Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì ❤️️ 18+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Giao Tiếp Ứng Xử ✅ Trau Dồi Kỹ Năng Ứng Xử Hàng Ngày Với Các Mẫu Dẫn Chứng Đặc Sắc.
Kỹ Năng Giao Tiếp Là Gì
Bạn đã biết Kỹ năng giao tiếp là gì chưa? Tìm hiểu ngay với bài viết sau đây nhé!
Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận một cách rõ ràng và thuyết phục.
Kỹ năng giao tiếp được diễn ra từ cả hai chiều, bao gồm người nói và người nghe, bao gồm truyền đạt thông tin, lắng nghe, quan sát, cảm thông,…. Sự phát triển của công nghệ đã tạo đã góp phần mang đến sự đa dạng cho giao tiếp. Ngày nay, chúng ta có rất nhiều hình thức giao tiếp khác nhau từ nói chuyện trực tiếp cho đến gián tiếp, giao tiếp qua điện thoại, email, mạng xã hội, tin nhắn….
Tham khảo 🌸 Đoạn Văn Về Cách Giao Tiếp 🌸 bằng tiếng Anh!
Kỹ Năng Giao Tiếp Quan Trọng Như Thế Nào
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống và công việc. Đây là cách chúng ta tương tác, trao đổi thông tin và hiểu nhau với người khác. Dưới đây là một số lý do vì sao kỹ năng giao tiếp quan trọng như thế:
a. Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống
- Người sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt có thể để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đối diện từ đó xây dựng mối quan hệ bền chặt và là cơ sở để nhận được sự tin tưởng từ những người xung quanh.
- Bạn không thể giao tiếp cùng một cách với tất cả mọi người, cần có sự phân định rõ ràng khi giao tiếp với người lớn tuổi, người nhỏ tuổi, người trong gia đình,….
- Ngoài ra, việc lắng nghe, chia sẻ cũng rất quan trọng để thúc đẩy mối hệ từ cả hai phía.
b. Vai trò của giao tiếp trong công việc
- Đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,… những con người sẽ xuất hiện trong suốt quá trình làm việc của bạn. Nếu bạn không tạo được thiện cảm với đối tác thì bạn sẽ có nguy cơ mất đi những hợp đồng lớn, nếu bạn không hòa đồng được với đồng nghiệp thì không thể phát huy hiệu quả công việc và khách hàng của bạn cũng tương tự.
- Ngay từ khi bạn bắt đầu công việc trong một vai trò mới, kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ được đánh giá trong buổi phỏng vấn. Trong suốt quá trình làm việc, những hành động, ứng xử của bạn là cơ sở để đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng quan sát và nhận định.
- Ngay cả khi đã đạt được những thành tựu nhất định, có địa vị cao thì bạn cũng phải học cách để giao tiếp với cấp dưới, thúc đẩy, động viên và truyền cảm hứng để mọi người cùng tiến về mục tiêu chung.
Những Cách Nâng Cao Kỹ Năng Giao Tiếp
Nâng cao kỹ năng giao tiếp là một quá trình liên tục, và dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để cải thiện khả năng giao tiếp của mình:
- Lắng nghe: Hãy tập trung vào người đang nói và lắng nghe một cách chân thành. Đặt câu hỏi, tạo ra sự tương tác và không gián đoạn người khác khi họ đang nói.
- Phản hồi: Đưa ra phản hồi thông qua việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể và từ ngữ phù hợp. Biểu thị sự quan tâm và sẵn lòng chia sẻ ý kiến hoặc suy nghĩ của bạn.
- Sử dụng phi ngôn ngữ: Giao tiếp không chỉ bao gồm ngôn ngữ miệng, mà còn sử dụng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và giọng điệu. Hãy rèn kỹ năng này để truyền đạt ý kiến và thông điệp của bạn một cách rõ ràng và hiệu quả.
- Tự tin trong giao tiếp: Tin tưởng vào khả năng của mình và tự tin trong việc diễn đạt ý kiến của mình. Hãy thực hành trước gương hoặc với bạn bè để tăng cường sự tự tin trong giao tiếp.
- Biết cách xử lý xung đột: Học cách giải quyết xung đột và cuộc tranh luận một cách khoa học. Điều này bao gồm việc lắng nghe các quan điểm khác nhau, hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác.
- Thực hành giao tiếp thường xuyên: Tìm cơ hội để tham gia vào các cuộc trò chuyện, phỏng vấn hoặc thuyết trình. Đồng thời, hãy tập trung vào việc lắng nghe và học từ người khác.
- Đọc sách và tài liệu về giao tiếp: Đọc sách và tài liệu chuyên về giao tiếp có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên tắc và kỹ thuật giao tiếp hiệu quả.
- Tham gia các khóa học và buổi tập huấn: Có thể có những khóa học hoặc buổi tập huấn về giao tiếp mà bạn có thể tham gia. Đây là cơ hội tuyệt vời để học từ những chuyên gia và thực hành các kỹ năng giao tiếp.
- Ghi âm và xem lại: Khi bạn tham gia vào các cuộc trò chuyện hoặc buổi thuyết trình, hãy ghi âm để sau đó có thể nghe lại và tự đánh giá mình. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra những điểm mạnh và yếu của mình và cải thiện theo cách phù hợp.
Đọc thêm dẫn chứng về 🌸 Kỹ Năng Sống Là Gì 🌸 thú vị!
18+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Tiêu Biểu
SCR.VN mời bạn tham khảo một ví dụ, dẫn chứng và bài văn về kỹ năng giao tiếp trong một số tình huống cụ thể!
Dẫn Chứng Về Kỹ Năng Giao Tiếp Ngắn Gọn
Một người mẹ vì muốn kiểm tra thành quả giáo dục của cậu con trai mình đã đem cho con bé 2 quả cam và hy vọng cậu con trai sẽ chia cho mình một quả. Thế nhưng, cậu bé đã nhận lấy 2 quả cam từ tay người mẹ mà chẳng thèm nhìn mắt mẹ một lần. Cậu căn thử 2 quả cam cầm trên tay.
Người mẹ lúc đấy cảm thấy vô cùng thất vọng và hụt hẫng, định dạy cho con một bài học về sự tham lam ích kỷ. Tuy nhiên ngay lúc đó, cậu con trai cất giọng và nhìn mẹ hớn hở: “Mẹ ơi, mẹ ăn đi này, con thử rồi, không chua đâu mẹ” Thì ra cậu nghĩ mẹ sợ chua nên muốn nếm thử trước, nước mắt của người mẹ đột nhiên rơi xuống. Thì ra con trai mẹ đã trưởng thành.
Rõ ràng, cậu bé rất yêu thương mẹ của mình và đằng sau hành động của cậu là một trái tim ấm áp. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tốt bụng, nhưng nếu không nói, mọi người có thể hiểu lầm và cảm thấy thất vọng về bạn. Chính vì thế, hãy nói khi cần thiết.
Câu chuyện này cũng giúp ta hiểu thêm giá trị của sự chờ đợi và lắng nghe. Đôi khi con người ta dễ dàng tức giận vì không có sự kiên nhẫn và thời gian để lắng nghe câu trả lời của người đối diện. Phía sau sự chờ đợi đó là cả một tấm lòng ấm áp. Thế nên, kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu trong giao tiếp thực sự vô cùng quan trọng.
Dẫn Chứng Về Kỹ Năng Giao Tiếp Hay Nhất
Văn hóa giao tiếp của Hồ Chí Minh thể hiện một phong thái đặc biệt, đầy nhân văn, nhân bản của con người. Người luôn bình dị, lạc quan, yêu đời, xử lý một cách khéo léo các tình huống giao tiếp xảy ra có lợi cho công việc chung của Nhà nước. Người luôn có một phong cách và kỹ năng giao tiếp giản dị, gần gũi, ân cần, cởi mở, tế nhị và chu đáo với mọi người. Nói đến phong cách Hồ Chí Minh là nói đến giá trị văn hóa giao tiếp ở Người.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã nói về Hồ Chí Minh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, sáng chói mà không gây choáng ngợp, gặp lần đầu mà như thân thuộc từ lâu” . Sức thuyết phục của nhân cách và phong cách giao tiếp hành chính của Người tỏa sáng cho hoạt động giao tiếp hành chính của chúng ta ngày nay.
Người viết: “Gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu độc lập trên nền nhân dân”. Đó là một chân lý mà Hồ Chí Minh đã đúc rút ra từ thực tiễn xây dựng và phát triển Nhà nước ta.
Người nói: “chớ nịnh hót người trên, chớ xem khinh người dưới, chân thành, khiêm tốn, thật thà, đoàn kết, học người và giúp người tiến bộ. Xem xét, đánh giá con người phải không được chủ quan phiến diện, một chiều theo cảm tính mà phải khách quan, toàn diện, không thiên vị, không thành kiến, hẹp hòi.” Tôn trọng công lý, yêu thương con người là nền tảng cơ bản trong văn hóa giao tiếp hành chính của Hồ Chí Minh.
Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Ứng Xử
Một trưởng phòng điều tra thị trường của công ty Y vì cung cấp sai thông tin khiến doanh nghiệp phải chịu tổn thất vô cùng lớn. Phạm phải sai lầm lớn như vậy, tổng giám đốc có thể la mắng hoặc gián chức vị trưởng phòng không cần lý do.
Thế nhưng, người giám đốc nọ lại vô cùng bình tĩnh. Ông nghĩ rằng phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tổn thất này và gọi trưởng phòng đến báo cáo tuy nhiên câu trả lời ông nhận được chỉ là lời xin lỗi. Mặc dù, cơn tức giận đã đến đỉnh đầu, thế nhưng giám đốc vẫn cố gắng kiềm chế và cho anh một cơ hội nữa.
Mấy tháng sau, công ty kiếm được một khoản đầu tư vô cùng lớn nhờ những phán đoán cực chuẩn của vị trưởng phòng. Tổng giám đốc gọi anh lên và nói:
– “Cậu không cần phải quá áy náy, chỉ cần sau này rút kinh nghiệm là được. Tôi trao cơ hội là vì tôi tin tưởng vào năng lực của cậu. Lần này cậu đã làm rất tốt. Công ty vẫn sẽ biểu dương cậu.”
Nghe xong những lời nói của vị giám đốc đã khiến trưởng phòng cảm thấy vô cùng xúc động và anh hứa sẽ cố gắng thật nhiều để đạt được những kết quả tích cực hơn trong tương lai.
Câu chuyện về 🌸 Sức Mạnh Của Tình Yêu Thương 🌸 ý nghĩa!
Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Tốt
Ở một công ty nọ, có 2 nhân viên tên là Long và Nam (Long là nhân viên mới còn Nam là nhân viên lâu năm của công ty). Sau 3 tháng làm việc, Long được đề xuất giữ chức vụ trưởng phòng Kinh doanh còn Nam vẫn giữ nguyên vị trí nhân viên như cũ.
Một hôm, Nam than phiền với sếp rằng: “Công ty không coi trọng những nhân viên chăm chỉ mà chỉ biết đề cử người biết nịnh bợ”. Người sếp biết rằng Nam đã cố gắng làm việc rất chăm chỉ trong nhiều năm. Thế nhưng, so với các nhân viên khác anh còn nhiều thiếu sót. Để giúp Nam nhận ra sự khác biệt của anh và Long, người sếp đã gọi 2 người đến và giao một nhiệm vụ đơn giản đó là “Hãy ra chợ và xem cho tôi hôm nay có bán dưa hay không?”.
Nam hăng hái đi ra chợ và nhanh chóng quay trở về trả lời sếp là “Có”. Sau đó sếp hỏi bao nhiêu tiền 1 kg dưa, Nam lại vội vã quay trở lại chợ để hỏi và trả lời cho sếp là 15.000 đồng/kg. Ông sếp liền cười và nói với Nam rằng: “Cũng câu hỏi này tôi hỏi Long, cậu ấy đã trả lời: “Ở chợ có 1 người bán dưa giá 15.000đ/kg. Dưa nhập từ miền nam cách đây 1 ngày. Chất lượng dưa rất tốt, tất cả đều đỏ ruột và ngon”. Nghe xong Nam cảm thấy đã phục và lý do tại sao người không được lựa chọn chính là anh
Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Qua Điện Thoại
Bạn là một nhân viên bán hàng và bạn nhận được cuộc gọi của một khách hàng có quan tâm đến sản phẩm mà bạn đang bán. Đây là cách bạn có thể thể hiện kỹ năng giao tiếp qua điện thoại:
Nhân viên bán hàng: “Xin chào, đây là [tên của bạn] từ [tên công ty]. Tôi nghe nói bạn quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Tôi rất vui được trò chuyện cùng bạn hôm nay. Bạn có câu hỏi gì về sản phẩm chúng tôi không?”
Khách hàng: “Xin chào, tôi muốn biết thêm về giá cả và tính năng của sản phẩm.”
Nhân viên bán hàng: “Tất nhiên, tôi rất vui được giúp bạn. Giá của sản phẩm chúng tôi là [giá sản phẩm]. Đây là một số tính năng chính của nó…”
Trong cuộc trò chuyện này, bạn sử dụng giọng nói tự tin, thể hiện lòng quan tâm đến khách hàng và lắng nghe câu hỏi của khách hàng. Bạn trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm. Bạn cũng có thể thêm một số câu hỏi để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và cung cấp tư vấn phù hợp.
Ví Dụ Về Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp
Tức giận là bản năng, kiềm chế cơn tức giận mới chính là bản lĩnh. Trưởng phòng tại một công ty XNK ở Bình Dương mà quân sư TalentBold có cơ hội hợp tác tuyển dụng chính là người sở hữu bản lĩnh đó. Một nhân viên chứng từ đã sơ suất trong việc tiếp nhận thông tin chủ hàng cung cấp, thay vì phải bằng email hoặc nhắn tin zalo để có bằng chứng lưu lại, người này chỉ ghi thông tin qua cuộc gọi điện thoại. Kết quả sai số liệu, công ty buộc phải chi tiền sửa gấp chứng từ để kịp xuất lô hàng, tránh thiệt hại nặng nề hơn.
Sau đó, thay vì trách mắng nhân viên vì phạm sai sót quá tin người, trưởng phòng đã họp riêng với nhân viên, để hiểu rõ tình huống lúc đó có phải hoàn toàn do nhân viên bất cẩn không? Thực tế, ngày đó hệ thống email bị lỗi, phía chủ hàng đang ở dưới cảng, viện lý do mạng yếu nên không nhắn tin được. Tuy vậy, nhân viên vẫn nhận sai vì đã thiếu cẩn trọng trong công việc.
Số tiền chỉnh sửa chứng từ, trưởng phòng quyết định trừ trong quỹ chung của phòng, chứ không trừ tiền nhân viên. Điều này thực sự khiến nhân viên đó rất cảm kích, vì em ấy cũng mới ra trường chưa lâu, tiền sửa lô hàng gần nửa tháng lương lúc đó. Chỉ 2 năm sau, nhân viên đó đã trở thành trợ lý trưởng phòng XNK, cánh tay đắc lực hoàn toàn tin cậy của trưởng phòng. Nếu ngày đó, trưởng phòng chỉ biết trách phạt nhân viên, thì ngày nay đã không thể có một nhân tài trung thành.
Những kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công của bạn trong công việc và cuộc sống ư? Theo TalentBold, hơn 80% lận đó, vì hầu như mọi khía cạnh cuộc sống, mọi kỹ năng mềm khác, ít nhiều đều cần đến sự đồng hành, sự phối hợp hoặc sự hậu thuẫn từ kỹ năng giao tiếp tốt. Chính vì vậy, thông qua ví dụ về những kỹ năng giao tiếp tốt, một lần nữa, quân sư TalentBold muốn khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện và tinh thông kỹ năng này.
Tham khảo các 🌸 Dẫn Chứng Về Tinh Thần Hợp Tác 🌸 đặc sắc!
Ví Dụ Về Kỹ Năng Phản Hồi Trong Giao Tiếp
Trưởng phòng điều tra thị trường của một doanh nghiệp nọ. Vì cung cấp thông tin thị trường sai khiến doanh nghiệp phải chịu tổn thất lớn.
Phạm phải sai lầm nghiêm trọng như vậy, tổng giám đốc doanh nghiệp hoàn toàn có thể quở mắng, thậm chí là giáng chức mà không cần phải hỏi lý do.
Thế nhưng, tổng giám đốc mặc dù tức lên tới tận đỉnh đầu nhưng vẫn bình tĩnh nén nhịn. Ông nghĩ rằng, phải tìm hiểu xem. Là do bản thân trưởng phòng xứng chức nên mới tin vào những thông tin sai trái. Hay là do nguyên nhân không thể lường trước nào đó gây ra?
Vì vậy, tổng giám đốc kìm nén cơn giận. Bình tĩnh gọi trưởng phòng đến và yêu cầu viết báo cáo về nguyên nhân phán đoán sai sót.
Sự việc cứ như vậy bẵng qua đi một thời gian. Không ngờ rằng, mấy tháng sau, công ty kiếm được một khoản tiền lớn. Nhờ thông tin cực chuẩn do trưởng phòng điều tra thị trường cung cấp.
Tổng giám đốc lại cho gọi trưởng phòng lên gặp mình và nói: “Báo cáo lần trước của cậu tôi xem rồi. Công việc của các cậu làm không được kỹ càng, phải chịu trách nhiệm nhất định. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự cố không thể lường trước gây ra. Do vậy, công ty quyết định miễn trừng phạt cậu. Cậu cũng không cần phải quá áy náy. Chỉ cần sau này rút kinh nghiệm là được. Lần này, cậu làm rất tốt. Cung cấp thông tin quan trọng cho công ty. Công ty vẫn sẽ biểu dương cậu.“
Nói xong, tổng giám đốc rút phong bì từ trong ngăn kéo bàn làm việc ra và đưa cho trưởng phòng điều tra thị trường. Anh ấy nhận lấy phong bì, tự dưng thấy cay cay sống mũi.
Bởi vậy, tuyệt đối phải nhớ rằng, trước khi phê bình người khác, nhất định phải tìm hiểu sự thật. Phải tự hỏi lại mình “Tôi có đang nghĩ sai không?”. Chỉ trích người khác một cách bừa bãi, không chỉ để lại tiếng xấu cho bản thân. Mà sau này lại phải cúi đầu xin lỗi cấp dưới.
Ví Dụ Về Kỹ Năng Định Hướng Trong Giao Tiếp
Một tình huống giao tiếp tốt giữa cha và con về chủ đề khuyến khích con học tiếng Anh có thể như sau:
Cha: Con có muốn học thêm về tiếng Anh không?
Con: Có, bố ạ. Nhưng mà con không biết bắt đầu từ đâu.
Cha: Thế nếu bố tìm cho con một khóa học online và học cùng con thì sao?
Con: Tuyệt vời quá bố ơi, em rất cảm ơn.
Trong tình huống này, cha đã sử dụng một cách tiếp cận tốt để đề xuất cho con một giải pháp học tiếng Anh. Thay vì chỉ đưa ra lời khuyên hoặc lệnh, cha đã đưa ra một giải pháp cụ thể và thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu học tập của con. Đồng thời, việc học cùng nhau còn giúp tăng cường sự gắn kết giữa cha và con.
Bài học rút ra từ tình huống này là, khi giao tiếp với người khác, chúng ta nên lắng nghe và thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của đối tác. Đồng thời, đưa ra các giải pháp cụ thể và thể hiện sự sẵn lòng hỗ trợ sẽ giúp tăng cường mối quan hệ và đạt được kết quả tốt hơn.
Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Kinh Doanh
Trưởng phòng: Xin chào, bạn thấy thế nào về kế hoạch ra mắt sản phẩm mới của chúng ta?
Nhân viên: Chào anh Nam, tôi nghĩ rằng kế hoạch này khá thú vị và có tiềm năng. Tuy nhiên, tôi cũng muốn chia sẻ một số ý kiến của mình để cải thiện kế hoạch.
Trưởng phòng Nam: Rất vui khi nghe điều đó, hãy chia sẻ với tôi những ý kiến của cậu.
Nhân viên: Tôi nghĩ rằng chúng ta nên tăng cường quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội, bởi vì đó là một kênh quảng bá hiệu quả và phổ biến hiện nay. Ngoài ra, tôi cũng muốn đề xuất thay đổi một số chi tiết trong thiết kế sản phẩm để nó trở nên hấp dẫn hơn.
Trưởng phòng: Cảm ơn cậu đã chia sẻ những ý kiến quan trọng đó. Tôi đánh giá rất cao sự đóng góp của cậu và chúng ta sẽ cùng nhau làm việc để hoàn thiện kế hoạch.
Việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên là rất quan trọng trong giao tiếp trong công việc. Điều này không chỉ giúp trưởng phòng hiểu được quan điểm của nhân viên, mà còn thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao những đóng góp của họ. Hơn nữa, việc sẵn sàng thay đổi và cải thiện kế hoạch cũng là một phương pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu và đối phó với những thách thức trong công việc.
Xem ngay 🌸 Giá Trị Bản Thân Là Gì 🌸 và dẫn chứng hay!
Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Trong Nhóm
Trong một nhóm làm việc về dự án phần mềm, có hai thành viên đều là lập trình viên nhưng lại có quan điểm khác nhau về cách tiếp cận triển khai. Thành viên A cho rằng nên sử dụng một framework đã có sẵn để tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính ổn định của sản phẩm. Thành viên B, ngược lại, muốn xây dựng hệ thống từ đầu để có thể linh hoạt hơn trong việc thêm các tính năng mới và tối ưu hóa hiệu suất.
Để giải quyết tình huống này, trưởng nhóm triệu tập cả hai thành viên cùng nhau để thảo luận. Trong buổi họp, trưởng nhóm cho phép mỗi thành viên trình bày quan điểm của mình và lý do tại sao họ ủng hộ cách tiếp cận đó. Sau đó, trưởng nhóm dẫn dắt cuộc thảo luận để cả hai thành viên có thể tìm ra một giải pháp chung.
Cuối cùng, cả hai thành viên đã thống nhất sử dụng một framework đã có sẵn, nhưng sẽ tùy chỉnh nó để đáp ứng các yêu cầu của dự án. Thành viên A đồng ý với quan điểm của thành viên B về việc tối ưu hóa hiệu suất của sản phẩm và sẽ tìm cách cải tiến framework để đạt được điều đó. Trong khi đó, thành viên B đồng ý rằng sử dụng framework sẽ giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính ổn định của sản phẩm.
Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Với Đồng Nghiệp
Nhiều doanh nghiệp khuyến khích nhân viên phản biện để mở ra những ý tưởng, cải tiến mới nhưng đôi khi sự phản biện lại sản sinh tác dụng phụ cho người phản biện nếu không biết lựa chọn đúng người, đúng thời điểm. Nhớ lại câu chuyện 5 năm trước, tại phòng nghiên cứu và phát triển của một doanh nghiệp sản xuất hàng thực phẩm, trưởng phòng đề xuất một ý tưởng mới cho dòng sản phẩm phục vụ Tết. Có 2 chuyên viên đều là trưởng nhóm, cùng muốn phản biện lại ý tưởng này nhưng theo 2 cách khác nhau:
– Chuyên viên A trực tiếp phản biện ngay tại cuộc họp trước tất cả nhân sự phòng ban “Em thấy ý tưởng sản phẩm này cũ quá rồi, giờ làm theo chẳng thích hợp để cạnh tranh, ý tưởng sản phẩm nhóm em đưa hôm bữa thấy còn hay hơn, bên Thái sản phẩm tương tự bán chạy lắm”
– Chuyên viên B chỉ ghi nhận và hứa sẽ trực tiếp kiểm tra tính khả thi rồi báo cáo lại. Hôm sau là ngày thứ sáu, cuối ngày, chuyên viên B đã nhắn tin hẹn gặp riêng Sếp sau giờ làm việc tại văn phòng của Sếp. Lúc này, nhân viên trong phòng hầu hết đã về làm, nên Sếp và chuyên viên tha hồ nói chuyện. Tại đây, chuyên viên B đưa ra những so sánh ưu khuyết điểm ý tưởng của Sếp, đồng thời gợi ý cách khắc phục khuyết điểm đó nếu kết hợp ý tưởng của phòng ban mình.
Một cuộc họp chính thức với những luận điểm chắc nịch đã khiến chuyên viên A phải đồng thuận khi Sếp kết hợp ý tưởng của mình và của nhóm chuyên viên B. Vậy đó, sự phản biện đâu phải là chê cho người khác từ bỏ, mà phải tế nhị, phải tâm lý, phải hướng đến sự dung hòa lợi ích cao nhất.
Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Với Khách Hàng
Hãy tưởng tượng bạn là một nhân viên bán hàng trong một cửa hàng đồ điện tử. Dưới đây là một tình huống giao tiếp với khách hàng mà bạn có thể gặp phải và cách bạn có thể áp dụng kỹ năng giao tiếp để giải quyết vấn đề.
Khách hàng: “Xin chào, tôi quan tâm đến chiếc TV này. Tôi muốn biết về kích thước và tính năng chính của nó.”
Khi khách hàng đặt câu hỏi, hãy lắng nghe kỹ để hiểu chính xác vấn đề của họ. Đảm bảo rằng bạn tập trung vào họ và không gián đoạn bởi những yếu tố xung quanh. Sau khi nghe khách hàng nêu vấn đề, hãy xác minh lại để đảm bảo bạn hiểu đúng và tránh hiểu lầm. Điều này giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và tạo niềm tin.
Nhân viên: “Chiếc TV này có kích thước 55 inch và đi kèm với một loạt tính năng như hỗ trợ độ phân giải 4K, công nghệ HDR và hệ điều hành thông minh. Bạn cũng có thể kết nối nó với các thiết bị di động thông qua Bluetooth hoặc Wi-Fi.”
Sau khi cung cấp thông tin, hãy hỏi khách hàng liệu họ có câu hỏi hoặc cần thêm thông tin gì không. Điều này cho phép khách hàng thảo luận và đưa ra ý kiến của họ.
Nhân viên: “Còn điều gì khác tôi có thể giúp bạn? Bạn có câu hỏi hoặc cần thêm thông tin gì không?”
Khách hàng: “Tôi cảm ơn về thông tin. Tuy nhiên, tôi còn muốn biết về cổng kết nối và khả năng kết nối với các thiết bị khác.”
Dựa trên câu hỏi hoặc ý kiến của khách hàng, tiếp tục giải đáp và cung cấp tư vấn để giúp họ đưa ra quyết định mua hàng thông minh.
Nhân viên: “Chiếc TV này đi kèm với một số cổng kết nối như HDMI, USB và cổng âm thanh quang. Điều này cho phép bạn kết nối các thiết bị như đầu phát Blu-ray, máy chơi game, hoặc soundbar để nâng cao trải nghiệm âm thanh và hình ảnh. Bạn cũng có thể sử dụng kết nối Bluetooth để kết nối với tai nghe không dây hoặc loa di động.”
Khách hàng: “Rất tốt, cảm ơn về sự tư vấn của bạn. Tôi cần thời gian để suy nghĩ và so sánh. Tôi sẽ liên hệ lại nếu có bất kỳ câu hỏi nào thêm.”
Cuối cùng, nhân viên tái khẳng định sự hỗ trợ và sẵn lòng tiếp tục hỗ trợ trong tương lai.
Nhân viên: “Không vấn đề gì, tôi rất mong được hợp tác với bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần thêm thông tin sau này, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Chúc bạn có một ngày tuyệt vời!“
Những ví dụ hay về 🌸 Vị Tha Là Gì, Ý Nghĩa 🌸 bạn nên biết!
Ví Dụ Về Kỹ Năng Giao Tiếp Sư Phạm
Giả sử bạn là một giáo viên tiếng Anh và đang dạy tại một trường trung học. Một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng của một giáo viên sư phạm là khả năng thuyết trình và truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng và hiệu quả cho học sinh.
Trong bài giảng về “Quá khứ đơn” trong tiếng Anh, bạn muốn giới thiệu khái niệm “cấu trúc câu quá khứ đơn” cho học sinh. Thay vì chỉ đọc từ sách giáo trình, bạn quyết định sử dụng phương pháp tương tác và minh họa để giúp học sinh hiểu rõ hơn.
Bắt đầu bài giảng bằng một câu hỏi: “Hôm qua bạn làm gì?” và yêu cầu một số học sinh trả lời. Sau khi nhận được các câu trả lời, bạn giải thích rằng các câu trả lời của học sinh chứa các động từ ở thì “quá khứ đơn”.
Tiếp theo, bạn yêu cầu học sinh lập các câu quá khứ đơn của riêng mình với một số từ vựng được cho trước. Bạn duyệt qua lớp để kiểm tra và đánh giá sự hiểu biết của học sinh.
Cuối cùng, bạn tổ chức một hoạt động nhóm trong đó học sinh phải diễn đạt về những gì họ đã làm vào ngày hôm qua bằng cách sử dụng câu quá khứ đơn. Điều này giúp học sinh rèn kỹ năng nghe và nói thông qua thực hành thực tế.
Trong ví dụ trên, kỹ năng giao tiếp của bạn là khả năng giải thích, minh họa bằng hình ảnh, và xây dựng môi trường tương tác để hỗ trợ việc học của học sinh. Bằng cách sử dụng các phương pháp này, bạn giúp học sinh hiểu và áp dụng cấu trúc câu quá khứ đơn một cách hiệu quả.
Ví Dụ Về Giao Tiếp Thành Công
Nếu bạn nhìn vào các nhà lãnh đạo ví như Barack Obama – Tổng thổng Mỹ thì phẩm chất nổi trội của ông chính là kỹ năng giao tiếp điêu luyện. Khả năng diễn thuyết trước đám đông, tự tin trong giao tiếp và năng lực thu hút dư luận. Dẫn chứng Barack Obama để thấy một thực tế rằng kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong xã hội và được xem là chìa khóa dẫn đến thành công.
Nghị Luận Xã Hội Về Kỹ Năng Giao Tiếp
Trong “Sức mạnh của ngôn từ”, Don Gabor đã nhắc đến tầm quan trọng của giao tiếp: “Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn nếu thấu hiểu được ẩn ý và cách sử dụng khéo léo và linh hoạt ngôn từ trong giao tiếp”. Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục, thúc đẩy giao tiếp hai chiều.
Trong thời đại ngày nay, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cần thiết nhất để thành công trong công việc và cuộc sống. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc giao tiếp qua các phương tiện truyền thông đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ta có thể bỏ qua kỹ năng giao tiếp. Đầu tiên, kỹ năng giao tiếp giúp ta truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, dễ hiểu và chính xác hơn. Nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt, lời nói của ta có thể bị hiểu lầm hoặc không được truyền tải đúng ý.
Không chỉ vậy, nó cũng giúp ta xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người. Khi ta có thể giao tiếp hiệu quả, người khác sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp xúc với ta và sẽ dễ dàng hơn trong việc hợp tác, làm việc. Kỹ năng giao tiếp có thể giúp ta giảm stress và xử lý các tình huống khó khăn một cách dễ dàng hơn, trở thành một người lãnh đạo tốt và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngay hôm nay bằng cách tham gia các khóa học hoặc các hoạt động giao tiếp trong cộng đồng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tham gia các hoạt động như thuyết trình, tham gia câu lạc bộ, đọc sách và báo để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Cuối cùng, đừng quên rằng việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp là một quá trình liên tục. Hãy luôn cập nhật và nâng cao kỹ năng của mình để đạt được kết quả tốt hơn trong cuộc sống!
Biểu hiện của 🌸 Sống Đẹp Là Gì 🌸 hay nhất!
Nghị Luận Về Kỹ Năng Giao Tiếp
Giao tiếp vốn được xem là chìa khóa của sự thành công, đặc biệt trong thời đại xã hội ngày càng phát triển, kĩ năng giao tiếp càng trở nên quan trọng mà mỗi người chúng ta đều nên nỗ lực trau dồi. Giao tiếp là khả năng truyền đạt và tiếp nhận thông tin giữa người nói và người nghe. Giao tiếp giúp chúng ta có thể tiếp xúc, hòa nhập với mọi người, từ đó xây dựng các mối quan hệ và giúp bản thân phát triển, đi tới thành công.
Thông qua cách giao tiếp, đối phương cũng có thể cảm nhận được tính cách, bản chất con người. Vì lẽ đó, việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp đối với bất cứ ai cũng là rất cần thiết. Giao tiếp là một kỹ năng chúng ta có thể học. Brian Tracy (nhà thuyết giáo người Canada) đã so sánh nó cũng giống như đi xe đạp hay tập đánh máy – vậy nên nếu bạn sẵn sàng nhọc công vì nó, bạn có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng của mọi phần trong cuộc sống của mình.
Để có kĩ năng giao tiếp tốt, chúng ta cần rèn cho mình sự tự tin, chủ động và một tinh thần sẵn sàng đối thoại. Giao tiếp không phải chỉ ở cách chúng ta nói hay truyền đạt mà còn ở cách lắng nghe. Trong mọi cuộc trò chuyện, cần biết cách tập trung vào chủ đề và học cách lắng nghe, phản hồi lại đối phương. Hành trang tốt nhất cho những cuộc đối thoại là vốn từ và trải nghiệm, vì vậy mỗi cá nhân nên tích cực bồi dưỡng vốn từ và những trải nghiệm sống, những kinh nghiệm quý giá,…
Đặc biệt trong thời đại hội nhập ngày nay, ngoại ngữ trở thành yếu tố rất quan trọng, ngoài việc trau dồi các tri thức xã hội, chúng ta nên dành thời gian để cải thiện ngoại ngữ. Với những người trẻ, chúng ta còn nhiều thời gian cũng như những cơ hội, muốn có được cơ hội tốt để phát triển bản thân, nên đầu tư vào rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
Chắc hẳn chúng ta đều biết đến những cô hoa hậu tài sắc vẹn toàn như hoa hậu hòa bình thế giới 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên, hoa hậu thế giới Việt Nam Lương Thùy Linh,… song song với việc trình diễn, làm thiện nguyện, họ vẫn có những buổi tọa đàm, diễn thuyết, chia sẻ kinh nghiệm, cuộc sống,… và đã rất thành công bởi nghệ thuật giao tiếp của mình. Họ chính là hình mẫu đại diện cho người trẻ Việt Nam trong thời đại mới: tự tin, bản lĩnh, tự chủ, giao tiếp tốt. “Nếu bạn chỉ giao tiếp, bạn có thể tồn tại. Nhưng nếu bạn giao tiếp khéo léo, bạn có thể tạo ra điều kỳ diệu”.
Mẫu nghị luận về 🌸 Tham Vọng Là Gì 🌸 xuất sắc!
Bài Luận Về Kỹ Năng Giao Tiếp
Trong môi trường kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ và đầy tính cạnh tranh như ngày nay, một người có chuyên môn giỏi, luôn hết mình với công việc cũng chưa đủ để mang lại sự thành công với một vị trí xứng đáng. Ai cũng cần phải nỗ lực làm việc, học hỏi thật nhiều trên con đường xây dựng sự nghiệp cho riêng mình.
Thế nhưng, cho dù kiến thức của bạn có nhiều đến đâu, hết mình với công việc đến đâu mà không có sự trao đổi thông tin với mọi người, không có sự giúp đỡ hay nhất là không có sự tin tưởng của người khác, thì bạn cũng khó mà chạm tới sự thành công. Kỹ năng giao tiếp ngày càng là bí kíp không thể thiếu, nó cũng là chìa khóa quan trọng để chúng ta chạm tới thành công nhanh hơn. Vậy, tại sao chúng ta lại cần có kỹ năng giao tiếp?
Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Và có lẽ hiện tại, giao tiếp không chỉ đơn giản là nói và lắng nghe. Mà nó là cả một nghệ thuật “thu phục lòng người”. Không chỉ giúp mọi người hiểu nhau, kết nối với nhau, giao tiếp giỏi, khôn khéo còn là chìa khóa mở lối thành công dễ dàng,…
Bởi lẽ, nó còn có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… việc giao tiếp giỏi giúp bạn thuyết phục người khác tốt hơn và quan trọng hơn đó là đi đến đỉnh cao của sự thành công. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi chúng ta phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.
Từ bao đời nay, ông cha ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, câu tục ngữ là một bài học về những điều căn bản trong cuộc sống mà chúng ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế làm sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
Có nhiều người nghĩ rằng giao tiếp chính là bản năng tự có ở mỗi người ngay từ khi sinh ra mà không cần học hành chúng ta vẫn có thể làm tốt. Thế nhưng, đó là một suy nghĩ sai lầm, kỹ năng giao tiếp là một năng lực mà để có được nó, chúng ta phải không ngừng học hỏi, rèn luyện. Chính việc giao tiếp kém đó có thể sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột không đáng có, không truyền đạt được ý khiến người khác hiểu sai hoặc buột miệng nói ra những lời lẽ mà trong lòng không hề nghĩ đến…
Giao tiếp là cả một quá trình học hỏi là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đỉnh cao. Có lẽ vậy mà những người thành công, đại gia, triệu phú,… khả năng ăn nói của họ luôn khiến người khác phải nghiêng mình. Và có lẽ chúng ta cũng đã thấy được tầm quan trọng cũng như những lợi ích thiết thực cũng như sự tác động của kỹ năng giao tiếp đối với cuộc sống của mỗi người. Mà tất cả những thành quả đó không phải là sự ngẫu nhiên có được, ai cũng có những cơ hội riêng, cũng có thể chạm tới thành công nếu không ngừng phấn đấu.
Thoát ra khỏi “vỏ bọc” của bản thân tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để có cơ hội gặp gỡ nhiều người hơn, trau dồi kiến thức hơn. Đặc biệt, đọc thật nhiều sách báo và “đọc phải đi đôi với thực hành”. Sống hết mình, luôn lắng nghe, tiếp nhận và học hỏi kỹ năng giao tiếp hay từ người thân, thầy cô, bè bạn… “Hãy bắt đầu thay đổi thái độ sống của mình từ hôm nay. Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất như nở nụ cười thân thiện với mọi người…”.
Viết Đoạn Văn Về Kỹ Năng Giao Tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng những phương thức, quy chuẩn của quá trình trao đổi thông tin, bộc lộ tư tưởng, tình cảm,…. vào thực tế đời sống. Nếu bạn có năng lực giao tiếp tốt, việc truyền – lĩnh hội thông tin sẽ đạt hiệu quả cao, xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp, tạo đà thăng tiến trong lòng người, trong sự nghiệp.
Nếu kỹ năng giao tiếp hạn chế, không những khó trình bày hết ý chí, nguyện vọng của mình cho người khác hiểu mà bạn rất dễ mắc sai làm trong giao tiếp với mọi người, khiến cho mục tiêu trong giao tiếp không thể đạt được. Giao tiếp kém hiệu quá là tự tạo rào cản trên con đường dẫn đến thành công.
Kỹ năng giao tiếp là một năng lực có dược do rèn luyện chứ không phải là thứ có thể mua được. Muốn giao tiếp thành công, bạn phải nỗ lực học tập và rèn luyện mới có quyền sở hữu. Kỹ năng giao tiếp kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn với các kỹ năng mềm khác, với tri thức, trí thông minh,… thì thành công có vững bền hơn.
Tuy nhiên, chỉ dựa vào lời nói, bạn không thể thành công được. Điều bạn nói không quan trọng bằng cách bạn nói. Cách giao thiệp tốt nhất là hành động. Nếu ngôn từ không được củng cố bằng hành động, ngôn từ chẳng có giá trị. Hãy ngừng lắng nghe các ý định và bắt đầu quan sát hành động.
Gợi ý đoạn văn viết về 🌸 Ước Mơ Của Em Lớp 6 🌸 điểm cao!