Phân Tích Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm ❤️ 27+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Học Cách Phân Tích Thơ Qua Bài Mẫu Phân Tích Thủ Vĩ Ngâm Đặc Sắc Nhất.
Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm Đơn Giản
Mẫu dàn ý cho bài văn phân tích bài thơ “Thủ vĩ ngâm” của Nguyễn Trãi dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích cho bạn!
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm Thủ Vĩ Ngâm và hoàn cảnh sáng tác.
II. Thân bài:
- Giới thiệu tình huống và địa điểm: Góc thành Nam, lều một gian.
- Miêu tả hoàn cảnh nghèo khó: No nước uống, thiếu cơm ăn. Con đòi trốn, dường ai quyến, Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
- Nhấn mạnh tình trạng khó khăn của nhân vật: Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải.
- Sử dụng hình ảnh để tả sự vật và lòng người: Con đòi trốn, dường ai quyến, Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
- Kết thúc bài thơ bằng câu thơ tái lặp lại một lần nữa tình trạng khó khăn của nhân vật: Góc thành Nam, lều một gian.
III. Kết bài:
- Tóm tắt lại tình huống và hoàn cảnh của nhân vật.
- Thể hiện tình cảm với nhân vật.
Tuyển tập mẫu 🌸 Phân Tích Ngôn Chí Bài 3 🌸 của đại thi hào Nguyễn Trãi!

4+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm Hay Nhất
Bài viết này được SCR.VN sưu tập và biên soạn những bài văn phân tích bài thơ “Thủ vĩ ngâm” của Nguyễn Trãi hay nhất, cùng xem nhé!
Phân Tích Thủ Vĩ Ngâm Của Nguyễn Trãi Đặc Sắc
Học cách làm bài văn phân tích bài thơ “Thủ vĩ ngâm” của Nguyễn Trãi hay nhất cùng mẫu đặc sắc dưới đây!
Nhắc đến Nguyễn Trãi là ta nhớ ngay tới tuyệt tác thơ Nôm “Quốc âm thi tập” của ông. Trước Nguyễn Trãi cũng có nhiều người làm thơ bằng chữ Nôm, thậm chí là khá nhiều, thế nhưng đến Nguyễn Trãi, ông được xem là có tác phẩm viết bằng chữ Nôm quy mô nhất, và dường như còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay.
Và “Quốc âm thi tập” được xem là tác phẩm đậm đà tính dân tộc, mang hồn thơ nước Việt và vẫn vẹn nguyên giá trị cho tới ngày nay dù dã đi qua nhiều thế kỉ.
“Thủ vĩ ngâm” là bài thơ mở đầu cho tập thơ “Quốc âm thi tập”, theo nhóm nghiên cứu Đào Duy Anh, bài thơ này có thể được sáng tác trong lúc Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan theo bài tựa của Nguyễn Khắc Kiệm hoặc là trong lúc ông bị vua Lê Thái Tổ ruồng bỏ sau khi bị giam vì bị nghi có liên quan đến án Trần Nguyên Hãn, tuy được tha và vẫn giữ chức quan nhưng không được làm việc gì.
Theo nhóm nghiên cứu đoán là bài thơ được sáng tác trong trường hợp thứ hai, vì trong thơ đã có vẻ chán chường lắm, không thể là giọng thơ của một người thanh niên tuổi còn đầy tráng khí mới gặp khó khăn nhất thời được. Và chăng nếu bị giam ở Đông Quan thì không thể có câu “Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải”.
Nguyễn Trãi sinh ra không nhầm thời,có tài nhưng trở thành bất tài.Cả vương triều mù đâu có thấy ánh sáng của Nguyễn Tướng công Hành khiển. Tất cả đổ đầu cho Nguyễn Trãi và đó là lòng “Oán thác”của ông.
Tất cả cuốn phăng đi bao nhiêu hoài bão của Nguyễn Trãi bởi những đám hoạn quan,những triều thần ngơ ngáo,trục lợi đâm ra nghi ngờ,vu khống,tù ngục, bải chức điều mà làm cho người ta thấy được Nguyễn Trãi mang nặng trên vai những nỗi thống khổ của thân phận, mà thân phận như muốn nhìn thân phận khác. Phải chịu nhận thời gian trôi chảy với thời gian.
Sống chết là lẽ thường tình; đó là hai cực điểm của sự chuyển vần. Ra khỏi cảnh ngục tù Nguyễn Trãi rơi vào cảnh nghèo túng và trong phút hiện hữu đó của cảnh đời Nguyễn Trãi đi lần vào bóng xế của tuổi già thì thấy không gian mình đang sống là bi đát là thê thảm của những tình huống xảy ra như bị thời gian hủy diệt trong từng phút, từng giây. Bài “Thủ Vĩ Ngâm” dưới đây nói lên cái bi đát cùng cực đó.
Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian.
Điều đầu tiên ta có thể cảm nhận ngay khi nhìn vào bài thơ đó là cảm giác chán chường bao phủ từ câu thơ đầu cho đến câu thơ cuối cùng, từ sự chán chường của con người mà dẫn đến việc chủ thể trữ tình nhìn đâu cũng thấy chật chội, hẹp hòi, thiếu thốn.
Là thực cảnh triều quan chẳng phải, ở ẩn lại càng không, là một cuộc sống mang tiếng là ở ẩn nhưng thực chất tù túng, ngột ngạt một cách đáng sợ. Khiến cho lòng người trở nên chán nản tột cùng, cuộc sống thì thiếu thốn, đến cả nhu cầu cơ bản nhất là ăn uống cũng không được đáp ứng đủ, huống gì là những nhu cầu cuộc sống khác. Có lẽ vì vậy mà chủ thể chán đến mức:
“ Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn”
Là người ngại, hay cảnh vật khiến cho lòng người chán nản, là tình cảnh áp đặt lên khiến con người ta không còn chút kháng cự?
Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng chính là tâm trạng của tác giả, trong một hoàn cảnh éo le như vậy, bị giam lỏng, một tâm trạng của nhân vật trữ tình đầy u ám, u buồn và đầy bức xúc. Đó là nguyên nhân sau này Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Cuộc sống đầy khó khăn qua từng lời thơ, cơm ăn không đủ no, gia quyến không gặp và người giúp việc cũng trốn mất, ngựa gầy yếu không ai chăn, tất cả là một nỗi u buồn đầy hẩm hiu của nhân vật trữ tình.
Cuối bài thơ, tác giả lặp lại câu “Góc thành Nam, lều một gian” (theo lối thủ vĩ ngâm) mang âm hưởng kì lạ với ý nghĩa nhấn mạnh tình cảnh khổ cực, thiếu thốn hiện tại nhằm thể hiện ý chí vùng vẫy tìm đường giải thoát quê hương dân tộc khỏi vòng nô lệ phương Bắc.
Xem thêm mẫu 🌸 Phân Tích Ngôn Chí Bài 10 🌸 hay nhất!

Phân Tích Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm Ngắn Gọn
Cùng SCR.VN viết bài văn phân tích bài thơ “Thủ vĩ ngâm” thật ngắn gọn nhưng súc tích nhé!
Bài thơ Thủ vĩ ngâm là một bài thơ nổi tiếng của tác giả Nguyễn Trãi được ông sáng tác trong khoảng thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan, ông viết những tác phẩm đầy ẩn ý và sâu sắc. Nhân vật trữ tình ở đây có thái độ đầy, tâm trạng đầy éo le.
“Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian.”
Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng chính là tâm trạng của tác giả, trong một hoàn cảnh éo le như vậy, bị giam lỏng, một tâm trạng của nhân vật trữ tình đầy u ám, u buồn và đầy bức xúc. Đó là nguyên nhân sau này Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Cuộc sống đầy khó khăn qua từng lời thơ, cơm ăn không đủ no, gia quyến không gặp và người giúp cũng trốn mất, ngựa gầy yếu không ai chăn, tất cả là một nỗi u buồn đầy hẩm hiu của nhân vật trữ tình.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm Ấn Tượng
Một trong những bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ “Thủ vĩ ngâm” ấn tượng nhất gửi đến bạn, mời bạn cùng xem:
Bài thơ Thủ vĩ ngâm của Nguyễn Trãi được viết trong thời gian ông bị giam lỏng tại Đông Quan và trở thành một tác phẩm nổi tiếng với những ý nghĩa sâu sắc và ẩn dụ.
“Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian.”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này được miêu tả với tâm trạng u ám, buồn bã và căng thẳng, phản ánh tâm trạng của tác giả trong hoàn cảnh khó khăn và bị giam giữ. Thật vậy, chính những khó khăn, bất hạnh và cảm xúc đau buồn của Nguyễn Trãi đã thúc đẩy ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau này.
Từng câu thơ của bài Thủ vĩ ngâm đều thể hiện một cuộc sống đầy khó khăn và u sầu, với những lời thề non hẹn biển, chuyện ăn không đủ no và ngựa gầy yếu không ai chăn, tất cả đều thể hiện nỗi u buồn và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.
Tham khảo những bài văn 🌸 Phân Tích Ngôn Chí Bài 20 🌸 mà chúng tôi chia sẻ!

Cảm Nhận Bài Thơ Thủ Vĩ Ngâm Ý Nghĩa
Cuối cùng là bài văn cảm nhận bài thơ “Thủ vĩ ngâm” của Nguyễn Trãi ý nghĩa, bạn xem qua nhé!
“Góc thành Nam, lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đòi trốn, dường ai quyến,
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
Góc thành Nam, lều một gian.”
Bài thơ Thủ vĩ ngâm là một bài thơ nổi tiếng của tác giả Nguyễn Trãi được ông sáng tác trong khoảng thời gian bị giam lỏng ở thành Đông Quan.
Nếu như trong bài thơ “Gương báu khuyên răn số 43”, ông hiện lên với tâm thế an nhàn, thư thái. Nguyễn Trãi dành cả ngày dài để ngồi ngắm cảnh, tận hưởng cuộc sống. Nhà thơ rất vui vẻ và tâm trạng của ông được thể hiện trong cảnh vật tươi sáng và đầy màu sắc. Thì trong “Thủ vĩ ngâm”, Nguyễn Trãi xuất hiện với tâm thế bất đắc dĩ, gò bó và mất tự do. Tâm trạng của ông lúc này đau khổ vì ông bị giam giữ và không có quyền tự do.
Qua bài thơ ta thấy được tình cảnh éo le, khốn khó và cuộc sống đầy khó khăn của Nguyễn Trãi: no nước uống nhưng thiếu cơm ăn, gia quyến không gặp và người giúp cũng trốn mất, ngựa gầy yếu không ai chăn, tất cả nhấn mạnh một nỗi u buồn đầy hẩm hiu, tình cảnh khốn khó nhưng cũng thể hiện sự kiên nhẫn, bền chí của tác giả.
Gửi tặng bạn mẫu 🌸 Phân Tích Dục Thúy Sơn 🌸 đặc sắc!