.
Bài thơ Tự tình II có nỗi buồn, có cô đơn đấy nhưng bên trong mỗi lời thơ đều chất chứa một sức sống mãnh liệt của một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một tấm lòng khát khao tự do và thiết tha với cuộc đời. Tác phẩm đã chạm đến người đọc bởi những cảm xúc chân thực từ lối viết của một trái tim giàu yêu thương.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nghị Luận Chiều Tối 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Nghị Luận Tự Tình Ngắn Hay – Mẫu 4
Tham khảo bài văn nghị luận Tự tình ngắn hay dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết nghị luận tác phẩm Tự tình trên lớp.
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên sáng của làng thơ Việt Nam. Trong số khá nhiều tác phẩm mà bà để lại, tả cảnh ngụ tình chính là phong cách sáng tác chủ đạo. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hầu hết đầu nói về vẻ đẹp đức hạnh, sự hi sinh, thân phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khắc nghiệt.
Trong đó, Tự tình cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ đạo này. Bài thơ không chỉ phản ánh cảm xúc của người phụ nữ nói chung mà còn thể hiện được những cung bậc cảm xúc của chính tác giả.
Hai câu thơ đầu bài thơ vừa tả cảnh, nhưng đồng thời cũng là lột tả hình ảnh một người phụ nữ trống vắng, cô đơn giữa đêm khuya tĩnh mịch.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Tác giả sử dụng từ láy “văng vẳng” để miêu tả một âm thanh vừa rõ ràng, lại vừa mơ hồ, không do phương hướng nhưng lại có thể cảm nhận được ngày một rõ ràng. Bối cảnh thời gian của bài thơ là vào “đêm khuya” – thời điểm con người dễ ràng rơi vào những trạng thái cảm xúc khó lột tả nhất. Giữa “đêm khuya” ấy, có một người phụ nữ vẫn còn thao thức, nghĩ suy về cuộc đời của mình giữa tiếng trống canh văng vẳng gần xa.
Người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả là “hồng nhan”, là một người có nhan sắc, nhưng nhan sắc ấy lại “trơ với nước non”. Có thể cảm nhận được thân phận cô độc, lẻ loi và nỗi buồn trống vắng khó tả trong lòng của người “hồng nhan” đó.
Để giải nỗi lòng, người phụ nữ ấy đã tìm đến ly rượu nồng:
“Chén rượu hương đưa rồi lại tỉnh
Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”
Mượn rượu giải sầu dưới ánh trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thi ca, là một hình ảnh đẹp đầy thi vị. Tiếc rằng những người mượn rượu giải sầu lại không thể dùng hương rượu nồng để xua đi bầu tâm sự. Người một lòng muốn say để quên đi tất cả, nhưng hương rượu nồng vào mũi dường như lại khiến tâm con người ta trở nên tỉnh táo hơn.
Nỗi lòng của người phụ nữ lại càng như được lột tả rõ ràng hơn. Vầng trăng khuyết dường như càng khiến sự cô đơn, tịch liêu trong bài thơ tăng lên bội phần. Hình ảnh đó giống như người phụ nữ tài giỏi, xinh đẹp, song tuổi xuân cứ lặng lẽ đi qua mà hạnh phúc thì không trọn vẹn.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm tạc chân mây đá mấy hòn”
Hình ảnh loại rêu được đưa vào bài thơ thể hiện ngụ ý sâu xa của nữ thi sĩ. Điều mà bà muốn thể hiện ở đây chính là so sánh ẩn dụ giữa phụ nữa và loài rêu, mỏng manh bé nhó những sức sống mạnh mẽ, có thể tươi tốt trong bất cứ điều kiện khắc nghiệt nào. Cụm tự “xiên ngang mặt đất” cũng khiến người đọc liên tưởng tới sự phản kháng mạnh mẽ của chủ thể đối với những thứ lớn mạnh hơn.
Nối tiếp sự phản kháng mạnh mẽ đó là những viên đá nhỏ bé nhưng lại chứa đựng một sức mạnh to lớn, có thể “đâm toạc chân mây”. Giữa trời đất rộng lớn, những viên đá tưởng bé nhỏ mà lại không hề tầm thường chút nào. Đáng tiếc, dù có mạnh mẽ đối chọi, phản kháng thì người phụ nữ vẫn không thể thoát ra khỏi sợi dây số mệnh ràng buộc bản thân. Dù cố phản kháng, nhưng than nỗi chẳng thể nào thoát khỏi kiếp làm vợ lẽ.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Mùa xuân của thiên nhiên đi rồi lại tới, nhưng “xuân” của con người lại không như vậy. Tuổi trẻ là thứ chỉ đến một lần, đã đi rồi sẽ không thể nào trở lại. Bởi thế, người phụ nữ lại càng buồn hơn, càng đáng thương hơn khi tuổi xuân qua đi trong chờ đợi mỏi mòn, trong cảnh chung chồng, sản sẻ tình cảm.
Từ “ngán” được sử dụng thể hiện sự chán nản, nhưng cũng như tiếng khóc của tác giả cho những người phụ nữ số phận hẩm hiu, phải làm vợ lẽ dưới chế độ cũ, không có tiếng nói, không được coi trọng.
Tự tình là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách và tư tưởng chủ đạo của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, thể hiện góc nhìn độc đáo, cá tính của bà về những vấn đề xoay quanh thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Nghị Luận Tự Tình Văn 11 – Mẫu 5
Để giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết nghị luận Tự tình văn 11, dưới đây là bài văn mẫu đặc sắc được chọn lọc với những cảm nhận hay.
Trong các sáng tác mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, “Tự tình” là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành.
Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX), Hồ Xuân Hương là người chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng cái không khí sôi sục của phong trào quần chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà.
Bà uy nghiêm, thức tỉnh, trăn trở về đời mình, một cuộc đời lắm éo le, bạc phận: Lấy chồng hai lần, hai lần làm lẽ và hai lần chồng đều chết sớm. Điều đó, với bà là những biểu hiện cụ thể, đầy nước mắt của nỗi đau “hồng nhan bạc phận”. Mở đầu bài thơ “Tự tình”, tác giả gợi ra một khoảng thời gian, một góc không gian xao xác tiếng trống canh:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Đây là một thứ không gian, thời gian nghệ thuật được vận dụng làm nền cho sự thổ lộ tâm trạng tác giả: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”. “Văng vẳng” chính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó vừa biểu thị tâm trạng, không khí, cái không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đêm khuya thanh vắng. Câu thứ hai nhức nhối một tâm sự:
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
Hay nhất của câu thơ thứ hai là từ “trơ”. Trơ là trơ trọi, cô đơn, lẻ loi. Nhà thơ cảm nhận nỗi buồn hồng nhan. Một nỗi buồn “cụ thể” càng kinh khủng hơn khi cọ xát với toàn xã hội, toàn cuộc đời: “nước non”. Một nỗi buồn đè nặng lên tâm sự bà, lên số phận của người phụ nữ. Không chịu đựng nổi, bà muốn chống lại, thoát khỏi. “Chén rượu hương đưa” là một phương tiện. Không phải phương tiện duy nhất nhưng hầu như là cuối cùng cho một đè nén quá mức. Thế nhưng, bi kịch vẫn cứ là bi kịch:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”.
Câu thơ nữ sĩ gợi nhớ một câu thơ đầy trầm tư của Lí Bạch:
“Dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt
Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu”
Bất lực, câu thơ chuyển sang một sự cám cảnh sinh tình. Hồ Xuân Hương nói:
“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Trong quan điểm thẩm mĩ xưa, vầng trăng tượng trưng cho cuộc đời, tuổi tác của người phụ nữ. Câu “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” vừa là một hình ảnh đẹp, có thực nhưng đượm buồn. Cái buồn của một “vầng trăng khuyết”. Đối với thơ xưa, cảnh là tình, cảnh trăng khuyết man mác, gợi nhớ cuộc đời bà. Trong “mời trầu” bà đã ẩn ý suy nghĩ như vậy.
Sang câu 5, 6 tứ thơ như đột ngột chuyển biến. Sự cụ thể trong miêu tả khiến việc tả cảnh trở nên thuần khiết. Một cảnh thực hoàn toàn:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Nghệ thuật đảo ngữ và đối tạo nên sự sinh động và cảnh đầy sức sống. Một sức sống nhờ tài quan sát của bà như quẫy đạp, cựa mình. Cảnh này chỉ có thể là cảnh của “Bà chúa thơ Nôm” chứ không phải của ai khác. Rõ ràng, dẫu đang rất buồn, rất cô đơn nhưng điều đó vẫn không suy giảm chất riêng của Hồ Xuân Hương.
Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khao khát với cuộc đời khiến cho dù lòng đầy cám cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa chan sức sống. Đó là sự lí giải về những phản kháng, đối nghịch trong bản chất bà, tạo nên những vần thơ châm biếm đối lập. Vũ khí ấy hơn hẳn chén rượu “say rồi tỉnh”. Đó là phương tiện kì diệu nâng đỡ tâm hồn bà. Chỉ như thế mới có thể hiểu tâm trạng, tiếng thở dài của Hồ Xuân Hương, ở hai câu thơ kết:
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”.
Yêu đời là thế, sức sống mãnh liệt là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn: “Xuân đi xuân lại lại”, điệp từ chỉ cái vòng luẩn quẩn đáng ghét, vô vị của ngày tháng, cuộc đời. Điều này khiến bà không tránh khỏi một tiếng thở dài chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “mảnh tình” đang bị san đi, sẻ lại… chia xới. Đối với trái tim thiết tha với đời kia, điều đó như một vết thương, nhức nhối.
Người ta nói rằng thơ là tâm trạng, là một bức thông điệp thẩm mĩ. Đọc “Tự tình”, là thấu hiểu được tâm sự ẩn chứa bi kịch của Hồ Xuân Hương. Là một nhân cách luôn khao khát hạnh phúc, là một tâm hồn tràn đầy sức sống, yêu đời lại bắt gặp toàn những dở dang, bất hạnh, điều đó tạo nên trong thơ bà có khi là môt tiếng thở dài.
Một tiếng thở dài đáng quý của một người có hoài bão nhưng không thể thực hiện được, trách nhiệm là ở phía xã hội phong kiến, một xã hội mà hạnh phúc riêng đã đối lập thật gay gắt với cơ cấu xã hội chung. Trong chiều hướng ấy, “Tự tình” là một bài thơ đòi quyền hạnh phúc, một lời phản kháng độc đáo lại chứa chan tiếng nói bênh vực của người phụ nữ, tạo được sự thấu hiểu, đồng cảm với những cảnh ngộ éo le, trắc trở.
Gửi đến bạn 💕 Nghị Luận Tràng Giang 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Bài Văn Nghị Luận Tự Tình Lớp 11 Đặc Sắc – Mẫu 6
Đón đọc bài văn nghị luận Tự tình lớp 11 đặc sắc sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng làm bài hay và cách diễn đạt giàu ý nghĩa.
Hồ Xuân Hương một nữ sĩ đại tài của văn học Việt Nam, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Các vần thơ của bà tập trung nói về người phụ nữ với sự ý thức cao độ về vẻ đẹp hình thức và nhân cách. Nhưng đằng sau những vần thơ ấy còn là nỗi đau thân phận bị rẻ rúng. Nỗi niềm đó được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của bà, và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến bài Tự tình II.
Văn bản nằm trong chùm thơ Tự tình gồm có ba bài. Cả ba bài đều thể hiện nhất quán nỗi tự thương mình trong tình cảnh cô đơn, lẻ loi và khao khát hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt. Những vần thơ còn thể hiện sự vùng vẫy, bứt phá để dành hạnh phúc cho chính mình, nhưng cuối cùng vẫn phải nhận về thất bại cay đắng.
Trước hết thân phận người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện đầy cay đắng xót xa, họ ý thức về thân phận mình, ý thức về tuổi thanh xuân trôi nhanh mà hạnh phúc lứa đôi chưa được trọn vẹn:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Trong đêm khuya tĩnh mịch, cái sự vật đều trở về trạng thái lặng thì tiếng trống “vắng vẳng” nghe càng trở nên da diết, dồn dập hơn, nó như thúc giục người phụ nữ về sự chảy trôi của thời gian, của thanh xuân. Câu thơ thứ hai diễn tả nỗi niềm trơ trọi, cô đơn của những người phụ nữ trong không gian quạnh hiu đó. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu càng nhấn mạnh hơn nữa vào thân phận bất hạnh của họ.
Từ “hồng nhan” vốn được hiểu là người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Nhưng đến đầu thế kỉ XVIII chữ “hồng nhan” thường gắn liền với yếu tố “bạc mệnh”: để nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: “Rằng hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu” hay “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”. Trong bài thơ này, Hồ Xuân Hương dùng từ “hồng nhan” với ý nghĩa hồng nhan bạc mệnh, diễn tả nỗi niềm chua xót trước thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Trong nỗi đau của kẻ hồng nhan bạc mệnh, nhân vật trữ tình tìm đến rượu để quên, đến trăng để bầu bạn nhưng chén rượu uống vào muốn say mà lại càng tỉnh, ngắm trăng lại càng nhận rõ thân phận bất hạnh của bản thân. Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết, cũng như con người thanh xuân sắp qua mà tình duyên vẫn còn lận đận, lỡ dở.
Bốn câu thơ đầu, khung cảnh nhuốm màu tâm trạng của nhân vật trữ tình, kết hợp với thủ pháp tương phản: một bên là con người cô đơn, nhỏ bé với một bên là không gian rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ (hồng nhan/ nước non), thời gian đêm mênh mông, quạnh vắng, lạnh lùng với sự bé nhỏ của người phụ nữ (vầng trăng, trống canh); rượu không thể làm con người khuây khỏa, say lại tỉnh,… tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm nổi bật sự cô đơn, buồn chán của nhân vật trữ tình – người phụ nữ.
Không chỉ vậy, người phụ nữ còn ý thức về hạnh phúc và nỗi đau thân phận. ý thức về hạnh phúc ngày càng rời xa, nhân vật trữ tình có những phản ứng hết sức quyết liệt:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Hai câu thơ thể hiện một sức sống mạnh mẽ, khỏe khoắn bằng những hình ảnh thơ hết sức độc đáo: rêu, đá. Rêu vốn là loài cây mềm mại, nhỏ bé nhưng dưới con mắt của tác giả những đám rêu tưởng nhỏ bé, yếu đuối đó lại “xiên ngang mặt đất” mà trỗi dậy tìm sự sống; hòn đá tưởng chừng như chỉ đứng bất động trước sự chảy trôi của thời gian lại có thể “đâm toạc chân mây”.
Dưới con mắt của Hồ Xuân Hương tất cả các sự vật tưởng như bất động, không có sự sống lại được tác giả cấp cho sức sống tràn trề, mạnh mẽ. Nhưng không dừng lại ở đó hình ảnh những sự vật đó kết hợp với cụm từ “xiên ngang” “đâm toạc” đã cho thấy sự bứt phá, không cam chịu số phận đau khổ, tủi hèn của nhân vật trữ tình. Đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ khi người phụ nữ luôn được giáo dục với tinh thần cam chịu, nhẫn nhục, an phận thủ thường thì câu thơ mang nhiều ý nghĩa tích cực, tiến bộ.
Người phụ nữ trong bài thơ không chấp nhận số phận mà bộc lộ niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc, mở ra khả năng đấu tranh để đạt được tình yêu hạnh phúc về cho chính mình. Ý thơ này thống nhất với những bài thơ khác trong chùm thơ Tự tình của bà: “Thân này đâu đã chịu già tom” – khát vọng tình yêu được thể hiện nhất quán.
Nhưng trước thực tại quá đỗi phũ phàng, dường như người phụ nữ cũng phải chấp nhận: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”, câu thơ cất lên đầy ai oán chua xót. Trong một bài thơ khác Hồ Xuân Hương đã từng viết: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” để cho thấy rõ hơn số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Tuổi xuân người con gái có được là bao nhiêu, xuân “lại lại” đồng nghĩa với thanh xuân người con gái ngày một ngắn lại, vậy mà mảnh tình cũng phải san sẻ, chia năm sẻ bảy. Câu thơ với cách dùng từ độc đáo, cho thấy sự nhỏ dần, ít dần của tình duyên: mảnh tình – nhỏ bé, san sẻ – càng ít hơn và cuối cùng phần nhận được chỉ còn lại “tí con con”.
Bằng khả năng điều khiển ngôn ngữ tài tình, Hồ Xuân Hương đã cho người đọc phần nào thấy được thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ, tình yêu bị san sẻ, hạnh phúc không thể với đến. Nhưng đồng thời còn thấy được khát khao hạnh phúc mãnh liệt của họ. Qua những vần thơ đó Hồ Xuân Hương cũng lên án xã hội phong kiến đã kìm kẹp nhu cầu hạnh phúc chính đáng của con người.
Giới thiệu 🍀 Nghị Luận Đây Thôn Vĩ Dạ 🍀 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Nghị Luận Văn Học Tự Tình Lớp 11 Nâng Cao – Mẫu 7
Tài liệu nghị luận văn học Tự tình lớp 11 nâng cao sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học và trau chuốt cho mình một văn phong hay.
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII — đầu thế kỉ XIX. Ngoài tập “Lưu Hương kí” bà còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi… thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên. Chùm thơ “Tự tình” phản ánh tâm tư tình cảm của Hồ Xuân Hương, của một người phụ nữ lỡ thì quá lứa, duyên phận hẩm hiu, … Bài thơi này là bài thứ hai trong chùm thơ Tự tình” ba bài.
Thi sĩ Xuân Diêu trong bài “Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm” đã viết: “Bộ ba bài thơ trữ tình này cùng với bài “Khóc vua Quang Trung” của công chúa Ngọc Hân làmị một khóm riêng biệt, làm tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm bản thân của đời mình trong văn học cổ điển Việt Nam…” Ông lại nhận xét thêm về đỉệ thơ, giọng thơ: “…trong bộ ba bài thơ tâm tình này, bên cạnh bài thơ vẩn “ênh hẻ nênh và bài thơ vần “om” oán hận, thì bài thơ vần “on” này mong đợi, chon von”.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tĩnh,
Vầng trăng bống xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”.
Hai trong ba bài thơ, nữ sĩ đều nói về đêm khuya, canh khuya. Ở “Tự tình I” bà vì “Tiếng gà vãng vẳng gáy trên bom – Oán hận trông ra khắp mọi chòm”. Ở bài thơ này cũng vậy, bà tỉnh dậy lúc canh khuya, hay thao thức suốt đêm khuya, tâm trạng ngổn gang phiền muộn.
Âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại như thúc giục thời gian trôi nhanh, tuổi đời người đàn bà trôi nhanh: “Canh khuya văng vẳng trống canh dồn”. “Hồng nhan” là sắc mặt hồng, chỉ người phụ nữ. “Trơ” nghĩa là lì ra, trơ ra, chai đi, mất hết cảm giác. “Nước non”: chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội.
Câu thơ: “Trơ cái hồng nhan với nước non” nói lên một tâm trạng: con người đau buồn nhiều nỗi, nay nét mặt thành ra trơ đi trước cảnh vật, trước cuộc đời, tựa như gỗ đá, mất hết cảm giác. Nỗi đau buồn đã đến cực độ. Từ “cái” gắn liền với chữ “hồng nhan” làm cho giọng thơ trĩu xuống, làm nổi bật cái thân phận, cái duyên phận, cái duyên số đã quá hẩm hiu rồi. Ta có cảm giác tiếng trống dồn canh khuya, thời gian như cơn gió lướt qua cuộc đời, lướt qua số phận và thân xác nhà thơ.
Con người đang than thân trách phận ấy đã có một thời son trẻ tự hào: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”, có phẩm hạnh một “tấm lòng son” trọn vẹn, lại tài năng, thế mà nay đang trải qua những đêm dài cay đắng. Qua đó, ta thấy cái xã hội phong kiến buổi ấy chính là tác nhân đã làm xơ xác, khô héo phận hồng nhan.
Đằng sau hai câu đề là những tiếng thở dài ngao ngán. Cố vẫy vùng để thoát ra, bươn ra khỏi cái nghịch cảnh nhưng đâu dễ! Tiếp theo là hai câu thực:
“Chén rượu hương đưa say lợi tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Nghệ thuật đối rất thần tình: “Chén rượu” với “vầng trăng”, trên thì “hương đưa”, dưới lại có “bóng xế”, đặc biệt ba chữ “say lại tỉnh” vời “khuyết chưa tròn” đăng đối, hô ứng nhau làm nổi bật bi kịch về thân phận người đàn bà dang dở, cô đơn. Muốn mượn chén rượu để khuây khoả lòng mình, nhưng vừa nâng chén rượu lên môi mùi hương phả vào mặt, đưa vào mũi.
Tưởng uống rượu cho say để quên đi bao nỗi buồn, nhưng càng uống càng tỉnh. “Say lại tỉnh” để rồi tỉnh lại say, cái vòng luẩn quẩn ấy về duyên phận của nhiều phụ nữ đương thời, trong đó có Hồ Xuân Hương như một oan trái. Buồn tủi cho thân phận, bao đêm dài thao thức đợi chờ, nhưng tuổi đời ngày một “bóng xể”.
Bao hi vọng đợi chờ. Đến bao giờ vầng trăng mới “tròn”? Đến bao giờ hạnh phúc đến trong tám tay, được trọn vẹn, đầy đủ? Sự chờ mong gắn liển với nỗi niềm khao khát. Càng cô đơn càng chờ mong, càng chờ mong càng đau buồn, đó là bi kịch của những người đàn bà quá lứa lỡ thì, tình duyên ngang trái, trong đó có Hồ Xuân Hương.
Hai câu trong phần luận, tác giả lấy cảnh để ngụ tình. Đây là hai câu thơ tả cảnh “lạ lùng” được viết ra giữa đêm khuya trong một tâm trạng chán ngán, buồn tủi:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.
Ý thơ cấu trúc tương phản để làm nổi bật cái dữ dội, cái quyết liệt của sự phản kháng. Từng đám rêu mềm yếu thế mà cũng “xiên ngang mặt đất” được! Chỉ có rải rác “đá mấy hòn” mà cũng có thể “đâm toạc chân mây” thì thật kì lạ! Hai câu thơ, trước hết cho ta thấy thiên nhiên tiềm ẩn một sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng.
Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ mang màu sắc, đường nét, hình khối mà còn có gương mạt, có thái độ, có hành động, cũng “xiên ngang…”, cũng “đâm toạc”… mọi trở ngại, thế lực. Xuân Hương vốn tự tin và yêu đời. Con người ấy đang trải qua nhiều bi kịch vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng mạnh mẽ, dữ dội nhưng thực tại vẫn chua xót. Đêm đã về khuya, giữa cái thiên nhiên dào dạt, bốn bề mịt mùng bao la ấy, người đàn bà hẩm hiu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Chẳng thế mà trong bài “Tự tình”, nữ sĩ đã buồn tủi viết:
“Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”.
Cả nỗi đau trần thế như dồn tụ lại đáy lòng một người đàn bà cô đơn. Khao khát được sống trong hạnh phúc, được làm vợ, làm mẹ như mọi người đàn bà khác. Nhưng “hồng nhan bạc mệnh”! Đêm càng về khuya, người đàn bà không thể nào chợp mắt được, trằn trọc, buồn tủi, thân đơn chiếc, thiếu thốn yêu thương, xuân đi rồi xuân trở về, mà tình yêu chỉ được “san sẻ tí con con”, phải cam chịu cảnh ngộ:
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Xuân đi qua, xuân trở lại, nhưng với người phụ nữ thì “mỗi năm mỗi tuổi như đuổi xuân đi”… Chữ “ngán” nói lên nỗi đau, nỗi buồn tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, đang trải qua sự mòn mỏi, đợi chờ. Tình duyên, tình yêu như bị tan vỡ, tan nát thành nhiều “mảnh”, thế mà chua chát thay chỉ được “san sẻ tí con con”.
Câu thơ là tiếng than thân trách phận. Phải chăng đây là lần thứ hai Hồ Xuân Hương chịu cảnh làm lẽ? Tinh đã vỡ ra thành “mảnh” lại còn bị “san sẻ”, đã “tí” lại “con con”. Mỗi chữ như rưng rưng những giọt khóc. Câu thơ này, tâm trạng này được nữ sĩ nói rõ thêm trọng bài “Lấy chồng chung”:
“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung,
Năm thì mười hoạ hay chăng chớ,
Môt tháng đôi lẩn có cũng không!”.
Tóm lại, “Tự tình” là lời tự than, tự thương xót, buồn tủi cho duyên số, duyên phận hẩm hiu của mình. Càng thao thức cô đơn, càng buồn tủi. Càng buồn tủi, càng khao khát được sống trong hạnh phúc trọn vẹn, đầy đủ. Thực tại nặng nề, cay đắng bủa vây, khiến cái hồng nhan phơi ra, “trơ” ra với nước non, với cuộc đời. Người đọc vô cùng cảm thông với nỗi lòng khao khát sống, khao khát hạnh phúc của nữ sĩ và người phụ nữ trong xã hội cũ. Giá trị nhân bản là nội dung sâu sắc nhất của chùm thơ lự tình” của Hồ Xuân Hương.
Cách dùng từ rất đặc sắc, độc đáo thể hiện phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương: “trơ cái hồng nhan”, “say lại tỉnh”, “khuyết chưa tròn”, “xiên ngang”, “đâm toạc”, “ngán nỗi”, “lại lại”, “tí con con”, … Chữ dùng sắc nhọn, cảnh ngụ tinh, diễn tả mọi đau khổ bi kịch về duyên số. Qua bài thơ này, ta càng thấy rõ Hồ Xuân Hương đã đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào lời ca, bình dị hoá và Việt hoá thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bà xứng đáng là “Bà chúa thơ Nôm” của nền thi ca dân tộc.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Nghị Luận Bài Thơ Tự Tình 2 – Mẫu 8
Đón đọc văn mẫu nghị luận bài thơ Tự tình 2 cùng những phân tích và cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam – Hồ Xuân Hương.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.
Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ – trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu. Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uống rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu! Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.
Nếu như bốn câu thơ đầu tiên diễn tả cái tâm trạng chờ đợi mòn mỏi có phần tuyệt vọng, buông xuôi, thì ở hai câu năm và sáu, Hồ Xuân Hương đã bất ngờ vẽ ra hình ảnh một sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xế xiên ngang mặt đất soi chiếu tới. Ta có thể tưởng tượng: mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hoá ra thân phận mình cô đơn không bằng được như mấy thứ vô tri vô giác kia!
Đây không nhất thiết phải là cảnh thực, mà có thể chỉ là hình ảnh trong tâm tưởng. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc có ý tiếp cái mạch văn trũng bóng xế ở câu trên. Nhưng các sự vật, hình ảnh thiên nhiên ở đây diễn ra trong dáng vẻ khác thường, do việc tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ hành động có tính chất mạnh mẽ, dữ dội:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hon.
Hai câu thơ này cũng có thể hiểu là đảo ngữ: rêu từng đám xiên ngang mặt đất, còn đá mấy hòn vươn lên đâm toạc chân mây. Và đó không phải là hình ảnh của ngoại cảnh, mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đập phá, muốn làm loạn, muôn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính manh mẽ, táo bạo của chính Hồ Xuân Hương.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Những dồn nén, bức bôi, đập phá của tâm trạng nhà thơ bất ngờ bộc phát, và cũng bất ngờ lắng dịu, nhường chỗ cho sự trở lại của nỗi buồn chán và bất lực, chấp nhận và cam chịu. Càu thơ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời cứ trôi đi, thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút.
Tác giả đã đi, tình yêu mà hạnh phúc thì chỉ được hưởng tí chút. Tác giả đã dùng từ mảnh tinh để nói cái tình bé như mảnh vỡ. Lại nói san sẻ – Chắc là san sẻ với chồng, san sẻ với vợ cả chăng? Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, như một tổng kết, như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ có số phận lẽ mọn về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn trong xã hội xưa.
Bài thơ là lời than thở cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ chịu cảnh lẽ mọn, thể hiện thái độ bi quan, chán nản cùa tác giả và thân kiếp thiệt thòi của con người. Đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ là sử dụng những từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh. Tác giả chủ yếu sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, bằng những động từ chỉ tình thái: dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc, đi, lại lại, san. sẻ, … và tính từ chỉ trạng thái: say, tỉnh, khuyết, tròn… để miêu tả những cảm nhận về sự đời và số phận.
Hình ảnh trong bài thơ gây ấn tượng rất mạnh bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ thường đẩy đối tượng miêu tả tới độ cùng cực của tình trạng mang tính tạo hình cao. Nói về sự cô đơn, trơ trọi đến vô duyên của người phụ nữ thì: Trơ cái hồng nhan với nước non. Mấy chữ xiên ngang, đâm toạc đều là những hành động mạnh mẽ như muốn tung phá, đầy sức sông thể hiện những cảm xúc trẻ trung.
Tác phẩm trình bày một cách nghệ thuật mối mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của người phụ nữ trong cảnh lẽ mọn với hiện thực phũ phàng là sống trong cô đơn, mòn mỏi mà họ phải chịu đựng, giữa mong ước chính đáng được sống trong hạnh phúc vợ chồng với việc chấp nhận thân phận thiệt thòi do cuộc sống đem lại. Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại.
Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch không thể giải toả. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yêu cầu giải phóng con người, giải phóng tình cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở của những điều kiện lịch sử – xã hội mới mà thôi.
Đón đọc tuyển tập 🌟 Nghị Luận Về Bài Thơ Nói Với Con 🌟 15 Bài Văn Ngắn Hay
Nghị Luận Về Tự Tình 2 Đạt Điểm Cao – Mẫu 9
Để viết bài nghị luận về Tự tình 2 đạt điểm cao, các em học sinh không chỉ cần luyện tập cho mình cách diễn đạt hay, sinh động mà còn có cảm quan văn học sâu sắc. Tham khảo bài văn mẫu nghị luận Tự tình được chọn lọc dưới đây:
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng lạ, độc đáo trong văn học Việt Nam, những vần thơ bà viết về phụ nữ rất lạ và táo bạo thể hiện những khao khát hết sức nhân bản của con người. Bài thơ Tự tình II đã nói lên nỗi lòng của người phụ nữ trong cảnh lấy chồng chung, đồng thời cũng bộc lộ khát vọng bứt phá, tự do hết sức mãnh liệt.
Bài thơ mở đầu bằng lời bộc bạch đầy u sầu:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Trong đêm khuya thanh vắng, không gian càng trở nên tĩnh mịch hơn, nỗi khắc khoải ngóng đợi chồng trở về lại càng mãnh liệt hơn. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống như thúc giục, như làm cho nỗi buồn chồn, lo lắng càng sâu đậm hơn. Đồng thời tiếng trống ấy cũng là sự thông báo về thời gian tâm trạng của người phụ nữ. Nỗi khắc khoải, thảng thốt của người đàn bà.
Tâm trạng đơn côi ấy đã được Hồ Xuân Hương khắc họa rõ nét chỉ qua duy nhất một từ “trơ”. Trơ được đảo lên đầu câu, trơ ở đây chính là nỗi niềm cô đơn, trơ trọi, người con gái ấy trơ “cái hồng nhan” với trời với nước một cách buồn tủi, bẽ bàng. Không chỉ vậy hồng nhan kết hợp với từ cái lại khiến cho nó thêm phần rẻ rung, mỉa mai và tội nghiệp. Người phụ nữ cô đơn lặng lẽ đếm thời gian trôi và ý thức sâu sắc hơn nỗi bất hạnh, sự bẽ bàng, tủi hổ của bản thân.
Vậy, họ phải làm gì, phải bằng cách nào mới có thể thoát khỏi tâm trạng sầu muộn tột cùng ấy. Có lẽ cách đơn giản nhất chính là tìm đến với rượu, để giúp con người ta quên đi thực tại phũ phàng:
Chén rượu đưa hương say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Nhưng thực tại lại trớ trêu hơn, tìm đến rượu tưởng say, tưởng quên được nhưng càng uống người phụ nữ lại càng tỉnh ra, càng nhận rõ hơn sự cô đơn của mình. Đau đớn hơn nàng nhìn vầng trăng đã xế, nghĩ đến thân phận mình đã lớn tuổi mà hạnh phúc vẫn chưa trọn vẹn, nhân duyên vẫn “khuyết chưa tròn”. Tình cảnh của Hồ Xuân Hương không phải là hiện tượng cá biết, ta bắt gặp nàng Kiều cũng có nỗi niềm tương tự: “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).
Đôi mắt Hồ Xuân Hương tiếp tục hướng ra ngoại cảnh, có lẽ bài đang tìm kiếm sự sẻ chia, mong muốn bày tỏ nỗi lòng mình:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Hai động từ “xiên” “đâm” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh trạng thái, sự chuyển biến của thiên nhiên nhưng đây đồng thời cũng chính là tâm trạng của con người. Thiên nhiên cũng mang trong mình nỗi niềm phẫn uất của con người, cỏ cây không mềm yếu mà mạnh mẽ xiên ngang mặt đất; đá cũng tự gọt mình, trở nên rắn chắc hơn để đâm toạc đám mây. Tất cả các sinh vật đều cố gắng, gồng mình vươn lên không chấp nhận những cản trở để vươn tới ánh sáng, vươn tới hạnh phúc.
Câu thơ phản ánh nỗi phẫn uất đến tận cùng của Hồ Xuân Hương nhưng đồng thời cũng thể hiện sự phản kháng, muốn bứt phá, chối bỏ những luật lệ phong kiến hà khắc để được sống và có một hạnh phúc thực sự cho riêng mình. Câu thơ thể hiện nét tính cách mạnh mẽ, táo bạo của Hồ Xuân Hương.
Khép lại bài thơ, Hồ Xuân Hương viết:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Đọc hai câu thơ ta cảm nhận thấy rõ nỗi chán ngán đến tột cùng của Hồ Xuân Hương. Vậy nàng đang ngao ngán điều gì? Nỗi chán ngán của nàng chính là “xuân đi xuân lại lại”, nghĩa là thời gian trôi đi, hết mùa xuân này đến mùa xuân khác, cũng đồng nghĩa với việc tuổi thanh xuân trôi qua mà hạnh phúc người con gái vẫn chưa được tròn vẹn, niềm mong ngóng hạnh phúc dường như ngày một bị thời gian đẩy ra xa hơn.
Câu thơ cuối ngắt nhịp 2/2/3 cho thấy tình cảm vốn mong manh, bé nhỏ này lại bị chia năm sẻ bảy, chỉ còn lại tý con con. Câu thơ đầy chán ngán, xót thương, oán thán, tủi hờn. Cũng bởi vậy mà, đã có lần phẫn uất, Hồ Xuân Hương đã lớn tiếng chửi cái kiếp lấy chồng chung: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Hạnh phúc luôn bé nhỏ như chiếc chăn hẹp với khao khát yêu thương to lớn của con người.
Bài thơ cho thấy tài năng nghệ thuật độc đáo của Bà chúa thơ nôm đó là nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các động từ mạnh (xiên, đâm), đảo ngữ, dùng những từ ngữ mới lạ độc đáo (trơ cái hồng nhan). Ngoài ra nghệ thuật xây dựng hình ảnh đặc sặc cũng đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Qua bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng đầy tủi hơn, uất hận của Hồ Xuân Hương cho duyên phận hẩm hiu của mình. Đồng thời cũng thể hiện khát vọng vượt thoát và nhu cầu hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của bà. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng lòng của biết bao phụ nữ trong xã hội cũ.
Gợi ý cho bạn 💧 Bình Giảng Đất Nước 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Nghị Luận Tự Tình 2 Ngắn Gọn – Mẫu 10
Bài văn nghị luận Tự tình 2 ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích mà vẫn giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu đạt.
Văn học trung đại Việt Nam đánh dấu sự thành công của các nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm để lại dấu ấn vô cùng mạnh mẽ. Nguyễn Du có Đoạn trường tân thanh, Tú Xương có Thương vợ, Nguyễn Khuyến có chùm thơ về thu. Và có một nữ thi sĩ nổi bật lên giữa những chùm quả ngọt ấy đó là Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm của nền văn học nước nhà.
Bà đã để lại cho người đời sau những bài thơ nói lên tiếng nói của người phụ nữ, cất lên tiếng thơ tố cáo, đấu tranh cho quyền phụ nữ vô cùng sâu sắc. Đặc biệt, Tự tình II là một tác phẩm vô cùng xuất sắc thể hiện được tài năng và tư tưởng của bà.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non”.
Cũng như bao người phụ nữ trong xã hội cũ, Hồ Xuân Hương cũng phải chịu kiếp chồng chung. Bà từng cất lên tiếng thơ ai oán:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.”
Có lẽ vì vậy mà bà hiểu hơn những nỗi lòng của người phụ nữ chung số phận. Giữa đêm khuya tĩnh mịch, khi mà mọi vật, mọi người đang chìm trong giấc ngủ thì người phụ nữ kia vẫn chưa thể nhắm mắt vì nỗi lòng thổn thức của chính mình. Tiếng trống điểm canh vẫn vang vọng giữa cảnh khuya, khiến lòng người khôn nguôi nghĩ về cuộc đời, về số phận trái ngang.
Từng khoảng khắc thời gian trôi qua dường như chỉ là bao nỗi trằn trọc của kẻ ” hồng nhan”. Người phụ nữ ấy một mình trơ trọi giữa khoảng không, đang mong đợi chút gì như thứ hạnh phúc nhỏ bé lên lỏi vào trong tâm khảm. Nỗi cô cô đơn, tủi hổ tràn ngập, bao vây quanh thân người con gái, dòng tâm trạng bẽ bàng, chịu đựng, chán chường trước cuộc đời.
Chao ơi! Sao đời người phụ nữ khổ cực đến vậy, một mình chịu đựng, một mình thôi. Duyên phận hẩm hiu, tình người nông cạn, ai hiểu nỗi lòng lúc này. Càng khát khao hạnh phúc bao nhiêu thì nỗi cô đơn càng tràn ngập bấy nhiêu. Nỗi lòng đành mượn rượu tâm tình để quên đi hết tất thảy những khổ đau ngập tràn:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Nhưng rượu có làm quên đi được nỗi sầu dằng dặc đang bủa vây tâm hồn người phụ nữ uống, càng tỉnh lại càng đau. Hương rượu càng khiến lòng người thêm đau khổ, càng gợi nỗi niềm muôn thuở chia xa. Làm sao để quên đi niềm đau ấy, làm sao để với lấy chút bình yên trong trái tim mình.
Chẳng thể nào quên được nỗi tuyệt vọng vô bờ bến, nhìn lên vầng trăng mong tìm chút đồng cảm, mong vẻ đẹp tròn đầy của ánh trăng mang chút hy vọng cho niềm hạnh phúc. Vậy mà vầng trăng cũng vô tình khuyết đi như hạnh phúc chẳng thể cập bờ viên mãn. Vầng trăng bao giờ mới tròn vẹn, hạnh phúc đôi ta bao giờ mới tuyệt diệu và bình yên, bao giờ mới thôi khao khát đợi chờ, bao giờ mới ngừng đau khổ , cô đơn. Nỗi buồn không thể ngừng, càng ngập trong men rượu nỗi buồn càng tàn toả, cảnh vật cũng mang vẻ sầu tư.
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” chứ, thiên nhiên mang nỗi buồn nhân thế:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
Nhưng dù buồn trong nó vẫn mang sức mạnh ngang tàn. Có nhỏ bé, có yếu ớt những vẫn mạnh mẽ vươn lên. Đó là một sức sống mãnh liệt của thiên nhiến ẩn dụ cho sự đấu tranh giành lấy hạnh phúc của người phụ nữ. Họ không cam chịu, không khuất phục trước số phận. Tình duyên lận đận nhưng không vì thế mà chấp nhận nỗi cô đơn, vẫn muốn đấu tranh để giành lấy hạnh phúc của mình.
Trong lòng những người phụ nữ vẫn ngập tràn hy vọng, ngập tràn niềm tin ở tương lai về hạnh phúc và tình yêu, mong chờ nhưng tháng ngày bình yên. Nhưng đời vốn trớ trêu, chút hy vọng ấy lại bị nghịch cảnh quấn lấy một lần nữa. Thực tại phũ phàng, cuộc đời lại bế tắc, chán nản:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Xuân thì vẫn cứ thế tuần hoàn, vòng xoay của số phận cũng cứ tuần hoàn như thế. Mà tình yêu, hạnh phúc vẫn cứ dở dang, chật hẹp. Duyên đôi lứa đã ít ỏi, nhỏ bé, từng mảnh vụn vỡ nhỏ nhoi mà vẫn đành chấp nhận aản sẻ, chia xớt cho người.
Từng lời thơ thốt ra chứa chan niềm xót xa, cay đắng. Có chua xót, có đăng cay, có niềm tin, có quyết liệt, có cô đơn, có thất vọng và cả tủi hờn. Tiếng thơ đượm buồn và chứa chan khát khao mãnh liệt niềm hạnh phúc trong xã hội đầy rẫy bất công. Lối biểu cảm tinh tế theo từng dòng tâm trạng đã khiến người đọc thổn thức theo từng lời chữ thốt ra, qua đó ta thêm yêu thương và trân trọng vẻ đẹp, tấm lòng của những người phụ nữ, thêm yêu, thêm quý hồn thơ của nữ sĩ tài ba Hồ Xuân Hương.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Nghị Luận Tự Tình 2 Học Sinh Giỏi – Mẫu 11
Tham khảo bài nghị luận Tự tình 2 học sinh giỏi dưới đây để có thêm những phân tích chi tiết và cảm nhận sâu sắc những tầng nghĩa khác nhau của tác phẩm.
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi”
Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ Nôm, một hiện tượng đặc biệt của thơ ca trung đại Việt Nam. Nữ thi sĩ có số phận éo le, ngang trái nên hồn thơ của bà là tiếng nói đại diện cho những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến với một khát vọng tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Chùm thơ Tự tình của bà gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư, tình cảm của nhà thơ_ một người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không trọn vẹn, quá lứa lỡ thì. Trong đó Tự tình bài II được coi là bài thơ hay nhất, giàu cảm xúc và lắng đọng nhất.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
…Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng cái đặc sắc không phải viết bằng chữ Hán mà được viết bằng ngôn ngữ dân tộc chữ Nôm. Phải đến thời kì Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du thì phong trào làm thơ Nôm mới đạt đến đỉnh cao thực sự.
Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đa tài, đa tình mà số phận truân chuyên. Bà là con vợ lẽ, lại đã từng muộn màng đường tình duyên, từng mang thân đi làm lẽ và sống trong cảnh góa bụa. Chính hoàn cảnh ấy là cảm hứng cho bà sáng tác chùm thơ Tự tình. Bài thơ Tự tình II là hình ảnh người phụ nữ cô đơn, lẻ loi trong đêm khuya thanh vắng than ngẫm, đau xót cho thân phận của mình.
Phân tích bài thơ theo bố cục đề thực luận kết của thể thơ Đường luật. Với hai câu thơ đầu là không gian, thời gian cùng với tâm trạng tê tái của người phụ nữ.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Thời gian ở đây là lúc đêm khuya khi mà con người chìm sâu vào trong giấc ngủ để nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt mỏi, thì nhân vật trữ tình ở đây lại thao thức, trằn trọc không ngủ được. Không gian là khoảng không bao la, rộng lớn yên tĩnh, vắng lặng nghe thấy “văng vẳng trống canh dồn” báo hiệu thời gian trôi qua rất nhanh.
Nghệ thuật lấy động tả tĩnh lấy cái âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh để nói cái không gian tĩnh lặng về đêm. Lấy cái ngoại cảnh để nói tâm cảnh. Là cảnh vật tác động đến con người hay là vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đêm khuya thanh vắng là lúc con người ta trở nên bé nhỏ và lạc lõng vô cùng khi giường đơn gối chiếc đối diện với chính mình mà cảm thấy “trơ”.
“Trơ”ở đây là trơ trọi, là cô độc chỉ có một mình, được đặt ở đầu câu càng nhấn mạnh nỗi đau, sự bất hạnh của một người phụ nữ có “hồng nhan”. Ấy là chỉ cái vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài của người con gái “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” nhưng cũng là để nói đến cái phẩm hạnh “Tấm lòng son” bên trong. Chữ “cái” nhằm cụ thể hóa đối tượng diễn tả “cái hồng nhan” cho thấy sự tủi hổ, bẽ bàng khi nhan sắc, đức hạnh của người phụ nữ bị coi rẻ, bị mỉa mai.
“Nước non” chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội bên ngoài. “Trơ” phải chăng cũng là sự thách thức “nước non” của một con người có cá tính mạnh mẽ, táo bạo. Nó có cùng hàm nghĩa với chữ trơ trong câu thơ sau của Bà Huyện Thanh Quan: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”. Vì lắm đau buồn mà nét mặt con người như trơ ra trước cảnh vật, trước mọi người như hóa đá không còn cảm giác. Người đọc tưởng như nghe được cả tiếng thở dài, ngao ngán của người phụ nữ trước duyên phận bẽ bàng.
Hai câu thực là lựa chọn của tác giả khi sầu tìm đến rượu, bà muốn mượn chút hương nồng để quên đi nỗi buồn nhưng càng uống lại càng tỉnh lại càng đau, nỗi buồn không nguôi trong vòng xoáy luẩn quẩn.
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Ngẩng đầu lên ngắm trăng mà trăng đã xế khi chưa lúc nào tròn. Vầng trăng ở đây vừa là hình ảnh thiên nhiên vừa là hình ảnh tượng trưng cho tuổi xuân của thi sĩ sắp qua đi mà tình yêu vẫn chưa bao giờ được trọn vẹn, được ắp đầy. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ thật tài tình, đăng đối, hô ứng nhau cùng nhau làm nổi bật lên thân phận của một khách hồng nhan bạc mệnh tài hoa mà phải chịu cảnh dang dở. Nguyên do ấy là vì đâu? Phải chăng như Nguyễn Du đã từng nói về “Tài mệnh tương đố”, vì “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Nếu như bốn câu thơ đầu là hoàn cảnh và tâm trạng cô đơn, lẻ bóng của tác giả thì bốn câu thơ sau là ý thức phản kháng mạnh mẽ, là tâm thế muốn bứt phá, muốn thay đổi số phận của mình nhưng càng cố gắng, càng hy vọng, càng mong muốn bao nhiêu thì lại càng thất vọng, xót xa bấy nhiêu khi “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Đó chính là bi kịch của người phụ nữ có duyên phận hẩm hiu.
Hai câu luận là hai câu thơ tả cảnh ngụ tình, mượn ngoại cảnh để nói cái “chí”, cái “tình”bên trong của mình.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Rêu và đá là hai sự vật nhỏ bé nhưng không hề yếu mềm mà mang một sức sống mãnh liệt có thể “xiên ngang mặt đất” và “đâm toạc chân mây”, kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng các động từ mạnh “xiên”, “đâm” cộng với bổ ngữ “ngang”, “toạc” vừa nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên nhưng cũng là để nhấn mạnh tâm trạng của con người phẫn uất, phản kháng không chịu chấp nhận số phận. Bà căm ghét cái kiếp làm lẽ mà thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”
Phản ứng của bà tuy mạnh mẽ, dữ dội nhưng thực tại vẫn đắng cay, chua chát. Hồ Xuân Hương sống vào khoảng thời gian cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đây là thời kì mà chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc.
Sống trong một xã hội “trọng nam khinh nữ” với chế độ đa thê nhà thơ muốn cất lên tiếng nói nhằm đấu tranh cho nữ giới, đòi quyền bình đẳng, muốn được sống, được yêu thương và có được cuộc đời hạnh phúc. Nhưng việc ấy không hề dễ dàng bởi chính bản thân bà vẫn đang phải chịu số phận éo le, ngang trái.
Số phận của thi sĩ cũng chính là số phận của biết bao những người phụ nữ trong xã hội xưa. Chính điều đó đã khiến cho Nguyễn Du phải khóc than cho thân phận của nàng Tiểu Thanh, nàng Kiều và những người phụ nữ như Hồ Xuân Hương:
“Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Hai câu kết nói về tận cùng của sự đau khổ, chán chường, buồn tủi tác giả thương cho thân cho phận của chính mình:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
“Ngán”ở đây là tâm trạng, cảm xúc ngao ngán, chán nản cuộc đời ngang trái. Xuân chỉ mùa xuân của đất trời, mùa của muôn hoa đua nở khoe sắc khoe hương, mùa của sum họp nhưng còn có hàm ý chỉ tuổi trẻ, tuổi xuân thì của người phụ nữ. Từ “Lại” cho thấy sự tuần hoàn lặp đi lặp lại. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời qua đi rồi trở lại, nó đến mang đi mùa xuân của con người mùa xuân ấy thì chỉ một đi để rồi “Ngày xanh mòn mỏi, má hồng phôi pha” (Truyện Kiều).
Đáng lẽ mùa xuân tươi đẹp căng tràn nhựa sống trở về con người phải cảm thấy hớn hở, vui mừng thì thi sĩ lại càng cảm thấy thêm ê chề, ngao ngán bởi lẽ xuân đến là một lần tuổi đời lại thêm, tuổi trẻ dần qua đi mà bản thân mình vẫn đơn độc, thiếu thốn yêu thương khi “Mảnh tình san sẻ tí con con!” mảnh tình đã nhỏ bé lại còn san sẻ “Tí con con” tạo nên cảm xúc xót thương, đau đớn, ngậm ngùi và ấm ức. Nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh vào những điều nhỏ bé càng làm cho nghịch cảnh càng trở nên éo le hơn.
Tự tình II là bài thơ tự than thân, tự bộc lộ, tự nói lên nỗi lòng của một người phụ nữ lận đường tình duyên nhưng luôn khao khát có được một tình yêu trọn vẹn xứng đáng với tấm chân tình của mình.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ cho thấy tài năng thi ca của tâm hồn thi sĩ với việc sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, thủ pháp tả cảnh ngụ tình, dùng động từ mạnh kết hợp nghệ thuật đảo ngữ và các từ láy “văng vẳng”, “con con” với nghệ thuật tăng tiến càng làm cho bài thơ trở nên sâu sắc, thẫm đượm cái ý cái tình của người phụ nữ có nhiều nét độc đáo, mới lạ trong nền thơ ca văn học dân tộc.
Những hình ảnh giản dị với tâm trạng vừa buồn tủi, xót xa lại vừa uất ức cho thân kiếp làm lẽ của người phụ nữ đồng thời cũng là bi kịch và khát vọng hạnh phúc cá nhân của Hồ Xuân Hương. Bài thơ truyền tải ý nghĩa nhân văn sâu sắc tới độc giả dù sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng con người vẫn cố gắng vươn lên muốn thay đổi số phận, thay đổi nghịch cảnh mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn với hạnh phúc lứa đôi và tình duyên trọn vẹn.
Tiếp tục đón đọc 🌳 Chứng Minh Rằng Văn Chương Gây Cho Ta Những Tình Cảm Ta Không Có 🌳 15 Bài Văn Hay Nhất
Nghị Luận Bài Tự Tình 2 Lớp 11 – Mẫu 12
Văn mẫu nghị luận bài Tự tình 2 lớp 11 sẽ là một trong những tư liệu hay để các em học sinh tham khảo và ôn luyện nhuần nhuyễn đề bài nghị luận văn học tác phẩm Tự tình.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam, Bà đã có rất nhiều những tác phẩm hay nói về tình yêu và những lời tự tình sâu sắc của những người phụ nữ trong xã hội cũ, tình yêu thật mãnh liệt nó cảm hóa tất cả những sự đè nén để tìm được hạnh phúc, nổi bật lên đó là bài thơ Tự Tình II.
Thơ là tiếng nói của những tấm lòng có cùng nhịp điệu và nó là tiếng nói của tâm hồn,thơ là cảm xúc của những người viết ra nó, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ nôm, thơ của bà mang đậm những tâm tư và cả những cảm xúc thầm kín:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Tác giả đang nói về số phận hẩm hiu của những người phụ nữ trong xã hội cũ, họ thật bất hạnh biết bao khi trong đêm khuya văng vẳng mà họ vẫn ngồi trông chờ một mình khi trơ trụi giữa khoảng không gian rộng lớn là cái hồng nhan, không gian mênh mông rộng lớn chỉ có người phụ nữ xưa vẫn đang ngồi một mình chông chờ về người tình, người chồng xa quê để đi trân, một mình bóng hồng nhan trơ trụi giữa khoảng không gian mênh mông rộng lớn:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Chỉ một mình trơ trụi giữa nước non họ chỉ biết làm bạn với rượu, chén rượu làm họ say trong những giấc mơ về những tình yêu đẹp và khi họ tỉnh dậy thì sự thật thật nghiệt ngã khi họ đang trơ trụi một mình giữa cả một không gian rộng lớn, vầng trăng cứ xế khuyết với bao nhiêu nhiêu mộng ước và cả những ngóng trông, đầy chông mai chờ một niềm hi vọng dù nhỏ nhoi sẽ đến:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Nhưng cho dù chỉ có một chút hi vọng nhỏ nhoi nhưng với niềm tin và ý chí của họ đã biến những khó khăn và thử thách đó thành niềm tin và động lực, họ thật kiên cường biết bao, xiên ngang được mặt đất, và đâm toạc những chân mây, ở đây ta thấy được sức mạnh của tình yêu nó lớn lao biết nhường nào, nào có thể xóa bỏ mọi khó khăn bằng những niềm tin và những lý trí trong tình yêu, họ đang sống trong một cuộc đời đầy ắp những niềm tin và hi vọng bởi những người phụ nữ này có một niềm tin to lớn và nó có thể át đi những chế độ hà khắc của xã hội cũ.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại đi
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Tình yêu đã được san sẻ bằng những niềm hi vọng nhỏ nhoi, nhưng ngán nỗi mùa xuân đi sẽ lại đi nó cứ tuần hoàn mãi, nó cướp đi tuổi trẻ của những người phụ nữ này, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, nó vẫn còn mãi, còn mãi với mọi người và thời gian trôi đi nó chỉ còn lại trong ký ức những thực chất nó đã ra đi mãi mãi và không còn lại gì ngoài những tiếc nuối và những kí ức đẹp còn đọng lại với thời gian.
Tình yêu đã được san sẻ và những sự san sẻ đó chỉ là tí con con, nó không lớn lao và tình cảnh đó được tác giả nói là san sẻ tí con con, ý muốn nói về sự san sẻ những niềm tin lớn lao cho những người có cùng cảm xúc với những người phụ nữ đó. Tuổi xuân sẽ mãi mãi ra đi cùng với thời gian, vì thời gian luôn luôn chuyển động nó không ngừng nghỉ mà còn mãi mãi với những ai đang có trong mình những tình yêu đẹp.
Mong ước có một tình yêu và để dâng hiến tuổi trẻ của mình cho xã hội cũng như cho những người mà mình thương yêu, nhưng nó thật khó khăn biết bao khi xã hội phong kiến luôn chà đạp những người phụ nữ xưa họ không được hưởng những niềm hạnh phúc mà luôn luôn bì đè nén bởi những chế độ mục ruỗng trong xã hội cũ, họ thật bất hạnh.
Bài thơ đã thể hiện được những tâm tư tình cảm của những người phụ nữ trong xã hội cũ, tác giả đã đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đồng thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết tràn đầy giá trị nhân đạo. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang 🌟 15 Bài Văn Hay Nhất
Văn Nghị Luận Tự Tình 2 Lớp 11 Chọn Lọc – Mẫu 13
Bài văn nghị luận Tự tình 2 lớp 11 chọn lọc sẽ mang đến cho các em học sinh những góc nhìn đa chiều và sâu sắc phân tích sâu từng chi tiết thơ.
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều, và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của bà là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bênh vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình 2 là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.
Bài thơ mở đầu với hai câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng tả hình ảnh của một người phụ nữ hay có thể gọi là hồng nhan. Nhưng tiếc thay, hồng nhan đó lại rơi vào hoàn cảnh cô đơn trống vắng, giữa đêm khuya u tịch.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Từ láy “văng vẳng” được tác giả sử dụng để miêu tả thứ âm thanh từ xa vang lại, mặc dù không biết nó xuất phát từ đâu hoặc dù ở xa nhưng nghe mỗi lúc một gần một rõ hơn. Thời gian được nhắc tới là “đêm khuya” – thời điểm khiến con người dễ rơi vào các cung bậc cảm xúc trạng thái khó tả nhất, cũng chính thời gian này có một người phụ nữ vẫn ngồi đó, không yên lòng mà ngủ được vẫn ngồi đó nghĩ ngợi về mọi thứ xung quanh đặc biệt về con người cuộc đời của mình.
Là một người phụ nữ có nhan sắc, nhưng lại được miêu tả “trơ với nước non”. Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ đó nhận ra thân phận của mình lẻ loi đơn chiếc, và âm thanh của trống cầm canh lại càng điểm thêm một nỗi buồn, trống vắng khó tả. Người phụ nữ ấy đã tìm đến rượu để giải sầu:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng xế bóng khuyết chưa tròn”
Mỗi khi có chuyện gì đó sầu muộn, người xưa thường tìm đến trăng đến rượu để trút bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say, hương rượu thật nồng để quên đi tất cả, nhưng nghịch lí thay, chén rượu đưa lên mũi, hương nồng vào mũi người muốn say nhưng tâm và suy nghĩ vẫn đang rất tĩnh.
Không có nỗi buồn nào biến mất ở đây mà càng làm hiện hữu rõ nỗi lòng của người phụ nữ lúc này. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện nhưng khuyết chưa tròn phải chăng ngụ ý cho thân phận, cho hạnh phúc của chính tác giả. Là người tài giỏi nhưng duyên phận hẩm hiu chưa một lần trọn vẹn. Tuổi xuân dần đi qua mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Hình ảnh rêu được đưa ra đây nhưng mang những dụ ý sâu xa của tác giả Hồ Xuân Hương. Rêu là loài mỏng manh nhỏ bé nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, không dừng lại đó, ở bất cứ một điều kiện nào thì nó vẫn có thể tươi tốt, dù là điều kiện sống như thế nào đi chăng nữa. Hình ảnh “rêu từng đám” đâm xuyên ngang mặt đất gợi ra cho chúng ta những liên tưởng về sự phản kháng mạnh mẽ cũng như sự chống đối của nó với thứ có thể mạnh hơn nó.
Hình ảnh “đá mấy hòn” cũng vậy, đối lập với sự nhỏ bé của những viên đá với sự rộng lớn của trời đất, nó lại càng làm nổi bật sức mạnh của những viên đá, quả thực nó không tầm thường một tí nào. Sự đồng điệu của người và thiên nhiên, luôn đối mặt với khó khăn thách thức nhưng chưa bao giờ đi đến thành công. Kiếp làm vợ lẽ, dù cố thoát ra nhưng vẫn không được. Cho nên mới có hai câu cuối:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Thiên nhiên thuận theo đất trời, xuân đi rồi xuân lại tới, nhưng con người lại khác, với người phụ nữ tuổi xuân trôi đi nhưng chẳng bao giờ quay lại thêm một lần nào nữa. Lại càng đáng buồn hơn cho những số phận hẩm hiu, chờ mong cả tuổi xuân, chờ có một niềm hạnh phúc trọn vẹn nhưng nào đâu có được.
Trước sự lẻ loi, chán chường mà Hồ Xuân Hương đã sử dụng” ngán” phần nào nói lên được nỗi lòng của thi sĩ bây giờ. Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ, chia nhỏ ra. Không được hưởng một tình yêu một hạnh phúc trọn vẹn, tới khi tìm đến với hạnh phúc lại phải san sẻ, thật quả là đáng thương. Qua đây cũng ngầm ẩn ý về những số phận của người phụ nữ, chịu cảnh thê thiếp, dưới chế độ cũ không được coi trọng và không có quyền lên tiếng.
Tự tình 2 là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách cũng như tư tưởng của Hồ Xuân Hương đặc biệt là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ. Qua đây chúng ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương vừa yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng mạnh mẽ khi dám bộc lộ những suy nghĩ của chính mình.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Nghị Luận Tự Tình 2 4 Câu Đầu – Mẫu 14
Trong nghị luận văn học tác phẩm Tự tình của Hồ Xuân Hương, 2 câu đề và 2 câu thực là nội dung được quan tâm hơn cả. Dưới đây là bài mẫu nghị luận Tự tình 2 4 câu đầu để các em học sinh tham khảo.
Giai đoạn vào giữ thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là khoảng thời gian phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam. Thời điểm đó xuất hiện những câu bút rất nổi tiếng và người ta hay nhắc đến nhất là đại thi hào Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều, cùng bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đó là bài thơ Tự tình 2. Qua bài thơ, ta mới hiểu tại sao Hồ Xuân Hương lại được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm, là nhà thơ của phụ nữ, chuyên viết về phụ nữ.
Hồ Xuân Hương sống vào giai đoạn lịch sử đất nước có nhiều biến động. Quê gốc ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhưng bà chủ yếu sống ở kinh thành Thăng Long. Cuộc đời của Xuân Hương rất truân chuyên, là con vợ lẽ, bản thân cũng đi làm lẽ cho người ta, rồi sớm góa chồng, thậm chí bà góa chồng tận 2 lần. Bà là người có tài lại có sắc, vừa thông minh vừa bản lĩnh. Về sự nghiệp sáng tác, đến nay chỉ còn lưu lại được 40 bài thơ Nôm, và một số bài thơ chữ Hán chép chung trong tập Lưu Hương ký.
Nội dung nổi bật là thể hiện sự cảm thông thương xót đối với thân phận éo le, thiệt thòi của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời trân trọng, khẳng định, đề cao, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn cùng ngoại hình, thể hiện cái khát khao được vươn lên trong cuộc sống, được hạnh phúc sâu sắc của người phụ nữ. Về nghệ thuật, bà luôn tìm cách Việt hóa thơ Đường trong các khía cạnh đề tài, hình ảnh, ngôn ngữ.
Tự tình 2 nằm trong chùm thơ Tự tình, với âm điệu gần giống những câu ca dao than thân xưa. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nên gồm 4 phần, đề, thực, luận, kết. Nội dung chính là mạch tâm trạng của người phụ nữ khi giãi bày tâm tư tình cảm của mình. Trong đó, hai câu đề là nỗi buồn tủi, chán chường số phận, hai câu thực là sự cố gắng trốn chạy, cố quên nhưng lại phải đối mặt với thực cảnh và thực tình của mình để thấm thía hơn.
Hai câu thơ đề đã gợi ra nỗi chán chường, buồn tủi của nhân vật trữ tình bằng việc tái hiện lại bối cảnh thời gian và không gian trong câu khai đề:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”.
Thời gian vào lúc “đêm khuya” khi vạn vật đã chìm vào nghỉ ngơi, con người còn thức đến khuya thì có nghĩa đây là khoảng thời gian để đối diện với chính mình, chìm đắm vào nỗi suy tư, nỗi buồn tẻ, thao thức. Tiếng “trống canh dồn” gợi ra bước đi rất vội vã gấp gáp của thời gian.
Từ đó, ta có thể đọc được tâm trạng con người trong bối cảnh thời gian ấy, đang chất chứa nhiều nỗi niềm, đó là sự bất an, lo lắng, rối bời, hoảng hốt. Bút pháp lấy động tả tĩnh trong từ “văng vẳng”, cho ta cảm nhận được âm thanh từ rất xa vọng lại, chính tỏ đây là một không gian rộng lớn, tĩnh vắng đến lạ thường. Trong không gian ấy, con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng, trơ trọi.
Nỗi niềm buồn tủi chán chường không chỉ được gợi ra trong không gian và thời gian, mà còn được diễn tả một cách rất trực tiếp trong câu thừa đề bằng cách sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh.
“Trơ cái hồng nhan với nước non”
Tác giả nhấn mạnh từ “Trơ” bằng hai biện pháp nghệ thuật kết hợp, đó là nghệ thuật đảo cấu trúc phối hợp với cái nhịp ngắt đầy phá cách 1/3/3. Thông qua đó, tác giả diễn tả nỗi đau và bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. “Trơ” có nghĩa là trơ trọi, lạc lõng, tủi hổ, bẽ bàng. “Trơ” cũng còn có nghĩa là trơ lì, chai sạn, ngẩng cao đầu thách thức.
Cuối cùng, bà nhấn mạnh khắc sâu hai vế đối lập “cái hồng nhan/nước non”, là cá nhân người phụ nữ với xã hội phong kiến rộng lớn. Từ đó, ta thấy rõ hơn cái bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa, nhỏ bé, yếu đuối thế mà phải đối mặt với cái xã hội to lớn, đầy rẫy bất công, tưởng chẳng thể ngóc đầu lên được.
Cụm từ “cái hồng nhan” là một kết hợp từ rất độc đáo, “hồng nhan” vốn là từ hán việt mang sắc thái trang trọng, thể hiện sự trân trọng với vẻ đẹp của người phụ nữ thế mà lại kết hợp với từ “cái”, một lượng từ thường kết hợp với những từ chỉ đồ vật bé nhỏ, vô tri, vô giác, tầm thường. Gợi ra sự rẻ rúng, coi thường với giá trị của người phụ nữ, thật xót xa, buồn tủi. Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng than cho những thân phận má đào ở xã hội xưa, góp thêm một tiếng nói trong trào lưu nhân đạo của văn học cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
Đến hai câu thực đó là nỗi đau thân phận nổi trôi giữa say và tỉnh, dường như Hồ Xuân Hương đã ngồi nhẫn tàn canh, ngồi một mình trong nỗi cô đơn, để làm bạn với chén rượu cay nồng, để đối mặt với đêm khuya lẻ bóng với vầng trăng lạnh đang soi.
“Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”
Câu thơ chứa đựng biết bao nỗi niềm ngao ngán, nhà thơ uống rượu để cho say, cho quên đi nỗi sầu khổ nhân thế, nhưng trái ngang sao cứ “say lại tỉnh”, gợi cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, lặp đi lặp lại. Bà muốn say nhưng rượu cũng chẳng khiến bà say mãi, rồi cũng có lúc phải tỉnh lại. Bà lại phải đối mặt với nỗi cô đơn, với cái nỗi lẻ loi, phải đối diện với đêm khuya mịt mù, thứ mà bà muốn say để trốn tránh. Và khi tỉnh ra rồi lại càng thấm thía hơn cái nỗi cô đơn, trơ trọi mà mình phải gánh chịu.
Câu “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn” trước hết là ngoại cảnh, sau cũng tâm cảnh. Bởi nó bộc lộ được cảm xúc của nhà thơ, tạo nên cái sự đồng nhất giữa trăng và người. Ta nhận thấy hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” có nghĩa là trăng đêm đã sắp tàn, tuổi xuân đã sắp trôi qua hết, nhưng trái ngang sao vẫn “khuyết chưa tròn”, tình duyên của nhà thơ vẫn chưa trọn vẹn, còn lắm lận đận, truân chuyên nhiều bề.
Hai câu thơ thực mang dáng dấp của một lời than vãn, nghe đâu đây có tiếng thở dài. Nhà thơ như than cho số phận éo le và cũng là than thay cho những người phụ nữ khác có cùng chung cảnh ngộ với bà. Lời than ấy vừa đau đớn, vừa xót xa, như châm kim vào lòng người đọc, một nỗi đau thấu tâm can.
Như vậy chỉ qua hai câu thơ đề và hai câu thơ luận của Tự tình 2 ta đã thấy được phần nào nỗi cô đơn, lẻ loi, nỗi xót xa, đau đớn trước cái số phận nghiệt ngã lắm truân chuyên của Hồ Xuân Hương, đồng thời cũng là của những người phụ nữ thời bấy giờ. Những dòng thơ ngắn ngủi còn cho thấy cái bản lĩnh mạnh mẽ của một người phụ nữ tuy cuộc đời lắm nhiêu khê, nhưng vẫn dám thách thức với xã hội, đồng thời còn thể hiện cái tài năng thơ văn tuyệt diệu, thâm sâu của mình.
Có thể bạn sẽ thích ☀️ Bình Giảng Thương Vợ ☀️ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Nghị Luận Tự Tình 2 4 Câu Cuối – Mẫu 15
Đón đọc bài văn nghị luận Tự tình 2 4 câu cuối giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả với phần phân tích riêng 2 câu luận và 2 câu kết trong tác phẩm.
Có lần khi đọc thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhà thơ Tế Hanh đã viết một bài thơ để ca ngợi bà có tựa đề Hồ Xuân Hương như sau:
“Kính chào chị Hồ Xuân Hương
Ôi một tài thơ cỡ khác thường
“Xiên ngang mặt đất” câu thơ nhọn
“Dê cỏn buồn sừng” chữ hóc xương
Không chịu cam tâm làm phận gái
Chế giễu nam nhi cả một phường
“Bà chúa thơ Nôm” ai sánh kịp
Ra ngoài lề lối của văn chương”
Quả thật, thơ của Hồ Xuân Hương đúng như những gì mà Tế Hanh đã hết lòng ca ngợi, mà tiêu biểu trong đó phải kể đến là chùm thơ Tự tình, với bài Tự tình 2 là được biết nhiều hơn cả.
Nếu như hai câu luận và hai câu thực là nỗi cô đơn, buồn tủi, sự ê chề bẽ bàng của nhân vật trữ tình trước nghịch cảnh tình duyên không vẹn tựa một lời than vãn, chán chường. Thì đến hai câu luận và hai câu kết ta lại thấy được trong đó cái cá tính mạnh mẽ, sự phản kháng của nhà thơ với cái éo le của số phận người phụ nữ, sợ quãng đời xuân sắc qua mau, mà tình duyên không tới đủ.
Đọc hai câu thơ luận:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Ta dường như cảm nhận được sự phẫn uất, bực bội của nhân vật trữ tình thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên vốn bình thường, thế mà nay lại mang cả một nỗi niềm đè nén của nhà thơ. Lối nói đảo ngược cấu trúc càng thể hiện được cái lòng chán ghét, uất ức của Hồ Xuân Hương được đẩy lên cao trào. Đó dường như là sự phẫn nộ và sự phẫn nộ ấy lan vào cả cảnh vật, cả đất trời.
Thiên nhiên cũng như đang phẫn nộ cùng con người, còn con người vốn đã mang cái lòng tức giận thì nhìn đâu cũng thấy cảnh phản kháng, sự vùng lên thật mạnh mẽ tựa núi lửa phun trào. Và vì vậy, người đọc có cảm giác cả con người lẫn thiên nhiên đều hợp lực mà thách thức tất thảy mọi thứ xung quanh mình.
Giọng thơ thì ngang ngạnh, bướng bỉnh thể hiện qua các từ như “xiên ngang”, “đâm toạc”, vốn vị trí của chúng là vị ngữ nhưng lại được tác giả đảo lên trên đầu càng nhấn mạnh cái sự mạnh mẽ của thiên nhiên sẵn sàng phá vỡ tất cả những gì ngăn trở chúng. Xét lại nhân vật trữ tình, nếu trong mắt nhà thơ có thể mường tượng ra những cảnh vốn bình thường, rêu mọc, đá núi xiên qua mây mù trong một cái khí tức bất mãn, bực bội đến vậy thì chắc hẳn tâm trạng của tác giả phải nổi dông, nổi bão chứ chẳng thường.
Rêu thì vốn mềm yếu, lại nhỏ bé, còn đá muôn đời vẫn tĩnh tại, dường như chẳng mấy ai để ý đến sự tồn tại của chúng, đó cũng chính là đại diện cho cái thân phận tội nghiệp của người phụ nữ khi xưa. Nhưng giờ đây rêu lại trở nên thật mạnh mẽ cứng cáp, đá cũng thôi im lặng mà đâm toạc cả chân mây, trong một cái không gian rộng lớn như vậy đá và rêu bỗng trở nên mạnh mẽ, phi thường, như thoát khỏi cái xác yếu ớt, hèn kém để bước vào một tầm cao mới.
Đây chính là cái khao khát của Hồ Xuân Hương, hai câu thơ tưởng đơn giản, nhưng lại chính là những câu thơ tả cảnh ngụ tình, trước là nỗi tức giận, phẫn uất, sau là cái khao khát mãnh liệt được thoát ra khỏi sự đè ép của chế độ phong kiến, trở nên mạnh mẽ chống lại xã hội, chống lại trời đất, để được tự do thể hiện cái cá tính, được tự do sống là chính mình.
Sau tất cả nỗi uất giận, tưởng như dông bão thì Hồ Xuân Hương lại quay về với cái thực tại chán ngán của bản thân mình trong hai câu thơ kết, trong một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát, trong cái nỗi sầu của phận đàn bà.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Hồ Xuân Hương đã “ngán” lắm rồi cái thói đời éo le, bạc bẽo, cái sự tuần hoàn lặp lại của mùa xuân tạo hóa. Ta có thể tinh tế nhận ra rằng ở đây Hồ Xuân Hương cũng có một cái ý nghĩ thật tân tiến, mà về sau Xuân Diệu cũng có những quan điểm rất tương đồng. Âý là quy luật của thời gian, của tuổi trẻ. Mùa xuân của thiên nhiên, của trời đất đi rồi lại trở về, nhưng tuổi xuân của con người thì khác, đặc biệt là tuổi xuân, sắc đẹp của người phụ nữ đã qua đi rồi thì nào có trở lại, rồi con người ta sẽ già, sẽ mất đi. Hỏi thế thì làm sao mà Hồ Xuân Hương không “ngán” cho được.
Nghịch cảnh ấy càng trở nên éo le hơn trong câu thơ cuối: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Vốn “Mảnh tình” nó đã bé nhỏ lắm rồi thế mà lại còn bị “san sẻ” thành từng “tí con con”, nó ít ỏi đến đáng thương, đáng hận. Điều đó ít nhiều gợi nhắc đến cuộc đời làm lẽ của Hồ Xuân Hương, bà lấy chồng hai lần và lần nào cũng làm lẽ cho người ta, thường xuyên phải chịu cảnh phòng không gối chiếc, nhìn chồng vui vẻ với phụ nữ khác.
Hơn thế nữa bà còn phải chịu cảnh sớm tang chồng, khi duyên tình chưa bén bao lâu. Tất cả đã để lại trong lòng nhà thơ một nỗi đau xót, nỗi tủi hờn cho thân phận phụ nữ trái ngang, tài hoa bạc mệnh của mình. Đồng thời cũng là tấm lòng xót xa chung cho những thân phận phụ nữ đầy rẫy khổ đau, thiệt thòi trong cái xã hội phong kiến bất công, lạc hậu và tù túng.
Tóm lại, Tự tình 2 nói riêng và chùm thơ Tự tình nói chung là tiếng nói thật ấn tượng của Hồ Xuân Hương về nỗi đau thân phận, về nỗi niềm tủi hờn của người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa. Đồng thời qua đó nhà thơ càng khẳng định, nhấn mạnh được những vẻ đẹp tiềm ẩm trong phẩm chất, tâm hồn của họ. Đó là sự tài năng, cá tính mạnh mẽ, muốn vượt qua số phận éo le, lòng khát khao hạnh phúc, tình yêu thật nồng nàn.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Thơ Bà Huyện Thanh Quan 💕 Tuyển Tập Trọn Bộ Đầy Đủ