Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 [31+ Đoạn Văn Ngắn Hay Nhất]

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 ❤️️ 31+ Đoạn Văn Ngắn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tại SCR.VN Tuyển Tập Những Gợi Ý Đặc Sắc Để Dẫn Dắt Giới Thiệu Đoạn Thơ.

Mở Bài Khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử – Mẫu 1

Tham khảo gợi ý mở bài khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử dưới đây sẽ giúp các em học sinh có được cách dẫn dắt giới thiệu hay khi làm bài.

“Thơ chỉ tràn ra khi cảm xúc thật đầy”. Thật vậy, thơ là điệu cảm xúc, thơ là cứu cánh cho cuộc đời mỗi người. Đối với Hàn Mạc Tử cũng vậy, thơ trở thành nơi ông bày tỏ bao nỗi niềm giấu kín cùng cảm xúc mãnh liệt nhưng tồn tại trong đau thương. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của ông là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Hàn. “Đây thôn Vĩ Dạ” rút trong tập “Thơ điên” của Hàn Mặc Tử – tập thơ được xuất bản sau khi ông qua đời (1940).

Xuất xứ bài thơ có liên quan đến câu chuyện tình giữa thi sĩ nghèo với cô con gái ông chủ sở Đạc điền Quy Nhơn. Tuy chỉ là mối tình đơn phương nhưng nó đã để lại trong lòng thi sĩ họ Hàn một ấn tượng sâu sắc. Và trong bài thơ này, ý nghĩa của ấn tượng ấy không chỉ dừng lại ở chỗ đối với một con người cụ thể, một làng quê cụ thể, mà còn có giá trị phổ quát, giá trị nhân văn hết sức sâu đậm. Đặc biệt, khổ thơ mở đầu thi phẩm đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đẹp xứ Huế và tình đời tình người sâu kín.

Viết Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 Tác Giả Tác Phẩm – Mẫu 2

Gợi ý viết mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 tác giả tác phẩm dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những thông tin hữu ích.

Bên cạnh những bài thơ hay về quê hương đất nước của Thế Lữ, Xuân Diệu. Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ…. mấy câu thơ mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. đã góp phần khẳng định giá trị của phong trào Thơ mới vào những năm ba mươi của thế kỉ XX, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học nước ta trong nửa đầu thế kỷ này.

Làm thơ từ năm mười sáu tuổi, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào trong phong trào Thơ mới. Một trong những bài thơ đặc sắc về thiên nhiên, đất nước và con người là Đây thôn Vĩ Dạ. Khổ thơ mở đầu thi phẩm miêu tả thiên nhiên xứ Huế vô cùng gợi cảm, hòa vào một tình cảm nhớ thương đằm thắm, bâng khuâng, tiêu biểu cho một nét phong cách thơ Hàn Mặc Tử.

Xem nhiều hơn 🌻 Sơ Đồ Tư Duy Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 13 Mẫu Hay

Mở Bài Trực Tiếp Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 – Mẫu 3

Đoạn văn mở bài trực tiếp Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thiện và đạt kết quả cao cho bài viết.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác hay nhất của Hàn Mặc Tử với những cảm xúc chân thật, thiết tha. Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Thơ ông đặc trưng bởi sự dịu dàng, đằm thắm và xen chút buồn man mác.

Bài thơ được lấy cảm hứng từ bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho nhà thơ. Nó là tiếng lòng, là sự nhớ nhung quê hương cùng với một chút thương xót cho cuộc tình dở dang. Vì căn bệnh hiểm nghèo mà Hàn Mặc Tử bị xã hội xa lánh, buộc ông phải sống cách li và vì thế, đã rất lâu nhà thơ chưa về thăm lại thôn Vĩ. Bức thư của cô gái mà anh thầm yêu thương đã làm cho nỗi nhớ quê hương trào lên trong tâm hồn tác giả. Khổ thơ mở đầu chỉ là bốn câu ngắn ngủi nhưng lại có sức truyền tải vô cùng lớn.

Mở Bài Gián Tiếp Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 – Mẫu 4

Tham khảo đoạn văn mở bài gián tiếp Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 dưới đây với những liên hệ hay cho bài viết của mình.

Nhà thơ Hàn Mặc Tử được biết đến với sức sáng tạo nhất trong số các nhà Thơ mới. Ông có một cuộc đời ngắn ngủi và đầy bi kịch. Thơ của Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn và tha thiết. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ tiêu biểu của nhà thơ, thể hiện một hồn thơ tha thiết nhưng tuyệt vọng. Khổ thơ đầu tiên của bài mang đến một bức tranh thiên nhiên đầy vẻ đẹp.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được khơi nguồn cảm hứng từ bức ảnh khung cảnh Huế với lời thăm hỏi của một cô gái Vĩ Dạ lúc thi sĩ đang mắc bệnh hiểm nghèo. Có thể xem bài thơ như một lời tỏ tình với cuộc đời, của một hồn thơ tha thiết với cuộc đời. Khổ thơ đầu tiên là cảnh cây vườn thôn Vĩ tươi sáng trong nắng mai với cảnh sắc bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú, nghiêng về cõi thực. Cảm xúc ẩn trong cảnh là nỗi ước ao và niềm đắm say mãnh liệt.

Gợi ý cho bạn ☔ Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ ☔ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Chuẩn Nhất

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 Hay Nhất – Mẫu 5

Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.

Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút xuất sắc có đóng góp không nhỏ trong phong trào Thơ mới nói riêng và thành tựu thơ ca Việt Nam nói chung, ông còn được nhớ đến là “thi nhân của những mối tình”, “khuấy” mãi không thành khối. Với “Đây thôn Vĩ Dạ” ông đã chạm khắc vào tâm khảm muôn triệu trái tim một vần thơ tình yêu đơn phương, thơ mộng mà huyền ảo ở xứ Huế mộng mơ.

Thôn Vĩ Dạ được biết đến như sông Hương, núi Ngự của xứ Huế. Bởi vậy, không lấy làm ngạc nhiên khi thấy nhiều tên tuổi như Nguyễn Bính, Bích Khuê, Nguyễn Tuân đều nảy sinh cảm hứng về xứ sở này. Nếu như mỗi tình yêu đều gắn với một thời gian và không gian cụ thể, thì mỗi hình ảnh của nhân vật trữ tình trong bài thơ đều gắn với thiên nhiên và con người thôn Vĩ với những kỉ niệm khó phai mờ.

Hàn Mặc Tử đã khắc họa bức tranh vườn quê thôn Vĩ qua nỗi lòng nuối tiếc bâng khuâng về một mối tình dở dang rồi chạm vào tâm khảo lớp lớp thế hệ Việt Nam trong một tâm trạng nhớ thương. Với bốn câu thơ trong khổ thơ đầu, cảnh nói lên tình, tình buồn thấm sâu vào cảnh vật, khắc hoạ đúng tình và ý thi nhân.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 Ngắn Gọn – Mẫu 6

Tham khảo đoạn văn mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 ngắn gọn dưới đây với cách viết súc tích và cô đọng ý văn.

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lẫy lừng của nền văn học Việt Nam. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi nhưng lại giá trị vô cùng, Ông để lại cho nước nhà một kho tàng văn hóa đồ sộ. Trong số đó không thể không kể đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ là nỗi chân tình sâu sắc Hàn Mặc Tử gửi gắm đến người thương của mình vào những năm tháng cuối đời. Đặc biệt, với khổ thơ đầu khắc hoạ lại khung cảnh nơi thôn Vĩ bình dị, thân thương, từng câu, từng chữ như đi sâu vào lòng người, du dương, ngọt ngào đầy tha thiết.

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Đoạn 1 Ngắn Nhất – Mẫu 7

Đoạn văn mở bài Đây thôn Vĩ Dạ đoạn 1 ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.

Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932 – 1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn của bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Đến với khổ thơ đầu tiên, người đọc sẽ cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên nơi thôn Vĩ tuyệt đẹp.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 🌟 Tuyển Tập Đặc Sắc

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 Nâng Cao – Mẫu 8

Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 nâng cao dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn hay.

Khi nhận định về các nhà thơ nổi bật của phong trào thơ Mới nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy đã viết rằng “Nếu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính là dòng lãng mạn thuần khiết, nếu Xuân Diệu và nhất là Huy Cận, là dòng lãng mạn được cườm vào những yếu tố tượng trưng… thì Hàn Mặc Tử là hài hòa của lãng mạn, tưởng tượng, thậm chí siêu thực nữa”.

Thật vậy, cuộc đời Hàn Mặc Tử tuy ngắn ngủi và phải chịu nhiều đau thương, tuyệt vọng, thế nhưng khi nhìn vào thơ ông, người ta vẫn thấy trong đó chan chứa những xúc cảm về tình yêu và sự sống mãnh liệt, mãnh liệt đến độ quằn quại và đau đớn. Thêm vào đó cái khác biệt trong thơ Hàn Mặc Tử còn là vẻ lãng mạn pha lẫn lối thơ Đường luật cũ, cùng với nét phá cách đầy sáng tạo trong tuy duy nghệ thuật, mang đến cho độc giả những vần thơ độc đáo, ấn tượng.

Đọc thơ Hàn Mặc Tử người ta thấy những vẻ đẹp thực lãng mạn, trong trẻo, tinh khiết đến vô ngần, nhưng cũng đồng thời là những hình ảnh kỳ dị, điên cuồng, siêu thực nhất khiến người đọc không khỏi trăn trở suy nghĩ về một hồn thơ lạ lùng nhất của nền thơ Mới.

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong số những bài thơ xuất sắc nhất của Hàn Mặc Tử, là tác phẩm nổi bật hàng đầu của trong phong trào thơ Mới, thể hiện được gần như hết phong cách sáng tác của ông, trong đó ở khổ thơ đầu, người ta thấy một Hàn Mặc Tử với tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống sâu sắc thông qua bức tranh quê thanh khiết, đậm chất trữ tình.

Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌳 16 Bài Văn Mẫu Hay

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Đón đọc đoạn văn mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 học sinh giỏi dưới đây để luyện tập nâng cao kỹ năng nghị luận văn học.

Phong trào thơ mới (1932 -1945) đã sản sinh ra một lực lượng các cây bút trẻ đầy tài năng. Những cái tên như Huy Cận, Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử…đã đi sâu vào tiềm thức người yêu văn thơ cả trong và ngoài nước. Giữa bầu trời sao lung linh trên thi đàn ngày ấy, Hàn Mặc Tử vẫn rất nổi bật, ông được chú ý không chỉ vì cái tôi riêng có trong thơ, ông còn rất được quan tâm chính từ hoàn cảnh và số phận đặc biệt của một con người tài năng.

Đến với thơ từ khi mới 16 tuổi, sự nghiệp sáng tác của ông phôi thai và phát triển cực điểm cho đến tận hơi thở cuối cùng. Dù ở đề tài nào, người đọc vẫn tìm thấy chính cuộc đời thăng trầm, dâu bể của ông sau những vần thơ. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một tác phẩm nổi tiếng đã góp phần đưa tên tuổi của Hàn Mặc Tử bừng sáng giữa bầu trời lấp lánh sao của văn thơ Việt Nam buổi nào.

“Đây thôn Vĩ Dạ” được nhà thơ lấy cảm hứng từ sự khơi gợi về một kỷ niệm của người yêu cũ. Bài thơ có 12 câu, chia làm 3 khổ, mỗi khổ thơ như một bức tranh tuyệt đẹp về xứ Huế mộng mơ. Khổ đầu tiên là bức tranh hừng đông nơi thôn, khổ thứ hai là cảnh trăng về trên thôn và khổ cuối cùng là hoài niệm về người xưa nơi thôn Vĩ. Chúng ta cùng thưởng thức cảnh bình minh trên thôn Vĩ qua khổ thơ đầu để cảm nhận được sức sáng tạo tuyệt mĩ, hồn nhiên, trong trẻo lạ thường nơi tâm hồn thơ Hàn Mặc Tử.

Đọc nhiều hơn 🌻 Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 10 Bài Văn Mẫu Hay

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 Chọn Lọc – Mẫu 10

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 chọn lọc để các em học sinh cùng tham khảo.

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Tuy có cuộc đời nhiều bi thương nhưng qua hồn thơ phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn, người đọc vẫn cảm nhận được một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế của ông. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác nổi tiếng của Hàn Mặc Tử đã để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Chính vì vậy, qua bao nhiêu thế hệ, người ta có ba ý kiến nhận định về bài thơ: Đó là bài thơ về tiếng nói trăn trở của mối tình thầm kín; là lời yêu thương với một miền quê; là niềm khao khát được sống trong niềm sẻ chia, đồng cảm được trở về với cuộc đời. Đoạn thơ đầu của thi phẩm đã thể hiện một cách thật tha thiết, xúc động những tâm tình ấy.

Mở Bài Khổ Đầu Đây Thôn Vĩ Dạ Ấn Tượng – Mẫu 11

Tham khảo đoạn văn mở bài khổ đầu Đây thôn Vĩ Dạ ấn tượng dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết.

Chế Lan Viên từng nhận xét: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ Mới ở Việt Nam. Thơ Hàn Mặc tử mang một “diện mạo” độc đáo, cá tính và cũng đầy bí ẩn.

Bên cạnh những vần thơ chất chứa nhiều tâm sự cùng hình tượng máu- trăng ám ảnh, “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong rất ít bài thơ có hình ảnh, cảm xúc tươi sáng, trong trẻo với tình yêu của người thi sĩ dành cho thôn Vĩ và người con gái xứ Huế. Trong khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã tái hiện sống động bức tranh thiên nhiên xứ Huế và những cảm xúc, tình cảm chân thành nhất của bản thân. Một thôn nhỏ ven dòng sông Hương nhờ có Hàn Mặc Tử mà đã trở thành hình ảnh đẹp đẽ, trong trẻo và đậm chất Huế.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử 🌺 23 Bài Hay

Mở Bài Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ Thơ Đầu Ngắn Hay – Mẫu 12

Đoạn văn mở bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ thơ đầu ngắn hay dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm gợi ý làm bài phong phú hơn.

Hàn Mặc Tử nằm trong số những nhà thơ ưu tú của phong trào thơ mới, ông để lại nhiều tác phẩm giá trị trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với cảnh sắc xứ Huế mộng mơ và cổ kính. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên trong thi phẩm đã khắc hoạ cảnh sắc thiên nhiên và niềm tha thiết với cuộc sống của thi nhân thật trong sáng, độc đáo và giàu sức biểu cảm. Qua đó, ta thấy được một tâm hồn cuộc đời, tha thiết với cuộc sống mãnh liệt của tác giả, từ đó biết trân quý cuộc sống, trân quý những phút giây của hiện tại đừng để hối tiếc.

Mở Bài Cảm Nhận Đây Thôn Vĩ Dạ Đoạn Đầu Đơn Giản – Mẫu 13

Tham khảo đoạn văn mở bài cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ đoạn đầu đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và súc tích.

Nhắc đến phong trào thơ Mới không thể không nhắc tới Hàn Mặc Tử – nhà thơ Điên của nền văn học Việt. Bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ” là một tuyệt phẩm tiêu biểu của ông. Đến với “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử có lẽ người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng với bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống nơi thôn Vĩ. Điều đó được thể hiện qua khổ thơ đầu của bài thơ, đoạn thơ ngắn ngọn nhưng gói trọn một khúc ngân trữ tình đẹp đẽ và giàu sức gợi.

Chia sẻ 🌼 Cảm Nhận Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌼 15 Bài Văn Hay Nhất

Mở Bài Đoạn 1 Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Lớp 11 – Mẫu 14

Đoạn văn mở bài đoạn 1 bài Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11 dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi với cái đuôi chói lòa rực rỡ”. Trong làng thơ mới, Hàn Mặc Tử là thi sĩ có diện mạo thơ vô cùng phức tạp và bí ẩn. Thơ Hàn có sự đan xen cả những gì thân thuộc, thanh khiết nhất, cả những gì ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất.

Trong thế giới đó, trăng, hoa, nhạc, hương hòa lẫn với linh hồn, yêu ma. Đằng sau diện mạo thơ hết sức phức tạp ấy, ta thấy hằn lên tình yêu mãnh liệt đến đau đớn hướng về cuộc đời. In trong tập “Thơ Điên”, “Đây thôn Vĩ Dạ” là những vần thơ tinh khôi trong trẻo trong gia tài Hàn Mặc Tử mà vẫn ẩn chứa tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời như thế.

Bài thơ là cuộc hành trình về thăm chốn cũ trong tâm tưởng của tác giả, thể hiện một hồn thơ đầy thiết tha với cuộc đời và tình yêu chưa bao giờ tắt với mảnh đất và con người xứ sông Hương, núi Ngự. Điều đó được thể hiện rõ nét trong khổ thơ của thi phẩm

Gửi đến bạn 🍃 Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2 🍃 15 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 2 – Mẫu 15

Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 2 dưới đây để có được cách giới thiệu hay cho vấn đề nghị luận văn học.

Trong suốt dòng chảy của nền văn học, đã có không ít văn sĩ, thi sĩ rẽ ngược dòng hoài niệm để tìm về một “miền nhớ”, ví như “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp, “Việt Bắc” của Tố Hữu. Những mảnh đất ấy không đơn thuần chỉ là một địa danh mà đã trở thành nơi ấp ôm trọn vẹn tiếng lòng xao động của người cầm bút, là một bến đỗ để ngàn năm vỗ về tâm hồn con người.

Cũng để ngòi bút của mình tuôn chảy trong nguồn cảm hứng vô tận ấy, đốm lửa cháy mãnh liệt của phong trào Thơ Mới, người khởi xướng ra “Trường thơ Loạn” – Hàn Mặc Tử – đã để lại dấu ấn sâu sắc trên thi đàn Việt Nam với thi phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ”. 

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. Ông là một con người tài hoa nhưng mệnh bạc khi ông mắc phải căn bệnh phong quái ác từ khi còn rất trẻ. Có lẽ vì vậy mà trong thơ của ông luôn có hai thế giới song hành, một là sự tươi sáng, thanh khiết, một thế giới đầy ma quái, cuồng loạn.

Đây thôn Vĩ Dạ được ra đời năm 1938 khi ông đang bị căn bệnh phong quái ác dày vò. Bài thơ được bắt nguồn cảm xúc từ tấm bưu thiếp có bức tranh phong cảnh xứ Huế và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc, người con gái mà Hàn Mặc Tử từng tương tư. Đặc biệt, qua hai khổ thơ đầu, tình yêu thiên nhiên, con người Vĩ Dạ cùng những tâm sự thầm kín của nhà thơ được bộc lộ rõ nét.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Khổ 3 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌼 15 Mẫu Cảm Nhận Khổ Cuối

Viết một bình luận