Mục Đích Là Gì ? Những Tấm Gương + 14 Bài Văn Nghị Luận Về Mục Đích Sống Giúp Trau Dồi Kĩ Năng Viết Văn Hay Nhất.
Mục Đích Là Gì ?
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ (2003), mục đích có nghĩa là: “Cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được”. Nó đại diện cho một tương lai mà chúng ta mong muốn xảy ra và đóng vai trò là tâm điểm dẫn đến nơi chúng ta muốn đến trong cuộc sống.
Với định nghĩa được đề cập ở trên, chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau: Mục đích là một công việc, dự định hoặc hoài bão cần hoàn thành, là một nguyên tắc tổng quát giúp đưa ra quyết định.
Mục đích là lý do tại sao chúng ta làm điều gì đó. Nó là động lực hành động, thể hiện lý trí, đạo đức, trách nhiệm và niềm tin của một cá nhân hoặc tổ chức. Mục đích giúp chúng ta tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cảm thấy hài lòng với những gì mình đạt được.
Mục Đích Sống Là Gì ?
Mục đích sống là lý do tồn tại của mỗi người, là những gì mang lại ý nghĩa và định hướng cho cuộc đời. Nó giúp chúng ta cảm thấy cuộc sống có giá trị và đáng sống hơn. Mục đích sống có thể khác nhau đối với mỗi người, tùy thuộc vào giá trị, niềm tin và trải nghiệm cá nhân.
Một số người tìm thấy mục đích sống qua công việc, gia đình, hoặc các hoạt động tình nguyện. Những người khác có thể tìm thấy nó qua việc theo đuổi đam mê, học hỏi, hoặc giúp đỡ người khác.
Khái niệm mục đích sống (life purpose) được định nghĩa là việc đặt ra một hệ thống mục tiêu và định hướng cho cuộc đời. Những mục tiêu đó đóng vai trò động lực chính thúc đẩy ta thức dậy mỗi buổi sáng, là kim chỉ nam hướng dẫn ta trong từng quyết định và hành vi, từ đó mang lại ý nghĩa cho cuộc sống.
“Mục đích sống” là những mục tiêu, những dự định tốt đẹp, những đam mê mà ta theo đuổi trong cuộc đời; là cái mà ta nguyện đem hết sinh lực và tình yêu để sống vì nó. Mục đích sống có thể nhỏ bé, đơn sơ, cũng có thể là rất lớn lao, vĩ đại, miễn là nó làm cho cuộc đời có ý nghĩa và làm nên ý nghĩa cuộc đời.
Xem thêm 🌸 Mục Tiêu Là Gì 🌸 và ví dụ hay!
Sự Khác Nhau Giữa Mục Đích Và Mục Tiêu
Phân biệt mục đích và mục tiêu, chỉ ra các điểm khác nhau với SCR.VN nhé!
1. Mục tiêu được tạo ra vì mục đích
- Mục tiêu là những bước cần thiết để đạt được mục đích. Dẫu nói thế nào chăng nữa, để đạt được mục đích thì tất cả những hành động nên làm và những con đường cần đi đều trở thành “mục tiêu”. Bạn sẽ không thể nào đưa ra mục tiêu khi không có mục đích. Hãy nhớ rằng nhờ có mục đích mà bạn tìm ra được mục tiêu.
2. Mục tiêu là thứ cụ thể, mục đích là thứ trừu tượng
- Mục đích nếu là thứ mang tính khái niệm ví dụ như làm cho thế giới trở nên hòa bình và hạnh phúc, thì mục tiêu chính là chiếc biển chỉ đường để đạt được mục đích đó. Vì vậy, nếu mục tiêu không phải là những phương pháp hay thủ thuật rõ ràng thì sẽ không thể xây dựng được con đường hướng đến mục đích.
- Nếu đưa ra một mục đích quá rõ ràng sẽ chỉ khiến cho số lượng “mục tiêu” cần thực hiện để hướng tới mục đích tăng lên, và việc đạt tới mục đích sẽ trở nên khó khăn hơn.
3. Mục tiêu là thứ nhìn thấy, mục đích là thứ muốn thấy
- Mục tiêu là tấm biển chỉ đường tới mục đích nên chúng ta phải biết được hành động nào cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Hơn nữa, khi hoàn thành mục tiêu, nếu bạn cảm nhận được mình đang tiến gần tới mục đích hơn, thì chắc chắn bạn đang đi đúng con đường của mình.
- Hơn nữa, vào thời điểm hoàn thành mục tiêu, cách nhìn nhận về mục đích cũng có thể thay đổi. Hãy lưu ý rằng thứ cần thiết để làm rõ ràng cách nhìn và cách đạt được mục đích chính là mục tiêu.
4. Mục tiêu là quá trình , mục đích là điểm đến
- Mục tiêu là con đường để đạt được mục đích, nên chính là quá trình. Sau khi hoàn thành một mục tiêu, hãy xem lại phương hướng bạn đang đi có tiến gần hơn tới mục đích hay không, sau đó xác định mục tiêu tiếp theo và thực hiện, chỉ cần như vậy bạn đã có thể đạt được mục đích của mình.
- Để đạt được mục đích thì vấn đề cần làm sáng tỏ chính là mục tiêu. Số lượng vấn đề cần giải quyết tùy thuộc vào năng lực và mục đích của mỗi người.
5. Mục tiêu có nhiều, nhưng mục đích chỉ có một
- Trong khi xác định và thực hiện “mục tiêu” để hướng tới “mục đích” thì số lượng mục tiêu không bị giới hạn. Hơn nữa, sau khi hoàn thành được một mục tiêu thì con đường dẫn tới mục đích có thể sẽ rẽ ra nhiều nhánh khác nhau.
- Tùy theo năng lực và mục đích của mỗi người, thì cách tiếp cận mục đích cũng khác nhau. Cũng có người hoàn thành một mục tiêu lớn để nhảy vọt một bước tới mục đích, nhưng cũng có người thiết lập những mục tiêu nhỏ, hoàn thành từng mục tiêu một để đi các bước vũng chắc đến mục đích.
- Tuy nhiên, điều quan trọng là “Bắt cá hai tay tuột ngay cả cặp”. Đúng vậy, nếu hướng tới cùng lúc nhiều mục đích, thì việc đưa ra mục tiêu sẽ khó khăn. Hướng tới chỉ một mục đích, và đưa ra những mục tiêu cần thiết rồi hoàn thành mới là điều quan trọng.
6. Dẫu từ bỏ mục tiêu cũng không được từ bỏ mục đích
- Có trường hợp sau khi hoàn thành một mục tiêu bạn không hề tiến lại gần hơn tới mục đích. Cũng có trường hợp nếu hoàn thành một mục tiêu khác sẽ giúp bạn đạt được mục đích nhanh hơn so với mục tiêu bạn đang thực hiện. Để đạt được mục đích to lớn thì việc xác định rõ ràng phương hướng đi, và đổi mới mục tiêu liên tục cũng rất cần thiết.
- Dẫu thất bại trong việc thực hiện một mục tiêu lớn, thì việc không đánh mất mục đích rất quan trọng. Chỉ cần không đánh mất mục đích thì bạn vẫn còn cơ hội để thử các cách tiếp cận mục đích khác.
7. Mục đích có trước mục tiêu
- Mục tiêu là quá trình để tiến tới mục đích, vì vậy nếu không thể hoàn thành mục tiêu thì sẽ không thể tiến gần tới mục đích. Cần hướng tới mục đích và xây dựng những mục tiêu cần hoàn thành. Mục tiêu không cần phải quá lớn, hãy xây dựng mục tiêu trong phạm vi bản thân có thể thực hiện, không đánh mất mục đích và cố gắng hoàn thành các mục tiêu đó.
- Trong quá trình hoàn thành mục tiêu, có thể cách nhìn nhận và cách tiến tới mục đích sẽ thay đổi, vì vậy không được quên việc xác nhận lại mục đích rồi hành động.
Đọc thêm về 🌸 Kỷ Luật Là Gì 🌸 và những tấm gương!
Biểu Hiện Của Sống Có Mục Đích
Dưới đây là một số biểu hiện:
- Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình.
- Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.
- Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.
Ý Nghĩa Của Việc Sống Có Mục Đích
Một số ý nghĩa mà bạn nên biết:
- Bước đầu tiên để đạt được mục tiêu: Khi biết được mục đích sống của mình, con người có thể tập trung nỗ lực hướng đến nó và đặt ra các mục tiêu biểu thị cho việc đạt được mục đích đó. Mục tiêu này giúp người ta có sự tập trung và định hướng rõ ràng trong cuộc sống.
- Thêm động lực và sự cố gắng: Khi con người nhận ra mục đích sống thực sự của mình, họ trở nên đầy đủ động lực và sự cố gắng để đạt được mục tiêu của mình. Khi bạn có một mục đích sống rõ ràng, bạn sẽ không còn phí công sức và thời gian cho các hoạt động vô nghĩa và không cần thiết.
- Làm giảm căng thẳng và áp lực: Khi con người biết rõ mục đích sống của mình, họ không còn phải lo lắng về những điều không quan trọng và có thể sử dụng thời gian và năng lượng của mình cho những việc thực sự quan trọng. Việc có mục đích sống giúp giảm căng thẳng và áp lực trong cuộc sống.
- Giúp tăng cường niềm tin vào bản thân: Khi con người đạt được mục tiêu của mình, họ sẽ phát triển niềm tin vào bản thân và cảm thấy đầy đủ giá trị hơn. Hay khi con người đang hướng đến mục tiêu của mình, họ cũng sẽ cảm thấy tự hào và có niềm tin rằng mình có thể đạt được.
- Giúp con người tận hưởng cuộc sống: Khi con người có một mục đích sống, họ có khả năng sống hết mình với cuộc sống của mình. Họ có thể chọn những hoạt động và sở thích thực sự phù hợp và đem lại niềm vui cho cuộc sống của mình.
Làm Sao Để Tìm Ra Mục Đích Sống
Bạn có thể tham khảo theo những cách sau đây:
1. Tự hỏi bản thân mình
- Những câu hỏi ” Mục đích sống của tôi là gì?” và ” Làm thế nào tôi có thể hạnh phúc ?”. Bạn không bao giờ có thể thực sự hiểu được cách tìm ra lẽ sống của mình bằng cách lắng nghe ý kiến của người khác và tìm kiếm ý kiến đánh giá của những người ngoài cuộc.
2. Đặt mục đích lên trên mục tiêu
- Nếu bạn chỉ tập trung vào việc đạt được các mục tiêu ngắn hạn, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy đam mê thực sự của mình hoặc học cách tìm ra lẽ sống của mình.
- Mục tiêu cuộc đời của bản thân hướng tới luôn phải dựa trên việc tìm ra mục đích của bạn. Nếu không, bạn sẽ chỉ cảm thấy thành tựu thoáng qua và sẽ sớm tìm kiếm điều gì đó nhiều hơn nữa.
3. Để tâm vào những gì bạn có
- Phát triển một tư duy dồi dào cũng giống như bạn mở rộng tầm mắt với cuộc sống: Bạn sẽ nhìn thấy vẻ đẹp và mọi điều tốt đẹp xung quanh mình.
- Với quan điểm mới này, mục đích sống của chúng ta trở nên rõ ràng hơn nhiều. Bạn ngày càng ít đặt câu hỏi về cách tìm ra mục đích của mình bởi vì bạn cảm thấy mình có nhiều câu trả lời hơn và bạn đang trên con đường đạt được những mục tiêu trong cuộc sống có ý nghĩa.
4. Biết mình cần gì?
- Khi tự hỏi bản thân “ Mục đích sống của tôi là gì?”, một số người thậm chí không biết bắt đầu từ đâu. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, nó sẽ giúp kiểm tra sáu nhu cầu của con người.
- Nhu cầu hàng đầu của bạn – sự chắc chắn, ý nghĩa, sự đa dạng, tình yêu/sự kết nối, sự phát triển hoặc sự đóng góp – ảnh hưởng đến mọi quyết định của bạn.
- Thiếu nhận thức về nhu cầu của bản thân có thể khiến bạn có cảm giác sai lầm về mục đích sống – một mục đích hình thành thực sự dựa trên kỳ vọng của người khác.
- Đây là lý do tại sao bạn có thể đạt đến đỉnh cao của nấc thang sự nghiệp, tìm được người bạn đời “hoàn hảo” hoặc đang ở trong trạng thái tốt nhất của cuộc đời mình, nhưng vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Sự hoàn thành bắt đầu từ những nhu cầu sâu xa nhất của bạn.
5. Đối xử tốt với bản thân bạn
- “Mục đích của tôi là gì?” là một câu hỏi sâu sắc cần thời gian và sự suy ngẫm để trả lời. Khi bạn dành tất cả thời gian của mình để chạy từ cam kết này đến cam kết khác, bạn sẽ không bao giờ có thời gian để ngồi yên lặng và kết nối lại với chính mình .
- Đảm bảo bạn sắp xếp đủ thời gian cá nhân để giảm bớt tiếng ồn và nhu cầu của thế giới bên ngoài và tập trung vào những gì bạn muốn.
6. Đặt ra những câu hỏi sau
- Bạn sẵn sàng đánh đổi điều gì?
- Bạn đã từng mơ ước những gì?
- Điều gì khiến bạn quan tâm đến mức mất ăn mất ngủ?
- Tại sao bạn không tiếp tục mục tiêu mình mong muốn?
- Bạn sẽ đi đâu, làm gì nếu đi khỏi nhà một mình?
- Nếu còn 1 năm để sống bạn muốn làm gì?
Những Tấm Gương Sống Có Mục Đích
Có nhiều tấm gương được xem là sống có mục đích, bao gồm:
- Nelson Mandela: Ông đã dành cả cuộc đời để chiến đấu cho quyền lợi và sự công bằng cho người da đen ở Nam Phi.
- Malala Yousafzai: Cô bé người Pakistan đã đấu tranh cho quyền giáo dục của phụ nữ sau khi bị Taliban tấn công và bắn vào đầu vì yêu cầu giáo dục cho mọi người.
- Mother Teresa: Bà đã dành cả đời để giúp đỡ những người nghèo khổ và bị bỏ rơi ở Ấn Độ, giúp họ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
- Steven Hawking: Ông đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu và khám phá về vũ trụ, đưa ra các giả thuyết về sự hình thành của vũ trụ, thời gian và nguồn gốc của mọi thứ.
- Mahatma Gandhi: Ông đã dẫn đầu cuộc đấu tranh cho độc lập và sự công bằng của Ấn Độ với phương châm phi bạo lực.
Tham khảo khái niệm về 🌸 Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì 🌸 và vai trò của nó!
14+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Nghị Luận Về Mục Đích Tiêu Biểu
14+ ví dụ, dẫn chứng và bài văn nghị luận tiêu biểu gửi tặng đến bạn:
Dẫn Chứng Về Người Sống Có Mục Đích
Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một ví dụ điển hình về một người sống có mục đích. Bác đã dành cả đời để chiến đấu cho độc lập, tự do và sự phát triển của Việt Nam.
Người nhận thức được tầm quan trọng của sự công bằng, tự do và cách mạng trong việc giải phóng dân tộc. Với mục tiêu đem lại độc lập cho Việt Nam và xây dựng một xã hội công bằng, Bác Hồ đã dẫn đầu Cuộc cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945. Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đã trở thành Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam và tiếp tục dẫn dắt đất nước trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người Việt Nam và trên toàn thế giới với lý tưởng của mình. Người cống hiến cuộc sống và công sức của mình cho sự phát triển của dân tộc và xã hội. Bác Hồ là một ví dụ sống đáng ngưỡng mộ về lòng trung thành, kiên nhẫn và sự kiên định vào mục tiêu.
Tuy Bác đã ra đi từ năm 1969, tuy nhiên, di sản và tầm ảnh hưởng của Bác vẫn còn tồn tại và tiếp tục truyền cảm hứng cho thế hệ mai sau trong việc sống có mục đích và đóng góp cho xã hội.
Ví Dụ Về Mục Đích Sống
Giả sử mục đích sống của một người là trở thành một giáo viên. Họ tin rằng việc giảng dạy và chia sẻ kiến thức có thể thay đổi cuộc sống của những học sinh và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Mục tiêu của họ là truyền cảm hứng cho học sinh, khám phá tài năng tiềm ẩn của từng cá nhân và giúp họ phát triển thành những người tự tin, thông minh và có ích cho cộng đồng. Bằng cách truyền đạt kiến thức và kỹ năng, giáo viên này hy vọng xây dựng môi trường học tập tích cực, khám phá và nuôi dưỡng tiềm năng tối đa của mỗi học sinh, và đồng thời góp phần vào việc xây dựng một tương lai tốt đẹp cho các thế hệ tương lai.
Ví Dụ Về Mục Đích Giao Tiếp
Bạn là người quản lý dự án và bạn cần thông báo cho đội làm việc của mình về một thay đổi quan trọng trong lịch trình dự án. Mục đích giao tiếp của bạn là truyền đạt thông tin về thay đổi lịch trình dự án cho toàn bộ đội làm việc. Bạn cần cung cấp chi tiết về thay đổi, bao gồm ngày thay đổi, lý do và tác động của nó lên các phần khác của dự án.
Bạn muốn đảm bảo rằng mọi thành viên trong đội làm việc hiểu rõ về thay đổi được thông báo. Bạn có thể giải thích một cách rõ ràng và trực quan về tại sao thay đổi xảy ra và những ảnh hưởng mà nó mang lại cho dự án.
Ví Dụ Về Mục Đích Của Cạnh Tranh
Hai công ty sản xuất điện thoại di động, công ty A và công ty B. Mục đích chung của cả hai công ty là tạo ra, tiếp thị và bán ra những sản phẩm tốt nhất để thu hút khách hàng.
Để cạnh tranh thành công, cả hai công ty đều phải nỗ lực nghiên cứu và phát triển các tính năng mới, công nghệ tiên tiến và thiết kế hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng. Điều này dẫn đến việc cải tiến liên tục của sản phẩm và đem lại lợi ích cho người dùng.
Cạnh tranh thường dẫn đến việc giảm giá hoặc khuyến mãi để thu hút khách hàng. Hai công ty sẽ cố gắng cung cấp sản phẩm với giá cả hợp lý và cạnh tranh để thu hút được số lượng lớn người mua hàng.
Để chiến thắng trong cạnh tranh, công ty A và công ty B đều phải cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc. Họ có thể cải thiện quy trình hỗ trợ khách hàng, cung cấp thông tin sản phẩm và đảm bảo rằng khách hàng nhận được sự quan tâm và chăm sóc tốt.
Cạnh tranh giúp hai công ty tìm ra các cơ hội thị trường mới. Khi tranh luận về khả năng tiếp cận khách hàng và tạo ra giá trị cho họ, công ty A và công ty B có thể mở rộng phạm vi kinh doanh và khám phá các thị trường mới để tăng doanh thu và lợi nhuận.
Ví Dụ Về Mục Đích Và Mục Tiêu
Mục tiêu của A trong 3 năm là trở thành nhân viên bán hàng ưu tú của công ty phân phối sản phẩm điện lạnh. Còn mục đích của A khi đạt được mục tiêu đó là nhân viên ưu tú thì có thể có nhiều giải thưởng, cơ hội làm việc, thu nhập tăng cao,…
Bạn đã biết 🌸 Vị Tha Là Gì 🌸 và ý nghĩa của lòng vị tha!
Ví Dụ Về Mục Đích Và Mục Tiêu Nghiên Cứu
Mục đích: Đánh giá tác động của việc thực hành yoga định kỳ lên sức khỏe tâm thần và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người trưởng thành.
Mục tiêu: Nghiên cứu tác động của việc thực hành yoga định kỳ lên các chỉ số sức khỏe tâm thần, bao gồm mức độ căng thẳng, lo âu và trạng thái tâm trạng. Đo lường sự thay đổi trong chất lượng cuộc sống của các cá nhân sau khi áp dụng yoga trong khoảng thời gian nhất định. Xác định các yếu tố có liên quan đến hiệu quả của việc thực hành yoga, bao gồm thời gian thiền, tập trung và tuân thủ chương trình huấn luyện.
Qua việc nghiên cứu này, mục đích là tạo ra cơ sở khoa học để khẳng định hiệu quả của yoga trong việc cải thiện sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống. Các kết quả từ nghiên cứu này có thể hỗ trợ trong việc phát triển các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần và đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng yoga như một phương pháp hỗ trợ trong điều trị và phòng ngừa các vấn đề về tâm lý.
Ví Dụ Về Mục Đích Giáo Dục Và Mục Tiêu Giáo Dục
Mục đích giáo dục là một mục tiêu toàn diện, liên quan đến những giá trị và mục đích đặc biệt mà giáo dục đang hướng tới. Nó thường được xác định bởi các triết lý giáo dục và hướng tới sự phát triển toàn diện của con người, trong đó bao gồm cả sự phát triển về cảm xúc, tâm linh, và trí tuệ.
Mục tiêu giáo dục chỉ đơn thuần là các kế hoạch cụ thể mà học sinh hoặc sinh viên cần đạt được. Chúng ta có thể hiểu đơn giản mục tiêu giáo dục là các mục tiêu mang tính cụ thể, được thiết lập với mục đích giúp học sinh hoặc sinh viên đạt được mục đích toàn diện của giáo dục.
Ví dụ, nếu mục đích giáo dục là “phát triển toàn diện cho học sinh” thì mục tiêu giáo dục cụ thể có thể bao gồm “giúp học sinh phát triển kỹ năng sống” hoặc “đào tạo học sinh thành người đồng cảm và có trách nhiệm xã hội”.
Ví Dụ Về Mục Đích Học Tập Của Học Sinh
Mục tiêu của sinh viên A trong năm học thứ 2 đại học là đạt mức điểm giỏi (từ 4.0 trở lên). Còn mục đích đạt sinh viên giỏi của A là để nhận học bổng. A có thể hoàn thành mục tiêu nhưng có thể vẫn không nhận được tiền học bổng (do điều kiện khác để có học bổng A không thỏa mãn).
Ví Dụ Mục Đích Của Cuộc Đời Là Gì
B là một người trẻ đam mê về việc giúp đỡ những người gặp khó khăn và làm thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ. Mục đích của cuộc đời của B là tạo ra một ảnh hưởng tích cực cho xã hội bằng cách làm việc trong lĩnh vực phát triển cộng đồng.
B quyết định đi theo con đường này bằng cách trở thành một nhân viên phi lợi nhuận hoạt động trong các tổ chức từ thiện và tổ chức phi chính phủ. Mục tiêu của anh ấy là đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, môi trường và giảm nghèo.
B dành thời gian để hiểu về các vấn đề xã hội và tìm kiếm các cơ hội để tham gia vào các dự án và hoạt động tình nguyện. Anh ấy cũng nỗ lực để phát triển kỹ năng và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực phát triển cộng đồng để có thể góp phần hiệu quả hơn.
Lẽ sống của cuộc đời của B không chỉ là công việc mà anh ấy làm mà còn là cách anh ấy sống hàng ngày. Anh ta luôn cố gắng áp dụng các giá trị nhân văn, như lòng tử tế, lòng biết ơn và sự chia sẻ, vào cuộc sống cá nhân và tương tác với mọi người xung quanh.
Với mục đích sống này, B tìm thấy niềm hạnh phúc và ý nghĩa trong việc đóng góp cho cộng đồng và thấy rằng cuộc sống của mình có ý nghĩa khi mang lại sự thay đổi tích cực cho những người khác và xã hội.
Biểu hiện và ý nghĩa của 🌸 Sống Đẹp Là Gì 🌸 xem ngay!
Mẫu Mục Đích Sống Để Làm Gì Xuất Sắc
Trong xã hội, có người công thành danh toại, cũng có kẻ suốt đời lao đao, lận đận chẳng làm nên chuyện gì đáng kể. Có người sống không hề băn khoăn về mục đích sống, tựa như con tàu ra biển không xác định hướng đi sống không biết ai, chết chẳng ai hay. Lại có người ý đồ thì rất lớn mà sự nghiệp rất nhỏ. Chuyện thành công hay thất bại do rất nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó chủ yếu là tính “mục đích”. Vì vậy Đi-đơ-rô đã nhận xét: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
Câu nói của ông đề cập đến tính “mục đích” của mọi công việc, mọi hoạt động của con người. Con người phải có cho mình lẽ sống. Lẽ sống tốt đẹp là nguồn động viên con người phấn đấu để đạt được kết quả tốt đẹp hơn, sống hữu ích hơn trong xã hội. Nhận xét trên của Đi-đơ-rô hoàn toàn chính xác. Nó sẽ hướng mọi suy nghĩ, hành động, tập trung ý chí, nghị lực của con người để đạt được yêu cầu đã đặt ra.
“Mục đích” là kim chỉ nam của con người cho nên con người không thể sống, làm việc mà không có “mục tiêu” nào cả. Con người có trí tuệ soi sáng nên thường đặt ra yêu cầu cụ thể trước mỗi việc làm hay còn gọi là mục tiêu hành động và trí tuệ chi phối mọi suy nghĩ. Loài người thường dùng lí trí để phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động. Hành động thiếu mục tiêu thường không có hiệu quả.
Trước khi làm việc gì, con người thường đặt ra “mục đích” ấy. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu nhà bác học nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để đem lại những kết quả tốt đẹp nhất, nhằm cải thiện đời sống con người. Nó sẽ mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hoạt động của con người.
Sống có lý tưởng, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào việc mình làm. Ngược lại, nếu sống không có lẽ sống con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
Một kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, làm gì cũng chỉ nhằm đạt kết quả cho cá nhân mình, cho gia đình mình mà không nghĩ đến quyền lợi của những người xung quanh thì “mục đích” ấy là tầm thường, ích kỉ. Cách sống của người đó không có ích cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, không ít người sống có lẽ sống cao thượng tốt đẹp. Họ là những con người có ích cho xã hội, gia đình và suốt đời cống hiến cho dân, cho đất nước, không màng gì đến bản thân. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả để đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân ngày càng sung sướng.
Động cơ nào thúc đẩy họ làm việc quên mình nếu không phải là “mục đích” đẹp đẽ và cao thượng? Như vậy, “mục đích” cao thượng chính là ngọn đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con người tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để thực hiện tốt mọi công việc. Nhờ có mục đích” lớn và tinh thần làm việc không mệt mỏi mà các nhà khoa học đã sáng tạo ra bao công trình vĩ đại cho nhân loại.
Thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có “mục đích” sống lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh cùng chung một khát vọng: bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ.
Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ngày đêm trăn trở, tìm đường đi đúng đắn nhất để khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn. Đó là “mục đích” tốt đẹp, nó đã tạo ra sức bật mới cho toàn dân tộc. Nhân dân ta bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng kể.
Là thành viên còn nhỏ tuổi trong gia đình và xã hội, được cha mẹ cho cắp sách đến trường, liệu có ai đặt câu hỏi: “Học để làm gì” hay không? Nếu chúng ta xác định không đúng thì dễ nhụt chí nản lòng khi gặp khó khăn trong học tập. Quá trình học tập từ lớp 1 đến lớp 12 phải là quá trình rèn luyện phấn đấu không mệt mỏi của người học sinh. Vậy học để làm gì? Học để ngày mai bước vào đời có một vốn kiến thức tối thiểu “làm người”. Học để hiểu được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể làm việc tự nuôi mình, giúp gia đình và giúp đời.
Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân. Ở lứa tuổi học sinh chúng ta, mục đích cao đẹp không phải là cái gì xa xôi, khó đạt tới. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn: học lập là để nâng cao trình độ hiểu biết, nắm vững khoa học kĩ thuật, sau này dùng những tri thức đã học dược để phục vụ đồng bào, Tổ quốc. Việc học tập của chúng ta hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước ngày mai. Như vậy chúng ta đã có được mục đích tốt đẹp.
Bài Văn Mục Đích Sống Của Con Người Là Gì Nâng Cao
Đi-đơ-rô là nhà văn, nhà lí luận, phê bình nghệ thuật, nhà triết học duy vật vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XVIII. Hình ảnh Đi-đơ-rô – hình ảnh nhà tư tưởng lớn, hơn hai thế kỉ nay được đông đảo độc giả vô cùng hâm mộ. Khi nói lẽ sống của cuộc đời, ông từng nhắc nhở độc giả gần xa, đặc biệt là tuổi trẻ trong các học đường câu nói bất hủ: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, anh cũng không làm được cái gì nếu như mục đích tầm thường”.
Mục đích là chỗ người ta nhằm tiến tới, cái mà người ta nhằm thực hiện cho bằng được. Tầm thường nghĩa là nói dưới mức trung bình, là chẳng có gì cao xa, chỉ nhỏ bé, nhạt nhẽo.
Mục đích cuộc sống thường gắn liền với lẽ sống và lí tưởng của mỗi người. Phải sống như thế nào, học tập và làm việc như thế nào thì mới thực hiện được mục đích, ước mơ của mình. Có mục đích gần mà cũng có xa, có cao cả nhưng cũng có tầm thường, nhỏ bé. Lẽ sống thường gắn với ước mơ, hoài bão. Có mục đích cao cả, đúng đắn mới tạo thành động lực, sức mạnh, giúp ta vươn tới làm nên sự nghiệp, giúp ích cho đời.
Câu nói của Đi-đơ-rô không chỉ nói lên tầm quan trọng của lẽ sống mà còn nhắc nhở mọi người phải sống với lẽ sống cao cả, không nên sống với lẽ sống tầm thường. Câu nói của Đi-đơ-rô là một lời giáo huấn hàm chứa tư tưởng sâu sắc, tiến bộ. Nếu không có mục đích, anh chẳng làm nên công trạng gì. Và anh chỉ sống cho hiện tại, không hề nghĩ tới ngày mai. Cuộc đời anh trở nên nhỏ nhoi, thấp hèn, chật hẹp, chỉ là phường giá áo túi cơm.
Sống không có mục đích thì người ta chỉ nhìn thấy những lợi ích vặt vãnh, ti tiện hàng ngày, lãng phí thời gian, phí hoài tuổi trẻ. Cuộc sống trở nên tẻ nhạt vì không biết tu dưỡng đạo đức, học hành mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách, tài năng. Sống không có mục đích là sống thừa, sống theo bản năng. Sống không chỉ không có hạnh phúc mà còn là nguồn gốc của mọi điều xấu, điều ác trong xã hội.
Nếu mục đích tầm thường anh cũng không làm được cái gì vĩ đại. Sống bằng lẽ sống tầm thường, anh sẽ bị buộc chặt vào danh lợi, ham muốn tầm thường. Cuộc đời anh quẩn quanh, không bao giờ nghĩ tới chuyện cao xa, bay bổng; sống không có ước mơ, khát vọng. Con chim cánh nhỏ, sức yếu không thể bay cao, bay xa. Chỉ có đại bàng mới tung cánh gió bổn phương trời được. Sống với lẽ sống tầm thường, con người ta tự bằng lòng với mình, không chịu học tập nên không có tài năng. Không có tài năng thì chẳng làm được cái gì vĩ đại, phi thường như Đi-đơ-rô đã nói.
Xưa và nay, lịch sử loài người cũng như lịch sử dân tộc ta chứng minh một cách hùng hồn rằng, các anh hùng, các danh nhân… tên tuổi sáng ngời sử sách là những nhân vật vĩ đại đã sống và chiến đấu vì một mục đích cao cả, vĩ đại:
Lê Lợi và Nguyễn Trãi:
“Ngẫm thù lớn, há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống”.
(Bình Ngô đại cáo)
Phan Bội Châu:
“Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.
(Xuất dương lưu biệt)
Và Hồ Chí Minh: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Có tâm hồn đẹp mới biết sống có lẽ sống đẹp. Có ý chí và bản lĩnh phi thường mới thực hiện được mục đích vĩ đại, cao cả. Tuổi trẻ chúng ta ngày nay phải phấn đấu trở thành người công dân tốt, người lao động chân chính… để góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Sống vì mục đích đúng đắn, cao cả, học sinh mới thực hiện được lời Bác Hồ dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Có được giáo dục, được học hành chu đáo, chúng ta mới sống đẹp đúng đắn, cao cả.
Khi đã có mục đích sống đẹp, đúng đắn, chúng ta phải biết phấn đấu đến cùng để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Mọi thành quả trên hành trình đi tới tương lai đâu dễ gặt hái ? Phải bền chí và có quyết tâm cao để chiến thắng mọi trở lực trên đường đời. Chúng ta càng thấm thía bài thơ của Bác Hồ:
“Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
(Đi đường)
Nếu sống không có lẽ sống, rõ ràng chúng ta không làm được gì cả. chúng ta cũng không làm được cái gì nếu như mục đích tầm thường. Câu nói của nhà văn Đi-đơ-rô thật sâu sắc và chí lí. Đã hơn hai thế kỉ qua, câu nói của ông vẫn sáng ngời chân lí, nó trở thành một danh ngôn, có sức cảm hóa kì diệu.
Những dẫn chứng hay về 🌸 Kỹ Năng Sống Là Gì 🌸 dành cho bạn!
Nghị Luận Về Mục Đích Của Cuộc Sống Chi Tiết
Chuyện thành bại trong cuộc sống là lẽ thường tình, không ai thành công mà không thất bại lấy đôi lần. Nếu có những mục đích sống rõ ràng và biết phấn đấu cho những mục tiêu ấy thì dù có thất bại chúng ta cũng sẽ rút ra được những bài học, từ đó để có phương hướng thành công
Nhưng nếu như không có những mục đích rõ ràng, sống mông lung không chủ đích thì dù dù đạt được những thành tựu thì người ấy cũng chẳng thể cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống. Bàn về cách sống như vậy, J.Ruskin đã nói: “Sống không có mục đích khác nào con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn”.
“Mục đích” là kết quả mà ta mong muốn, là điểm đích cuối cùng ta đạt được sau những cố gắng, nỗ lực. “Sống không có mục đích” là sống không có lí tưởng, sống không mơ ước và mơ hồ trong cuộc sống của chính mình. So sánh với con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi không có la bàn nhằm nhấn mạnh sự vô định, mất phương hướng trong cuộc sống nếu không có mục đích sống rõ ràng, khi ấy con người ta không biết sẽ đi đâu về đâu, không biết mình muốn gì và sẽ làm gì.
Câu nói niệm “ Sống không có mục đích khác nào con thuyền lênh đênh ngoài biển khơi mà không có la bàn” của J. Ruskin đã khẳng định vai trò của việc sống phải có mục tiêu. Cuộc đời của con người vốn là những hành trình dài, nếu như không có những mục tiêu rõ ràng, chúng ta khó có thể bước qua được những thử thách để đến đi đến được vạch đích cuối cùng.
Trong cuộc đời ai cũng sẽ có những ước mơ, những dự định mà mình mong muốn thực hiện. Khi có những mục đích sống nghĩa là chúng ta biết mình muốn gì, cần gì, khi ấy để thực hiện được con người sẽ huy động được những cố gắng, năng lực để thực hiện. Đó cũng là nguồn động lực giúp chúng ta vượt qua những thử thách, có thêm niềm tin vào tương lai và sống một cách tích cực hơn, ý nghĩa hơn.
Cuộc đời là những hành trình dài, nếu như ta không đề ra cái đích cho từng chặng đường, từng giai đoạn thì khó có thể hoàn thành được hành trình đầy rẫy những khó khăn, thách thức ấy. Do đó hãy đặt ra những mục tiêu và thực hiện chúng để rút ngắn hành trình đi đến thành công.
Sống như vậy sẽ giúp cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa hơn, chủ động hơn nó giúp ta đi đúng hướng, sống đúng theo mong muốn của mình. Ngược lại, sẽ làm cho con người trở nên bị động trước hoàn cảnh, sống mông lung không biết mình muốn gì, làm gì.
Sống không mục đích sẽ làm cho con người lạc lối giữa cuộc đời rộng lớn, sống nhưng lại chẳng thể cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống, sống nhưng không biết mục tiêu mà mình đang hướng đến là gì, cuộc sống như vậy sẽ thật tẻ nhạt, buồn bã. Sống không mục đích sẽ làm cho con người thiếu đi sức mạnh của tinh thần, không thể huy động, phát huy được những năng lực bản thân do đó khi gặp khó khăn sẽ khó để vượt lên hoàn cảnh và bị phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Câu nói của J. Ruskin đã mang đến cho chúng ta bài học về thái độ và hành động sống, Hãy sống có mục đích, có những hành động thiết thực để xây dựng ý nghĩa cho cuộc sống của chính mình.
Đoạn Văn Nghị Luận Về Mục Đích Sống Đặc Sắc
Mục đích sống là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó mang lại ý nghĩa, hướng dẫn và định hình con đường mà chúng ta chọn đi. Sống có mục đích không chỉ tạo ra sự hài lòng và thỏa mãn cá nhân, mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Đầu tiên, nó giúp chúng ta tìm thấy ý nghĩa và giá trị trong cuộc sống. Khi chúng ta có mục tiêu rõ ràng, chúng ta biết vì sao mình tồn tại và mục đích cuối cùng của bản thân. Điều này tạo ra sự lý do để chúng ta thức dậy hàng ngày và hướng đi với đam mê và niềm tin. Ngoài ra còn giúp chúng ta tránh được cảm giác mất hướng và đánh mất ý nghĩa cuộc sống.
Thứ hai, mục đích sống cung cấp động lực và sự phấn khích. Khi chúng ta có một mục tiêu đầy ý nghĩa, chúng ta có động lực để vượt qua khó khăn và thách thức. Giúp chúng ta vượt qua những khó khăn tạm thời và nhìn xa hơn, tập trung vào kết quả cuối cùng mà chúng ta muốn đạt được. Điều này làm tăng cường sự kiên nhẫn, sự kiên trì và sự sáng tạo trong cuộc sống.
Thứ ba, mục đích sống mang lại sự hài lòng và thỏa mãn. Khi chúng ta sống theo lẽ sống của mình, chúng ta cảm thấy có ý nghĩa và thành tựu cá nhân. Sự hài lòng và thỏa mãn này xuất phát từ việc chúng ta đạt được những mục tiêu mình đã đặt ra và đóng góp vào lợi ích của bản thân và xã hội. Điều này tạo ra một cảm giác tự tin và sự tự trọng trong cuộc sống hàng ngày.
Cuối cùng, lẽ sống không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Khi mỗi người sống đóng góp cá nhân vào sự phát triển của xã hội, chúng ta tạo nên một xã hội mạnh mẽ và đáng sống. Những người sống có lẽ sống thường tìm kiếm cách để giúp đỡ người khác, gắn kết với cộng đồng và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Điều này tạo ra sự đoàn kết và phát triển bền vững cho cả cá nhân và xã hội.
Đoạn Văn Mục Đích Sống Của Bạn Là Gì Hay Nhất
Mỗi người trong chúng ta đều có một mục đích sống riêng, một ý nghĩa đặc biệt mà chúng ta tìm kiếm và cố gắng thực hiện trong cuộc sống. Nó là ngọn lửa thúc đẩy chúng ta vượt qua khó khăn, tạo dựng một cuộc sống đáng sống và tìm thấy sự hài hòa và thành đạt.
Sống có mục đích không chỉ đơn thuần là tồn tại và trải qua các hoạt động hàng ngày. Nó là việc tìm hiểu bản thân, khám phá sở thích và đam mê, và xác định những giá trị quan trọng nhất đối với mình. Khi chúng ta nhận ra lẽ sống của mình, chúng ta có khả năng tạo ra ý nghĩa, cảm nhận sự thỏa mãn và hạnh phúc trong cuộc sống.
Để như vậy, chúng ta cần dẫn dắt bản thân và hướng tới những mục tiêu cụ thể. Điều này có thể đòi hỏi sự tập trung, quyết tâm và kiên nhẫn. Chúng ta cần xác định những bước hành động cụ thể để đạt được mục tiêu và không ngại vượt qua các trở ngại và thử thách.
Sống có mục đích cũng đòi hỏi chúng ta tận hưởng từng khoảnh khắc và trân trọng những giá trị quan trọng trong cuộc sống. Đôi khi, việc tìm ra mục đích của chúng ta có thể là một cuộc hành trình dài và phức tạp. Tuy nhiên, khi chúng ta tìm thấy mục tiêu cuối cùng, nó sẽ mang lại sự thỏa mãn và cảm giác trọn vẹn.
Hãy nhớ rằng, lẽ sống của chúng ta có thể thay đổi theo thời gian và trải nghiệm. Đó là một cuộc hành trình không ngừng nghỉ và chúng ta cần luôn tự hỏi và đánh giá lại nó. Bằng cách sống có mục đích, chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống một cách ý nghĩa và đạt được sự hài lòng và thành đạt trong cuộc sống.
Bài văn nghị luận về 🌸 Tham Vọng Là Gì 🌸 hay nhất!