Phân Tích Bài Thơ Số 28 Của Ta-go ❤️ 9+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Số 28 Của Ta-go Cho Bạn Tham Khảo.
Giới Thiệu Bài Thơ Số 28
Bài thơ này từng được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006 với bản dịch của Đào Xuân Quý. Bài thơ thể hiện niềm khao khát hướng đến một tình yêu trường cửu, vô biên, và phản ánh sự vô cùng của cuộc đời – trái tim – tình yêu. Đây là một tác phẩm giàu chất triết lý và được phô diễn bằng lời lẽ, lập luận, hình ảnh sinh động và khúc chiết
Bài thơ số 28 là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Rabindranath Tagore, được đánh giá cao về mặt nghệ thuật và triết lý.
Dưới đây là toàn bộ nội dung của bài thơ:
Đôi mắt em hỏi han trông băn khoăn, u buồn;
Mắt ấy muốn tìm hiểu ý nghĩa lời tôi
Như mặt trăng muốn đo lường đáy biển.
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
Anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.
Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh.
Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
Nó sẽ tan ra thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn.
Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu
Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên.
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy.
QUÀ VIP 👉 Thẻ Viettel Miễn Phí
Cách Phân Tích Bài Thơ Số 28
Bài thơ số 28 của nhà thơ Ấn Độ R. Ta-go là một bài thơ nổi tiếng trong tập Người làm vườn, thể hiện niềm khao khát hướng đến một tình yêu trường cửu, vô biên. Bài thơ sử dụng hình ảnh đôi mắt, trăng và biển, trái tim để diễn tả tâm trạng và tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật cao, mang âm hưởng trữ tình và triết lí.
Cách phân tích bài thơ số 28 của Ta-go có thể thực hiện theo các bước sau:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật. Nêu bật được tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm là gì.
- Phân tích những hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ, âm điệu, cấu trúc trong bài thơ, bao gồm:
- Hình ảnh đôi mắt: Thể hiện sự khát vọng, băn khoăn, tìm kiếm của tình yêu. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nơi thể hiện tình cảm của con người. Đôi mắt được lặp đi lặp lại trong sáu câu thơ đầu, tạo ra sự nhấn mạnh và sự liên kết giữa hai tâm hồn.
- Hình ảnh trăng và biển: Thể hiện sự hòa hợp, hòa quyện giữa hai tâm hồn, giữa cái đẹp và cái sâu. Trăng là biểu tượng của tình yêu, biển là biểu tượng của cuộc đời. Trăng muốn vào sâu biển cả, giống như tình yêu muốn hiểu rõ cuộc đời.
- Hình ảnh trái tim: Thể hiện sự sống, sự rung động, sự yêu thương của tình yêu. Trái tim là biểu tượng của tình yêu, là nơi chứa đựng những cảm xúc, suy nghĩ, khát vọng của con người. Trái tim là tình yêu, là nỗi vui sướng, khổ đau, là sự vô biên, trường cửu, là sự huyền ảo, bí ẩn.
- Ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, gần gũi, thân thiện. Sử dụng những từ ngữ có tính so sánh, phản đối, tương phản, như: nếu, chỉ, lại, nhưng, vừa, cũng, để tạo ra sự đối chiếu, đối lập, tăng cường ý nghĩa của bài thơ.
- Âm điệu: Sử dụng những từ ngữ có âm vần, như: buồn, tưởng, cả, gì, trí, trịa, tóc, bờ, quyện, giây, lệ, trong, yêu, vui, đau, biên, cửu, để tạo ra sự du dương, ngân nga, trầm lắng, suy tư của bài thơ.
- Cấu trúc: Bài thơ gồm 18 câu thơ, chia thành 3 khổ, mỗi khổ gồm 6 câu thơ. Mỗi khổ thể hiện một hình ảnh chính: đôi mắt, trăng và biển, trái tim. Mỗi khổ có cấu trúc giống nhau, gồm hai câu thơ đầu là sự băn khoăn, hai câu thơ giữa là sự so sánh, hai câu thơ cuối là sự kết luận. Cấu trúc bài thơ tạo ra sự đồng điệu, đồng nhất, đồng bộ của bài thơ.
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đưa ra nhận xét, đánh giá.
Cho nhiều bạn cần 👉 Tặng Acc Game Miễn Phí VIP
Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Số 28
Tham khảo ngay mẫu dàn ý phân tích bài thơ số 28 của Ta-go mà SCR.VN chia sẻ cho bạn ngay bên dưới nhé!
I. Mở bài:
– Giới thiệu tình yêu trong bài thơ số 28 của Ta-go.
Ví dụ: Ra-bin Đra-nát Ta-go là một nhà văn, nhà văn hóa lớn của đất nước Ấn Độ, ông cũng là người Châu Á đầu tiên nhận giải Nô-ben văn học vào năm 1913. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đáng chú ý của ông là Bài thơ số 28 trong tập thơ Người làm vườn. Bài thơ thể hiện tình yêu không có sự dung tục, tầm thường có sự hòa hợp giữa hai tâm hồn.
II. Thân bài:
a. Sáu câu đầu:
– Hình ảnh đôi mắt được lặp đi lặp lại trong sáu câu thơ đầu.
– Người ta nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nơi thể hiện tình cảm của con người.
– Nhà thơ lấy hình ảnh đôi mắt để diễn tả tâm trạng của mình.
– Sự khát vọng hòa quyện giữa hai tâm hồn, thể hiện tâm hồn của nhà thơ.
– Sự hòa hợp giữa trăng và biển, sự hòa hợp mà tác giả mong muốn.
b. 15 câu tiếp theo:
– Trái tim con người là một thế giới bí ẩn, con người không thể khám phá được.
– Tác giả nói rằng trái tim nhỏ bé những con người không thể tìm được ranh giới của nó.
– Trái tim thể hiện sự to lớn, rộng lớn vô cùng.
c. Hai câu cuối:
– Tình yêu vô hạn.
– Khẳng định rằng chúng ta không bao giờ biết được giới hạn của tình yêu.
III. Kết bài:
– Nêu cảm nhận của em về tình yêu trong bài thơ số 28 của Ta- go.
Ví dụ: Qua bài thơ số 28 của Ta-go chúng ta cũng có thể thấy được tình yêu và sự khẳng định tình yêu, quan niệm tình yêu của tác giả.
Tuyển tập mẫu 🌸 Phân Tích Thơ Tình Người Lính Biển 🌸 nói về tình yêu của người lính hải quân hay nhất!
9+ Mẫu Phân Tích Bài Thơ Số 28 Hay Nhất
Nếu bạn đang tìm kiếm những bài văn mẫu phân tích bài thơ số 28 của Ta-go hay nhất thì nên tham khảo 9+ mẫu mà chúng tôi gợi ý sau đây:
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Của Ta-go Đặc Sắc
Học cách làm bài văn phân tích bài thơ số 28 của đại thi hào Ấn Độ Ta-go đặc sắc cùng mẫu dưới đây!
Ta-go (1861 – 1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập “Thơ dâng”‘. Ông là “nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại”, một nghệ sĩ toàn tài để lại một sự nghiệp văn nghệ đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, trên 3.000 bức hoạ.
Sau tập “Thơ dâng” được giải thưởng Nô-ben, năm 1914, Ta-go xuất bản tập thơ “Người làm vườn ” — tập thơ tình, gồm 85 bài thơ, chỉ đánh số, không có nhan đề. Bài thơ số “28” này rút trong tập “Người làm vườn được truyền tụng và ngợi ca là “một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới”.
Toàn bài thơ là lời tỏ tình của người con trai, của “anh”. Còn người con gái chỉ “lặng nghe lời nói như ru” và qua “đôi mắt”, qua cái nhìn “băn khoăn… buồn “- được nói đến mà thôi.
Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và “băn khoăn”. Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: “muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Rụt rè và thăm dò.
Tình yêu đến, “thần ái tình đã gõ cửa trái tim” nhưng em nào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) — Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng, chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả.
Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hoà hợp tâm hồn lứa đôi trong”cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Lời tỏ tình nồng nàn và yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là “tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động:
“… Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cá.
Anh đa để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”
Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” và giả định: “nếu anh sẽ yêu để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thành chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em.
Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên diễn tả một “tấm lòng”, một sự trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Ta-go viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỉ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng:
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em”.
Lời dịch thơ khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ “cài” (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành “đặt lên mái tóc em”, làm cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai!
Đoạn thơ thứ ba, chàng trai khẳng định tình yêu của mình qua hình ảnh so sánh: “trái tim”. Ba tiếng “Nhưng em ơi!” vang lên tha thiết, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm. Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông. Em là thần tượng, là nữ hoàng đang ngự trị vương quốc tình yêu – đời anh. Lại một lời nhắc nhở khẽ em yêu!
Nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần. Phải biết trân trọng và phát hiện mọi điều cao quý tiềm ẩn trong tâm hồn người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trái có một trái tim rất đẹp! Cả đời anh, tâm hồn anh, tình yêu của anh đã thuộc về em:
“Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!”
Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh “biển cả”, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: “bến bờ”, “vương quốc”, “biên giới” – tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông.
Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là “một phút giây lạc thú” để làm “nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm”, thoảng qua. Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự “ban ơn” một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ, đáng khinh. Đoạn thơ này mang tính chất “phản đề” nhiều người đã hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu :
“Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở thành nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó rất nhanh – Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan thành lệ trong, phản ánh nỗi sầu thầm kín” (dịch nghĩa)
Hai đoạn thơ thứ 4 và thứ 5 tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế kia mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho người con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ:
“Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,
Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!”
Trong nguyên tác: “những gì tình yêu cầu mong” được người dịch thơ viết rằng: “những đòi hỏi ” dễ làm nhiều độc giả hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào trái tim của mình “lại là tình yêu”, tình yêu đích thực, đâu phải là thứ “trái tim chỉ là một phút giây lạc thú”. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kì diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau… Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên.
Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. Cầu mong con thuyền tình của anh sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng. Nhẹ nhàng thổ lộ và trách móc: gần đây sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự vô biên và giàu sang trong tình yêu.
Năm dòng cuối là một “tuyên ngôn” đẹp về tình yêu. Thơ tình mang thêm màu sắc triết lí. Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn.
Bài thơ tình số 28 của Ta-go rất đẹp và giàu tính sáng tạo trong hình tượng: “đôi mắt buồn, băn khoăn” – “ánh trăng soi vào biển cả” – “viên ngọc và chuỗi ngọc”, “đóa hoa thơm và vòng hoa” – trái tim yêu thương mênh mông… Ý tưởng phong phú và sâu sắc: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Như một lời nhắc khẽ: Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu.
Bài thơ tình còn là sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện và chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.
Cũng như “Biển” của Xuân Diệu, “Sóng” của Xuân Quỳnh, “Tôi yêu em” của Puskin, bài thơ này của Ta-go không thể thiếu trong hành trang – tâm hồn “tuổi áo trắng” mộng mơ.
Đọc thêm bài văn 🌸 Phân Tích Bài Sóng Xuân Quỳnh🌸 ý nghĩa!
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Ngắn Nhất
Tham khảo bài văn mẫu phân tích bài thơ số 28 ngắn nhất dành cho bạn bên dưới nhé!
Tập thơ Người làm vườn là một trong những tác phẩm xuất sắc của Ta-go, nhà văn gốc Ấn Độ viết về cuộc đời và tình yêu với cuộc sống. Tên tác phẩm cũng thể hiện ước nguyện muốn được làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời, với tâm hồn, tình yêu chan hòa sâu sắc với thiên nhiên, với con người và thi nhân chính là người vun xới chăm sóc cho vườn hoa kì diệu ấy. Trong tập thơ đầy trữ tình và triết lý này thì bài thơ số 28 hay nhất và được chú ý hơn cả.
Mở đầu bài thơ là lời của chàng trai miêu tả về người con gái anh yêu, anh nhìn vào đôi mắt, nơi mệnh danh là cửa sổ tâm hồn và anh thấy đôi mắt ấy sao “băn khoăn” thế, lại “buồn” vì cớ chi. Hóa ra đôi mắt ấy muốn “nhìn vào tâm tưởng” của chàng trai tựa như “trăng kia muốn vào sâu biển cả”, thể hiện khát khao được sóng đôi như hai biểu tượng thiên nhiên vĩnh cửu và xinh đẹp của tạo hóa của người con gái trong tình yêu.
Tình yêu của người con gái tựa ánh trăng thanh mát, trong sáng, ngây thơ, còn với chàng trai, anh là biển cả mênh mông lại sâu rộng, chẳng biết còn bao điều bí mật mà trăng kia không thể với tớ ngoài một mặt biển phẳng lặng. Chàng trai sẵn sàng để bản thân “trần trụi” phơi bày bản thân, cũng chẳng giấu giếm cô gái điều chi, thế nhưng “Chính vì thế em không biết gì tất cả về anh” đây là một nghịch lý có vẻ vô lý, nhưng trong tình yêu nó lại là sự thật không thể chối cãi, bởi tình yêu vốn đầy bí ẩn và kỳ diệu.
Chàng trai khao khát được hiến dâng hết tất cả những gì mình có cho cô gái, nếu đời anh là viên ngọc cao quý, anh cũng sẵn sàng đập nát chỉ để hóa thành chiếc vòng đeo cổ, được kề cận với trái tim của người con gái anh thương. Nếu là đóa hoa hương sắc thanh cao anh cũng sẵn sàng ngắt lấy bản thân, cài lên mái tóc nàng, để được kề cận vẻ xinh đẹp của người yêu.
Nhưng một sự thật rằng, anh chẳng thể là những thứ ấy mà anh là một “trái tim”, một trái với tình yêu cháy bỏng, vô bờ vô bến, cũng chẳng có ranh giới nào, anh cho cô bước vào ngự trị trong trái tim ấy, nhưng cô lại chẳng nắm rõ trái tim ấy đang bộn bề trong những nỗi niềm chi và “biên giới” của nó tận nơi đâu.
Và tình yêu ấy cứ mãi trong một vòng vây lạ lùng, cô gái muốn đi sâu vào trái tim chàng trai, anh cũng rất sẵn lòng nhưng mọi chuyện chỉ có thể dừng lại ở bề nổi, bởi sâu trong kia là những gì khác lạ chẳng ai lý giải nổi, kể cả người thân thương nhất.
Ta-go so sánh “trái tim” với “niềm lạc thú” thì đơn giản nó sẽ trở thành “một nụ cười nhẹ nhõm”, hay nếu là “khổ đau” thì nó sẽ biến thành “lệ trong” hai sự so sánh đối lập nhau và dùng thêm thừ “chỉ là” nhằm nhấn mạnh phần ý nghĩa chính của câu thơ tiếp rằng “trái tim anh lại là tình yêu”, vậy chứng tỏ tình yêu là một thứ gì đó có giá trị lớn lao vô cùng, chẳng đơn giản chỉ là lạc thú hay khổ đau những thứ chỉ thoáng qua trong đời.
Trong trái tim tưởng chừng nhỏ bé ấy lại chất chứa biết bao “vui sướng, khổ đau” vô biên, chẳng giới hạn nào có định nghĩa và trường tồn với thời gian. Bước vào tình yêu, trái tim ấy cần nhiều hơn tất cả và cũng đủ giàu sang để cho đi mà không cần nhận lại. Trái tim chàng trai vẫn luôn kề cận cô gái, trao trọn cho cô gái, nhưng cô gái ấy có dùng đôi mắt băn khoăn quan sát cũng chẳng thể nào “biết trọn nó đâu”. Cả trái tim và tình yêu đều mang riêng cho mình những nghịch lý thật khó hiểu, khiến đôi lứa yêu nhau cứ lẩn quẩn trong cái vòng kỳ diệu ấy.
Bài thơ là triết lý đầy trữ tình của Ta-go trong tình yêu đôi lứa, tình yêu là một thứ gì đó rất diệu kỳ mà ta chỉ có thể nắm bắt những thứ mang tính bề nổi, lớp vỏ bên ngoài, mà chẳng thể nắm bắt được sâu trong trái tim, sâu trong tình yêu đang lặng lẽ ngủ yên những gì thầm kín, lạ lùng nhất. Giống như cái cách ta quan sát một vùng biển lặng, với mặt biển xanh mướt, mà sâu dưới đó là cả một thế giới đầy phong phú và phức tạp, mấy ai đã tìm đến.
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Ngắn Gọn
Bài văn mẫu phân tích bài thơ số 28 dưới đây được đánh giá hay và ngắn gọn, mời bạn xem ngay
Thơ Ta-go có những điểm thần bí nhưng tình yêu đối với cuộc sống, với con người mới là nội hàm đích thực trong những bài thơ của ông. Ở mỗi tập thơ, thi nhân lại bày tỏ tình yêu ấy với những sắc thái riêng. Nếu “Thơ dâng” là lời tụng ca Chúa Đời hào phóng ban phát cho con người hạnh phúc và niềm vui thì trong tập “Người làm vườn” là ước nguyện trở thành người chăm sóc khu vườn tình ái để cõi nhân gian muôn sắc muôn hương.
Vì vậy những bài thơ trong tập “Người làm vườn” thường nêu lên những suy tư, triết lí về bản chất tình yêu chân chính mà theo Ta-go đó là những vì sao định hướng cho “những trái tim trẻ dại, lạc loài” không bị lạc hướng khỏi bến bờ hạnh phúc. Quan niệm về tình yêu nam nữ của Ta-go được thể hiện trong nhiều tác phẩm nhưng có lẽ tiêu biểu nhất phải kể đến bài thơ số 28 trong tập “Người làm vườn”.
Bài thơ số 28 lại là quan niệm về những bí ẩn, những khoảng cách tâm hồn trong tình yêu. Cấu trúc bài thơ thể hiện đúng đặc trưng tư duy của người Ấn Độ từng bộc lộ trong các truyện cổ dân gian. Đó là hình thức suy luận đi từ cụ thể rồi khái quát lên triết lý. Vì vậy, để hiểu mạch cảm xúc chính của bài thơ, chúng ta cũng cần tiếp cận bài thơ từ những đoạn thơ cụ thể.
Bài thơ có thể chia làm ba đoạn. Kết thúc mỗi đoạn đều có câu cuối khẳng định một nội dung: “Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”; “Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu”
“Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”.
Trong đoạn thơ đầu, một hình ảnh so sánh độc đáo đã nêu lên nhận thức của nhà thơ về tâm trạng chung của những người đang yêu:
“Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.”
Đôi mắt cô gái buồn chất chứa những câu hỏi khám phá thế giới tình cảm bí ẩn của chàng trai được so sánh với hình ảnh trăng muốn thăm dò biển cả. trăng muôn đời vẫn muốn soi sáng để biết lòng biển nông sâu cũng như con người luôn muốn tận hiểu tình yêu mà người tình dành cho mình. Cô gái trong bài thơ “Hoa doi” của Xuân Quỳnh cũng đã từng thổ lộ:
“Đốt lòng em câu hỏi
Yêu em nhiều không anh?”
Muốn giúp cô gái trả lời câu hỏi day dứt đó, chàng trai đã “không giấu một điều gì” để “cuộc đời trần trụi dưới mắt em”. Một loạt từ, cụm từ gần nghĩa được sử dụng “trần trụi”, “không giấu một điều gì”, “không giữ điều gì” để khẳng định ước vọng hoà hợp tha thiết của chàng trai. Nhưng thực tế trớ trêu và đầu nghịch lý: cô gái lại “không biết gì tất cả”.
Nếu ở đoạn một đứng trước “đôi mắt băn khoăn” của cô gái, chàng trai không ngần ngại mở ngỏ tâm hồn thì sang đoạn hai, nhiệt thành hơn, chàng trai sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình cho người tình:
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.”
Nghệ thuật lặp cấu trúc giả định: “Nếu… anh sẽ…” kết hợp với những động từ mạnh: “đập”, “hái” nhấn mạnh khát vọng tận hiến nồng nhiệt của chàng trai. Chàng trai so sánh cô gái “là nữ hoàng của vương quốc” trái tim mình. Đây đích thực là tiếng nói của một trái tim si tình. Tuy nhiên dù đã là chủ sở hữu tối cao và duy nhất, vị nữ hoàng cũng không biết đâu là biên giới của vương quốc mình.
Vậy nguyên nhân của nghịch lý ấy là gì? Đó là bởi cuộc đời chàng trai không giản đơn giống như những sự vật hữu hình, vô tri, dễ nhìn, dễ cảm như “viên ngọc” hay “đoá hoa”. Cuộc đời ấy sống động như “một trái tim” với những “chiều sâu và bến bờ”. Câu hỏi “Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó” đã khẳng định điều đó.
Gợi ý bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Yêu Của Xuân Diệu 🌸 đặc sắc!
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Ấn Tượng
Một trong những bài văn mẫu phân tích bài thơ số 28 ấn tượng nhất đã được trình bày ở dưới, mời bạn cùng xem:
Trong các bài thơ tình của Ta-go, Bài thơ số 28 trong tập Người làm vườn là hay hơn cả, được nhiều người ưa thích. Bài thơ đã được chọn in vào nhiều tập thơ tình hay của thế giới. Nhạc điệu trong thơ Ta-go thường du dương, êm ái, mượt mà và sâu lắng, toát lên cái thâm trầm, suy tư của con người giàu chất trí tuệ, giàu triết lý với tâm hồn đa cảm.
Bài thơ số 28 nói đến tình yêu là vô biên không có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, luôn luôn phải khám phá, sáng tạo, tâm hồn hòa hợp tình yêu và hiểu biết nhau. Khát vọng đó không bao giờ tắt bài thơ được cấu trúc theo tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh. Trong ba câu mở đầu bài thơ, tác giả nói về đôi mắt của người yêu có vé băn khoăn u buồn, hình như chưa thật tin, muốn nhìn thẳng vào tận đáy tâm tưởng của anh:
Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn nào sâu biển cả.
Đôi mắt có thế như ánh sáng kì diệu của trời đất chiếu rọi chốn sâu thăm thẳm của trái tim người như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Trăng lặn xuống biển, hòa nhập vào cõi mênh mông tỏa ra ánh sáng lung linh diệu huyền. Chính đó là biểu hiện sự khát khao hòa hợp tâm hồn. Để đáp ứng khát vọng đó, chàng trai đã bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu, nhưng thật nghịch lý làm sao khi chàng trai nói ngược lại ràng: chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh:
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
Nếu ở đoạn trên tình cảm của chàng trai mới chỉ dừng lại ở sự giãi bày lòng chân thực, thì những câu thể hiện tình cảm của chàng trai phát triển cao hơn. Để người yêu tin tưởng, hiểu thấu, chàng trai sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình:
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
Anh sẽ đập nó ra làm trăm
Và xâu thành một chuỗi
Quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.
Viên ngọc, đóa hoa là những vật vừa quý giá, vừa đẹp đẽ mà tạo hóa cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy, nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn, anh cũng nguyện ước hiến dâng cho em. Đó là tinh thần hi sinh, tấm lòng hiến dâng đến như vậy, nhưng vẫn chưa đủ sức đáp ứng sự (lòi hỏi của người yêu. Điều mà người yêu cần đến là thứ khác. Tình yêu của chàng trai lại chuyển lên cung bậc cao hơn là hiến dâng trái tim.
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh.
Nếu trái tim anh chí là khổ đau
Nó sẽ tan thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn.
Với những từ nếu, chỉ để tiếp tục khẳng định, tác giả lý giải những đòi hỏi tưởng như nghịch lý mà ngẫm ra lại rất có lý. Ông lại vận dụng thủ pháp so sánh, ví von để khám phá chiều sâu và bến bờ của trái tim. Trái tim con người là thế giới bí ẩn, không dễ dàng gì đo được độ nông sâu, rộng hẹp của nó. Nó cũng có một chiều sâu thăm thẳm như chiều sâu của biển cả, cũng có bến bờ vô biên như vũ trụ, nhưng có lúc nhỏ bé như một vương quốc mà nữ hoàng vì nó khó biết được biên giới của nó xa, gần, rộng, hẹp tới đâu.
Chính vì khoảng cách đó mà tình yêu đòi hỏi rút ngắn lại bằng sự đồng cảm, hòa hợp, trái tim con người bình thường cũng dễ làm được điều đó. Nếu trái tim chàng trai có phút, giây lạc thú thì người yêu cũng dễ dàng chia vui với chàng nụ cười nhẹ nhõm. Nhưng trái tim của chàng khổ đau thì người yêu cũng thông cảm với chàng rất nhanh bằng hàng lệ trong.
Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên
Nhưng đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
Rõ ràng, ở đây, Ta-go đã chỉ ra rằng trái tim tình yêu không đơn giản, nó được cấu tạo bằng chất liệu đặc biệt, trong đó tiềm ẩn mầm mống đối lập, mâu thuẫn, vừa sung sướng, vừa khổ đau, vừa đòi hỏi, vừa giàu sang.
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
Tình yêu giữa anh và em khăng khít như chung cuộc đời, gắn bó nhau như máu thịt, nhưng thật kì lạ em vẫn chưa hiểu hết được anh một cách trọn vẹn. Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn. Thật nghịch lý, dù khẳng định vậy, biết trước vậy nhưng tình yêu vẫn khao khát biết trọn nó. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu không gì bằng ngày ngày cứ nhân lòng tin yêu, sự hiểu biết, sự hòa hợp lên như rót đầy cốc rượu nồng.
Tóm lại, Bài thơ số 28 của R.Ta-go là bài thơ trữ tình giàu chất triết lí được phô diễn bằng lời lẽ, lập luận, hình ảnh sinh động và khúc chiết. Tác giả đặt vấn đề rồi phản đề để khẳng định chân lý, điều đó hợp với tư duy người Ấn Độ Hướng về cái vô hạn của vũ trụ, chiêm nghiệm chiều sâu thế giới tâm linh con người.
Bài thơ đã làm nổi bật được đặc trưng đó. Bài thơ có cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc, thể hiện tư duy logic và triết học của tác giả. Vận dụng thủ pháp tượng trưng, so sánh, ví von, ẩn dụ phù hợp với nội dung, Ta-go tạo cho bài thơ có sức rung, sức gợi sâu xa, mạnh mẽ.
Giới thiệu mẫu 🌸 Phân Tích Vội Vàng Của Xuân Diệu 🌸 cảm động!
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Hay Nhất
Cùng SCR.VN viết bài văn phân tích bài thơ số 28 thật hay nhé!
Ta-go (1861-1941) là nhà thơ lớn của Ấn Độ, ông đã có nhiều cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng nhân dân Ấn Độ khỏi ách thực dân, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Ta-go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó đặc sắc là số lượng 52 tập thơ.
Một trong số đó là tập thơ “Người làm vườn” tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và triết lí, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại. Các bài trong tập thơ “Người làm vườn” không có nhan đề mà chỉ được đánh số thứ tự, bài thơ số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta-go và bài thơ này đã xuất hiện trong nhiều tuyển tập thơ tình của thế giới.
Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở không bao giờ vơi cạn khơi nguồn cảm hứng cho biết bao tâm hồn thi sĩ, bài thơ là lời tỏ tình của một chàng trai muốn gửi đến cô gái mà chàng trai yêu, qua lời tỏ tình của chàng trai ta nhận ra rằng tình yêu là sự vô tận, mãi mãi không có giới hạn trong trái tim của những ai đang yêu, và như một lời nhắn nhủ đối với những ai đã, đang và sẽ chìm đắm trong men say tình ái rằng: muốn có được hạnh phúc trong tình yêu thì luôn luôn phải tìm hiểu, khám phá và thấu hiểu sâu sắc về nhau. Có như vậy thì tình yêu mới bền đẹp được.
Mở đầu bài thơ là tâm trạng băn khoăn, bồn chồn, lo lắng và thoáng có chút buồn của cô gái ẩn chứa một khát khao cháy bỏng muốn nhìn vào sâu tận trong tâm tưởng của chàng trai:
“Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”
Trong tình yêu, thì sự tin tưởng lẫn nhau là một yếu tố rất quan trọng, nhưng dường như ở đây cô gái chưa thật sự tin tưởng chàng trai nên muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh để tìm hiểu, khám phá mọi bí mật. Đôi mắt được ví như lăng kính của cuộc sống mà qua đó ta có thể nhìn thấy mọi vật, nhưng ở đây đã có một sự cường điệu hóa, đôi mắt chỉ có thể nhìn được những vật thuộc phạm vi về hình ảnh bên ngoài, nhưng trong câu thơ, cô gái muốn dùng đôi mắt của mình để nhìn thấu trái tim chàng trai, muốn biết anh đang nghĩ gì, điều lẽ ra mà chỉ có con tim mới cảm nhận được.
Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh khát khao của cô gái như “trăng” muốn vào sâu “biển cả”. Đây là một hình ảnh ẩn dụ rất lãng mạn, trăng chìm xuống biển như hòa nhập vào mặt biển vô tận mênh mông, đem ánh sáng của mình làm lấp lánh mặt nước biển, qua hình ảnh này cô gái thể hiện rõ khát khao của mình, muốn tâm hồn của mình hòa nhập vào tâm hồn của chàng trai. Biết rõ khát khao của cô gái, chàng trai bày tỏ hết lòng mình mong rằng cô gái sẽ hiểu:
“Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”
Chàng trai đã giãi bày tất cả thể hiện ở hành động “không giấu em một điều gì”, thế nhưng nghịch lí là chàng trai đã giãi bày tất cả nhưng cô gái lại “không biết gì tất cả về anh”. Đây chính là sự bí ẩn và tính khó lí giải trong tình yêu. Chàng trai thể hiện sự chân thành của mình để cô gái tin tưởng bằng một loạt các hình ảnh so sánh, qua đây anh muốn nói với cô gái rằng: Anh có thể sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình cho em.
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em.Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa,
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
anh sẽ hái nó đặt lên mái tóc của em”
Ví cuộc đời anh với “viên ngọc” thể hiện sự trang trọng, cao quý còn “đóa hoa” tượng trưng cho vẻ đẹp, nhưng anh sẵn sàng “đập” viên ngọc làm trăm mảnh và “hái” bông hoa để dành tặng cho cô gái, thể hiện sự dâng hiến của anh dành cho em.
“Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu”
Chàng trai tiếp tục thể hiện sự dâng hiến, dâng hiến cả trái tim của mình. Trái tim là vô tận, cũng như đại dương mênh mông không ai biết được chiều sâu và bến bờ của nó. Nhưng cũng có khi chỉ là một vương quốc nhỏ bé mà cho dù em là nữ hoàng, chủ của vương quốc trái tim anh mà cũng không thể biết biên giới của nó kéo dài đến đâu. Khoảng cách của tình yêu là rất lớn vì vậy cần phải thu hẹp rút ngắn khoảng cách đó lại bằng sự hòa hợp đồng cảm lẫn nhau:
“Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh
Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
Nó sẽ tan thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn”
Hãy đồng cảm, chia sẻ với nhau. Nếu chàng trai vui thì cô gái cũng nở nụ cười trên môi, chàng trai buồn, cô gái cũng rơi những giọt nước mắt.Tình yêu thật phức tạp, nó ẩn chứa nhiều mâu thuẫn như chàng trai nói:
“Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên
Những đòi hỏi của sự giàu sang là trường cửu
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”
Trong tình yêu có rất nhiều cảm xúc, lúc thì vui sướng lúc thì khổ đau và những cảm xúc này là vô tận không biết đâu là giới hạn. Trong tình yêu cũng rất nghịch lí và mâu thuẫn, mặc dù anh luôn ở bên em, gắn bó khăng khít với em, cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn nhưng anh vẫn khẳng định không bao giờ em có thể hiểu hết được trái tim anh.
Bài thơ sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh, ví von và cách nói nghịch lí cho thấy trong tình yêu còn nhiều điều khó hiểu, không thể lí giải được. Cần phải thấu hiểu, hòa nhập vào nhau, như vậy mới có được tình yêu vĩnh cửu.
Mời bạn xem ngay bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Hương Thầm 🌸 nói về tình cảm đôi lứa thời chiến tranh!
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Điểm Cao
Nếu bạn đang gặp khó khăn khi viết bài văn phân tích bài thơ số 28 thì hãy dành thời gian tham khảo mẫu dưới đây:
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn hoá thiên tài của An Độ. Ta-go đã để lại cho kho tàng văn học Ấn Độ và thế giới một di sản lớn lao : 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết…, đặc biệt là tập Thơ Dâng được Giải thưởng Nô-ben năm 1913.
Bài thơ số 28 được in trong tập Người làm vườn, là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Bài thơ khẳng định: tình yêu là sự đồng điệu, hoà hợp, dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Nhưng trái tim con người, thế giới tâm hồn con người lại mãi là một cõi bí mật lớn lao. Chính vì vậy, việc tìm tới sự đồng điệu, chan hoà vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là những khát khao không bao giờ vươn tới nổi.
Điều đó tạo nên vẻ hấp dẫn muôn đời của tình yêu. Chất triết lí được trình bày qua những lập luận chặt chẽ với hộ thống hình ảnh rực rỡ, sinh động. Với cách đặt vấn đề, phản đề, nghi vấn, giải thích để đi tới chân lí, bài thơ rất đặc trưng cho tư duy người Ấn : tìm tới chất triết lí trong muôn vàn hiện tượng dời sống. Những nghịch lí muôn đời của trái tim:
Nghĩa bài thơ được diễn giải theo tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nghĩa thực đến nghĩa triết lí, và cảm xúc trong bài cũng dược nâng dần. Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một : Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai : Nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài.
Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hoà vào tâm hồn người yêu và cái bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hoà hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy. Nếu mỗi người tình đều biết hướng vé cái trọn vẹn để nắm bắt, dựng xây, điều đó sẽ đem đến hạnh phúc trong tình yêu. Phải chăng đây là triết lí tiềm ẩn của thơ tình Ta-go?
Bài thơ là một hệ thống tầng tầng lớp lớp những hình ảnh tượng trưng và so sánh : đôi mắt em muốn nhìn… như trăng kia muốn vào sâu biển cả (sự khao khát hoà hợp, thấu hiểu tâm hồn); đời anh là viên ngọc, đoá hoa (những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của đời anh); em là nữ hoàng của vương quốc đó (em là người làm chủ trái tim anh),…
Hệ thống những hình ảnh tượng trưng, so sánh này làm cho những hình ảnh của tình yêu, của tâm hồn, của trái tim người đang yêu được mĩ lệ hoá, lung linh những sắc màu huyền diệu. Bài thơ mang tính chất mê hoặc vì lẽ đó. Đây là một bài thơ trữ tình giàu chất triết lí. Chất triết lí của bài thơ thể hiện trên nhiều bình diện : Đó là những lập luận, đưa ra giả thiết rồi phản bác lại với những mẫu câu lặp lại : Nếu… chỉ là… nhưng. Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng.
Nhà thơ hướng về cái vô hạn của vũ trụ (biển cả, vương quốc) để xác định giới hạn, bản chất của thế giới tâm linh – phần bí ẩn, sâu xa nhất của tâm hồn con người – và nêu lên những đối lập, mâu thuẫn muôn đời như là những quy luật vĩnh cửu của tình yêu.
Ta-go muốn nói điều gì về tình yêu? Có lẽ ông muốn nói lên một chân lí: Tình yêu là một cuộc dâng hiến trọn vẹn và là một quá trình khám phá, tìm tòi. Nhưng trái tim tình yêu mãi mãi vẫn là những điều bí ẩn. Chiếm lĩnh cái bí ẩn, vô bờ, không giới hạn của tâm hồn người yêu sẽ luôn là những khát khao vĩnh cửu của con người.
Quà VIP 👉 Thẻ Vina Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Chọn Lọc
Bài văn mẫu phân tích bài thơ số 28 đã được chọn lọc và biên soạn ở dưới, xem ngay bạn nhé!
Ta- go là một nhà văn, nhà thơ lỗi lạc của Ấn Độ được độc giả trên khắp thế giới yêu mến và tô sùng. Vào tuổi năm mươi, khi người vợ yêu dấu của ông qua đời, đã có nhiều bài thơ tình được ra đời và được đón nhận hết sức nồng nhiệt. Trong đó bà thơ số 28 trong tập thơ “Người làm vườn” là một trong những bài thơ rất được yêu thích.
Bài thơ làm cho người ta quyến luyến không chỉ ở hình ảnh, ngôn từ đẹp đẽ mà còn bởi tình yêu chân thành sâu sắc cất lên từ một trái tim nồng cháy yêu thương. Ta- go mở đầu bài thơ của mình bằng đôi mắt của người yêu: “Đôi mắt em băn khoăn u buồn, đôi mắt em muốn dò hỏi ý nghĩa lời anh nói, như mặt trăng muốn soi vào đáy biển.”Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chỉ cần nhìn vào đôi mắt ta dường như có thể nắm bắt hết tâm tư đang xáo động của một con người.
Ở đây nhìn vào mắt người yêu, chàng trai đã nhìn thấy hết những mong muốn của cô gái trong tình yêu, đó là mong muốn được hiểu rõ người mình yêu, giống như “trăng muốn soi vào tận đáy biển”. Ta có thể thấy đôi mắt đẹp và sáng như trăng của cô gái là một đôi mắt đa cảm, một đôi mắt nhìn vào mà nhận thấy bao nhiêu câu hỏi thầm kín, đôi mắt ấy muốn nhìn thấu tầm sâu của đáy biến, đó chính là tâm tư rộng lớn của người yêu.
Đây cũng là một mong muốn cơ bản trong tình yêu, khi yêu, ai cũng mong mình có thể hiểu rõ người mình yêu, nhưng càng mong muốn hiểu bao nhiêu lại càng cảm thấy mù mịt bấy nhiêu, bởi:“Anh đã phơi bày trần trụi đời mình trước mắt em, anh không giấu giếm điều gì. Chính vì thế mà em chẳng biết gì về anh.”Chàng trai hiểu được mong muốn của cô gái và cũng mong muốn người yêu hiểu được mình nên không hề có ý định giấu diếm điều gì về bản thân mình.
Nhưng dù là vậy, cô gái vẫn không thể nào hiểu hết được chàng trai, thậm chí là không biết gì cả. Đây là quy luật của tình yêu, muốn hiểu nhưng mãi mãi không thể nào hiểu hết được người mình yêu. Có lẽ cũng vì đó mà tình yêu luôn là một thứ bí ẩn và thôi thúc sự khao khát tìm tòi để hiểu hơn về người yêu của mình. Sự khát khao ấy không nằm ở một khía cạnh nhỏ nào đó mà ở toàn diện, ở mọi mặt.Và chàng trai vì mong muốn được người yêu hiểu mình hơn mà bộc lộ nguyện ước hiến dâng:
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc quý anh sẽ đập ra làm trăm mảnh xâu thành chuỗi quàng vào cổ em.Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em.Nhưng em ơi, đời anh là trái tim sao biết được đâu là bờ là đáy.Em là nữ hoàng đang trị vì vương quốc nhưng có biết gì biên giới của nó.”
Đoạn thơ lập lại cấu trúc câu: “Nếu đời anh chỉ là… anh sẽ” nhấn mạnh nguyện ước thiêng liêng cao cả của chàng trai trong tình yêu. Những hình ảnh đẹp đẽ được hiện ra: bông hoa, viên ngọc quý,… đó là những biểu tượng của vẻ đẹp thiên về giá trị.
Chúng đều rất đáng quý, giá trị và nếu cần thì chàng trai sẵn sàng dâng hiến cho tình yêu để làm đẹp, làm vui lòng cho người yêu mình. Thế nhưng nhà thơ dùng từ “chỉ” là để biểu hiện quan điểm của mình rằng những vật chất tầm thường tuy là quý giá nhưng không thể là cứu cánh cho tình yêu.Đó là lí do nhà thơ đi sâu vào tập trung khám phá những điều bí ẩn trong tình yêu:
“Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó rất nhanh.Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan thành giọt lệ phản ánh nỗi sầu thầm kín.Nhưng em ơi, trái tim anh là tình yêu.Niềm vui sướng và nỗi khổ đau của nó là mênh mông, những gì tình yêu thiếu thốn và giàu có là bất tận.Trái tim anh ở bên em như chính đời em, nhưng có bao giờ em biết hết nó đâu.”
Lại là những câu giả định, chàng trai giả định rằng nếu tâm hồn mình chỉ là thuần túy những trạng thái đơn thuần, dễ hiểu, là giây phút lạc thú hay là khổ đau thì người yêu có thể hiểu được nó rất nhanh. Nhưng trái tim của chàng trai thì không đơn thuần như vậy, nó chứa đựng một tình yêu vô bờ dành cho cô gái, nó vừa có vui sướng, khổ đau, vừa đơn thuần nhưng lại vừa phức tạp, điều này cũng đồng nghĩa với sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn, vô biên, trường kì, không thể đo đếm được.
Không màu mè, dụng công, Ta- go bằng tất cả sự chân thành trong tình cảm của mình để dệt nên những câu thơ tuyệt vời với những hình ảnh tuyệt diệu nhất, từ đó bộc lộ một tình yêu tuyệt mĩ khiến cho triệu trái tim độc giả phải rung lên cảm động.
Xem ngay mẫu 🌸 Phân Tích Tôi Yêu Em [Puskin] 🌸 ấn tượng!
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Học Sinh Giỏi
Gửi tặng đến quý vị độc giả bài văn mẫu phân tích bài thơ số 28 của học sinh giỏi để bạn tham khảo và trau dồi thêm kiến thức:
Bài thơ số 28 nằm trong tập thơ Người làm vườn và được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Người làm vườn rất tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta-go, vừa thể hiện tâm hồn Ân Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại. Mở đầu Bài thơ số 28 là lời thơ tình tứ nhất:
Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Đôi mắt của tình yêu đã hiện diện ra. Phải chăng Ta-go muốn lấy cửa sổ của tâm hồn để thay ngôn ngữ? Không phải là dôi mắt sáng ngời mà là đôi mắt băn khoăn nhìn vào tâm tưởng anh. Cái buồn từ đôi mắt ấy nói hộ em biết bao điều. Em muốn tin anh lắm, nhưng em rất sợ anh gian dối em. Em muốn được hiểu hết ngõ ngách hồn anh, tâm tưởng anh. Điều đó có được chăng? Em cố gắng kiểm soát cái biên giới vô hình ấy:
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Cái khát vọng cùng được hòa nhập tâm hồn, được sống trong anh cứ quấn quýt, ràng buộc với em. Sự khát vọng hòa nhập tình yêu ấy được tác giả nâng lên tầm cao vũ trụ. Như vầng trăng lặn sâu vào biển cả, đại dương với muôn ngàn con sóng yêu thương, rì rào vô tận.
Trăng như ghì lấy đại dương, dù rất nhỏ bé nhưng sức lay động kết dính thật kì diệu. Như cái trăn trở của đôi lứa yêu nhau không chỉ là những trách móc, hờn ghen, những băn khoăn ấy dường như có sự nghịch lí lạ lùng.
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
Chính vì quá yêu em, yêu em mãnh liệt mà em nghi ngờ anh. Cái nghịch lí này phải chăng chỉ có ở tình yêu? Làm thế nào để em hiểu anh đây? Đọc câu thơ trên ta hình dung ra ngay người con trai đang thì thầm tâm sự. Tình yêu có ngôn ngữ riêng của nó. Dẫu em không nói ra nhưng anh cũng đọc được ở đáy mắt em một đôi lời thì thầm.
Ánh mắt ấy như rực sáng trong anh một ngọn lửa khát vọng yêu đương, hòa hợp tâm hồn. Anh sẽ là biển cả trùng dương cơn sóng vỗ, ru hồn mảnh trăng bằng đợt sóng ngân nga, êm dịu như để phơi bày cả tâm hồn mình cho người yêu. Nhân vật anh trữ tình ví mình như viên ngọc, đóa hoa và khát vọng được dâng tặng cho Nữ thần Tình yêu, vị giáo chủ nhỏ bé của mình:
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em.Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa,
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
anh sẽ hái nó đặt lên mái tóc của em
Anh nguyện là người của riêng em. Từ chỉ ở đây như xưng tôn giá trị của viên ngọc, của đóa hoa. Em là tác phẩm quý đẹp của Thượng đế nên anh xin làm ngọc được quàng vào cổ em, được là đóa hoa cài lên mái tóc như suối mây ấy, được điểm trang em lên và em tuyệt vời hơn. Đó là ước mơ khao khát trong trái tim anh. Có lẽ chỉ có đôi lứa yêu nhau, yêu nhau với tình yêu cháy bỏng, chân thành mới có được những lời thì thầm chân thành ấy. Nét tâm lí chung chăng? Ta có lần bắt gặp trong lời hát của Trịnh Công Sơn:
Anh xin làm quán trọ để dừng chân, em ghé chơi
Anh xin làm đá cuội và lăn theo gót hài.
Nhưng lời hát này kín đáo, phảng phất tình yêu thầm lặng đơn phương…
Tiếp theo lời thơ Ta-go, như đàn cho lời tỏ tình của chàng trai. Nhưng lúc này tâm hồn anh như bị xáo động, anh kêu van khe khẽ:
Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu
Cuộc đời không chỉ được đo đếm bằng niềm vui hay nỗi buồn cụ thể mà cuộc đời chính là tình yêu với biểu hiện muôn màu của nó, là sự hòa trộn của niềm vui và nỗi đau, bởi tình yêu bao gồm trong nó sự đa dạng của cuộc đời. Các dòng thơ:
Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu
Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biền,
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
đã làm rõ hơn chiều sâu của tình yêu, một tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Hai dòng thơ cuối cũng cho thấy một nghịch lí:
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu
Ở đây, tình yêu là cuộc đời, tình yêu vừa rất cụ thể song lại cũng trừu tượng vô cùng, nó vừa hữu hạn tưởng chừng như có một đường biên rõ ràng mà lại vô hạn chẳng biết đâu là bến, đâu là bờ của nó. Bởi thế cho dù nó bao gồm cả niềm vui và nỗi đau thì chính những niềm vui và nỗi đau ấy cũng vô cùng vô tận. Cũng như thế, sự giàu sang của tình yêu, sự thiếu thốn tình yêu là vô tận. ở đây cần thiết phải lí giải nghịch lí này.
Muốn thế phải trở về với các từ chìa khóa: đời anh = tình yêu, đời anh là hiện thân của tình yêu, anh là tỉnh yêu. Đến với anh không chỉ đến bằng sự nhận thức thuần túy lí tính, bằng phép định lượng định tính, bởi mỗi một con người là một tiểu vũ trụ tồn tại trong cái thế giới đại vũ trụ bao la.
Mặc khác, đời anh là tình yêu cho nên muốn hiểu được đời anh tất yếu phải dùng tình yêu, chỉ có tình yêu đến với tình yêu, chỉ bằng tình yêu để khám phá và mở đường thì mới được đền đáp, mới hạnh phúc vì lúc đó mới hiểu được bản chất của tình yêu.
Bài thơ toát lên âm hưởng của giọng điệu thơ tình, qua cách thức giãi bày, bộc lộ quan niệm về tình yêu mà .Ở đây có thể liên tưởng tới tình yêu lứa đôi. Song bằng hình thức cấu trúc câu thơ theo lối giả định – phủ định – khẳng định, tác giả đã chỉ ra những nghịch lí của tình yêu. Từ đấy tác giả trình bày một quan niệm tình yêu khác, rộng hơn nhiều so với các quan niệm của các nhà thơ khác.
Bài thơ diễn tả một nội dung triết lí về tình yêu, từ đó mở rộng ra ý nghĩa của cuộc đời, cho tình yêu nói chung và rộng hơn, cho mọi tình cảm của con người. Âm hưởng trữ tình thiết tha tạo ra sự trầm lắng, suy tư đầy chất triết lí vừa gợi mở cho độc giả niềm vui hướng tới tình yêu thiêng liêng, vừa tạo ra cảm giác kì diệu, bí ẩn của tình yêu.
Ngoài tình yêu đôi lứa, bạn có thể xem thêm 🌸 Nghị Luận Về Tình Cảm Gia Đình 🌸 đa dạng!
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Lớp 11 Nâng Cao
Các bạn học sinh lớp 11 đang tìm kiếm bài văn mẫu phân tích bài thơ số 28 thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Nhắc tới Ta Go nhà thơ lớn của Ấn Độ là nhắc tới tập thơ “người làm vườn”, các bài thơ trong đó không được đặt tên mà được đánh dấu thứ tự, bài thơ số 28 được xem là tác phẩm hay nhất trong tập thơ ấy và trở thành bài thơ tình xuất sắc trong hội thơ thế giới.
Đề tài tình yêu luôn là đề tài được nhiều nhà thơ lựa chọn để sáng tác và thể hiện cảm xúc của mình, khi thì dạt dào, mãnh liệt, lúc thì lãng mạn, yên ắng nhưng cũng có khi sôi nổi và hào hứng, tất cả được tác gửi gắm vào thơ ca như lời tâm sự, bộc bạch về cuộc đời, cuộc sống của họ.
Bài thơ chính là lời tỏ tình của một chàng trai có tâm hồn nghệ sĩ tỏ tình với cô gái xinh đẹp mà chàng từ lâu đã đem lòng yêu mến, qua lời tỏ tình của mình chàng nhận ra rằng tình yêu là thứ gì đó vừa thật vừa ảo, không có giới hạn, là vĩnh cửu, là bất diệt và mãi mãi nằm trong trái tim của những người đang yêu. Cũng là lời nhắn nhủ của ông gửi tới những ai đang yêu, sẽ yêu và đã yêu đang chìm đắm trong men say tình ái: muốn yêu nhau dài lâu thì chúng ta phải hiểu nhau, thương nhau, đồng cảm và chia sẻ mọi thứ để cùng nhau đối mặt với khó khăn, thách thức trong cuộc sống. có như vậy thì tình yêu mới có thể trường tồn và bền vững được.
Mở đầu bằng tâm trạng bối rối pha chút lo lắng, băn khoăn, có chút buồn và tủi thân của cô gái trẻ khi không biết liệu chàng trai đó có tình cảm với mình hay không, hay do mình quá nhạy cảm.
“Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”
Tình yêu là thứ làm cho con người ta trở nên thơ dại, lúc thì phá lên để cười chỉ vì một cái nhìn của ai đó, lúc lại vô cớ giận dỗi chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, nhưng điều quan trọng nhất trong tình yêu đó là sự tôn trọng và tin tưởng nhau thì có gái lại có chút hoài nghi về tình cảm mà chàng trai giành cho mình có thật lòng không? Cô muốn nhìn sâu vào đôi mắt, tim gan của chàng để tìm hiểu và khám phá xem. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh hình tượng hóa khi nhìn vào đôi mắt mà có thể hiểu được tâm tư, tình cảm của một ai đó. Hình ảnh “trăng”, “biển sâu” vừa lãng mạn, thơ mộng cũng cũng thật xa vời.
Như hiểu được nguyện vọng và tâm tư của cô gái mà chàng trai đã cố gắng để mở lòng mình:
“Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”
Chàng luôn muốn cô gái hiểu và tin tưởng chàng, vì thế chàng đã “không giống em điều gì” bộc bạch hết, chàng cũng có chút thất vọng vì cô gái cũng không hiểu mình.
Chàng đã cố gắng dâng hiến hết tất cả những gì mình có cho nàng, chỉ hy vọng nàng hiểu và yêu mình một cách chân thành
“Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu”
Chàng tiếp tục bày tỏ tình cảm, nguyện hy sinh và dâng hết tất cả cho nàng, dâng nàng cả trái tim đã trót rung động và chỉ dành riêng cho mỗi nàng. Em là nữ hoàng, là công chúa ngự trị trong trái tim chàng, dù trái đất có thay đổi thì tình cảm ta dành cho nàng sẽ không bao giờ đổi thay.
“Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh
Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
Nó sẽ tan thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn”
Chúng ta đừng để khoảng cách của hai đứa ra xa hơn nữa, hãy để chúng gần bên nhau, hiểu nhau và hòa hợp nhau.
Chàng có biết rằng mỗi cử chỉ và hành động của chàng đều làm trái tim nàng thôi, chàng buồn thì nàng chẳng vui bao giờ, mà chàng cười thì nàng cũng hạnh phúc, thể hiện qua nụ cười luôn hé trên môi. Nhưng tình yêu khó đoán quá, lúc thì hòa hợp, đồng điệu với nhau, khi thì mâu thuẫn giằng xé như những gì chàng trai nói:
“Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên
Những đòi hỏi của sự giàu sang là trường cửu
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”
Tình yêu không chỉ thể hiện bằng lý trí và đó cả rung động của con tim, con tim khiến chúng ta mê say trong tình ái, còn lý trí giúp ta vượt lên những trở ngại của khó khăn, cung bậc cảm xúc của người đang yêu cũng khác thường biết bao.
Bài thơ là lời tự sự của chàng trai về cuộc tình mới chớm nở của mình, chàng đã cố gắng dân hiến tất cả những gì mình có để cho cô gái hiểu được trái tim và tình cảm của mình, dù còn nhiều điều mà chỉ có yêu người ta mới có thể hiểu và lý giải được, vì thế chúng ta phải hòa nhập và đồng điệu cùng tâm hồn của chàng trai.
Bày tỏ 🌸 Suy Nghĩ Của Em Về Tình Cảm Gia Đình 🌸 mà bạn nên biết!