Nhận Định Về Kim Lân [17+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất]

Nhận Định Về Kim Lân ❤️ 17+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất ✅ Tổng Hợp Các Nhận Định Tiêu Biểu Về Nhà Văn Kim Lân.

Vài Nét Về Kim Lân

SCR.VN chia sẽ đến bạn những thông tin cơ bản nhất về tiểu sử, cuộc đời của nhà văn Kim Lân:

  • Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài (sinh 1/8/1920 – mất 20/7/2007), là một nhà văn, diễn viên Việt Nam. Ông được biết đến với các tác phẩm văn học như Vợ nhặt, Làng. Ngoài ra ông cũng được biết đến qua vai diễn Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
  • Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay thuộc phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh, (năm 2008 thuộc vùng Hà Nội). Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm.
  • Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật.
  • Bút danh Kim Lân của ông được lấy từ tên của nhân vật Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu, một vai ông đã từng diễn.
  • Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn.
  • Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 86 tuổi.

Kim Lân Được Mệnh Danh Là Gì

Bạn đã biết nhà văn Kim Lân được mệnh danh là gì chưa? Tìm hiểu ngay nhé!

Nhà văn Kim Lân được mệnh danh là “nhà văn của nông thôn” hay “nhà văn giản dị”. Ông đã viết nhiều truyện ngắn độc đáo, thể hiện được tình cảm và hơi thở của cuộc sống nông thôn Việt Nam. Với tài năng văn chương và tính cách khiêm nhường, Kim Lân đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và trở thành một trong những tác giả viết về đề tài nông thôn được yêu thích nhất của người Việt Nam.

Gợi ý văn mẫu 🌸 Tóm Tắt Làng Kim Lân 🌸 ngắn gọn!

Phong Cách Sáng Tác Của Kim Lân

Đọc thêm về phong cách sáng tác của nhà văn Kim Lân để hiểu hơn về đặc sắc nghệ thuật của ông!

1. Tổng quan:

  • Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, là người có am hiểu về phong tục và đời sống của làng quê Bắc Bộ thế nên sở trường của ông là viết về nông thân và những người nông dân. Ông có phong văn giản dị nhưng lại vô cùng hấp dẫn, ngôn ngữ phong phú, sống động. Rất gần gũi với ngôn ngữ giao tiếp đời thường thế nên nó mang đậm màu sắc của nông thôn.
  • Trước Cách mạng tháng Tám, một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,…) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó.
  • Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim…). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn… kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám – những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa.
  • Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam – mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).

Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn trưởng thành từ đồng ruộng.

2. Sáng tác tiêu biểu:

  • Mặc dù sự nghiệp sáng tác không đồ sộ thế nhưng những tác phẩm mà ông để lại đều thành công và gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả. Những gì còn đọng lại trong lòng bạn đọc có lẽ là chất dân giã, bình dị với người lao động ở vùng quê Việt Nam.
  • Truyện ngắn tiêu biểu:
    • Nên vợ nên chồng (trong tập truyện ngắn 1955)
    • Làng (1948)
    • Vợ nhặt (in trong tập truyện ngắn Con chó xấu xí năm 1962)
  • Trong đó truyện ngắn Vợ nhặtLàng của Kim Lân đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tại Việt Nam. Truyện ngắn Làng được viết về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một gia đình người tản cư thời đó.

Xem thêm văn bản 🌸 Tóm Tắt Vợ Nhặt 🌸 đặc sắc!

Những Nhận Định Về Kim Lân Hay Nhất

Tổng hợp những nhận định của các nhà phê bình về nhà văn Kim Lân hay nhất mà bạn nên biết!

Các Nhà Phê Bình Về Kim Lân

Nhà văn Kim Lân dành cả đời văn của mình để khám phá, sáng tạo về cuộc sống của những người thôn quê nghèo khổ, với nếp sống thanh bạch, nhân nghĩa như là tinh chất được tích tụ và truyền lại từ ngàn đời. Trong văn của Kim Lân, cái đặc sắc, xúc động nhất là hồn cốt của tình người chứ không phải là những kịch tính hay xung đột dữ dằn. Vì vậy, nhà văn Kim Lân được các đồng nghiệp kính trọng và nể phục bởi tính chuyên nghiệp rất cao, sự thuần thục bậc thầy về cấu trúc và ngôn ngữ truyện ngắn.

Cũng tại buổi lễ, bạn bè, người thân, đồng nghiệp đã cùng nhau chia sẻ những kỷ niệm, những cảm nhận về nhà văn Kim Lân. Ông đã cống hiến trọn đời cho nền văn học mới, nêu một tấm gương cao đẹp về lòng yêu mến, gắn bó mật thiết với cách mạng và kháng chiến, kiên định, vững vàng về bản lĩnh, nhà văn Kim Lân để lại cho hậu thế những tác phẩm đặc sắc, có sức sống lâu dài, làm giàu có thêm văn chương Việt, tâm hồn Việt.

Lời Bình Về Kim Lân Của Nguyên Hồng

Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn.

Lời Bình Về Kim Lân Của Hà Đức Minh

Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều, nhưng sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc.

Đánh Giá Về Kim Lân Của Hữu Thỉnh

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định:

“Nhà văn Kim Lân là một nhà văn nổi tiếng trong làng văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là người có công xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam từ những ngày đầu, được công chúng cảm phục về tài văn chương. Nhà văn Kim Lân cũng là diễn viên điện ảnh xuất sắc với vai diễn lão Hạc trong bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”, được xây dựng từ các tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao. Lão Hạc là một vai diễn để đời của nhà văn Kim Lân mà ngay các diễn viên chuyên nghiệp cũng khó đạt được.”

Đánh Giá Về Kim Lân Của Phong Lê

“Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường.”

Nhận Định Về Kim Lân Của Lê Thành Nghị

“Nhà văn Kim Lân viết không nhiều và chuyên về một thể loại, lại” gác bút “sớm nhưng dấu ấn của ông để lại trong lòng độc giả thì rất sâu đậm. Chỉ với 3 thiên truyện: Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu xí.. câu chữ của Kim Lân” gan lỳ “thách thức thời gian, đi vào chỗ sâu nhất của tâm trí người đọc.”

Nhận Định Về Kim Lân Của Trần Ninh Hồ

Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời… Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn”.

Nhận Định Về Kim Lân Của Trần Hữu Tá

“Kim Lân quan niệm viết văn như một cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương.”

Nhận Định Về Kim Lân Của Nguyễn Khải

Về văn xuôi là nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân. Sau này, viết lách được cái gì, thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn. 

Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ.

Văn mẫu 🌸 Liên Hệ Vợ Nhặt, Nhân Vật Tràng, Thị, Bà Cụ Tứ 🌸 nâng cao!

Nhận Xét Về Kim Lân Của Trần Đăng Suyền

Thành công của Kim Lân, ngoài ý thức nghiêm túc về lao động nghệ thuật, chủ yếu là do năng khiếu bẩm sinh, và một vốn sống tự nhiên của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng.

Nhận Xét Về Kim Lân Của Nguyễn Văn Thọ

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho rằng: Tôi không học ông ở thủ pháp viết văn bởi vì mỗi thế hệ có một thủ pháp khác nhau nhưng tôi học được ở nhà văn Kim Lân tinh thần lao động để mài “viên ngọc sáng” trong mỗi một con người, biết yêu văn chương. Trong tâm hồn nhà văn này luôn cháy bỏng tình yêu văn học cộng với tình yêu đất nước, tình yêu xứ sở và sống hết lòng vì nghiệp viết.

Nhận Xét Về Truyện Ngắn Làng Của Nguyễn Văn Long

“Cái làng đối với người nông dân – đặc biệt ở vùng Bắc Bộ – có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của họ. Nó gắn bó thân thiết với họ hàng ngày và suốt cả cuộc đời, cả đến khi giã từ cuộc đời.

Vì thế, từ bao nhiêu lâu nay, lòng yêu làng quê đã trở thành một tình cảm tự nhiên, sâu nặng, hơn nữa đã thấm sâu vào tâm thức, tâm linh của người dân quê. Làng là nơi tổ tiên, ông bà từng sinh sống, là môi trường sinh hoạt, là cộng đồng gắn kết trong phong tục, tập quán, quy ước, truyền từ đời này sang đời khác.”

(Nguyễn Văn Long, Cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học 9).

Nhận Xét Về Truyện Ngắn Làng Của Nguyên An

“Lấy bối cảnh tản cư hồi kháng chiến chống Pháp, truyện Làng nói với người đọc về sự gắn bó của người nông dân với làng quê của mình. Với họ, với ông Hai, thì quê mình cái gì cũng nhất, kể cả những cái gây ra nỗi khổ nhục của mình là cái sinh phần của nhà địa chủ. Xa làng quê, đối với họ là nỗi đau lòng ghê gớm chứ không chỉ là sự thấp thỏm về cái việc không có đồng đất để cày cấy. Thế nhưng tản cư là không hợp tác với giặc, là hành động chống Pháp nên họ chẳng từ nan.

Truyện Làng cho ta thấy được một sự chuyển hóa từ lòng yêu làng quê tha thiết đắm đuối trở thành tình yêu nước, yêu quý sự nghiệp cách mạng và kháng chiến ở người nông dân. Hình tượng ông Hai là hình tượng đặc sắc, có sức sống từ chính những suy tư không một chiều mà vẫn đơn thẳng nơi ông, từ chính những hành động bộc trực của ông”

(trích Yếu tố tự truyện trong sáng tác của Kim Lân – Nguyên An)

Nhận Xét Về Truyện Ngắn Làng Của Trịnh Bích Ba

Có thể nói linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai. Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ-lòng yêu làng, yêu nước-được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp đẽ. – ( trích Bình giảng Văn 9, Trịnh Bích Ba).

Kim Lân Nhận Xét Về Truyện Ngắn Làng

Truyện ngắn này không phải viết về đời sống nơi tản cư mà viết về tình cảm của con người với làng xóm, quê hương. Truyện viết về chính những người dân làng tôi. Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán, trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin dân làng tôi có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn Làng như thể để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi.

Kim Lân Nhận Định Về Bản Thân

“Tôi ở trong gia đình bị khinh rẻ, ngoài xã hội cũng coi thường vì tôi là con vợ ba, một người ngụ cư. Chính vì muốn đòi cho mình sự công bằng với bè bạn, với làng xóm tôi chọn cách viết. Đây là cách để chứng tỏ mình không thua gì anh em, không thua gì ai. Các anh con nhà giàu, làm việc này việc kia, được học hành đến nơi đến chốn, còn tôi thì tôi viết.” – Tâm sự của chính nhà văn Kim Lân về cuộc đời của mình.

Quan Niệm Của Kim Lân Về Văn Chương

“Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm của chính mình. Sau nữa, đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi thúc”. 

“Theo kinh nghiệm của tôi, những chuyện thật mà tôi ghi lại được thì đều nhạt nhẽo và khô cứng. Nhưng sự thật cũng có giá trị của sự thật, rất giá trị, rất cần thiết nữa. Tất cả những truyện Vợ nhặt, Ông lão hàng xóm, Con chó xấu xí đều dựa trên cái nền là sự thật.

Còn những truyện khác, kể cả Làng, hầu hết là tôi bịa. Bịa cả nhân vật lẫn tình tiết. Bởi không có sự thật nào như thế cả. Nhưng cái bịa ấy là cái điều mà chính tác giả muốn nói. Và chính tác giả muốn nói nên mới sinh ra cái bịa. Gọi là bịa chứ kỳ thực chính là sáng tạo.

Vì sao phải bịa? Người viết muốn nói một việc gì, một ý nghĩa gì thì chuyện đời thường ngày tự thân đã có tiếng nói riêng của nó, còn tiếng nói của chính tâm linh người viết chỉ có bịa mới ra được. Nhưng như vậy không có nghĩa là nó tách rời hoàn cảnh xã hội, tách rời đời sống, mà hình như nó thực hơn.

Chính vì vậy mà tôi cũng thường nói bịa lại thực hơn. Vì nó thực với chính mình trước tiên. Và kỳ lạ khi mình bịa ấy, mình viết say mê hơn nhiều. Không biết khi mình say sưa bịa ấy có phải là những giây phút thăng hoa nhất của người viết không?

Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo. Mà tôn giáo nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái. Mỗi người truyền một cách, nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người có tư cách, có nhân phẩm, tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược, cường quyền, áp bức.

Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương còn là một thứ giải trí. Làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi, như thế cũng là ích lợi, là nhân văn cho người thưởng thức”

Đọc ngay những 🌸 Nhận Định Về Người Lái Đò Sông Đà 🌸 tiêu biểu!

Viết một bình luận