Nhận Định Về Bằng Việt ❤️ 34+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất ✅ Đọc Ngay Các Nhận Định Và Lời Bình Đặc Sắc Về Nhà Thơ Bằng Việt.
Vài Nét Về Bằng Việt
Bài viết của SCR.VN sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích nhất về nhà thơ Bằng Việt!
1. Tiểu sử
- Bằng Việt (tên thật Nguyễn Việt Bằng, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam.
- Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev, Liên Xô năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.
- Đến năm 1969, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam.
- Năm 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho đoàn Trường Sơn.
- Năm 1975, ông công tác ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
- Sau khi về Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (gọi tắt là Hội Văn nghệ Hà Nội) năm 1983, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983-1989) và là một trong những người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985).
- Sau đó được bầu làm Uỷ viên Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, làm tổng biên tập tờ tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (1989-1991).
- Năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và được bầu lại làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2006 – 2010.
- Tại Đại hội lần thứ VII Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tháng 9 năm 2005), Bằng Việt được bầu làm một trong 5 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
- Ông cũng từng làm Thư ký thường trực, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1991-2000).
- Sau Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII, Bằng Việt đã đệ đơn lên Ban Chấp hành xin từ chức sau khi đã giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Thơ suốt hai nhiệm kỳ với lý do công việc.
2. Sự nghiệp
- Sáng tác: Hương cây – Bếp lửa, (Tập thơ; 1968, 2005), đồng tác giả với Lưu Quang Vũ, 21 bài thơ; Đường Trường Sơn, cảnh và người (ký sự thơ 1972 – 1973); Những gương mặt – Những khoảng trời (Some faces and pieces of sky; 1973), 24 bài thơ;…
- Dịch thuật: Hãy nói bằng ngôn ngữ của tình yêu (1978), thơ Yannis Ritsos (Hy Lạp), dịch chung với Tế Hanh, Phạm Hổ, Đào Xuân Quý; Lọ lem (1982), thơ E. Evtushenko (Nga); Thơ trữ tình thế giới thế kỷ XX (hợp tuyển thơ dịch; 2005), Nhà xuất bản Văn Học và Công ty Văn hóa Việt; TASS được quyền tuyên bố, tiểu thuyết Liên Xô.
- Biên soạn: Mozart, truyện danh nhân; Từ điển Văn học, 2 tập, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1983-1984, đồng tác giả; Từ điển Văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, 2004, đồng tác giả; Từ điển tác gia văn học nước ngoài, đồng tác giả, Hữu Ngọc chủ biên.
Sưu tập những bài 🌸 Thơ Bằng Việt 🌸 hay nhất!
Bằng Việt Được Mệnh Danh Là Gì
Đọc để biết nhà thơ Bằng Việt được mệnh danh là gì nhé!
Bằng Việt được vinh danh là một trong mười “công dân thủ đô ưu tú” với nhiều công trình văn học nghệ thuật đóng góp cho thành phố: Tham gia tổng tập văn hiến Thăng Long, tủ sách 1.000 năm Thăng Long, Chủ biên “Kẻ sĩ Thăng Long”…
Phong Cách Sáng Tác Của Bằng Việt
Những thông tin thú vị nhất về phong cách sáng tác của nhà thơ Bằng Việt mà bạn nên biết!
- Bằng Việt – một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ của ông đậm những đặc điểm của thời kỳ này, nhưng vẫn có những nét khác biệt riêng.
- Phong cách thơ của ông đa dạng, giàu sáng tạo và trẻ trung. Nội dung thơ của Bằng Việt đầy cảm hứng về đất nước và con người trong chiến tranh. Ngôn ngữ thơ của Bằng Việt được chọn lọc từ thực tế đời sống, vận dụng tài hoa và khéo léo trong các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu hình ảnh. Các liên tưởng, so sánh trong thơ Bằng Việt thường thể hiện tư duy hiện đại đậm chất trí tuệ phương Tây.
- Bằng việt không thể hiện trực tiếp những cảnh chiến đấu anh hùng của dân tộc do điều kiện sống. Thay vào đó, anh thường lắng nghe sự lớn lên trong tâm hồn con người.
- Bằng Việt là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, ông đã tạo nên một nét riêng cho thể thơ tự do của mình. Với sự phát triển độ dài của câu thơ, bài thơ của ông đã gia tăng về chất liệu hiện thực mà vẫn giữ được sự nhịp nhàng, đều đặn của nhịp thơ và làm nên một giọng thơ rất đặc trưng của Bằng Việt.
- Thơ của Bằng Việt ấn tượng với người đọc bởi sự gia tăng yếu tố văn xuôi vào thơ. Nhà thơ đã lựa chọn các từ ngữ đời thường và giàu chất văn xuôi làm chất liệu sáng tác.
- Trong sáng tác của Bằng Việt còn có rất nhiều các biểu tượng đẹp và giàu ý nghĩa được sử dụng như người lính, hoa và em, ngọn lửa, đất, mẹ… điều này thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà thơ về thế giới và con người.
Mẫu tranh 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Bếp Lửa Bằng Việt 🌸 chi tiết!
Những Nhận Định Về Bằng Việt Hay Nhất
Bài viết này tổng hợp những nhận định hay nhất về nhà thơ Bằng Việt của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình Việt Nam.
Các Nhà Phê Bình Nói Về Bằng Việt
“Thơ Bằng Việt đã thể hiện một một cái tôi trữ tình độc đáo, giàu sáng tạo. Hồn thơ đôn hậu, nhạy cảm, rất sang trọng, giàu chất trí tuệ, ưa khái quát, triết lí của Bằng Việt đã bộc lộ được phong cách riêng của ông trước rất nhiều các nhà thơ của thế hệ kháng chiến chống Mỹ.”
“Mỗi nhà thơ lại có những phong cách riêng với nét đặc trưng trong chất thơ. Với Bằng Việt, chất thơ ấy chính là chất suy tưởng giàu tính trí tuệ và rất hào hoa.”
Lời Bình Về Bằng Việt Của Phạm Khải
“Vào những năm đầu thập kỷ 60, Bằng Việt xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một ánh đèn nê-ông kỳ ảo, tỏa sáng trí tuệ, sự mát mẻ của tuổi xuân và cái dịu dàng của hồn thơ anh. Vời những câu thơ xúc cảm tinh tế, chữ nghĩa long lánh, độc giả ấn tượng về anh như một nhà thơ trẻ lịch lãm, tài hoa”
Lời Bình Về Bằng Việt Của Hồng Thọ
“Ở Bằng Việt sự suy nghĩ có tình có nghĩa được bộc lộ nhất quán có sự nhất quán trong thơ anh”
Phê Bình Văn Học Về Bằng Việt Của Văn Tâm
Nhà phê bình Văn Tâm cảm nhận: “Do thi tứ chân thành nên Bằng Việt được tin yêu, từ đó tăng thêm năng lực thâm nhập thâm hồn người đọc”.
Phê Bình Văn Học Về Bằng Việt Của Hạnh Lê
“Đọc Bằng Việt, sự giản dị ban đầu khiến ta nhầm tưởng dễ đọc, nhưng chất trí tuệ, triết lý đòi hỏi người đọc phải thu phóng nhận thức, có sự trải nghiệm và trí tuệ để hiểu nhiều hơn về tư tưởng trong lớp ngôn ngữ của thơ ông.”
“Thơ ông thẳng thắn một cách có duyên, giản dị mà không tản mạn, bàn mà không nhiều lời.”
“Bằng Việt đã thổi vào thơ những dự cảm mới, mang một tầm tư tưởng lớn, có trước, có sau, chiêm nghiệm quá khứ và dự báo tương lai, nhưng đều rất thận trọng, chặt chẽ và cầu toàn như chính ông vậy!”
Nhận Xét Về Bằng Việt Của Trần Quang Qúy
“Chất thơ hào hoa mà đằm thắm, tinh tế mà hồn nhiên, hào sảng mà trẻ trung, tươi mới mà gợi cảm, ấm áp và trí tuệ” chính là nguồn nhiệt năng tỏa sáng từ “Bếp lửa” đến với những trang thơ ngày nay của Bằng Việt.”
Bài văn mẫu 🌸 Phân Tích Bài Thơ Bếp Lửa Của Bằng Việt🌸 ý nghĩa!
Nhận Xét Về Bằng Việt Của Anh Chi
“Trong các nhà thơ thế hệ kháng chiến chống Mỹ, Bằng Việt là một trong những thi sĩ hàng đầu. Anh viết từ năm 1960, khi 19 tuổi. Năm 1964, đang là sinh viên ngành luật, tại Liên Xô (cũ), anh đã có những bài thơ được độc giả và giới quan tâm rất trọng thị.”
Nhận Xét Về Bằng Việt Của Lê Đình Kỵ
“Ở Bằng Việt, cái sôi nổi, rạo rực của tuổi trẻ vừa như được nén lại, đồng thời lại được nêu lên bởi suy nghĩ… Một tâm hồn nhiều suy nghĩ, rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà, duyên dáng, khi âm vang, sâu thẳm.”
Nhận Định Về Bằng Việt Của Thiên Sơn
Nhà văn Thiên Sơn nhận xét “Bằng Việt là vậy, đa diện, đa tài, đa đoan. Đấy là nhà thơ để lại dấu ấn riêng trong thế hệ mình bởi một thứ thơ sang trọng, hài hoà giữa lý trí và cảm nhận”.
Nhận Định Về Bằng Việt Của Bình Nguyên Trang
Nhà thơ Bình Nguyên Trang cho rằng “Thơ Bằng Việt là thế giới tinh thần của cả một thế hệ mang trên vai nỗi đa đoan và sự hứng khởi, vận mệnh tràn ngập niềm vui và quặn đau thao thức của đời sống nửa sau thế kỷ 20”.
Nhận Định Về Bằng Việt Của Hà Minh Đức
“Trong số các nhà thơ trẻ, Bằng Việt là một hồn thơ lãng mạn, đọng nhiều suy nghĩ”
Nhận Định Về Bằng Việt Của Nguyễn Xuân Nam
“Lời thơ như những nét chấm phá tươi mát nhưng không thiếu chiều sâu suy tưởng”, “ thơ Bằng Việt thường nghiêng về suy nghĩ, có dáng một lời tâm sự”
Nhận Định Về Bằng Việt Và Bếp Lửa Của Chu Văn Sơn
“Bếp lửa của tình đời” – Theo nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn
Nhận Định Về Bằng Việt Và Bếp Lửa Của Văn Giá
Nhà phê bình Văn Giá nhận xét: “Trong mọi trường hợp, người đàn bà dưới mái ấm gia đình thường gắn liền với những gì thường nhật, thiết thân nhất. Họ giữ cho ta có chỗ trở về sau những thăng trầm, biến cố, thành bại ở đời. Trong dáng hình bình dị, thầm lặng khiêm nhường quá đỗi ấy ẩn giấu một trái tim lớn đầy lòng nhân ái, khoan dung. Các câu thơ như những làn sáng hắt ra từ ngọn lửa ấm nóng, gợi nhắc, thấm thía tâm can người đọc.”
Mời bạn xem thêm 🌸 Nhận Định Về Vũ Trọng Phụng 🌸 thú vị!