Nhận Định Về Vũ Trọng Phụng [21+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất]

Nhận Định Về Vũ Trọng Phụng ❤️ 21+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất ✅ Tham Khảo Các Nhận Định Xuất Sắc Về Nhà Văn Vũ Trọng Phụng.

Vài Nét Về Vũ Trọng Phụng

Tìm hiểu thông tin chi tiết về Vũ Trọng Phụng cùng SCR.VN nhé!

  • Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội.
  • Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi.
  • Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học.
  • Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi.
  • Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ => đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ.
  • Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp.

Vũ Trọng Phụng Được Mệnh Danh Là Gì

Nhà văn Vũ trọng Phụng là nhà báo nổi tiếng và ông được mệnh danh bằng nhiều tên gọi khác nhau từ các đồng nghiệp:

  • Vũ Trọng Phụng là cây bút đặc biệt trong thế hệ đầu nguồn – thế hệ vàng của văn chương Việt Nam hiện đại. Không chỉ là “cây tiểu thuyết đại tài“, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc“, một trong những cây bút sắc sảo của chủ nghĩa hiện thực phê phán trên văn đàn và báo chí Việt Nam.
  • Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây.

=> Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”.

  • Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu “ông vua phóng sự của đất Bắc” cho Vũ Trọng Phụng

Tham khảo thêm 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Vũ Trọng Phụng 🌸 đặc sắc!

Phong Cách Sáng Tác Của Vũ Trọng Phụng

Đọc thêm về phong cách sáng tác và 1 số tác phẩm tiêu biểu của ông để hiểu hơn nhé!

1. Phong cách nghệ thuật:

  • Vũ Trọng Phụng với giọng văn trào phúng, châm biếm của tác phẩm luôn tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, chân thành. Ông phê phán những thói hư tật xấu của xã hội bởi ông miêu tả cuộc sống hiện thực.
  • Vũ Trọng Phụng là nhà văn viết về sự tha hóa, giọng văn hơi hóm hỉnh nhưng lại là tiếng cười châm biếm. Ông luôn đứng về phía người nghèo lao động và lên án những hành vi cái xấu, cái ác.
  • Là cây bút mở đầu cho nghề phóng sự, Vũ Trọng Phụng đã có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.
  • Nhà văn Vũ Trọng Phụng vẫn bắt kịp được hậu thế với những nhân vật đặc biệt, không chỉ tồn tại trên những trang sách mà còn hiện hữu giữa cuộc sống đương thời và những trang sách ấy đi vào lòng không biết bao nhiêu thế hệ.
  • Tác phẩm của anh luôn đề cập đến những vấn đề nhức nhối liên quan đến thế giới thực.
  • Tất cả các sáng tác của anh đều thể hiện rõ tâm lý bênh vực người dân lao động. Dùng ngòi bút để bộc lộ những tính chất xấu xa, bẩn thỉu của xã hội cũ. Nói cách khác, điều cốt yếu là phải xây dựng một xã hội mới cho người dân.

2. Sáng tác tiêu biểu:

  • Tác phẩm phóng sự: Đời cạo giấy (1932), Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng 1934 (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Dân biểu và dân biểu (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1938).
  • Tác phẩm tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Làm đĩ, Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938).
  • Tác phẩm truyện ngắn: Chống nạng lên đường (1930), Một cái chết (1931), Con người điêu trá (1932), Quyền làm bố (1933), Cái hàng rào (1934), Thầy lang bất hủ (1934), Mơ ngày Tết (1936), Tết ăn mày (1936), Lòng tự ái (1937), Đời là một cuộc chiến đấu (1939),…

Những bài văn 🌸 Liên Hệ Hạnh Phúc Của Một Tang Gia 🌸 hay nhất!

Những Nhận Định Về Vũ Trọng Phụng Hay Nhất

Dưới đây là các nhận định về nhà văn Vũ Trọng Phụng hay nhất mà chúng tôi đã tổng hợp!

Các Nhà Phê Bình Nói Về Vũ Trọng Phụng

Giáo sư Peter Zinoman – người dịch tác phẩm “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng sang tiếng Anh nhận định: “Vũ Trọng Phụng là một trường hợp hiếm hoi trong lịch sử văn học thế giới, ông không thua các nhà văn lớn trên thế giới.”

“Tôi là một nhà sử học và tôi đã viết một cuốn sách lịch sử Việt Nam dưới chế độ thực dân. Tôi cũng phát hiện có nhiều nhà văn thú vị viết trong thời gian đó. Trong những nhà văn đó, tôi thấy rằng Vũ Trọng Phụng là nhà văn độc đáo, thú vị và xuất sắc nhất.”

“Cái độc đáo của Vũ Trọng Phụng thì rất nhiều. Ông mất rất sớm nhưng đã để lại 8 tiểu thuyết, 4 phóng sự dài, nhiều bài báo, tiểu luận. Trường hợp đó trong lịch sử văn học thế giới rất hiếm. Trong số các tác phẩm đó, tôi thấy Vũ Trọng Phụng có hai tiểu thuyết “Số đỏ” và “Giông tố” là hai tiểu thuyết quan trọng nhất trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỉ 20.”

“Khi ông viết 2 tiểu thuyết này mới có 24 tuổi. Điều đó rất lạ và đáng kể. Nếu so với những nhà văn lớn trên thế giới thì Vũ Trọng Phụng không thua ai. Vấn đề chính của “Số đỏ” là vấn đề Âu hóa trong bối cảnh Việt Nam đầu thế kỉ 20. Quá trình Tây hóa cũng sinh ra nhiều chuyện buồn cười. Đọc “Số đỏ”, mặc dù Vũ Trọng Phụng viết về một thời gian cụ thể nhưng vẫn còn ý nghĩa đến hôm nay.”

Những Câu Nói Về Vũ Trọng Phụng

Theo nhà phê bình Vũ Tuấn Anh, thể hiện rõ trong tiểu thuyết Giông tố: “Người ta đã trải đời thì phải hoài nghi. Chính vì quan điểm này mà tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn là những gam màu nóng nhất, những góc khuất sắc sảo nhất trên bức tranh thế hệ cũ, và cũng nhờ sự chân thực ấy mà gần một thế kỷ qua, tác phẩm của ông vẫn chưa bao giờ lỗi thời.”

Vũ Bằng chia sẻ: “Đau đớn thay cho Phụng. Cho đến tận lúc chết anh chỉ phàn nàn có mỗi lúc câu: Giá mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu đã đến nông nỗi này.”

Nghiêm Xuân Sơn đã khẳng định: “Vũ Trọng Phụng chỉ có duy nhất một cô con gái tên là Vũ Mỵ Hằng. Sinh thời nhà văn sống bấn bách, khổ sở cho đến khi chết. Bản thân nhà văn Vũ Trọng Phụng là người mực thước, chỉn chu với gia đình. Người như vậy không thể nói có chuyện ong bướm, càng không có chuyện vợ này con nọ.”

Nhận Xét Về Vũ Trọng Phụng Của Lưu Trọng Lư

”Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

“Anh đã thu của cuộc đời được những gì mà bắt anh hiến nhiều thế? Không! Tôi biết anh là một nhà văn, mà là một nhà văn sống trong sự bần bạc, chết trong sự bần bạc.”

Nhận Xét Về Vũ Trọng Phụng Của Lại Nguyên Ân

Nhà nghiên cứu, phê bình Lại Nguyên Ân cho biết: “Đối với di sản Vũ Trọng Phụng, cũng như những di sản văn học của các tác giả khác thời kỳ trước cách mạng, vấn đề rất lớn đặt ra là tìm và tôn trọng theo bản gốc tác giả viết. Bởi vì ngay thời thuộc Pháp khi đó, những bản tái bản cũng đã bị sửa chữa sai lạc theo ý của người kiểm duyệt.”

Đọc ngay văn mẫu 🌸 Phân Tích Hạnh Phúc Của Một Tang Gia 🌸 xuất sắc!

Nhận Định Về Vũ Trọng Phụng Của Vũ Ngọc Phan

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “Cây bút của Vũ Trọng Phụng những năm đầu là một cây bút phóng sự, một cây bút phóng sự sắc sảo và khôn ngoan, sau ông luyện nó ra một cây bút tiểu thuyết, nhưng cái giọng phóng sự vẫn còn.”

Nhận Định Về Vũ Trọng Phụng Của GS Phong Lê

Giáo sư Phong Lê: “Vượt qua khỏi giới hạn lịch sử, văn phẩm Vũ Trọng Phụng mang trong nó giá trị thế kỷ bởi sự nhận diện sắc nét gương mặt xã hội; bởi sự soi sáng vấn đề lớn của dân tộc và số phận nhân dân, trên một hành trình dài hướng tới sự thật, gắn bó với sự thật, không có gì khác ngoài sự thật, ngoài chân lý nhằm mục tiêu nhân đạo hóa hoàn cảnh và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội”.

Nhận Định Về Vũ Trọng Phụng Của Văn Chinh

“Những tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng sống mãi, vì khả năng xây dựng nhân vật bậc thầy của ông, điển hình như nhân vật Văn Minh, nhân vật Xuân tóc đỏ trong tác phẩm Số đỏ… Nếu Văn Minh là hình mẫu hài hước, sâu cay của loại trí thức rởm, thì Xuân tóc đỏ đích thị là một tên lưu manh được xã hội ô trọc “vạn tuế” nâng lên.”

Nhà văn Văn Chinh nói thêm: “Một khi hình tượng của nhà văn trở thành chân lý nghệ thuật, thì sức sống của nó sẽ vang xa vào mọi ngóc ngách của đời sống, chẳng những giúp cắt nghĩa chuyện đã xa xưa, mà còn giúp phòng ngừa, động chạm tái phát cho cả mai sau.”

Nhận Định Về Vũ Trọng Phụng Của Vũ Tuấn Anh

Nhận định về văn chương Vũ Trọng Phụng, nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Tuấn Anh cho rằng:

“Ông là một hiện tượng văn chương đặc biệt. Đặc biệt trong tính độc sáng của nó, đặc biệt trong sự không thể trộn lẫn với ai trong cả cuộc đời và văn nghiệp. Và mượn cách nói của ông khi phê bình Tắt đèn: Ông là một hiện tượng đặc biệt tùng lai chưa từng thấy.

Những năm 30, cụ thể hơn là giai đoạn 1932-1939 có thể coi là một thời kỳ ngắn, đặc biệt là sự chín muồi và hoàn thiện đồng loạt các thể loại văn học hiện đại, với những tác phẩm đỉnh cao và những tên tuổi lớn trong làng văn. Khởi đầu và kết thúc sự nghiệp văn học ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng gần như nằm trọn trong khoảng thời gian này.”

Lời Bình Về Vũ Trọng Phụng Của Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu từng có câu đại tự tặng nhà văn họ Vũ:

“Ta phải phân biệt một hiện thực không dẫn dắt đến đâu cả, chỉ đả phá mà thôi. Tạm đặt cho nó cái tên là hiện thực Vũ Trọng Phụng (…). Lối hiện thực Vũ Trọng Phụng chưa phải là hiện thực xã hội. Vũ Trọng Phụng không phải là cách mạng nhưng cách mạng cảm ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa, thối nát của xã hội lúc ấy. Nếu Vũ Trọng Phụng đi vào cuộc đời cách mạng thì anh ta đã thành công” (Theo Tạp chí Văn nghệ, số 17-18; tháng 11 và 12-1949).

Lời Bình Về Vũ Trọng Phụng Của Trương Tửu

Ngay khi Vũ Trọng Phụng qua đời, nhà phê bình văn học lừng lẫy Trương Tửu khi đó đã có một nhận xét chính xác và khái quát về văn chương Vũ Trọng Phụng: “Ông là một phần tử tiên phong và can đảm trong văn chương. Ông giữ riêng một ngọn cờ tiểu thuyết mà chính tay ông đã dệt xong”. 

Gợi ý những 🌸 Nhận Định Về Chính Hữu Và Bài Thơ Đồng Chí 🌸 bạn nên biết!

Viết một bình luận