Nhận Định Về Huy Cận: 21+ Lời Bình, Nhận Xét Hay Nhất

Nhận Định Về Huy Cận ❤️ 21+ Lời Bình, Nhận Xét Hay Nhất ✅ Tìm Hiểu Ngay Những Nhận Định Đặc Sắc Nhất Về Nhà Thơ Huy Cận.

Vài Nét Về Huy Cận

Dưới đây là những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ Huy Cận, mời bạn tham khảo!

I. Tiểu sử:

  • Huy Cận (1919-2005) quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.
  • Năm 1939 ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.
  • Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc.
  • Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
  • Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.
  • Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII.

II. Sự nghiệp văn học:

a. Trước cách mạng tháng Tám:

  • Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Huy Cận nổ tiếng trong làng Thơ mới.
  • Tiếng thơ Huy Cận thời kì này phần lớn là sầu thương.
  • Nguyên nhân nỗi sầu là do ông cảm nhận cái bé nhỏ và hữu hạn của kiếp người. Đồng thời, nỗi buồn của ông còn mang cả dấu ấn của thời đại bị nô lệ.
  • Những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945.
    • Lửa thiêng (1940): thơ.
    • Kinh cầu tự (1942): văn xuôi.
    • Vũ trụ ca (1940-1942): thơ.

b. Sau cách mạng tháng Tám:

  • Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1958, Huy Cận ít sáng tác. Có lẽ vì Huy Cận chưa kịp bắt nhịp với cuộc sống mới.
  • Sau chuyến đi thực tế năm 1958 ở vùng mỏ cẩm Phả, Huy Cận mới thật sự hòa mình vào cuộc sống mới. Từ đó, cảm xúc thơ của Huy Cận mới bộc lộ hết sự chân thành và hồ hởi.
    • Cô gái Mèo (1972).
    • Ngôi nhà giữa nắng(1978).
    • Hạt lại gieo (1984)…

Tổng hợp 🌸 Thơ Huy Cận  🌸 hay nhất!

Những Nhận Định Về Huy Cận Hay Nhất

SCR.VN mời các bạn cùng xem những nhận định hay nhất về nhà thơ Huy Cận sau đây để có thể ứng dụng vào trong bài viết văn của mình.

Xuân Diệu Nhận Xét Về Huy Cận

Vào tháng 6-1940, khi đang làm việc ở Nha Thương chính tỉnh Mỹ Tho, Xuân Diệu đã kịp viết lời tựa cho tập Lửa thiêng của Huy Cận và xuất bản ngay trong năm này. Xuân Diệu mở đầu bài Tựa với những dòng trang trọng:

“Đời xưa có một người thi sĩ lành như suối nước ngọt, hiền như cái lá xanh; gần chàng, người ta cảm nghe một nỗi hoà vui, như đứng giữa thiên nhiên, tâm hồn thơ thới. Thi sĩ thuở xưa làm những bài thơ bao la như lòng tạo vật. Xưa kia, chàng thương mến cỏ hoa, yêu dấu ân tình.

Xưa kia… nhưng không! Chàng sống bây giờ đây, ở “nửa thế kỷ hai mươi”, đang đi giữa đường phố kia, mặt ngước lên, mái tóc sau đầu vồng vồng như túp lông con cò, con hạc. Ấy là Huy Cận đó;  nhưng một thi sĩ “thiên nhiên” như ở chàng thì ở thời nào chẳng được, ở thời này cũng như ở thời xưa; chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian; người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi trời, là hơi gió nhớ thương…

Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời ly tao kể chuyện một cái “tôi”; mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?

Tiếng rền rĩ dịu êm sẽ vấn lấy ta như một dải lụa ôm ấp một vết đau; tiếng len thấm thía vào hồn ta như khí hậu của núi đèo; tiếng làm thành sương, đọng lệ trên mắt ta… Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi thê thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế; những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao!”…

Đồng cảm và đọc kỹ, hiểu sâu Lửa thiêng, Xuân Diệu thấu suốt tâm thế của một “linh hồn trời đất”, “hồn xưa”, “cái sầu của vũ trụ”, “cái thương vô hạn… cái tủi vô cùng” – những phương diện mà ngày nay chúng ta định danh là thi pháp thời gian, không gian, giọng điệu nghệ thuật:

“Thơ Huy Cận không được vui. Âu cũng là một sự tự nhiên của đất trời: hàng phi lao đứng bên sông xanh kia, gió xa thổi vào, cứ tự nhiên phát ra những lời rầu rĩ. Tại phi lao buồn hay tại gió buồn. Tại gió buồn hay chỉ tại gió bay qua biển cả, thấy nhiều không gian quá mà sinh ra bâng khuâng? Làm nên điệu buồn thương duyên cớ vốn là biển cả đó thôi; mênh mông bao giờ cũng buồn; biển ra chân trời rồi biển tiếp với đại dương, biển càng sầu to vì biển quá rộng lớn.”

Hoài Thanh Nhận Xét Về Huy Cận

“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu, càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.

Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.

Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á… đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này.”

Khám phá những bài thơ của 🌸 Xuân Diệu Huy Cận 🌸 đặc sắc!

Nhận Định Văn Học Về Huy Cận

Nguồn: Hoài Thanh – Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam, 1942)

“Huy Cận lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan trên đường kia còn ghi lại trong văn thơ những dấu tích không bao giờ tan được…”

Lời Bình Về Huy Cận Của Xuân Diệu

“Say mê sống và cũng say mê sáng tạo, Huy Cận là người đam mê thơ ca từ nhỏ. Có lẽ không chỉ vì không khí gia đình, quê hương; mà căn bản vì ông có một tâm hồn nhạy cảm.”

Xuân Diệu nhận xét rằng Huy Cận đặc biệt nhạy cảm với những vùng hoang vắng trong tâm hồn. Hẳn đây là một trong những ” tố chất ” đặc biệt để hình thành hồn thơ của một thí sĩ sau bày sẽ là tác giả của tập ” Lửa thiêng ” – tập thơ dựng lên cả một thế giới nổi tiếng với vẻ quạnh vắng cô liêu.

Cái buồn trong Lửa Thiêng không xuất phát từ bi kịch cá nhân nhà thơ mà gắn nhiều hơn với tâm trạng xã hội, với ý thức về thân phận nô lệ của cả một thế hệ. Trong lời tựa cho lần xuất bản đầu tiên, Xuân Diệu có nhận xét:

“Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, đời thoảng mùi ôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang độ trẻ măng của đời người! Cái tiếc sớm, cái thương ngừa áy chẳng qua là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống.”

Nhận Xét Về Hồn Thơ Huy Cận

Trong cuốn Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh, nhà phê bình thơ có tiếng thời tiền chiến, có nhận xét chung về Huy Cận:

“Cái buồn “Lửa Thiêng” là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh. Người thấy lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, cái xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn rười rượi”.

Những Câu Thơ Nói Về Huy Cận

Mời bạn tham khảo thêm những câu thơ đặc sắc nói về nhà thơ Huy Cận:

“Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
Say thơ xa lạ, mê tình bạn
hinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen.”
(trích trong bài thơ Tình trai Của Xuân Diệu)

“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm,
Gió trăng ơi! nay còn nhớ người chăng?”
(trích trong bài thơ Mai sau khi Huy Cận tự nói về mình)

Huy Cận nói hộ cho ta đó
Những giọt nước mắt thường đến quanh mí rồi ngừng,
Huy Cận đã vì ta để rơi xuống má
Cái linh hồn ấy bơ vơ không kể hết, kiếp người lang thang, đất trời trôi nổi, lạnh lắm, nhân gian ôi!
Ta thấy người thơ đi trốn cô đơn
Trốn ở đâu bây giờ?
Hồn bọn thi nhân thường là một món hàng ế;
Bán thì người ta không biết giá, mà cho, họ nhận cũng chẳng ra tuồng.
Trích: Xuân Diệu

Đọc thêm 🌸 Nhận Định Về Tô Hoài 🌸 nhà văn của thiếu nhi!

Viết một bình luận