Phân Tích Ngôn Chí Bài 10 [23+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất]

23+ Bài Văn Phân Tích Ngôn Chí Bài 10 Hay Nhất. Tham Khảo Mẫu Văn Bản Phân Tích Tác Phẩm Đặc Sắc Dưới Đây Bạn Nhé!

Dàn Ý Phân Tích Ngôn Chí Bài 10 Đơn Giản

Cùng SCR.VN lập dàn ý cho bài văn phân tích tác phẩm thơ “Ngôn chí bài 10” của tác gia Nguyễn Trãi đơn giản nhé!

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Trãi
  • Khái quát đôi nét về tác phẩm Ngôn chí, nổi bật là bài số 10

II. Thân bài

  • Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ngôn chí bài 10
  • Bức tranh phong cảnh được Nguyễn Trãi khắc họa trong bài thơ
  • Nỗi lòng tác giả, tâm hồn trong sáng thanh cao, yên bình
  • Tình yêu thiên nhiên của tác giả gửi gắm trong bài thơ Ngôn chí bài 10

III. Kết bài

  • Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Ngôn chí bài 10
  • Đánh giá tài năng và đóng góp của Nguyễn Trãi cho sự nghiệp văn học Việt Nam.

Gợi ý bài văn 🌸 Phân Tích Ngôn Chí Bài 3 🌸 ấn tượng!

6+ Mẫu Phân Tích Ngôn Chí Bài 10 Hay Nhất

Những bài văn mẫu hay nhất phân tích tác phẩm thơ “Ngôn chí bài 10” của Nguyễn Trãi đã được tổng hợp, mời bạn cùng xem:

Phân Tích Ngôn Chí Bài 10 Của Nguyễn Trãi Xuất Sắc

Bài văn phân tích tác phẩm thơ “Ngôn chí bài 10” dưới đây được đánh giá xuất sắc nhất, mời bạn xem ngay

“Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo” – Nguyễn Trãi là ngôi sao Khuê lấp lánh trên bầu trời Đại Việt đúng như bảy chữ vàng mà vua Lê Thánh Tông ưu ái dành cho người. Đọc thơ văn Nguyễn Trãi, ta bắt gặp trong đó một trí tuệ lớn, một nhân cách lớn, một bản lĩnh lớn,.. “Ngôn chí 10” là bài thơ tiêu biểu góp phần tỏa sáng vẻ đẹp của con người vĩ đại ấy.

“Quốc âm thi tập” là tập thơ Nôm ra đời sớm nhất gồm 254 bài thơ – như ánh hào quang của ngôi sao Khuê xuyên suốt hành trình thiên niên kỷ của dân tộc. Đây là bài thơ số 10 trong chùm “Ngôn chí” 21 bài của phần “Vô đề”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, hòa mình với thiên nhiên, vui với thú điền viên thôn dã chốn quê nhà.

Hai câu thơ đầu cho ta thấy sự lựa chọn của Nguyễn Trãi:

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.

Với quân niệm “Có thân chớ để lợi danh vây”, Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn, rời xa chốn quan trường nhiều danh lợi nhưng cũng lắm thị phi, bon chen, sát phạt. Đây là sự lựa chọn đúng đắn, bởi thời thế nhiễu nhương, gian thần lộng hành, nếu cứ 1 mực cầu danh lợi, có khi con người sẽ thiệt thân hoặc đánh mất chính mình.

Lựa chọn của Nguyễn Trãi cũng là lựa chọn của các bậc hiền nhân như Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Khuyến sau này. Chọn về nhàn để di dưỡng tinh thần, để giữ gìn nhân cách. Cuộc sống của Nguyễn Trãi khi về nhàn thật thảnh thơi, thoát tục:

“Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy”

Thiên nhiên, cuộc sống nơi Côn Sơn với trùng trùng thông, trúc, bình yên, đẹp như cõi cửa Phật. Lòng người vì thế cũng thanh tịnh, thoát tục như thầy chùa – người nương tựa cửa Phật. Cảnh đẹp, lòng người cũng đẹp. Hai câu thơ đầu với giọng điệu khoan thai, nhẹ nhàng khiến ta hình dung cuộc sống của Nguyễn Trãi chốn thôn quê thật an nhiên, thảnh thơi, thật đáng sống.

Bốn câu thơ tiếp theo miêu tả cụ thể hơn cuộc sống thanh nhàn ấy:

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bẻ cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Áo quang mấu ấu cá nên bầy.

Nhân vật trữ tình hiện lên với những thú vui thanh cao, tao nhã chốn quê nhà: Uống rượu, thưởng trăng, ngắm họa, chăm cây, vui với chim với cá.

Thời gian được nhắc đến qua hai thời điểm “đêm”, “ngày”, vậy là lúc nào, dù đêm hay ngày Nguyễn Trãi cũng có những niềm vui riêng. Hai câu thực viết bằng thể thơ sáu chữ, ngắt nhịp 2/2/2 tạo giọng điệu khoan thai, nhịp nhàng, kết hợp với phép đối “đêm thanh” – “ngày vắng”, “nguyệt” – “hoa”, “nghiêng chén” – “bợ cây”,… vừa tạo nên bức tranh thôn quê đẹp, yên bình, vừa tạo ấn tượng về niềm vui say của Nguyễn Trãi với cảnh.

Đêm trăng thanh uống rượu dưới ánh trăng. Yêu trăng ngắm trăng là sự thường, nhưng yêu đến “uống” cả trăng hẳn phải là yêu đến say đắm. Thiên nhiên và con người như giao hòa làm một. Đêm có thú của đêm, ngày có thú của ngày. Cái vắng vẻ của ban ngày không làm Nguyễn Trãi buồn chán. Người tìm đến những công việc yêu thích và say sừa ngắm hoa, tỉa cảnh. Bởi “non nước cùng ta đã có duyên”, nên được trở về với thiên nhiên thơ mộng, yên bình, Nguyễn Trãi như cá về với nước, đắm mình trong niềm vui bình dị mà thanh tao.

Với lòng yêu say cảnh đẹp, nhà thơ nhìn cảnh vật đâu đâu cũng đẹp, cũng đáng yêu cũng căng tràn sức sống: Cây thì rợp mát, chim ríu rít kết tổ trên cành. Đầm ao trong xanh, cá vui bầy bên mầm ấu. Nhà thơ đã đưa vào bức tranh của mình những hình ảnh vô cùng quen thuộc, gần gũi nhưng lại không đi theo khuôn sáo, lối mòn nào.

Hình ảnh câu thơ trên, câu thơ dưới nhịp nhàng trong phép đối như phụ họa cho nhau tạo nên bức tranh thôn quê nhiều tầng bậc, có cây cối, chim chóc trên cao và cá lội từng đàn dưới nước. Cảnh động chứ không tĩnh, đó là hình ảnh của cuộc sống đấy inh động chốn quê nhà. Đọc những câu thơ này, ta lại nhớ đến những vần thơ thật đẹp trong Gương báu khuyên răn số 43:

Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.

Ý thơ nào cũng gợi lên cái sinh khí căng tràn trong cảnh vật và niềm vui say sưa trong lòng người ngắm cảnh. Phải chăng chính nhà thơ đã mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận cuộc sống, để phát hiện ra cái thế giới bên trong đang tuôn tràn của thiên nhiên, và cái vận động không ngừng trong tự nhiên. Nhà thơ không hề thoát tục, không hề xa dời cuộc sống mà là đang hướng lòng mình về với cuộc sống bình dị từ những gì bình dị nhất.

Hai câu cuối, chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp qua từ “ông”, khẳng định lối sống, con đường của bản thân: Nhàn thân, không cưỡng cầu danh lợi, chọn lối đi riêng:

Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này.

Hai câu kết cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Một con người lựa chọn về với thôn quê, xa lánh danh lợi (ngoài thế) để tìm sự thảnh thơi, an lạc trong tâm hồn (tiêu sái). Với Nguyễn Trãi đó là thú “đẹp” mà dường như chỉ có mình ông (một ông này) có được.

Nguyễn Trãi là người có tâm hồn thanh cao, không màng danh lợi, và cũng rất bản lĩnh trong sự lựa chọn lối sống nhàn. Đến đây, ta chợt nhớ đến lựa chọn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao.

Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nét tương đồng với quan niệm của Nguyễn Trãi: Sống thuận theo lẽ tự nhiên, cuộc sống bình dị, lánh đục về trong, xem nhẹ vinh hoa phú quý, sống trong sạch.

Qua bài thơ “Ngôn chí 10”, ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của một nhà thơ lớn mà còn nghe được tiếng lòng của một con người thiết tha với thiên nhiên, với cuộc sống, với đất nước, quê hương, và thấy được một Nguyễn Trãi thanh cao, liêm khiết, vượt lên trên vòng cương tỏa của xã hội phong kiến.

Chia sẻ những bài văn 🌸 Phân Tích Ngôn Chí Bài 20 🌸 đến bạn đọc!

Phân Tích Ngôn Chí 10 Của Nguyễn Trãi Đặc Sắc

Các bạn học sinh đừng bỏ qua bài văn phân tích tác phẩm thơ “Ngôn chí bài 10” đặc sắc sau đây nhé!

Trong lịch sử văn học Việt Nam, nếu như Nguyễn Du với những tác phẩm khắc họa người phụ nữ đương thời, thì Nguyễn Trãi cũng là một vị thi nhân với thú vui tiên cảnh, hòa mình vào thiên nhiên, vào dân tộc.

Nói đến Nguyễn Trãi – ông không chỉ là nhà văn hóa lớn vĩ đại của dân tộc mà ông còn là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh. Những tác phẩm của ông đóng góp vào nền văn học nước nhà.

Đặc biệt là tập thơ “Quốc âm thi tập” được ông sáng tác bằng chữ Nôm, trong đó bài thơ Ngôn chí (bài 10) có thể nói là tiêu biểu nhất trong tập thơ này. Là tác phẩm có ý nghĩa lớn, thể hiện tâm hồn và niềm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.

Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy.
Có thân chớ phải lợi danh vây.
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bẻ cây.
Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Áo quang mấu ấu cá nên bầy.
Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế,
Năng một ông này đẹp thú này.

Mỗi tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Trãi luôn để lại những giá trị nhân văn cho đời, những tâm tư, nguyện vọng và một tư tưởng lớn của một vị danh nhân, cáo quan về quê ở ẩn, một tâm hồn thi sĩ đầy lắng đọng và yêu thương.

Đến với bài thơ Ngôn chí bài 10 cũng là một tác phẩm như thế, khái quát bài thơ là hình ảnh thiên nhiên bao quát toàn bài, một khung cảnh chùa chiền, những âm thanh của thiên nhiên đã thôi thúc nỗi lòng của ông viết nên bài thơ.

Có thể nói tác phẩm Ngôn chí bài 10 thể hiện tư tưởng của tác giả, viết bằng chữ Nôm, thể thơ Đường quen thuộc Thất ngôn xen lục ngôn nhưng được nhà thơ sáng tác một cách rất mới mẻ và độc đáo, Nguyễn Trãi là vậy, ông luôn sáng tạo ưu tiên sự mới mẻ nhưng cũng cần hợp lí hóa những gì đã có.

Bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh chắc hẳn là ngã dẽ trong cuộc đời của Nguyễn Trãi, ông cáo quan về quê ở ẩn, vứt bỏ danh lợi, về vui với chốn thôn quê dân dã mà yên bình.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên với khung cảnh yên bình của hình ảnh những ngôi chùa, nơi mà chúng ta thả hồn, quên hết những âu lo mệt mỏi và tịnh tâm khi bước đến, chính bởi vẻ yên tĩnh đó tác giả đã khắc họa cảnh vật nơi thôn quê bình yên, lòng người cũng trở nên thanh thản, yên bình thanh cao hơn, tâm hướng về Phật, hướng thiện.

Tác giả cũng đưa ra một tư tưởng lớn, con người sống ở trên đời không bị phụ thuộc vào danh lợi xô bồ, những cao sang ngoài kia chỉ là phù phiếm, tâm hồn trong sạch, làm việc thiện mới là điều đáng quý. Sự lựa chọn của ông được khắc họa, ông đã lựa chọn cuộc sống yên bình tránh xa những xa hoa của công việc làm quan.

Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật tác giả sử dụng phép đối khá độc đáo thể hiện cái tôi sáng tác của tác giả. Câu đối và câu thực trong bài thơ đã trình bày khái quát lần lượt những thời điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn là khắc họa tình yêu thiên nhiên, cảnh vật nơi thôn quê bình yên của tác giả Nguyễn Trãi, về một cuộc sống đơn giản, thanh nhàn, có hoa có trăng, có thiên nhiên cây cỏ, có đàn cá lội dưới nước. Tất cả là đủ với Nguyễn Trãi bởi ông chỉ cần được sống an nhàn, thanh cảnh để tận hưởng cuộc sống nơi quê hương xinh đẹp.

Những hình ảnh đẹp đó cho mỗi độc giả chúng ta thấy được Nguyễn Trãi là một vị thi nhân với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, yêu quê hương đất nước qua những hình ảnh giản dị mà ấm áp. Ông là tấm gương cho biết bao thế hệ về tấm lòng nhân hậu, thanh cao, không ham danh lợi. Một tâm hồn đẹp, cao cả đáng quý.

Gửi bạn 23+ mẫu văn🏵 Phân Tích Bảo Kính Cảnh Giới Bài 46 🏵 hay

Phân Tích Ngôn Chí 10 Ngắn Hay

Nếu bạn đang tìm kiếm bài văn phân tích tác phẩm thơ “Ngôn chí bài 10” ngắn gọn thì nên tham khảo mẫu mà chúng tôi gợi ý sau đây:

Bài thơ Ngôn chí – bài 10 là một trong những sáng tác thơ Nôm của đại thi hào Nguyễn Trãi. Căn cứ vào số chữ và số câu của bài thơ cũng như đặc điểm các thể thơ thường xuất hiện. Ta thấy văn bản trên thuộc thể thơ thất ngôn bát cú  xen lục ngôn vì có 7 dòng, mỗi dòng có 8 hoặc 6 chữ.

Ta đi sâu vào nhìn nhận và phân tích bài thơ để thấy được đặc điểm thiên nhiên trong bài thơ hiện lên rất đa dạng, sinh động, có sức sống riêng: từ khung cảnh yên bình, thanh tịnh chốn chùa chiền cho đến ánh trăng tròn buổi đêm, cây cối đâm chồi nảy lộc,..

Câu thơ “Cảnh tựa chùa chiền, lòng  thựa thầy” tức là nói về quang cảnh tĩnh mịc như cảnh chùa chiền, lòng người trong trẻo, đẹp đẽ, sach như lòng thầy chùa chân tu.

Hai câu thực của bài thơ là:

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,
Ngày vắng xem hoa bẻ cây.

Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật đối – chính đối đặc sắc. Tuy mỗi câu trình bày sự việc ở hai thời điểm khác nhau “Đêm – ngày” nhưng lại cùng mang hàm ý chỉ lối sống tao nhã, thanh cao của vị cao nhân diễn ra trong cuộc sống tại quê nhà với trăng, với gió, cây và hoa.

Qua nghệ thuật đối, vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân được nổi bật lên với nét thư thái, ung dung, yên bình. Thi nhân thong thả ngồi nhâm nhi chén rượu thưởng trăng, nghiêng chén uống cả ánh trăng. Ánh trăng soi bóng chén, hòa vào tâm hồn thi nhân. Ngày thảnh thơi ngắm hoa, chăm chút hoa, tỉa tót cành.

Cây rợp chồi cành chim kết tổ,
Áo quang mấu ấu cá nên bầy.

Hai câu thơ trên miêu tả hình ảnh “cây rợp chồi”, “chim kết tổ”, “cá nên bầy” thể hiện sự sinh sôi nảy nở, phát triển mãnh liệt của tạo hóa. Thiên nhiên lột da, thêm sức sống mới, cũng chính là sức sống mãnh liệt nơi làng quê.

Ta có thể thấy cuộc sống yên bình, khăng khít nơi thôn quê dân giã, tình cảm yêu thương và hòa hợp với thiên nhiên chính là nét đẹp ẩn chứa nhân vật trữ tình. Qua đó, bài thơ Ngôn chí- bài 10 đã thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn của bậc hiền nhân.

Phân Tích Ngôn Chí Bài 10 Ngắn Gọn

Bài văn phân tích tác phẩm thơ “Ngôn chí bài 10” ngắn gọn đã được biên soạn ở dưới, xem ngay bạn nhé!

Nguyễn Trãi – nhà thơ với những tác phẩm để lại cho đời còn nguyên giá trị. Mỗi tác phẩm của ông đều gửi gắm những tình cảm, tâm tình của ông. Trong đó có Ngôn chí bài 10 của ông là một tác phẩm như thế.

Ngôn chí bài 10 được viết theo thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà “Tâm thế dứt bỏ danh lợi, vui với cảnh diền viên thôn dã”.

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được mở ra với hình ảnh chùa chiền, nơi yên tĩnh đến kì lạ. Cảnh vật nơi thôn quê đẹp, bình yên như chốn cửa Phật, lòng người cũng thanh cao, hướng thiện như lòng thầy chùa. Con người chớ bị phụ thuộc bởi danh lợi bon chen. Hai câu thơ nói lên sự lựa chọn của Nguyễn Trãi; về với chốn bình yên quê nhà, giữ tâm hồn trong sạch, xa lánh lợi danh.

Tác giả Nguyễn Trãi sử dụng phép đối trong hai câu đối và hai câu thực. Mỗi câu trình bày một sự việc thời điểm khác nhau nhưng cùng nói lên tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và lối sống giản dị, thanh bạch nơi thôn quê với trăng gió, cỏ cây, hoa lá, cá chim.. của Nguyễn Trãi.

Bức tranh phong cảnh được miêu tả trong bài thơ rất gần gũi và nên thơ có trăng, có hoa; cây cối; chim chóc làm tổ trên cây, cá bơi từng đàn dưới nước.

Qua bức tranh ta thấy được Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; gắn bó với cảnh vật giản dị, quen thuộc chốn quê nhà; đó cúng là tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Và nổi bật lên là người có tấm lòng thanh cao, bình dị, không ham danh lợi, lánh đục khơi trong. Đó là vẻ đẹp tâm hồn đáng quý, đáng trân trọng.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi Dục Thúy qua mẫu 🌸 Phân Tích Dục Thúy Sơn 🌸 thú vị!

Cảm Nhận Ngôn Chí Bài 10 Hay Nhất

Dưới đây là bài văn cảm nhận bài thơ “Ngôn chí bài 10” hay nhất, mời các bạn cùng xem:

Là một nhà thơ yêu thiên nhiên, đất nước và luôn nặng lòng với thế sự đời tư Nguyễn Trãi đã mang tình cảm ấy gửi gắm vào trong những vần thơ. Ngôn chí 10 mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày, đồng thời bộc lộ tình yêu thiên nhiên và sự hài lòng, thảnh thơi khi cáo quan về ở ẩn.

Bài thơ đã tô đậm vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi. Cảnh sắc thiên nhiên làng quê, ta thấy được sự quan sát, cảm nhận tinh tế và hơn hết là tấm lòng yêu thiên nhiên của tác giả. Bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, yên bình một cách lạ thường.

Ông luôn luôn mang trong mình một tâm hồn yêu tha thiết đối với quê hương với cuộc sống thôn quê. Tâm hồn thi nhân Nguyễn Trãi luôn mong ước cho nhân dân được ấm no, đất nước được thái bình. Đó cũng là một con người vĩ đại với nhân cách cao cả, lớn lao.

Cảm Nhận Ngôn Chí Bài 10 Ấn Tượng

Gửi tặng bạn đọc bài văn cảm nhận bài thơ “Ngôn chí bài 10” ấn tượng, xem ngay!

Chỉ với 8 dòng thơ thể thất ngôn bát cú trong bài “Ngôn chí 10”, Nguyễn Trãi đã đề cao cái đẹp của bậc thi nhân, hiền tài. Ông miêu tả lòng người trong sạch, rũ bỏ vẩn đục đời trần như tấm lòng thầy chùa chân tu.

Lúc này, tâm hồn thanh cao đó đã hòa mình vào với thiên nhiên, cây cỏ. Không quan tâm thế sự xô bồ, chỉ ngày ngày uống rượu thưởng trăng, chăm hoa cây cảnh, ngắm nhìn cuộc đời với con mắt yêu kiều. Ngắm chim làm tổ trên lá, cá bơi thành bầy dưới ao.

Thiên nhiên sống động là cho lòng ta thư thái, chữa lành và xoa dịu vướng bận, đau thương chốn hồng trần. Thiên nhiên giúp con người Nguyễn Trãi nói riêng và tất cả những con người yêu cuộc sống nói chung thật thú vị, đẹp đẽ, khiến cho ta chỉ muốn đắm chìm vào nó để thấy lòng thanh thản, không vướng bận sự đời.

Trọn bộ mẫu 🌸 Phân Tích Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm 🌸 đặc sắc!

Viết một bình luận