Phân Tích Mạn Thuật 4 ❤️ 26+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Nâng Cao Khả Năng Cảm Thụ Văn Học Với Văn Mẫu Phân Tích Mạn Thuật 4 Dưới Đây.
Dàn Ý Phân Tích Mạn Thuật 4
SCR.VN gửi tặng bạn mẫu dàn ý chi tiết để viết bài văn phân tích bài thơ Mạn Thuật 4 của Nguyễn Trãi, xem ngay nhé!
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác phẩm “Mạn thuật 4” của Nguyễn Trãi. Khái quát được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trước thiên nhiên và trăn trở với thói đen bạc của lòng người. Trích thơ:
“Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Trong thế giới phút chim bay.
Non cao non thấp mây thuộc,
Cây cứng cây mềm gió hay.
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.”
II. THÂN BÀI
a. Niềm vui dạo chơi với thiên nhiên trong tâm thế ung dung, nhàn hạ của người ẩn sĩ:
“Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Trong thế giới phút chim bay.
- Bắt đầu thơ bằng 2 câu lục ngôn với nhịp thơ 4/2 và 3/3
- Đảo ngữ từ láy ‘đủng đỉnh’ (đủng đỉnh chỉ sự nhàn rỗi, ung dung, thảnh thơi)
=> Nhấn mạnh tâm thế ung dung, thảnh thơ khi dạo bước giữa trời đất, ‘thế giới phút chim bay’.
=> 2 câu thơ mang đậm chất trữ tình mà qua đó ta thấy được Nguyễn Trãi không chỉ là một vĩ nhân mà còn là một con người, yêu tình yêu của con người, cụ thể là thiên nhiên.
b. Trong cuộc dạo chơi ấy, Nguyễn Trãi tìm thấy những chiêm nghiệm về tự nhiên rất sâu sắc:
Non cao non thấp mây thuộc,
Cây cứng cây mềm gió hay.
- Núi cao, núi thấp là chuyện mà mây luôn quen thuộc, hiểu rõ
- Cây cứng hay mềm gió đều cảm nhận được
=> Dùng chuyện của thiên nhiên để ám chỉ ông là một con người thông thái khi tường tận sự vật, hiện tượng trên đời. Tác giả là một người tự tin, dám khẳng định mình.
c. Không phải tự nhiên mà ông lại tự tin như thế bởi Nguyễn Trãi đi từ hiểu sự vật, hiện tượng đến hiểu cả số phận đời người trước vạn vật:
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.
- Nước trải qua mấy trăm năm vẫn là nước:
- Nước được con người sử dụng trong sinh hoạt
- Đất nước đi qua bao thăng trầm cũng vẫn là đất nước của dân tộc
- Và trăng đã chứng kiến tất cả hình ảnh đó bởi trăng luôn trường tồn theo thời gian, qua bao kiếp người => Vạn vật vĩnh hằng, bất biến duy chỉ có đời người vô thường, ngắn ngủi.
=> Triết lý sâu sắc đậm tính nhân văn được Nguyễn Trãi diễn giải chỉ trong 2 câu thơ, càng làm cho ta thêm ngưỡng mộ, khâm phục tài văn thơ của tác giả.
d. Song, sang 2 câu thơ cuối ông lại cho ta thấy một tâm trạng chán chường:
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.”
- Thay đổi cấu trúc thơ từ lục ngôn sang thất ngôn để thể hiện sự thất vọng với bản thân và cả lòng người khi vốn dĩ mọi sự ông đều hiểu thấu cớ sao lòng người lại không cảm được?
- Lòng người hiểm độc thể nào mà Nguyễn Trãi lại ngao ngán như thế?
- Vì ông đã trải nghiệm cuộc sống rất nhiều, đi qua bao cuộc bể dâu
- Ông cảm thấy đời người ganh đua, mưu tính lẫn nhau chỉ mang lại tổn hại cho mình
=> Với Nguyễn Trãi, sống như thế rất vô nghĩa vì vốn dĩ chỉ có vạn vật trên đời là bất biến còn đời người thì chỉ có duy nhất, vì lý gì mà ta lại không trân trọng mà chỉ biết tổn hại nhau
- Chất trữ tình tiếp tục được thể hiện ở sự đau, sự ngán trước lòng người, đồng thời cho thấy tác giả cũng là một con người trần thế, không hoàn hảo mà từ đó thất vọng, buồn chán và khát khao sự hoàn hảo đó.
e. Đánh giá nghệ thuật:
- Đan xen giữa chất triết lý và trữ tình nhưng vẫn có sự chặt chẽ, phù hợp tạo sự hài hòa cho thơ và thể hiện vẻ đẹp thanh cao, giản dị của nhà thơ.
- Sử dụng thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, mở đường cho thể thơ mới của dân tộc
- Ngôn ngữ trong sáng, bình dị, một đặc trưng ở thơ Nguyễn Trãi
III. KẾT BÀI
- Khẳng định nội dung của “Mạn thuật 4” từ đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi, liên hệ bài học cho bản thân.
Xem thêm mẫu 🌸 Phân Tích Thuật Hứng 5 🌸 của tác giả Nguyễn Trãi!
6+ Mẫu Phân Tích Mạn Thuật 4 Hay Nhất
Bài viết này được SCR.VN sưu tập và biên soạn những bài văn phân tích bài thơ Mạn Thuật 4 hay nhất ở bên dưới, cùng xem nhé!
Phân Tích Bài Mạn Thuật 4 Đặc Sắc
Cùng SCR.VN viết bài văn phân tích bài thơ Mạn Thuật 4 thật hay nhé!
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay
Trông thế giới phút chim bay
Non cao non thấp mây thuộc
Cây cứng cây mềm gió hay
Nước mấy trăm thu còn vậy
Nguyệt bao nhiêu kiếp vẫn rày
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết
Bui một lòng người cực hiểm thay!
Sau thảm hoạ tru di xảy ra năm 1442, thơ văn của đại công thần khai quốc triều Hậu Lê là Tiên sinh Nguyễn Trãi, phần lớn thất lạc. Mãi đến thời vua Lê Thánh Tông trị vì, thơ văn của Nguyễn Trãi bị thất tán, lưu lạc, vùi lấp lạnh lẽo đâu đó trong dân gian, mới được người đời tìm kiếm và tập hợp lại, thành “Quốc âm thi tập”, khoảng hơn 250 bài. Người ta tiến hành phân loại, sắp xếp vào các chủ đề, các mục…cho dễ tìm hiểu.
Một bài thơ lục ngôn bát cú, xen hai câu cuối thất ngôn, có tên là Mạn thuật-Bài số 4, thơ Nôm, là một bài thơ được nhiều người nhắc tới. Đương nhiên, đó là một bài thơ hay. Chẳng những hay ở ý tình thăm thẳm, mà còn lạ ở cấu trúc hình thức và hơn thế, lạ ở cấu trúc nội tại, vẫn còn đó những vỉa quặng ngầm, chưa dễ khai quật hết!
Căn cứ vào cuộc đời và nội dung tác phẩm, có thể ước đoán bài thơ Mạn thuật số 4 này, được Ức Trai viết ở thời kỳ bị thất sủng, có vẻ nhàn rỗi ở Côn Sơn, mặc dù về danh nghĩa, Nguyễn Trãi vẫn còn có chức quan khá to, khi cần thì triều đình mới gọi về Kinh, mới “Nhập nội hành khiển”. Ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi có không gian thật yên tĩnh, để vui với non xanh nước biếc, để ngồi ngẫm sự đời. Đây có lẽ là thời điểm Ức Trai viết nhiều nhất, đặc biệt là thơ, đặc biệt nữa là thơ Nôm.
Hai câu đầu, tác giả viết:
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Trong thế giới phút chim bay.
Thi nhân đi dạo buổi chiều hôm, với một người tri kỷ nào đó chăng? Có lẽ không phải, vì vợ ông, bà Nguyễn Thị Lộ giỏi văn thơ, người tri âm tri kỷ nhất trong mấy bà vợ của Nguyễn Trãi, còn đang làm quan ở trong triều cơ mà!
Vậy thì Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay là dắt tay ai? Không ai cả, bởi những thời điểm như thế này, thi nhân chắc không cần thêm một người nào nữa, bởi tiên sinh cốt để tâm hồn yên tĩnh mà suy tư, mà Trông thế giới phút chim bay…Thế nên, Chiều hôm dắt tay phải chăng là ánh chiều còn dắt lại, đọng lại qua kẽ tay, còn vương trên áo trên khăn?
Hay là thi nhân như một vị tiên dạo núi, dắt theo cái nắng chiều, dắt tay cả chiều hôm làm bạn tri âm? Hay là buổi chiều hôm hữu tình kia đã chủ động dắt tay thi nhân đi dạo? Nếu thế thì đây quả là một câu thơ tuyệt hảo! Phải là dắt theo chiều hôm đi dạo, hoặc là chiều hôm như một người tình tri kỷ đang đủng đỉnh dắt tay thi nhân, cả hai, trong một tâm thế chẳng vội vã gì, mới đủng đỉnh dắt tay nhau mà đi?…Chỉ có thể hiểu như vậy, mới tương ứng với tầm vóc của vĩ nhân, của tâm hồn và trí tuệ vĩ nhân.
Trông thế giới phút chim bay ở câu sau đó chính là cảm nhận tinh tế về thế giới kỳ vĩ, qua đó mà suy ngẫm về cõi nhân sinh vụt đến vụt đi, biến ảo trong khoảnh khắc, như thể một lát cắt nhiệm màu…
Hai câu đầu đã thấy những hình tượng thơ lộng lẫy và tầm vóc một thi tài, một nhân tài hiếm lạ và một trí tuệ lớn, luôn biết làm chủ, luôn biết tự tin thông qua con mắt xanh nhìn thấu hết mọi sự đời, mọi lẽ đời mà chiêm nghiệm suy tư.
Suy tư ấy biểu hiện cụ thể ở hai câu tiếp theo:
Non cao non thấp mây thuộc,
Cây cứng cây mềm gió hay.
Trên kia là suy tư về vũ trụ rộng lớn, về cõi người ngắn ngủi, thì đây là tâm thế, là ý chí tự tin. Tác giả chỉ mượn chuyện gió chuyện mây, chuyện núi cao núi thấp, chuyện cây cứng cây mềm, để gửi gắm chuyện đời chuyện mình một cách khéo léo.
Mây ở trên trời, cao hơn núi, thế thì ngọn núi nào cao, ngọn nào thấp, mây thừa biết và thuộc hết, bởi đơn giản rằng mây có thể quan sát, bao quát được tất cả núi non kia dưới tầm mắt của mình! Còn như cây nào cứng, cây nào mềm, gió biết ngay, làm sao mà ngụy biện được? Mượn thiên nhiên, cốt chỉ để nói một điều đơn giản, rằng chả có gì che được mắt tiên sinh! Thật giả, trắng đen, tốt xấu, tài năng trí tuệ và bản lĩnh của ai thế nào, nhân cách người ta thế nào, tất cả dường như không thể nằm ngoài tầm bao quát tường tận của Tiên sinh!
Câu 5 và 6, lại là những chiêm nghiệm về việc nước và trở lại cái triết lý bất biến của vũ trụ:
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.
Đất nước trải qua mấy trăm năm còn như vậy, thịnh rồi lại suy, suy rồi lại thịnh, tiên sinh đều biết hết, kể cả cái lẽ hưng vong, rồi người hay kẻ dở. Chuyện đời biến ảo khó lường, mà đời người thì ngắn ngủi như một giấc chiêm bao, chỉ riêng có vầng trăng thì dường như vẫn thế, bao nhiêu kiếp rồi vẫn thế. Nguyệt bao nhiêu kiếp vẫn rày, vẫn soi mắt nhìn xuống nhân gian mà chứng kiến cảnh thịnh suy tan hợp của cõi người…
Hai câu cuối của bài thơ, rút cục, lại trở về cái ý gần gũi, sau khi đã bàn chuyện xa xôi bóng bẩy:
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.
Hai câu thất ngôn kết thúc bài thơ, biến đổi ở cấu trúc câu, như một tiếng thở dài của một con người tự biết mình thông tuệ, biết hết mọi chốn, thông hết mọi sự đời, mà riêng chỉ một điều tiên sinh đành bất lực: Bui một lòng người cực hiểm thay!
Vì sao vậy? Lòng người là cái gì mà bí hiểm thế? Nó sâu, nó rộng, nó góc cạnh hiểm hóc thế nào, hình thù nó ra sao, chẳng thể nào biết được. Ở một chỗ khác, trong Ngôn chí bài số 5, Nguyễn Trãi cũng từng viết:
Dễ hay ruột bể sâu cạn
Khôn biết lòng người vắn dài.
Tiên sinh thông thái là vậy, mọi chốn đều thông hết, chỉ có lòng dạ con người thì ông đành bất lực, không sao hiểu được tính hiểm độc, cực hiểm độc của nó! Và đó chính là một tiếng thở dài bất tận, là cái thiên la địa võng vô hình vô ảnh đã quăng chụp lấy cuộc đời Tiên sinh, biến nó thành nỗi đau nghìn đời sau không sao rửa sạch!
Mạn thuật – bài số 4 chính là là lời than thở bất lực của Nguyễn Trãi trước việc đời, trước lòng người bất trắc khó lường. Con người nhân cách cứng cỏi, đầy tự tin vào tấm lòng yêu nước sáng trong của mình, dù khi thế cuộc đã đổi thay:
Vườn quỳnh dù chim kêu hót
Cõi trần có trúc đứng ngăn.
Thực tế, bây giờ Tiên sinh cũng đành bất lực trước làn gió đen đang khuấy lên ở phía chân trời và ở chính nơi điện các đương triều. Hình như Tiên sinh đã linh cảm thấy cái hậu hoạ vô cùng đen tối, rồi chẳng bao lâu nữa cũng sẽ giáng xuống đời ông, như một định mệnh nghiệt ngã.
Đọc ngay văn mẫu 🌸 Phân Tích Thuật Hứng 15 🌸 sưu tập!
Phân Tích Bài Thơ Mạn Thuật 4 Ngắn Gọn
Học cách làm bài văn phân tích bài thơ Mạn Thuật 4 ngắn gọn nhưng súc tích cùng mẫu dưới đây!
Bài thơ Mạn Thuật được viết vào thời điểm Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà (Côn Sơn). Cảnh vật và tâm thế của tác gải trong hai câu đầu cho ta hiểu điều đó.
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Trong thế giới phút chim bay.
Với cách ngắt nhịp 2/2/2 và 3/3 cùng phép đảo ngữ đưa từ láy đủng đỉnh lên đầu câu, hai câu thơ trên giúp người đọc hình dung tâm thế, trạng thái thảnh thơi, ung dung của Nguyễn Trãi khi dạo chơi giữa thiên nhiên.
Giữa thiên nhiên yên bình đó, Nguyễn Trãi đã có những chiêm nghiệm về sự vật hiện tượng (bên ngoài) và sự thâm sâu, hiểm ác của lòng người (bên trong):
Non cao non thấp mây thuộc,
Cây cứng cây mềm gió hay.
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.
Phép đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận. Non cao non thấp đối với Cây cứng cây mềm; mây thuộc đối với gió hay; Nước mấy trăm thu đối với Nguyệt bao nhiêu kiếp; còn vậy đối với nhẫn nay. Có thể thấy sự vật bên ngoài như thế nào, tất cả chúng ta có thể quan sát, hiểu được một cách rõ ràng và không có gì cản tầm nhìn của chúng ta. Thế nhưng bên trong lại khó có thể nhìn thấy. Suy cho cùng, thiên nhiên, vạn vật luôn có sự bất biến, vĩnh hằng.
Đến với 2 câu kết của bài thơ, cuối cùng, Nguyễn Trãi cũng có thể rút ra những chiêm nghiệm của bản thân. Sự vật, hiện tượng bên ngoài dễ thuộc, dễ biết; còn lòng người thì thật khó lường. Khi chiêm nghiệm ra, Nguyễn Trãi cũng có những nỗi lòng. Có chút buồn đau, thất vọng và ghê sợ trước lòng người nham hiểm khó lường.
Nguyễn Trãi đã Việt hóa thơ Đường luật, biến thể thơ nhiều quy cách gò bó của Trung Quốc thành thể thơ dân tộc: Xen các câu thơ lục ngôn vào bài thơ thất ngôn; biến hóa linh hoạt về nhịp điệu, phối thanh. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày, phát huy sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc. phép đối, phép đảo ngữ được vận dụng. Chất trữ tình và chất triết lí đan cài tạo khiến bài thơ vừa giàu cảm xúc, vừa sâu sắc, thấm thía.
Chất trữ tình thể hiện ở tâm thế đủng đình như thi sĩ của Nguyễn Trãi trong hai câu đầu; và qua cảm xúc suy tư, đượm buồn của Nguyễn Trãi trước sự hiếm ác của lòng người. Chất triết lí hiện lên ở những chiêm nghiệm và kết luận của Nguyễn Trãi về cuộc sống bên ngoài và những suy nghĩ mưu toan, tính toán bên trong của mỗi con người. Chất trữ tình và chất triết lí đã được đan cài, nhuần nhuyễn vừa tạo nên sự sâu sắc cho lời thơ, vừa thể hiện được cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời, lòng người.
Bài thơ là góc nhìn của tác giả qua sự vật hiện tượng để từ đó chiêm nghiệm ra lòng người.
Mời bạn xem ngay văn 🌸 Phân Tích Thuật Hứng 3 🌸 ấn tượng nhất!
Phân Tích Mạn Thuật 4 Của Nguyễn Trãi Xuất Sắc
Một trong những bài văn phân tích bài thơ Mạn Thuật 4 xuất sắc nhất ở bên dưới, mời bạn cùng xem:
Đại thi hào, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi là tác giả lớn, cây đại thụ trong lịch sử văn học dân tộc ta. Cuộc đời đầy máu và nước mắt của ông khiến bất kỳ ai cũng đều xót xa và đau đớn khi chứng kiến. Thế nhưng vượt lên trên tất cả những bất hạnh ấy, Nguyễn Trãi đã cống hiến hết mình cho nhân dân và cho nghệ thuật.
Một trong những đóng góp của Nguyễn Trãi cho nền văn học chính là những bài thơ Đường luật đã được Việt hoá để mang hồn cốt dân tộc như bài thơ Mạn thuật 4. Một bài thơ hay trong chùm bài thơ Mạn thuật của ông.
254 bài thơ Nôm trong tập thơ “Quốc âm thi tập” hướng đến công chúng bình dân với hình ảnh làng quê bình dị, với sinh hoạt đời thường. Những bài thơ Nôm trong tập thơ này cũng thể hiện một tâm hồn Nguyễn Trãi giàu tình yêu với quê hương đất nước, nặng lòng với thời cuộc.
Mạn thuật bài 4 là một trong những bài thơ thuộc chùm thơ Nôm của Nguyễn Trãi, cũng là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông. Bài thơ thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhà thơ trước cuộc đời, thời cuộc với những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, thân thuộc.
Hầu hết các nhà nghiên cứu và các tài liệu sách giáo khoa đều khẳng định bài thơ được sáng tác trong thời điểm Nguyễn Trãi về ở ẩn tại quê nhà Côn Sơn. Sau một thời gian cống hiến hết mình cho nhân dân, chứng kiến chốn quan trường đầy rẫy bất công, ngang trái, Nguyễn Trãi đã quyết định cáo quan về ở ẩn. Đây cũng là thời điểm nhà thơ có nhiều cơ hội để chiêm nghiệm trước cuộc đời, thời cuộc, lòng người.
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Trong thế giới phút chim bay.
“Hai câu thơ đầu tiên này gợi dáng vẻ tư thế của nhà thơ trước thiên nhiên. Đó là tư thế của một kẻ an nhàn, thư thái trước thời cuộc. Từ láy đủng đỉnh được đảo lên đầu câu gợi dáng vẻ thong dong, tự tại của con người. Giữa một buổi chiều hôm trên quê nhà nhà thơ như lắng lại để ngắm khung cảnh nơi đây với bao vẻ đẹp bình dị, yên ả. Đây cũng là thời gian nhà thơ được trút bỏ hết tất cả những toan tính tầm thường chốn quan trường để sống đúng với những gì mà Người tâm niệm.
Non cao non thấp mây thuộc,
Cây cứng cây mềm gió hay.
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.
Bốn câu thơ tiếp theo là những suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự vận động của thiên nhiên và cuộc đời. Phép đối được sử dụng triệt để trong các cặp câu này. Đó là đối giữa non cao, non thấp với cây cứng, cây mềm; mây thuộc với gió hay; nước mấy trăm thu với nguyệt bao nhiêu kiếp; còn vậy và nhẫn nay. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh sự vật hiện tượng thiên nhiên như thế nào thì chúng ta đều có thể biết được. Duy chỉ có một thứ mà không ai có thể biết được chính là lòng người:
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.
Quả đúng là như vậy, sự vật thiên nhiên thì mọi thứ đều rõ ràng, không có gì dấu giếm như non cao, non thấp thì mây biết; cây cứng, cây mềm thì gió hay. Duy chỉ có lòng người vô cùng thâm sâu, khó lường, bởi lẽ “sông sâu còn có kẻ dò/ lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”.
Nhiều năm lăn lội chốn quan trường, trực tiếp phò giúp hai vị vua nhà Lê, Nguyễn Trãi đã quá quen với lòng người trong xã hội. Tâm hồn trong sạch, quyết không sống chung với những thứ đê hèn, bẩn thỉu của một bộ phận quan lại chốn quan trường nên ông đã phải cáo quan về quê. Thế nhưng thị phi vẫn không buông tha cho ông để đến nỗi phải chịu thảm án “tru di tam tộc” mãi về sau mới được vua Lê Thánh Tông minh oan.
Thế là về quê ở ẩn để tìm sự thanh sạch, an nhàn trong tâm, tưởng ngoài tâm an nhàn nhưng ẩn sâu trong tư tưởng lại không hề nhàn. Nguyễn Trãi vẫn vô cùng ghê sợ với lòng người trong xã hội thâm hiểm, khó lường. Chúng ta thấy rõ sự thất vọng, đau đớn của nhà thơ trước thời cuộc. Phải chăng cũng vì thế mà suốt nhiều năm chốn quan trường Nguyễn Trãi vẫn không thể nào “nhập cuộc” được “xã hội” đặc biệt ấy.
Mạn thuật bài 4 của Nguyễn Trãi được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm trên nền của một thể thơ cổ. Dấu ấn của thơ Đường luật vẫn thể hiện rõ trong bố cục 8 câu: đề, thực, luận, kết, thủ pháp đối, đảo ngữ quen thuộc nhưng đã được việt hoá rõ rệt. Sự việt hoá được thể hiện rõ qua cách chọn lọc hình ảnh gần gũi, quen thuộc, bình dị. Các câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn, vần nhịp, phối thanh biến hoá linh hoạt. Với bài thơ này Nguyễn Trãi đã mang đến một cuộc cách tân mạnh mẽ cho thơ Nôm của dân tộc.
Có thể nói Mạn thuật bài 4 là một trong những tác phẩm thơ Nôm tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Trãi. Bài thơ là sự vận dụng tài tình ngôn ngữ dân gian nên những câu thơ đầy gợi tả, để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng người đọc. Thông qua bài thơ chúng ta hiểu rõ hơn về vẻ đẹp cốt cách con người Nguyễn Trãi: một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên; nặng lòng với thời cuộc.
Tham khảo mẫu 🌸 Phân Tích Bài Thơ Thuật Hứng 24 🌸 bạn nên biết!
Phân Tích Mạn Thuật 4 Nâng Cao
Bài văn phân tích bài thơ Mạn Thuật 4 nâng cao dưới đây được học sinh tìm kiếm và tham khảo nhiều nhất, mời bạn xem ngay!
Nguyễn Trãi là một trong những danh nhân văn hóa thế giới, được coi là cây đại thụ trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Mặc dù cuộc đời ông đầy máu và nước mắt, nhưng ông đã vượt qua những bất hạnh đó để cống hiến hết mình cho nhân dân và nghệ thuật. Ông đã để lại nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam, trong đó có tập thơ “Quốc âm thi tập” với 254 bài thơ Nôm, thể hiện tình yêu với quê hương đất nước và tâm hồn nặng lòng với thời cuộc.
Mạn thuật bài 4 là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi, nằm trong chùm thơ Nôm của ông. Bài thơ thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhà thơ trước cuộc đời và thời cuộc, với những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. Tập thơ này mang đến cho công chúng bình dân những hình ảnh đời thường, làng quê bình dị, là một tài sản văn hóa của Việt Nam.
Theo phần lớn các nhà nghiên cứu và sách giáo khoa, bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi đang ẩn dật tại Côn Sơn quê hương, sau khi tận tụy với dân và chứng kiến những bất công, thối nát của triều đình. Đây cũng là lúc nhà thơ có nhiều dịp chiêm nghiệm về cuộc đời, về xã hội và về bản chất con người.
Bài Mạn thuật số 4 của Nguyễn Trãi được viết toàn bộ bằng chữ Nôm trên nền thể thơ cổ. Trong bố cục bao gồm đề, thực, luận, kết, thủ pháp đối và đảo ngữ, ta vẫn có thể nhận thấy ảnh hưởng của thơ Đường. Tuy nhiên, đây là một tác phẩm đã được việt hoá rõ rệt, với sự chọn lọc cẩn thận hình ảnh quen thuộc và bình dị. Bài thơ cũng sử dụng câu thơ lục ngôn, phối thanh vần nhịp một cách linh hoạt và biến hóa.
Nhà thơ đứng giữa thiên nhiên trong tư thế thư thái và an nhàn được gợi lên bởi hai câu đầu tiên của bài thơ. Từ “đủng đỉnh” ở đầu câu cho thấy vẻ thong dong và tự tại của con người. Trong một buổi chiều yên ả trên quê hương, nhà thơ cảm nhận được vẻ đẹp bình dị và được giải thoát khỏi toan tính của cuộc sống hiện đại.
Bốn câu thơ tiếp theo, với phép đối, thể hiện suy nghĩ của Nguyễn Trãi về sự vận động của thiên nhiên và cuộc đời. Nhưng trong tất cả những gì hiểu biết được về thiên nhiên, lòng người vẫn là điều khó lường nhất. Nhà thơ đáp lại sự thật này bằng những dòng thơ đầy thất vọng và đau đớn.
Sau nhiều năm trải qua chốn quan trường, Nguyễn Trãi không thể nhập cuộc vào xã hội đặc biệt ấy và buộc phải rời bỏ để tìm sự thanh sạch và an nhàn trong tâm hồn. Tuy nhiên, lòng người vẫn là một điều không thể lường trước và đôi khi mang đến cho chúng ta những thất vọng và đau đớn.
Mạn thuật bài 4 là một ví dụ điển hình cho phong cách thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Bài thơ thể hiện sự tài tình của ông trong việc sử dụng ngôn ngữ dân gian để gợi lên những hình ảnh sắc nét, để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc.
Bằng bài thơ này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Nguyễn Trãi đối với vẻ đẹp thiên nhiên và lòng nặng trĩu trước thời cuộc. Bài thơ là một cách tân mạnh mẽ cho thơ Nôm của dân tộc.
Tuyển tập văn 🌸 Cảm Nhận Bảo Kính Cảnh Giới Bài 21🌸 thú vị!
Phân Tích Mạn Thuật 4 Hay Nhất
Các bạn học sinh đừng bỏ qua bài văn phân tích bài thơ Mạn Thuật 4 hay nhất sau đây nhé!
Những bài thơ của tác giả Nguyễn Trãi thể hiện một nhân cách thanh cao, một tâm hồn cao đẹp, và một tâm hồn yêu nước thầm kín. “Mạn Thuật 4” là một trong những bài thơ đặc sắc được rủ ra từ tập thơ Mạn Thuật mang nhiều ý nghĩa về cuộc sống.
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay,
Trong thế giới phút chim bay.
Với cách ngắt nhịp 2/2/2 và 3/3 cùng phép đảo ngữ đưa từ láy đủng đỉnh lên đầu câu, hai câu thơ trên giúp người đọc hình dung tâm thế, trạng thái thảnh thơi, ung dung của Nguyễn Trãi khi dạo chơi giữa thiên nhiên. Qua đó cũng thể hiện chất trữ tình của thi sĩ, cảm xúc suy tư, đượm buồn của Nguyễn Trãi trước sự hiếm ác của lòng người.
Ở 6 câu tiếp theo là những chiêm nghiệm của Nguyễn Trãi về sự vật hiện tượng (bên ngoài) và sự thâm sâu, hiểm ác của lòng người (bên trong).
Non cao non thấp mây thuộc,
Cây cứng cây mềm gió hay.
Nước mấy trăm thu còn vậy,
Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay.
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui một lòng người cực hiểm thay.
Chất triết lý thể hiện ở những chiêm nghiệm và kết luận của Nguyễn Trãi về cuộc sống bên ngoài và những suy nghĩ mưu toan, tính toán bên trong của mỗi con người.
Nguyễn Trãi đã Việt hóa thơ Đường luật, biến thể thơ nhiều quy cách gò bó của Trung Quốc thành thể thơ dân tộc: Xen các câu thơ lục ngôn vào bài thơ thất ngôn; biến hóa linh hoạt về nhịp điệu, phối thanh. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày, phát huy sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
Các phép đối, phép đảo ngữ được sử dụng 1 cách hiệu quả tạo nên chất trữ tình và chất triết lí đan cài tạo khiến bài thơ vừa giàu cảm xúc, vừa sâu sắc, thấm thía.
Quà VIP 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]
Đoạn Văn Cảm Nhận Mạn Thuật 4 Đơn Giản
Cuối cùng là đoạn văn phân tích bài thơ Mạn Thuật 4 dễ nhất mà bạn có thể tham khảo thêm!
Nguyễn Trãi đã khắc họa tâm trạng của mình qua từng câu thơ. Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện rõ qua bài Mạn thuật 4. Nguyễn Trãi với phong thái ung dung, nhàn nhã trong vẻ đẹp chiều hôm. Nguyễn Trãi đã có suy ngẫm, trải nghiệm của bản thân. Nhà thơ rút ra kết luận về cuộc sống bên ngoài và những suy tính, mưu toan bên trong con người. Nguyễn Trãi thể hiện sự băn khoăn, trăn trở, đau xót trước những mưu toan của lòng người.
Gợi ý 🌸 Phân Tích Bài Thơ Cây Chuối 🌸 để biết tấm chân tình của tác giả Nguyễn Trãi!