Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2 ❤️️ 15+ Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Cách Viết Kết Bài Đầy Đủ Nội Dung Và Thật Ấn Tượng Cho Bài Viết Của Bạn.
Nội Dung Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Ý Nghĩa Khổ 2 Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
Khổ thứ hai của bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử mang một tâm trạng đau buồn, nhớ nhung sâu sắc. Nhà thơ sử dụng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện nỗi niềm riêng tư và sự lo âu:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Trong đó, “gió” và “mây” được nhân hóa, tượng trưng cho sự vô định và không gian mênh mông. “Dòng nước buồn thiu” và “hoa bắp lay” phản ánh tâm trạng u uất, nỗi buồn của nhà thơ khi phải xa cách. Câu hỏi “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay?” là biểu hiện của sự mong chờ và khát khao được gặp gỡ, nhưng cũng chứa đựng nỗi bất an không biết liệu mong ước có thành hiện thực.
Khổ thơ này cũng thể hiện sự đan xen giữa thực và ảo, giữa cảnh và tình, làm nổi bật tâm trạng đau buồn và sự chia ly trong tình yêu của nhà thơ. Hàn Mặc Tử đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ thơ để tạo nên một không gian lãng mạn, huyền ảo, đồng thời thể hiện sâu sắc tâm hồn của mình qua từng hình ảnh, từng cảm xúc được gợi lên trong thơ.
Chia sẽ một số nick game miễn phí mới nhất:
- Tặng Nick FF Facebook
- Acc Play Together Miễn Phí
- Acc LOL Free
- Acc Genshin Impact Miễn Phí
- Acc Gunny Mobi Miễn Phí
- Acc Đột Kích Vip Miễn Phí
- Acc Mini World Free
- Acc Blox Fruit Free
- Acc Liên Quân miễn phí đăng nhập bằng Garena
Kết Bài Đoạn 2 Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử – Mẫu 1
Gợi ý kết bài khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những đánh giá tổng kết cho đoạn thơ.
Với bút pháp tả cảnh gợi tình đầy tinh tế, hình ảnh chắt lọc, Hàn Mặc Tử đã mang đến cho người đọc một Đây thôn Vĩ Dạ gần gũi, thân thuộc. Đó là miền quê hương đất nước, một nơi gắn bó với tuổi thơ. Bài thơ còn là tiếng lòng của một trái tim yêu người, yêu đời mãnh liệt. Nhưng niềm tin yêu ấy lại sớm chìm trong vô vọng.
Và khổ 2 trong Đây thôn Vĩ Dạ chính là sự chứng minh cho sự vô vọng ấy. Khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ là sự hoài niệm của tác giả về nơi từng gắn bó với mình – dòng sông Hương và tâm trạng lo âu, phấp phỏng khi đợi chờ tri âm, tri kỷ. Đây có lẽ là khổ thơ hay thể hiện tâm trạng của tác giả trong chặng đường chờ đợi sự tri âm, sẻ chia.
Quà VIP 👉 Thẻ Cào 50k Miễn Phí
Viết Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Đoạn 2 Nội Dung Và Nghệ Thuật – Mẫu 2
Đoạn văn viết kết bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 nội dung và nghệ thuật dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những kiến thức trọng tâm hữu ích.
Qua bốn câu thơ của khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ, tuy ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn giàu tính tượng trưng, giàu sức gợi hình, gợi cảm, cùng với các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình… được sử dụng một cách vô cùng điêu luyện và tuyệt diệu. Đoạn thơ không chỉ giúp bạn đọc hiểu thêm về tâm tư, tình cảm từ sâu bên trong đáy lòng của một nhà thơ khi sắp phải xa rời chốn trần thế, mà nó còn phần nào khẳng định tài năng và tâm hồn yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Có thể nói, “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp về cảnh người và người của miền đất nước qua tâm hồn giàu tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ với nghệ thuật gợi liên tưởng, hòa quyện thiên nhiên với lòng người. Trải qua bao năm tháng, cái tình Hàn Mặc Tử vẫn còn nguyên nóng hổi, lay động day dứt lòng người đọc.
Xem nhiều hơn 🌻 Sơ Đồ Tư Duy Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 13 Mẫu Hay
Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2 Hay Nhất – Mẫu 3
Đón đọc đoạn văn mẫu kết bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 hay nhất dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn đặc sắc.
Cuộc đời Hàn Mặc Tử ngắn ngủi và đau thương, hồn thơ ông chất chứa nhiều nỗi khát vọng về tình yêu, về cuộc sống, nhưng ẩn chứa sau đó là những nỗi xót xa, đau đớn đến cùng cực.
Chính điều đó đã làm nên một chất thơ vừa thơ mộng, trong trẻo đến vô ngần, lại cũng cực kỳ phức tạp khi thường xuyên thấy sự xuất hiện của những yếu tố kỳ dị, liêu trai, điên cuồng mà nói như Hoài Thanh, có sự đó cũng bởi hồn thơ của Hàn Mặc Tử vốn là “Một nguồn sáng tỏa ra từ một linh hồn vô cùng khổ não. Ta bắt gặp dấu tích còn hoi hóp của một tình duyên vừa chết yểu… Chỉ trong thơ Hàn Mặc Tử mới thấy một nỗi đau thương mãnh liệt như thế. Lời thơ như dính máu”.
Đây thôn Vĩ Dạ chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử. Độc đáo hơn cả là khổ thơ thứ 2 vừa đẹp vừa ẩn chứa những nỗi lòng đau thương tuyệt vọng, hồn thơ đang từ ấm áp, sáng trong chuyển sang lạnh lẽo, cô đơn chỉ trong vài dòng thơ ngắn ngủi, khiến người đời không khỏi băn khoăn, thấm thía xót thương cho một đời nghệ sĩ ngắn ngủi, nhiều bất hạnh.
Gợi ý cho bạn ☔ Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ ☔ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Chuẩn Nhất
Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2 Ngắn Gọn – Mẫu 4
Tham khảo đoạn văn kết bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 ngắn gọn dưới đây với cách hành văn súc tích và cô đọng nội dung.
Nếu khổ thơ mở đầu là cảnh thực thì khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ dạ nghiêng về thế giới ảo. Trong nỗi buồn da diết thì nhà thơ muốn nương tựa vào cái đẹp của tình đời tình người nhưng càng trông đợi thì vẫn không tránh khỏi những tuyệt vọng để rồi tác giả chìm sâu vào cõi mộng. Khổ thơ thứ hai này góp phần tạo sự liên kết và giá trị sâu sắc cho cả bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ giúp khẳng định tài năng và thể hiện những cảm xúc chân thật nhất của Hàn Mặc Tử- nhà thơ “điên” độc đáo nhất thi đàn Việt Nam.
Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2 Ngắn Nhất – Mẫu 5
Đoạn văn kết bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và chuẩn bị bài.
Có thể nói, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ. Ẩn sau bức tranh thiên nhiên ấy là niềm khát khao giao cảm với cuộc đời trần thế bằng tình yêu tha thiết đến đau đớn. Bài thơ đã vượt lên trên một bài thơ tình đơn thuần để chuyển tải những khát vọng về tình yêu, cuộc sống, con người. Với những giá trị như vậy, chắc chắn Đây thôn Vĩ Dạ sẽ sống mãi trong lòng những người yêu thơ Hàn Mặc Tử.
Quà nhận ngay 👉 Acc VIP Miễn Phí (Nhận Nick Game NGON Free MỚI NHẤT
Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2 Nâng Cao – Mẫu 6
Tham khảo đoạn văn kết bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 nâng cao dưới đây để trau dồi những ý văn hay và đặc sắc.
Có thể nói, Khổ thơ thứ 2 trong bài Đây thôn Vĩ Dạ thấm đẫm một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng. Đồng thời là minh chứng cho sự tài hoa và vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ với bức trang thiên nhiên thôn Vĩ và bức tranh tâm trạng của con người.
Chỉ trong một khổ thơ ngắn nhưng Hàn Mặc Tử đã sáng tạo thành công những hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm, ngôn ngữ thơ biến ảo giàu âm điệu và chất chứa tâm trạng. Nhịp thơ tha thiết, trong trẻo kết hợp cùng các biện pháp nghệ thuật và câu hỏi tu từ khéo léo. Qua đó đặc biệt bộc lộ tình yêu mãnh liệt của mình với thiên nhiên, cuộc sống, bộc lộ khát khao sống mãnh liệt. Đoạn thơ đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của cả bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” và phong cách thơ Hàn Mặc Tử.
Được sáng tác cách đây gần tám thập kỉ, trong hoàn cảnh nhà thơ cận kề với cái chết nhưng bài thơ với đầy suy tư, khắc khoải đến hiện tại vẫn dễ dàng làm rung động trái tim hàng triệu độc giả. Trân trọng thơ cũng như trân trong và đồng cảm với cái tôi Hàn Mặc Tử – thi nhân tài năng bạc mệnh của thế hệ những nhà thơ Mới.
Chia sẻ 🌼 Cảm Nhận Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌼 15 Bài Văn Hay Nhất
Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2 Học Sinh Giỏi – Mẫu 7
Đón đọc đoạn văn kết bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 học sinh giỏi dưới đây để chắt lọc và luyện tập cách viết hay.
Có thể nói, ẩn sau mỗi ý thơ trong khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ là nỗi niềm luyến tiếc, vấn vương về cái đẹp của cảnh và người xứ Huế ở thôn Vĩ, sông Hương đối với nhà thơ tại thời điểm ấy chỉ còn là hoài niệm. Tình cảm yêu quý, trân trọng của thi nhân gửi gắm qua cái nhìn cảnh vật ấy, chợt gợi nhớ, gợi thương trong tâm hồn độc giả chúng ta hai câu thơ của Bích Khê:
“Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn
Biếc che cần trúc không buồn mà say.”
(Huế đa tình)
Bên cạnh những bài thơ hay về quê hương đất nước của Thế Lữ, Xuân Diệu. Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ…. mấy câu thơ mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử. đã góp phần khẳng định giá trị của phong trào Thơ mới vào những năm ba mươi của thế kỉ XX, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học nước ta trong nửa đầu thế kỉ này.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Phân Tích Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ 💕 14 Bài Cảm Nhận Đoạn 2 Hay
Kết Bài Cảm Nhận Đây Thôn Vĩ Dạ Đoạn 2 Đầy Đủ – Mẫu 8
Chia sẻ dưới đây đoạn văn kết bài cảm nhận Đây thôn Vĩ Dạ đoạn 2 đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo:
Những dòng thơ ngắn gọn trong khổ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ cho ta thấy được hoài niệm của tác giả về cảnh sông nước đêm trăng, đồng thời cũng hiểu được tâm trạng lo âu, phấp phỏng của nhà thơ. Tác giả cũng đang chờ đợi sự tri âm, sự chia sẻ để dịu bớt nỗi đau trên hành trình trở về thế giới bên kia. Đó hay chăng chính là sự xót xa trong bi kịch cuộc đời của một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh.
Với bút pháp gợi tả, hình ảnh tinh tế, khổ thơ thứ 2 trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” là một miền quê hương đất nước, Vĩ Dạ-xứ Huế mộng và thơ. Bài thơ còn là tiếng lòng uẩn khúc của một trái tim yêu người, yêu đời, thiết tha, mãnh liệt trong vô vọng. “Đây thôn Vĩ Dạ” xứng đáng là kiệt tác thơ Hàn, một viên ngọc chói lọi nghìn năm.
Kết Bài Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Đoạn 2 Mở Rộng – Mẫu 9
Tham khảo đoạn văn kết bài phân tích Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 mở rộng dưới đây để có thêm những liên hệ hay khi làm bài.
Đọc khổ thơ thứ 2 Đây thôn Vĩ Dạ, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi vần thơ đều thấm đẫm tình thương nhớ và một nỗi “buồn thiu” lẻ loi, vần thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thơ Hàn Mặc Tử, đúng là thơ trữ tình hướng nội “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”.
Khổ thơ giúp ta thêm yêu quý vẻ đẹp quê hương, đất nước Việt Nam. Qua đó nhà thơ bộc lộ được tâm sự u hoài, thầm kín, nhưng nỗi khao khát vẫn trỗi dậy đầy ám ảnh, bởi tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Thi phẩm của Hàn Mặc Tử giúp người đọc hiểu và biết trân trọng vẻ đẹp và giá trị cuộc sống.
Đọc nhiều hơn 🌻 Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 10 Bài Văn Mẫu Hay
Kết Bài Đoạn 2 Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Lớp 11 – Mẫu 10
Đoạn văn kết bài đoạn 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11 dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Khổ thơ thứ hai bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử đem lại cho ta cảm xúc về tình cảm và cuộc đời của nhà thơ. Ai mà không thương xót cho số phận không may mắn ấy. Khi người ta sắp phải rời xa cuộc đời này và họ còn quá trẻ vẫn còn hoài bão, vẫn còn tình yêu dang dở thì họ sẽ hiểu nhà thơ đã đau khổ như thế nào.
Qua khổ thơ, chúng ta cảm nhận được những tâm tư của nhà thơ nhờ bức tranh thiên nhiên xứ Huế, tuy những tâm trạng đó chỉ là của riêng tác giả nhưng lại có sức ảnh hưởng, có sự cộng hưởng rộng rãi và bên lâu trong lòng người đọc. Chỉ một đoạn thơ bốn câu ngắn ngủi nhưng vẫn chứa đựng tất cả, thiên nhiên xứ Huế, tình yêu của tác giả với xứ Huế nói chung và Vĩ Dạ nói riêng.
Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2 Facebook – Mẫu 11
Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 facebook dưới đây để có thêm gợi ý làm bài phong phú hơn.
Cả bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” nói chung và đặc biệt là khổ thơ thứ 2 nói riêng là một sáng tạo nghệ thuật để lại cho người đọc nhiều suy tư. Bằng những biện pháp tu từ và cặp mắt quan sát, cảm nhận tinh tế của mình, Hàn Mặc Tử đã tiếp tục vẽ những nét vẽ khắc họa rõ hơn về thôn Vĩ trong khổ thơ thứ hai.
Với sông Hương, dòng nước trôi hờ hững, với mây bồng bềnh, con thuyền, ánh trăng và đặc biệt là một tấm lòng yêu thiên nhiên, khát khao, khắc khoải trong khát vọng tình đời, tình người, nhà thơ sẽ khiến cho người ta còn mãi vương vấn về một Vĩ Dạ của xứ Huế mộng mơ, nơi có một cặp mắt đau đáu hướng về.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử 🌺 23 Bài Hay
Kết Bài 2 Khổ Thơ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ – Mẫu 12
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ giúp các em học sinh linh hoạt vận dụng trong quá trình làm bài.
Qua 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ có thể thấy, thành công của hai khổ thơ nhờ các biện pháp tu từ như điệp từ, các câu hỏi thu từ, cách so sánh bằng liên tưởng. Qua các bút pháp nghệ thuật, Hàn Mặc Tử đã khắc họa nên một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống nhưng cũng mang tải nỗi buồn, nỗi lòng của người thi sĩ chịu nhiều bất hạnh.
Bằng những hình ảnh thơ độc đáo, tuy quen thuộc, bình dị nhưng qua tài năng trong ngòi bút của mình, Hàn Mặc Tử đã biến cái quen thành những nét mới lạ mà hấp dẫn. Cảnh mang tâm tình, dư vị hoài niệm của thi nhân bằng cái nhìn đầy tinh tế và sâu sắc, chỉ qua hai khổ thơ thôi mà ta thấy được một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh thiên nhiên đẹp, nhưng ở một cái nhìn sâu hơn thì bài thơ là tiếng lòng của Hàn Mặc Tử – một nghệ sĩ tài hoa đa tình, đa cảm. Chính những tình cảm da diết đó đó đã làm cho bài thơ sống mãi trong lòng người đọc hiện giờ và mai sau.
Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌳 16 Bài Văn Mẫu Hay
Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu Ngắn Hay – Mẫu 13
Tham khảo đoạn văn kết bài Đây thôn Vĩ Dạ 2 khổ đầu ngắn hay dưới đây với những ý văn sinh động và giàu hình ảnh.
Hàn Mặc Tử vốn là người rất mực tài hoa, luôn khao khát yêu thương; nhưng căn bệnh phong hiểm nghèo đã làm ông không có được một tình yêu trọn vẹn. Nhà thơ đã từng phải sống cô độc, lúc thì trong một con thuyền nhỏ lênh đênh chẳng có bến bờ, lúc thì khắc khoải bên dãy núi ven thành phố, và cuối cùng phải nằm vô vọng ở nhà thương Tuy Hòa chờ cái chết… Ta càng thông cảm cho một thoáng hờn dỗi, trách móc tưởng như vô cớ của cây bút đa tài, mà bất hạnh này.
Phải yêu người Vĩ Dạ, nói rộng ra là phải yêu người xứ Huế; hiểu xứ Huế, gắn bó với xứ Huế sâu sắc đến độ nào, thì thi sĩ mới nói về tình yêu, về xứ Huế đứng và hay như thế. Như vậy, 2 khổ đầu trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã để lại cho người đọc một ấn tượng sâu sắc về thiên nhiên của nơi thôn Vĩ. Cũng như nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ Hàn Mặc Tử được gửi gắm trong bài thơ.
Kết Bài 2 Khổ Thơ Đầu Đây Thôn Vĩ Dạ Đơn Giản – Mẫu 14
Đoạn văn kết bài 2 khổ thơ đầu Đây thôn Vĩ Dạ đơn giản dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách giới thiệu ngắn gọn nhất.
Bức ảnh phong cảnh Huế của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử là nguồn cảm hứng để tác giả cho ra đời bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Người gửi đã nhiều thâm tình, người nhận được – nhà thơ lại càng sắc sảo hơn. Tác giả nghe như có lời mời mọc, lời trách yêu, hờn dỗi vang lên của người con gái xứ Huế. Từ đó ùa về trong tâm tưởng của ông, khung cảnh thôn Vĩ hừng đông tràn đầy nhựa sống và khung cảnh thôn Vĩ đêm trăng vằng vặc tâm trạng.
Phải là một con người yêu Huế mãnh liệt, nồng nàn, găn bó máu thịt với thôn Vĩ, sông Hương, thi nhân Hàn Mặc Tử mới lột tả cảnh và người xứ Huế có hồn đến thế. Và cái làm cho người đọc thực sự cảm kích cũng chính cái đẹp nhất trong 2 khổ thơ đầu Đây thôn Vĩ Dạ chính là “tâm hồn tác giả luôn hướng về cái thánh thiện, khát khao với cái đẹp của tình người, tình đời dù xa xôi mờ ảo.”
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 🌹 15 Đoạn Văn Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2 3 – Mẫu 15
Đoạn văn mẫu kết bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 3 dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng hay cho bài viết của mình.
Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng khẳng định: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Hàn Mạc Tử đã đế lại cho độc giả một bài thơ tình “Đây thôn Vĩ Dạ” thật hay và cảm động. Cảnh và người, mộng và thực, say đắm và bâng khuâng, ngạc nhiên và thẫn thờ… bao hình ảnh và cảm xúc đẹp mà buồn hội tụ trong 2 khổ thơ cuối trong thi phẩm với những câu chữ toàn bích.
Có thể nói “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ tình tuyệt tác. Con thuyền ai đậu bến sông trăng, và màu trắng của áo em như dẫn hồn ta đi về miền sương khói Vĩ Dạ thôn một thời xa vắng, tìm lại bóng giai nhân, thương nhớ nhà thơ tài hoa, đa tình mà mệnh bạc. Bức tranh tâm cảnh trong “Đây thôn Vĩ Dạ” vương vấn mãi, nhà thơ Thu Bồn đã nói hộ lòng ta.
“Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực mà nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô”.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Khổ 3 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌼 15 Mẫu Cảm Nhận Khổ Cuối