Phân Tích 2 Câu Kết Bài Tự Tình (7+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất)

Xem ngay 7+ bài văn mẫu phân tích 2 câu kết bài Tự Tình của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương bên dưới để biết cách hành văn sao cho mạch lạc.

Cách Phân Tích 2 Câu Kết Bài Tự Tình

Nếu bạn chưa biết cách làm bài văn phân tích 2 câu kết bài Tự Tình thế nào để được hay, logic thì bạn xem ngay gợi ý chi tiết mà SCR.VN chia sẽ bên dưới.

1. Mở bài

  • Giới thiệu về bài thơ Tự tình và khái quát nội dung chính 2 câu thơ kết của bài

2. Thân bài

  • Câu thơ nói lên bà không chịu đầu hàng số phận, bà muốn vượt lên trên nghịch cảnh vẫn đi tìm cho mình một nam nhân trong đám tài tử văn nhân. Bà vẫn khao khát hạnh phúc và không chịu khuất phục trước sự sắp xếp của số phận.
  • Câu thơ khẳng định sự bướng bỉnh trong thơ và tính cách của Hồ Xuân Hương

3.Kết bài

  • Cảm nhận chung về 2 câu kết bài thơ Tự tình

Chia sẽ đến bạn những mẫu 🌻 Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình Hồ Xuân Hương 🌻 hay

7+ Bài Văn Phân Tích 2 Câu Kết Bài Tự Tình Hay Nhất

SCR.VN chia sẽ bạn top bài văn mẫu phân tích 2 câu kết bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương hay nhất.

Phân Tích 2 Câu Kết Bài Tự Tình Ngắn Gọn

Thi sĩ Xuân Diệu vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”. Nữ sĩ để lại khoảng 50 bài thơ Nôm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú Đường luật. Một trong những chùm thơ nổi của bà là chùm thơ tự tình (có 3 bài).

Mỗi bài thơ tự tình 1,2, 3 đều chia ra các với các bố cục là 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết. Và một trong những câu kết mà ấn tượng nhất phải nói về 2 câu kết trong tự tình 1.

“Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!”

Phần kết xuất hiện một tứ thơ rất lạ. Như một sự thách đố với số phận, với duyên số. Nữ sĩ vẫn “bướng bỉnh” trước bi kịch cô đơn của mình khi “duyên để mõm mòm” rồi:

Vừa nghi vấn, vừa cảm thán, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn còn tin vào tài năng của mình có thể làm xoay chuyển được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6 nữ sĩ viết: “Sau giận vì duyên để mõm mòm”, câu 8 bà lại viết: “Thân này đâu đã chịu già tom!”. “Già tom” nghĩa là rất già, già hẳn, khô quắt đi! Đó là một cách “nói cứng” thể hiện một thái độ “bướng bỉnh”, một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời. Đọc chùm thơ “Tự tình” cũng như tìm hiểu cuộc đời của nữ sĩ, về mặt tình duyên, ta thấy hạnh phúc tình yêu chưa một lần mỉm cười với Xuân Hương.

Cho nhiều bạn cần 👉 Tặng Acc Game Miễn Phí VIP

Thơ Chế Em Ăn Cơm Chưa

Phân Tích 2 Câu Cuối Bài Tự Tình Chọn Lọc

Trong chế độ phong kiến thân phận lẽ mọn của người phụ nữ là một đề tài khá hay và được nhiều người lấy để làm nguồn cảm hứng sáng tác. Tình yêu và hạnh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của người phụ nữ từ xưa tới nay.

Trong không gian thanh vắng, tĩnh mịch của buổi đêm trong tiếng trống cầm cánh thể hiện thời gian đang tí tách trôi qua. Canh khuya hoang vắng chính là thời gian khiến cho con người cảm thấy cô đơn khắc khoải. Nỗi lòng của người con gái càng thêm buồn bã trông mong, chờ đợi một điều gì đó.

Trong cảnh khuya vầng trăng bóng xế, thể hiện sự suy tàn của vầng trăng chưa kịp tròn đã tàn, thể hiện cảm xúc của người phụ nữ, chưa kịp hạnh phúc trọn vẹn ngày nào thì đã phải chịu cảnh ly tan, rời xa, hạnh phúc dở dang. Nếu như bốn câu thơ đầu trong tự tình 1 thể hiện tình thể hiện tình trạng chờ đợi mòn mỏi, tuyệt vọng, thể hiện sự buông xuôi của người con gái, của người phụ nữ.

Tiếng chuông sầu kêu lên bằng sự vô tri vô giác kia, thể hiện sự chuyển giao thời gian, từng khoảnh khắc trôi đi là cảnh đêm càng thêm tĩnh mịch càng làm cho tâm tưởng của người phụ nữ cảm thấy cô liêu trống vắng.

Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!

Những dồn nén bức bối, đập phá của tâm trạng nhà thơ thể hiện sự bộc phát của tâm trạng con người, thể hiện sự cô đơn bức bối trong tâm trạng chán chường, bất lực, không chấp nhận và cam chịu cảnh phận thê thiếp.

Câu thơ thể hiện sự ngán ngẩm, chán chường, chứa đựng bao nhiêu thời gian và sự chán ngán khi mà cuộc sống cứ trôi đi và thời gian ngày càng kéo tới người thi sĩ cũng già đi theo năm tháng, tuổi xuân danh tiếng cũng không còn lại là bao.

Hai câu thơ khép lại bài thơ như một lời than thở thầm kín của người phụ nữ về thân phận lẽ mọn, về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người con gái xưa không có cơ hội trọn vẹn trong xã hội xưa cũ.

Chia sẽ đến bạn những bài văn ✨ Phân Tích Tự Tình Hồ Xuân Hương ✨ đặc sắc

Phân Tích 2 Câu Cuối Bài Tự Tình Siêu Hay

Hồ Xuân Hương có ba bài thơ Tự tình. Những bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thuộc dòng thơ trữ tình thuần khiết, cũng dữ dội nhưng không có yếu tố trào lộng, dục và tục. Sau những hành vi bỡn cợt, châm biếm, sau những tiếng cười phá phách, nữ sĩ đa tình này lại trở về với cõi lòng tịch mịch của chính mình. Ngay cả trong những dòng tâm tư sầu thảm, oán hờn này, chúng ta cũng nhận ra tài hoa và bản lĩnh của một người đàn bà tuyệt vời.

Trong bài thơ tự tình 1 của bà có 2 câu câu là câu kết có sự chuyển đổi bất ngờ trong tâm trạng, câu chữ của bà.

“Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom”
 
Tứ thơ chuyển thật bất ngờ. Mà cũng chỉ có Xuân Hương mới đủ sức mạnh tinh thần để gượng dậy trong nỗi buồn tê tái như thế. Nữ sĩ hướng đến “tài tử văn nhân” (hướng đến chứ không phải là hướng lên vì thật khí có tài tử văn nhân nào trên Hồ Xuân Hương) là hướng đến những gì tốt đẹp của chính tâm hồn nữ sĩ. Xuân Hương chỉ đồng cảm với các bậc “tài tử văn nhân”, các bậc tao nhân mặc khách chứ không phải vì chín “mõm mòm” mà rụng vào tay bất cứ kẻ nào. Có một nỗi khát vọng trong lời kêu gọi vô vọng đó.

Nữ sĩ kêu lên một tiếng càng làm tăng lên vẻ tịch mịch của cõi lòng như tiếng gà buổi tàn canh càng tăng thêm vẻ vắng lặng của không gian. Nhưng rồi Hồ Xuân Hương vẫn lộ ra bản lĩnh của mình, bản lĩnh của một người phụ nữ ý thức sâu sắc về cá nhân, về quyền sống, sẵn sàng thách đố lại với duyên phận.
 
“Thân này đâu đã chịu già tom”
 
Vần om là một vần tối. Với Hồ Xuân Hương, bóng tối không ngoài sự cô độc, hẩm hiu, góa bụa, già nua. Xuân Hương đã cưỡng lại bằng một tinh thần mãnh liệt. Tưởng chừng đằng sau vần om (tom) đầy bóng tối đó là một nụ cười, tre trung, tinh nghịch, thách đố lại với định mệnh oan nghiệt.

Qua đó chúng ta thấy Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa có sức sống mãnh liệt không chịu khuất phục trước số phận hẩm hiu, nghiệt ngã. Giá trị nhân văn của bài thơ thật là cao cả!

Quà VIP 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]

Thơ Chế Em Ăn Cơm Chưa

Phân Tích 2 Câu Kết Bài Tự Tình 2 Cảm Xúc

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ kiệt xuất của Việt Nam, số lượng tác phẩm của bà để lại khá nhiều, phong cách thơ chính của bà là tả cảnh. Bà còn được biết đến với hình ảnh người phụ nữ, một nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, dũng cảm đề cao vẻ đẹp, đức hy sinh, đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng đòi thay đổi. cho họ. và sự lên án phê phán đồng tính luyến ái đã từ bỏ hệ thống xã hội cũ. Tự tình 2 là một trong những đoạn thơ hay, thể hiện rõ nhất ở 2 dòng cuối bài thơ.

Hai câu cuối bài thơ là sự cảm nhận sâu sắc về thời gian dẫn đến nỗi đau về số phận, đọng lại trong hai câu thơ này là nỗi xót xa, chán chường, xót xa trước số phận xoay vần của số phận con người. đặc biệt là phụ nữ.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.

Trong câu thơ xuất hiện hai từ “xuân”, “xuân” thứ nhất là mùa xuân của con người, “xuân” thứ hai là mùa xuân của vạn vật. Hai từ xuân này kết hợp với từ “đã về” đã nhấn mạnh sức trẻ một thời của con người, đối lập với mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mỗi khi mùa xuân của đất trời về cũng đồng nghĩa với mùa xuân của một đứa trẻ. Con người ngày càng lùn đi, sự nhàm chán ngày càng tăng.

Thủ pháp nghệ thuật nâng cao, nhấn mạnh sự nhỏ dần, khiến cho tình huống càng trở nên rối rắm: “Mảnh tình san sẻ một chút”. Khu vườn tình yêu vốn đã nhỏ bé nay đã bị thu hẹp lại và phải san sẻ, ngày càng thưa thớt, xơ xác hơn. Đó là một tình huống đáng buồn, đáng thương. Hai câu thơ kết thể hiện tình cảm sâu sắc của người phụ nữ trong xã hội cũ: đối với họ tình yêu và hạnh phúc thật mong manh, nhỏ bé.

Hồ Xuân Hương là bậc thầy về lịch sử, qua khả năng bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình: tả âm thanh (vang), tả cảm giác (trơ, nói, tỉnh, ngừng), tả động tác (xiên, đâm),… Nghệ thuật đảo ngữ tài tình (xiên, đâm). Giọng thơ buồn, giận. Tất cả đã hòa quyện vào nhau để nói lên nỗi cô đơn, thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Qua việc phân tích 2 câu thơ cuối bài thơ Tự tình ta thấy ngôn ngữ giản dị, nhẹ nhàng, gợi cảm, sử dụng phép đối, tác phẩm vừa nói lên số phận rẻ rúng, bi thảm của người phụ nữ trong thời phong kiến. xã hội. Đồng thời cũng thấy được khát vọng sống và hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng và người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung.

Mời bạn xem thêm những bài văn 🌺 Phân Tích Tự Tình 2 🌺 hay nhất

Phân Tích 2 Câu Kết Bài Tự Tình 2 Hay Nhất

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ vốn không được coi trọng, họ có thân phận nhỏ bé và thường phải chịu rất nhiều những bất công. Đã có rất nhiều nhà thơ, nhà văn viết về thân phận lẽ mọn của người phụ nữ, một trong những gương mặt nổi bật nhất có thể kế đến là “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương là nhà thơ nữ viết thân phận những người phụ nữ.

Bà không chỉ ca ngợi vẻ đáng trân trọng, đồng cảm với số phận hẩm hiu, trớ trêu mà còn trân trọng những khát khao thầm kín bên trong tâm hồn họ. Điều này được thể hiện rõ trong chùm thơ Tự tình, đặc biệt là 2 câu thơ cuối trong bài thơ.

Nếu như những câu thơ đầu nhà thơ Hồ Xuân Hương tái hiện tâm trạng cô đơn, bẽ bàng của người phụ nữ trong đêm khuya vắng lặng, thì ở hai câu thơ cuối, nhà thơ lại tập trung khắc họa nỗi chán ngán, bi thương của họ khi nhìn về duyên trắc trở, số phận trêu ngươi của mình:

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”

“Ngán” là tâm trạng chán nản, ngao ngán trước cuộc đời ngang trái. “Xuân” ở đây không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là tuổi xuân của người con gái. Từ “lại” chỉ sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại. Câu thơ nhấn mạnh đến sự chán chường, đau khổ của người phụ nữ khi nhìn thời gian chảy trôi vô tình mà tuổi xuân của con người một khi mất đi thì chẳng thể lấy lại.

“Mảnh tình san sẻ tí con con”

Câu thơ cuối tô đậm bi kịch tình duyên của người phụ nữ. Khi tuổi xuân dần qua đi thì tình duyên vẫn dang dở, khát khao hạnh phúc nhỏ bé nhưng lại chẳng thể nào trở thành hiện thực. “Mảnh tình” gợi sự nhỏ bé của tình cảm, sự mong manh của duyên phận. Mảnh tình vốn đã nhỏ bé, không trọn vẹn lại phải san sẻ cho người khác nên càng trở nên nhỏ bé, chẳng còn là bao “tí con con”. Trong xã hội xưa, đàn ông tam thê tứ thiếp, người phụ nữ vốn không được coi trọng lại phải chịu cảnh “chung chồng” nên rất khó có được hạnh phúc trọn vẹn.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tăng tiến cùng số từ chỉ sự ít ỏi “mảnh”, “tí” làm cho hoàn cảnh của người phụ nữ càng trở nên đáng thương, tội nghiệp hơn. Hai câu thơ cuối không chỉ thể hiện tình cảnh trớ trêu mà còn thể hiện khát vọng sâu kín của những người phụ nữ trong xã hội xưa: họ khát khao một tình yêu nhỏ bé, một hạnh phúc bình dị. Thế nhưng, sự nghiệt ngã của số phận và sự bất công của xã hội đã làm cho những khát khao nhỏ bé ấy chẳng thể nào trở thành sự thật.

Hai câu thơ kết của bài thơ Tự tình đã mang đến những cảm nhận thật xót xa, cay đắng về thân phận nhỏ bé, đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những người có vẻ đẹp nhân cách, có khát khao hạnh phúc bình dị nhưng lại là nạn nhân của số phận, hoàn cảnh nên tình duyên mãi hẩm hiu, dang dở. Hai câu thơ còn là lời lên án mạnh mẽ xã hội phong kiến bất công đã kìm kẹp, tước đoạt đi hạnh phúc chính đáng của con người.

Xem thêm 🍀 Liên Hệ Tự Tình, Tự Tình 2 Với Bánh Trôi Nước 🍀

Phân Tích 2 Câu Kết Bài Tự Tình 2 Tiêu Biểu

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều, và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của bà là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bênh vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình 2 là một trong những bài thơ hay, đặc biệt được thể hiện rất rõ qua 2 câu thơ cuối bài.

Hai câu thơ cuối bài là sự cảm nhận sâu sắc về thời gian kéo theo nỗi đau về thân phận, đọng lại ở 2 câu thơ này là nỗi đau ngao ngán, chán chường bi thương trước duyên phận éo le của số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.

Trong câu thơ có hai chữ “xuân” xuất hiện, chữ “xuân” thứ nhất là tuổi xuân của con người, “xuân” thứ hai là mùa xuân của vạn vật. Hai chữ xuân này kết hợp với từ “lại” đã nhấn mạnh tuổi xuân của con người một đi không trở lại, trái ngược với mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mỗi khi xuân của đất trời quay lại đồng nghĩa với tuổi xuân của con người ngày một rút ngắn, nỗi chán ngán lại càng gia tăng.

Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho hoàn cảnh càng trở nên éo le hơn: “Mảnh tình san sẻ tí con con”. Mảnh tình vốn đã bé, đã nhỏ nay lại phải san sẻ lại càng trở nên ít ỏi, eo hẹp hơn. Tình cảnh đó thật xót xa, tội nghiệp. Hai câu thơ kết thể hiện nỗi lòng sâu kín của người phụ nữ trong xã hội cũ: với họ tình yêu, hạnh phúc thật mong manh, bé nhỏ.

Hồ Xuân Hương là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ, thông qua khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của nhân vật trữ tình: tả âm thanh (văng vẳng), tả cảm giác (trơ, say, lại tỉnh, ngán), tả động thái (xiên ngang, đâm toạc),… Nghệ thuật đảo ngữ tài tình (xiên ngang, đâm toạc). Giọng điệu thơ phẫn uất, tủi hờn. Tất cả đã hòa quyện với nhau để diễn tả sự cô đơn, thân phận bé nhỏ của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Qua phân tích 2 câu thơ cuối bài Tự tình ta thấy ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi cảm, sử dụng thành công phép đối, tác phẩm vừa nói lên số phận rẻ rúng, bi kịch người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời còn cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

Tuyển tập những đoạn văn ⚡️ Mở Bài Tự Tình Hồ Xuân Hương ⚡️ chọn lọc

Phân Tích 2 Câu Kết Bài Tự Tình 2 Ấn Tượng

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

Muốn đập phá vẫy vùng nhưng kết quả là gì? Xã hội phong kiến độc ác nào có để tâm tới thân phận bèo bọt, con ong, cái kiến của người phụ nữ! Rốt cuộc Hồ Xuân Hương phải buông tiếng thở dài đến não ruột trong sự buồn chán, cam chịu theo ngày tháng trôi đi. Thời gian, quy luật của tự nhiên bốn mùa xuân hạ thu đông cứ theo vòng luân chuyển: “xuân đi xuân lại lại”.

Mùa xuân trở lại với đất trời. Nhưng quy luật của đời người thì thật nghiệt ngã. “Cái già xồng xộc theo sau”. Lại sống trong cảnh lẽ mọn, người phụ nữ bị chia sẻ hạnh phúc. Mảnh tình ít ỏi bị san sẻ. Thật tội nghiệp. Tác giả đã sử dụng những từ: mảnh, tí, con con trong cùng một câu thơ. “mảnh” đã ít, lại nhỏ, “tí” cũng là ít, “con con” ít ỏi đến vô cùng không thể chia được nữa.

Hai câu thơ cuối như một lời than thân, trách phận của người phụ nữ phải làm lẽ trong xã hội phong kiến bạc ác. Tuy nhiên nó là tiếng nói đồng cảm với tất cả những ai cùng cảnh ngộ, cũng là tiếng nói bóc trần, kết tội xã hội tàn ác đã đè nặng lên kiếp sống người ta. Trong đầm đìa nước mắt vẫn pha một nụ cười giễu cợt, càng chua chát hơn.

Tặng bạn chùm thơ tán gái mới nhất:

Viết một bình luận