Nhận Định Về Vợ Nhặt ❤️ 21+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất ✅ Tham Khảo Những Nhận Định Tiêu Biểu Về Tác Phẩm Vợ Nhặt Để Làm Bài Hay Hơn.
Vài Nét Về Tác Phẩm Vợ Nhặt Của Kim Lân
Những thông tin cơ bản nhất về tác phẩm “Vợ nhặt” mà bạn nên lưu ý đã được SCR.VN biên soạn bên dưới, cùng xem nhé!
1. Tóm tắt tác phẩm:
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước, người chết như rạ, người sống cũng dật dờ như những bóng ma. Tràng là chàng trai xấu xí thô kệch, ế vợ, Tràng sống ở xóm ngụ cư. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già.
Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với môt cô gái. Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ.
Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên, nhất là bà Cụ Tứ (mẹ của Tràng) cũng không nổi bàng hoàng ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm” đón nàng dâu mới, họ chỉ với một bữa cháo kèm theo là nồi cháo cám bà cụ tứ dành cho nàng dâu nhân bữa cơm đón nàng dâu mới với tấm lòng độ lượng, bao dung.
Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện “Vợ nhặt” có tiền thân từ tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hòa bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện “Vợ nhặt”. Tác phẩm được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.
3. Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “thành vợ chồng“): Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “cùng đẩy xe bò về“): Hoàn cảnh Tràng và Thị trở thành vợ chồng.
- Đoạn 3 (tiếp theo đến “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng“): Tràng ra mắt cô vợ nhặt với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ.
- Đoạn 4 (còn lại): Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới.
4. Giá trị nội dung:
- Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
5. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, tự nhiên, kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố hiện thực và nhân đạo: Tình huống truyện là lời tố cáo chế độ thực dân, phát xít đã đẩy con người vào hoàn cảnh khốn cùng, đồng thời mang giá trị nhân bản sâu sa dù hoàn cảnh bi thảm đến đâu con người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng và tin tưởng vào tương lai.
- Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc
- Nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm làm nổi rõ tâm lí của từng nhân vật
- Ngôn ngữ kể chuyện phong phú, cách kể chuyện gần gũi, tự nhiên
- Kết cấu truyện đặc sắc
6. Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”:
- Vợ là sự trân trọng, người vợ có vị trí trung tâm để xây dựng tổ ấm.
- Ở đây là nhặt được vợ, không phải lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi cưới xin mà như nhặt được đồ vật người ta đánh rơi hay quên.
→ Cái giá con người trở nên rẻ rúng. Đồng thời cũng cho thấy trong hoàn cảnh khốn cùng con người ta vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc, niềm tin cuộc sống trong họ thật mãnh liệt.
Bài văn nâng cao 🌸 Liên Hệ Vợ Nhặt, Nhân Vật Tràng, Thị, Bà Cụ Tứ 🌸 dành cho bạn!
Những Nhận Định Về Truyện Ngắn Vợ Nhặt Hay Nhất
Mời bạn đọc thêm những nhận định hay nhất về truyện ngắn tiêu biểu “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân:
Lí Luận Văn Học Về Vợ Nhặt Của Trần Đồng Minh
Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói 1945) cho truyện “Vợ nhặt” không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân khiến ta khiếp sợ, rụng rời.
Phê Bình Văn Học Vợ Nhặt Của Vũ Dương Qũy
“Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945”.
Đánh Giá Chung Vợ Nhặt Của Trần Ninh Hồ
Tất cả, tất cả dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy.
Đánh Giá Về Vợ Nhặt Của Trần Đăng Suyền
Nói về truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, nhà phê bình văn học Trần Đăng Suyền cho rằng:
“Theo lời Kim Lân, khi viết “Vơ nhặt”, ông không muốn dìm người đọc trong cái buồn, khổ, đói. Khi viết về cái đói, thường mọi người có ý nghĩ là khi đói người ta khổ cực và chỉ muốn chết.
Kim Lân muốn viết một truyện ngắn nhưng với ý nghĩa khác là khi đói, người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng và hy vọng ở tương lai, vẫn muốn sống và sống cho ra người.”
Lời Bình Về Vợ Nhặt Của Hoài Việt
“Nhà văn dùng “Vợ nhặt” để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng” (Dẫn theo Hoài Việt – “Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân”, NXB Giáo dục, 1999, tr.39)
Lời Bình Về Vợ Nhặt Của Tô Hoài
“Mỗi khi chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những năm khủng khiếp ấy”
Đọc thêm bài luận về 🌸 Giá Trị Hiện Thực Của Vợ Nhặt 🌸 để hiểu hơn về tác phẩm!
Nhận Xét Về Vợ Nhặt Của Nguyễn Minh Châu
Người nghệ sĩ ấy đã thực hiện đúng thiên chức của một người “nâng giấc cho những kẻ cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường…để bênh vực cho những người không còn có ai để bênh vực”
Nhận Xét Về Vợ Nhặt Của Đỗ Kim Hồi
Đọc Vợ nhặt, tôi thường bất giác nhớ tới một ý của I. Bônđarep. Theo nhà văn Nga này thì nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột. Có thể có ai đó còn muốn tranh cãi về ý kiến trên đây.Nhưng ít nhất thì nó cũng ứng được với cái truyện ngắn của Kim Lân mà ta đang nói tới.
Vợ nhặt được xây dựng trên bối cảnh của năm Ất Dậu, cái năm vẫn được nhiều người lớn tuổi quen gọi là năm đói. Cái nạn đói của năm Ất Dậu không bao giờ quên được ấy có lẽ là tai họa thảm khốc nhất của một dân tộc mà số phận vốn đã lắm tai nhiều họa. Bởi lẽ chưa có một thủy tai, hỏa tai nào, chưa có một dịch bệnh nào, và thậm chí chưa có một cuộc chiến tranh nào đã có thể – như cái nạn đói khủng khiếp kia – cướp đi của nước Việt Nam ngót một phần mười dân số.
Vợ nhặt được hoàn thành khá lâu sau năm đói. Nhưng cảm quan về cái đói có thể nói, đã thấm đến tận cái nhìn vào cảnh vật Chẳng thế mà ở những dòng đầu, khi tả con đường luồn qua xóm chợ vào trong bến, tác giả thấy nó “khẳng khiu”.
Nhận Định Về Cái Đói Trong Vợ Nhặt
Về tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân cho biết:
“Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước đó. Con người phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai.”
“Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự”
Sưu tập những 🌸 Nhận Định Về Kim Lân 🌸 hay nhất!