Mở Bài Ông Đồ ❤️ 24+ Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Học Cách Viết Mở Bài Phân Tích Ông Đồ Hay Với Những Mẫu Đặc Sắc Dưới Đây.
Cách Mở Bài Ông Đồ Hay Nhất
Dưới đây là những gì bạn cần biết để có thể viết được một mở bài hay cho bài văn phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên:
- Mở bài trực tiếp:
- Giới thiệu trực tiếp về đối tượng “bài thơ ông đồ” và tác giả Vũ Đình Liên.
- Ưu điểm: dễ, nhanh, an toàn
- Nhược điểm: Không hấp dẫn người đọc.
- Mở bài gián tiếp:
- Giới thiệu những nội dung liên quan, dẫn dắt đến các yêu cầu của đề bài.
- Ưu điểm: hay, thu hút người đọc
- Nhược điểm: Khó, cần có nhiều kiến thức và vốn hiểu biết phong phú.
- Các cách mở bài gián tiếp:
- So sánh: “Nếu Xuân Diệu có giọng thơ say đắm, thơ Hàn Mặc Tử có chút điên loạn, thơ Huy Cận có nỗi buồn ảo não thì thơ Vũ Đình Liên lại mang một giọng điệu hoài cổ….”
- Đi từ giai đoạn: “Sau khi chế độ khoa cử của Nho học bị bãi bỏ, ông đồ bị gạt ra ngoài xã hội đành phải đi viết chữ thuê trong những ngày tết đến, dần dần ông đồ cũng vắng bóng chỉ còn là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn,…”
- Đi từ đề tài: truyền thống văn hóa dân tộc đã bị mai một từ khi văn hóa phương Tây bắt đầu xâm nhập.
- Đi từ thể loại: “Vũ Đình Liên với Ông đồ là bài thơ mở đầu cho phong trào thơ mới…”
- Trích dẫn 1 câu nói: “Thơ là ảnh, là nhân ảnh… Từ một cái cụ thể hữu hình nổ thức dây cái vô hình bao la… Từ một cái điểm nhất định mà nó mở ra được một cái diện không gian và thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp…” (Nguyễn Tuân)
Tuyển tập bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Ông Đồ 🌸 cho bạn tham khảo!
24+ Mẫu Mở Bài Ông Đồ Hay Nhất
Tham khảo ngay những đoạn văn mẫu mở bài trực tiếp và gián tiếp cho bài văn phân tích tác phẩm Ông đồ hay nhất mà SCR.VN đã sưu tập và biên soạn dưới đây:
Mở Bài Cho Bài Thơ Ông Đồ Xuất Sắc
Nhắc đến ông đồ là không thể không nhắc đến những thầy giáo dạy chữ Nho thời xưa, với hình ảnh đầu đội khăn xếp ngay ngắn, chiếc áo the dài cầm cuốn sách đĩnh đạc.
Trước khi bước vào giai đoạn giao thoa với văn hóa phương Tây, ông đồ nho rất được trọng vọng và kính nể. Song kể từ khi văn hóa phương Tây du nhập, chữ nho ngày càng bị mai một, ông đồ nho xưa từ người cho chữ nay trở thành kẻ bán chữ cho đời, để rồi tác giả xót xa, tiếc nuối cho một thân phận sắp tàn. Và đó là thời điểm bài thơ “Ông đồ” được ra đời.
Mở Bài Ông Đồ Đặc Sắc
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mở đầu cho phong trào thơ mới. Tác phẩm của vũ đình liên không nhiều nhưng đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn sâu sắc. trong những tác phẩm còn để lại cho đến ngày nay của ông, Ông đồ là tác phẩm nổi bật nhất. Bài thơ ông đồ là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống xưa đang dần bị mai một.
Mở Bài Ông Đồ Hay
Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Chính vì vậy mà những ông đồ già trên vỉa hè phố xá rất đông khách thuê viết chữ và hình ảnh đầu đội khăn xếp mặc áo the đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam, nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong số đó. Để rồi tác giả viết lên bài thơ Ông đồ với 1 niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận 1 lớp người tàn tạ và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.
Mở Bài Ông Đồ Nâng Cao
Nếu thơ Xuân Diệu có giọng điệu say đắm, rạo rực, thơ Hàn Mặc Tử có chút điên loạn, thơ Huy Cận có nỗi buồn ảo não thì thơ Vũ Đình Liên lại mang một giọng điệu hoài cổ. Mỗi người nghệ sĩ có phong cách thơ khác nhau, đây là nét riêng biệt để họ được phân biệt với các tác giả khác và cũng là ấn tượng riêng để bạn đọc nhớ đến họ. Tuy sáng tác không nhiều nhưng Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm giá trị, tiêu biểu là bài thơ “Ông đồ”.
Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế của mình do sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là lúc các ông đồ không còn được trọng vọng do thời thế đã thay đổi. Nhan đề bài thơ gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng.
Mở Bài Ông Đồ Học Sinh Giỏi
Sự tài hoa tận tụy của một nghệ sĩ không phải được đánh giá bằng số lượng những tác phẩm trong một gia tài văn chương đồ sộ mà là ở những dư vang của đứa con tinh thần mà người nghệ sĩ hết mực nuôi nấng. Có những nhà thơ viết không nhiều nhưng lại in dấu ấn để trong lòng mỗi chúng ta ám ảnh về những vần thơ, Vũ Đình Liên là một trong những cây bút như thế.
Xuất hiện ẩn hiện trong làng thơ như một người yêu con chữ và hết lòng với ngôn từ, Vũ Đình Liên đã vẽ nên hình ảnh huy hoàng tuyệt mĩ của một quá khứ đáng mong ước và tự hào qua bài thơ “Ông đồ”.
Mở Bài Ông Đồ Sáng Tạo
Sự thất thế của Nho học và giới trí thức cũ đã được Trần Tế Xương phản ánh ngắn gọn và chua xót:
Nào có ra gì cái chữ Nho
Ông nghè, ông cống cũng nằm co
Sao bằng đi học làm thống phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.
Riêng Vũ Đình Liên với bài Ông đồ đã in bóng dáng của một thời tàn và nỗi lòng ân hận của lớp người đương thời.
Đọc thêm văn mẫu 🌸 Thuyết Minh Về Bài Thơ Ông Đồ 🌸 hay nhất!
Mở Bài Ông Đồ Trực Tiếp Dễ Nhất
“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Mở Bài Ông Đồ Gián Tiếp Điểm Cao
Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông Đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên.
Mở Bài Trực Tiếp Ông Đồ Ấn Tượng
Xuất hiện trong phong trào Thơ mới như một làn gió mới, Vũ Đình Liên đã để lại ấn tượng với người đọc bằng bài thơ Ông đồ – một tác phẩm về sự hoài niệm, hoài cổ cho những giá trị xưa của dân tộc. Đọc bài thơ, người đọc chúng ta không khỏi thương cảm cho hình ảnh của những ông đồ “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” đã cũ xưa kia.
Cho nhiều bạn cần 👉 Tặng Acc Game Miễn Phí VIP
Mở Bài Gián Tiếp Ông Đồ Ngắn Gọn
Vũ Đình Liên là một nhà thơ tài năng có niềm hoài cảm đẹp đẽ với những giá trị xưa cũ. Trong lòng nhà thơ luôn chứa chất những ưu tư, nỗi luyến tiếc quá khứ với những vẻ đẹp chân mỹ. Bài thơ “Ông Đồ” là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ Vũ Đình Liên, bằng lối thơ năm chữ đơn giản, ông đã khắc hoạ nên hình ảnh ông đồ đầy đặc sắc và để lại cho người đọc nhiều chiêm nghiệm.
Mở Bài Phân Tích Trực Tiếp Bài Thơ Ông Đồ Ý Nghĩa
Là một tác phẩm được ra đời trong giai đoạn phong trào Thơ mới nổi lên mạnh mẽ, bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên lại có dấu ấn riêng khác với những tác phẩm cùng thời: mang nét buồn thương, tiếc nuối và hoài niệm những con người, cảnh vật cũ. Thông qua bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã xây dựng nên một hình ảnh một ông đồ nho xưa vừa tài nghệ vừa gần gũi, trang trọng, vừa xót xa, tiếc nuối cho tình cảnh của ông đồ thời đó.
Mở Bài Phân Tích Gián Tiếp Bài Thơ Ông Đồ Chuyên Nghiệp
Đánh giá sự tài hoa của một nhà văn, nhà thơ không chỉ đánh giá dựa trên những tác phẩm văn chương đồ sộ mà anh ta để lại, mà còn dựa vào những dư âm và giá trị văn học mà tác phẩm đó để lại cho thế hệ sau. Vũ Đình Liên chính là một nhà thơ như vậy.
Những tác phẩm của ông không nhiều, thậm chí ông chưa từng xuất bản một tập thơ văn hoàn chỉnh, song có những đứa con tinh thần của ông cho đến nay vẫn còn được nhắc lại và để lại dư âm mãnh liệt trong lòng độc giả. Chúng ta đang nói đến tác phẩm “Ông đồ”, một trong những bài thơ gắn liền với tên tuổi của Vũ Đình Liên.
Mở Bài Phân Tích Ông Đồ Ngắn Hay
Ông đồ – hình ảnh vô cùng quen thuộc trong giai đoạn thế kỷ XIX đổ về trước và trong những ngày Tết nhộn nhịp, tươi vui. Ông đồ nho ấy, với chiếc khăn xếp gọn gàng, chiếc áo the dài bên cạnh tàu mực, bút nghiên cùng bàn tay viết chữ tài hoa đã được khắc họa vô cùng tinh tế trong khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
Tuyển tập 🌸 Kết Bài Ông Đồ Của Vũ Đình Liên🌸 chọn lọc!
Mở Bài Phân Tích Ông Đồ Đặc Biệt
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là một bước ngoặt lớn của dân tộc ta khi văn hóa phương Tây dần du nhập và chuyển hóa. Cùng với sự thật chế độ khoa cử bị bãi bỏ, những người thuộc giai cấp trí thức cũ – trong đó có ông đồ nho đã phải chịu nhiều thiệt thòi, dần bị xã hội từ bỏ và gạt ra. Tiếc thương cho một hình ảnh đẹp dần bị mai một, nhà thơ Vũ Đình Liên đã sáng tác bài thơ ngũ ngôn “Ông đồ”.
Mở Bài Phân Tích Ông Đồ Đơn Giản
Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ “Ông đồ”. Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủng, người ta đua nhau chạy theo thời đại với chữ Pháp chữ Tây.
Mở Bài Phân Tích Ông Đồ Trực Tiếp Chi Tiết
Lần đầu tiên được ra mắt trên báo Tinh Hoa năm 1936, bài thơ “Ông đồ” đã rất nhanh gây được tiếng vang trong giai đoạn phong trào Thơ mới nổi lên mạnh mẽ khi đó. Với nét buồn mang mác hoài niệm quá khứ nhưng cũng rất đẹp đẽ khi tả về ông đồ nho – hình ảnh đại diện đặc trưng của giai đoạn lịch sử cũ, bài thơ đã rất thành công để lại một nốt lặng hoài cổ tiếc nuối nhưng long lanh trong lòng người đọc, về một nét đẹp truyền thống đang dần bị mai một bởi dòng chảy của thời gian.
Tặng bạn ⚡ bộ bí kíp 😍 Thơ Tán Gái 😍 Hài Hước 18+
Mở Bài Phân Tích Ông Đồ Gián Tiếp Hay
Mỗi người đều có một quê hương và một cảm thức khác nhau về quê hương. Trong dòng chảy miên viễn của thời gian. Vũ Đình Liên khắc khoải với nỗi lo về sự tàn phai mai một của bản sắc văn hóa. Và với “Ông đồ”, nhà thơ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người hiện đại về ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, về những vẻ đẹp, giá trị của một thời vang bóng, để ta cần một phút lắng lại lòng mình mà suy nghĩ về quê hương, về nguồn cội, về trách nhiệm của chính mình.
Mở Bài Phân Tích Bài Thơ Ông Đồ Độc Đáo
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Một cái Tết cổ truyền được coi là đủ đầy, sung túc là khi có những món ăn truyền thống, cặp bánh chưng xanh, pháo hoa rộn ràng, mâm ngũ quả đa sắc, và đặc biệt là câu đối đỏ. Ngày Tết những câu đối đỏ nổi bật đầy ý nghĩa ấy được ông đồ nho viết nên với tất cả tài nghệ và chữ nghĩa một đời của mình. Nhưng hình ảnh ông đồ già mặc áo the đầu đội khăn xếp ấy dần mai một và biến mất theo dòng chảy thời gian. Đó chính là nguồn cảm hứng mạnh mẽ đã giúp Vũ Đình Liên sáng tác ra bài thơ “Ông đồ” với niềm tiếc thương sâu sắc.
Mở Bài Bài Văn Phân Tích Ông Đồ Hay Nhất
Bên cạnh những cái tên như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử,… nhà thơ Vũ Đình Liên cũng là một trong những người tiên phong trong phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 – 1945. Với chất thơ đầy hoài niệm “những người muôn năm cũ” (nhận xét của Hoài Thanh), tuy không sáng tác nhiều, song Vũ Đình Liên cũng có những tác phẩm thành công mang giá trị văn học và giá trị nghệ thuật sâu sắc, góp thêm màu sắc cho phong trào Thơ mới sôi nổi. Bài thơ “Ông đồ” chính là tác phẩm đó!
Xem thêm 🌸 Mở Bài Thu Vịnh Của Nguyễn Khuyến🌸 đặc sắc!
Mở Bài Cảm Nhận Ông Đồ Sưu Tập
Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là nhà giáo viết văn làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với bài thơ Ông đồ viết theo thể ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm từ cạn mà từ sâu biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.
Mở Bài Cảm Nhận Ông Đồ Trực Tiếp Ngắn Nhất
“Ông đồ” là kiệt tác của Vũ Đình Liên tác giả nổi bật trong phong trào thơ mới. Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về hình ảnh ông đồ từ khắc hoàng kim cho đến khi còn vang bóng.
Mở Bài Cảm Nhận Ông Đồ Gián Tiếp Chọn Lọc
Trong nền văn hóa dân tộc, hình tượng những Ông Đồ trong dịp tết cổ truyền đã đi vào lòng người dân. Một nét đẹp mang học thức,mang trí tưởng tượng dồi dào, mỗi con chữ các Ông Đồ viết dành cho người đi xin chữ đều mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng quy chung lại người Việt ta vẫn quan niệm xin cái may mắn theo ước nguyện của họ cho một năm mới thuận buồm xuôi gió.
Nhưng dường như những sự thay đổi đã làm cho nét đẹp ấy phai nhạt phần nào, hình ảnh Ông Đồ in trong tâm trí trong thơ của tác giả Vũ Đình Liên thật rõ ràng, sâu sắc để từ đó tác giả sáng tác bài thơ “Ông đồ” thật ý nghĩa.
Mở Bài Cảm Nhận Bài Thơ Ông Đồ Đặc Sắc
Ông đồ, một hình ảnh rất quen thuộc trong xã hội Việt Nam thời xưa. Đó chính là biểu tượng của những nhà nho không đỗ đạt làm quan, thường đi dạy học. Sau khi chế độ khoa cử của Nho học bị bãi bỏ, ông đồ bị gạt ra ngoài xã hội đành phải đi viết chữ thuê trong những ngày tết đến. Thời gian dần trôi, sự vật đổi thay, ông đồ cũng vắng bóng dần đến một chỉ còn là cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn.
Với ngòi bút tài hoa, sắc sảo Vũ Đình Liên đã bộc lộ niềm thương cảm của mình trước ngày tàn của nền Nho học qua bài thơ Ông đồ.
Mở Bài Bài Văn Cảm Nhận Ông Đồ Học Sinh Giỏi
Ông đồ đã từng là một hình ảnh đại diện cho giai cấp trí thức, nhà nho thời xưa, một giai cấp được cả xã hội trọng vọng và kính nể. Song từ khi chế độ khoa cử bị bãi bỏ, chữ Nho bị gạt đi, ông đồ cũng bị gạt ra khỏi vòng tròn xã hội, để rồi hình ảnh ông đồ những ngày tết bên mực tàu, bút nghiên đã dần bị mai một và quên lãng.
Xót xa và tiếc nuối cho một nét văn hóa truyền thống giá trị đang biến mất dần, Vũ Đình Liên đã sáng tác bài thơ “Ông đồ” như một lời nhắc nhở thế hệ sau cần ý thức giữ gìn những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Chia sẻ đến bạn mẫu 🌸 Mở Bài Câu Cá Mùa Thu 🌸 ấn tượng!