Lời Bình Về Tràng Giang ❤️ 26+ Mẫu Lời Bình, Nhận Xét Hay Nhất ✅ Bài Viết Này Tổng Hợp Những Lời Bình Đặc Sắc Về Bài Thơ Tràng Giang.
Giới Thiệu Về Bài Thơ Tràng Giang
Cùng SCR.VN tìm hiểu 1 số thông tin cơ bản về bài thơ Tràng Giang của tác giả Huy Cận nhé!
I. Tác giả:
- Huy Cận ( 1919-2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận
- Ông tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau
- Giống như thanh niên thời đó, Huy Cận nhận thức được cuộc sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường có nỗi buồn cô đơn, điều này khắc họa khá rõ trong thơ ca
II. Tác phẩm:
a. Trích thơ:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
b. Tìm hiểu chung
- Xuất xứ: in trong tập thơ Lửa thiêng (tập thơ đầu tay, sáng tác khoảng 1937 – 1940).
- Hoàn cảnh sáng tác: Vào mùa thu năm 1939 khi đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
- Thể loại: Thơ bảy chữ.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Nhan đề:
- Từ Hán Việt Tràng giang (sông dài) g gợi không khí cổ kính.
- Hiệp vần ang: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang.
⇒ Gợi không khí cổ kính, khái quát nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
- Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn.
- Trời rộng được nhân hóa nhớ sông dài, cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ.
→ Câu này là khung cảnh để tác giả triển khai toàn bộ cảm hứng.
- Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (Hai khổ thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.
- Phần 2 (Hai khổ thơ cuối): Tình yêu quê hương, đất nước thầm kín, sâu sắc.
- Giá trị nội dung: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.
- Giá trị nghệ thuật:
- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.
- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
Văn mẫu hay nhất 🌸 Phân Tích Tràng Giang Huy Cận 🌸 dành cho bạn!
Những Lời Bình Về Tràng Giang Hay Nhất
Dưới đây là những nhận định, lời bình của những nhà thơ, nhà phê bình văn học về bài thơ Tràng Giang trích trong tập Lửa Thiêng của Huy Cận hay nhất!
Nhận Định Về Tràng Giang Của Xuân Diệu
“Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc”.
“Bài thơ hầu như trở thành cổ điển, của một nhà “Thơ mới”. Vào một cách dõng dạc, đàng hoàng, vì đây là “đại giang”, là sông lớn, ví dụ như sông Hồng; là tràng giang: rộng bao gồm cả trường giang: dài; sầu trăm ngả chứ không phải là ít ngả, vì là sông lớn…
Hơi thở cổ điển là đúng…duy câu thứ tư thì là hiện đại; thơ truyền thống của cha ông ta không đưa cái nét hiện thực, thực tế, nôm na, chân thật đến sống sít, là củi một cành khô trôi đi trên sông”
“Huy Cận như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian”
Nhận Xét Về Tràng Giang Của Ngô Tất Tố
Chuyện rằng, sau khi báo đăng bài Tràng Giang của Huy Cận, sáng hôm sau Lưu Trọng Lư đã đập cửa phòng Huy Cận mà rằng: “Trời, Tràng giang hay quá Cận ơi! Hôm nay cụ Ngô Tất Tố hỏi tôi: “Huy Cận là ai mà làm bài thơ hay thế? Bài thơ này hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường”.”
Lời Bình Về Bài Thơ Tràng Giang Của Chu Văn Sơn
“Nghĩ mà thương, ngày trước, để bênh vực cho bài thơ Tràng giang (cũng là bênh vực cho Thơ mới), người ta đã phải viện ra cái kỉ niệm của một chiến sĩ nào đó mà rằng: một người Cách mạng như thế cũng yêu hai câu thơ đầu của bài Tràng giang, vậy bài thơ này là lành mạnh hay nỗi buồn ở đây là trong sáng, chứ không có hại gì! Rồi ngay cả Xuân Diệu cũng phải lập cả một hàng rào che quanh để bênh vực cho lòng yêu thương của bài thơ.”
“Cảm hứng của bài thơ là cảm hứng không gian. Không gian được trải ra từ mặt sống lên tận chót vót đỉnh trời, không gian được mở ra từ sâu vũ trụ vào tận thăm thẳm tâm linh con người.”
“Ấy thế là một thế giới vừa được nhìn bằng sự chiêm nghiệm rất cổ điển, vừa được cảm nhận bằng tâm thế cô đơn của một cái tôi hiện đại, rất đặc trưng cho Thơ mới. Có lẽ vì thế chăng mà “Tràng giang” hiện ra như một bức tranh tạo vật trường cửu, lớn lao, vừa hoang sơ, vừa cổ kính. Trong đó thi sĩ hiện ra như một lữ thứ đơn độc, lạc loài.”
Lời Bình Về Bài Thơ Tràng Giang Của Phan Huy Dũng
“Bao trùm Tràng giang và cả tập thơ là một “màu vĩnh viễn” rất đặc biệt. Ba chữ này (lấy từ bài Mai sau) quá khó giúp ta mô hình được thế giới nghệ thuật của nhà thơ, nhưng lại mô tả khá sát đúng những ấn tượng và cảm giác của người đọc về nó.
“Màu vĩnh viễn” – màu của “nỗi tương tư khôn giãi tỏ” đối với trời đất rộng dài đầy ám ảnh. “Màu vĩnh viễn”, sau nữa, là cái màu của cái “mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất trời này” (Hoài Thanh – Hoài Chân), giờ được khơi lên man mác tuôn dòng trong Huy Cận.
Nhưng dù “mù mờ” thế nào, “màu vĩnh viễn” kia vẫn là kết quả của những thao tác làm thơ cụ thể, có thể khách quan hóa, hữu thức hóa được. Nhìn vào những thao tác đó, ta nhận thức được sâu sắc hơn về cái tư tưởng nghệ thuật đã đạt đến trình độ mà logic nghiệt ngã của nó đã khiến nhà thơ phải phục tùng trong suốt quá trình sáng tạo.”
Tuyển tập mẫu 🌸 Cảm Nhận Bài Thơ Tràng Giang 🌸 chi tiết!
Lời Bình Về Tràng Giang Của Hoài Thanh
Trong cuốn Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh, nhà phê bình thơ có tiếng thời tiền chiến, có nhận xét chung về Huy Cận: “Cái buồn “Lửa thiêng” là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh.” (trong đó có Tràng Giang)
“Người thấy lạc loài giữa cái mênh mông của không gian, cái xa vắng của thời gian, lời thơ vì thế mà buồn rười rượi”
Với câu thơ:
“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Hoài Thanh nhận xét: “Có lẽ thi nhân trong cuộc viễn du đã có lần nhác thấy cái xa thẳm của thời gian, không gian; có lẽ đã nghe trong hồn hơi gió lạnh buồn từ vô cùng đưa đến.”
Lời Bình Về Tràng Giang Của Hà Bình Trị
“Dòng sông và con người, không gian bao la và tâm trạng cụ thể, đó là một tứ thơ cổ điển.”
Lời Bình Về Tràng Giang Của Trần Đăng Khoa
“Ở ta, có một số nhà thơ ảnh hưởng thơ Pháp. Ví như Xuân Diệu chẳng hạn. Còn Huy Cận thì không. Thơ Huy Cận vẫn thuần hồn cốt dân tộc, nếu có chút phảng phất đâu đó thì có thể là thơ Đường chăng? Câu thơ “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi cho người đọc nhớ đến câu thơ Đường “Yên ba giang thượng cử nhân sầu…”.
“Lửa thiêng” là tập thơ hay nhất của Huy Cận. Tập thơ ấy có rất nhiều bài đặc sắc. Tôi thích nhất là bài “Tràng giang”. Bài thơ có thể xem là toàn bích.
Trong “Tràng giang” có một câu khá gần với một câu thơ Đoàn Văn Cừ. Tả bãi bờ trong lúc đang đi bên sông, Đoàn Văn Cừ viết: “Cồn xanh bãi tía kề liên tiếp”. Câu thơ thật thà và có phần hơi vụng. Cũng ý ấy, Huy Cận viết: “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng” thì óng nuột hơn nhiều…”
Lời Bình Về Tràng Giang Của Trần Đình Sử
“Đôi khi người ta thường hiểu “Tràng giang” là bài thơ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, nhưng đúng hơn đây là một bài thơ thể hiện nỗi cô đơn, bơ vơ của người ngay giữa quê hương mình.”
Đánh Giá Về Tràng Giang Của Trần Đăng Suyền
“Tràng giang cũng như nhiều bài thơ khác trong tập Lửa thiêng, có một nỗi buồn mênh mang bao trùm cả không gian và như thấm vào trong linh hồn của tạo vật.”
“Tràng giang đã kết hợp nhuần nhuyễn những nét cổ điển của thơ ca truyền thống, của thơ Đường với những nét hiện đại.”
Đánh Giá Về Tràng Giang Của Huy Cận
Tràng giang “không chỉ do sông Hồng gợi cảm” , mà còn “ mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương”, còn “mang nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra, kéo dài triền miên” của nhà thơ. “Tràng Giang là 1 bài thơ tình và tình gặp cảnh một bài thơ về tâm hồn “
Đọc thêm những 🌸 Nhận Định Về Huy Cận 🌸 đặc sắc!