Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu [27+ Đoạn Mẫu Hay Nhất]

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu ❤️️27+ Đoạn Mẫu Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Gợi Ý Cách Mở Bài Ấn Tượng Và Độc Đáo Cho Bài Viết Của Bạn.

Viết Mở Bài 2 Khổ Đầu Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử – Mẫu 1

Gợi ý viết mở bài 2 khổ đầu Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách dẫn dắt giới thiệu hay.

Xứ Huế mộng mơ đã từng là nơi khơi nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn nhà thơ. Có lẽ trong đó xuất sắc nhất là tập thơ điên của Hàn Mặc Tử, với chất điên loạn ấy, nhà thơ đã sáng tác nên Đây thôn Vĩ Dạ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc bao thế hệ. Trong đó, hai khổ đầu của bài thơ khắc hoạ bức tranh phong cảnh của Vĩ Dạ xứ Huế cùng nỗi lòng cô đơn, lạc lõng, trống rộng của tác giả khi phải xa cách thế giới, con người.

Mở Bài 2 Khổ Đầu Đây Thôn Vĩ Dạ Tác Giả Tác Phẩm – Mẫu 2

Tham khảo đoạn văn mở bài 2 khổ đầu Đây thôn Vĩ Dạ tác giả tác phẩm dưới đây với những kiến thức và thông tin hữu ích.

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới. Ông là một con người tài hoa nhưng mệnh bạc khi ông mắc phải căn bệnh phong quái ác từ khi còn rất trẻ. Có lẽ vì vậy mà trong thơ của ông luôn có hai thế giới song hành, một là sự tươi sáng, thanh khiết, một thế giới đầy ma quái, cuồng loạn.

Đây thôn Vĩ Dạ được ra đời năm 1938 khi ông đang bị căn bệnh phong quái ác dày vò. Bài thơ được bắt nguồn cảm xúc từ tấm bưu thiếp có bức tranh phong cảnh xứ Huế và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc, người con gái mà Hàn Mặc Tử từng tương tư. Đặc biệt, qua hai khổ thơ đầu, tình yêu thiên nhiên, con người Vĩ Dạ cùng những tâm sự thầm kín của nhà thơ được bộc lộ rõ nét.

Gợi ý cho bạn ☔ Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ ☔ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Chuẩn Nhất

Mở Bài Trực Tiếp Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu – Mẫu 3

Đoạn văn mở bài trực tiếp Đây thôn Vĩ Dạ 2 khổ đầu dưới đây sẽ giúp các em học sinh vận dụng hoàn thành tốt bài viết.

Nhắc đến phong trào thơ Mới không thể không nhắc tới Hàn Mặc Tử- nhà thơ Điên của nền văn học Việt, bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ” là một tuyệt phẩm tiêu biểu của ông. Thôn Vĩ Dạ là địa danh nổi tiếng của xứ Huế đã khơi nguồn cho thơ Hàn Mạc Tử. “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ “Thuần túy Huế, tinh khiết Huế” đã bộc lộ rất rõ cuộc sống con người, bức tranh thiên nhiên của một xứ Huế đẹp và thơ mộng. Hai khổ thơ đầu bài thơ như một khúc ngân trữ tình đẹp đẽ và giàu sức gợi đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mở Bài Gián Tiếp Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu – Mẫu 4

Tham khảo cách mở bài gián tiếp Đây thôn Vĩ Dạ 2 khổ đầu dưới đây với những ý văn sinh động và ấn tượng.

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào Thơ Mới ở Việt Nam. Thơ Hàn Mặc tử mang một “diện mạo” độc đáo, cá tính và cũng đầy bí ẩn. Bên cạnh những vần thơ chất chứa nhiều tâm sự cùng hình tượng máu- trăng ám ảnh, “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong rất ít bài thơ có hình ảnh, cảm xúc tươi sáng, trong trẻo với tình yêu của người thi sĩ dành cho thôn Vĩ và người con gái xứ Huế.

Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được thể hiện tập trung chủ yếu trong hai khổ thơ đầu tiên. Hàn Mặc Tử đã khắc họa hai bức tranh với hai gam màu khác nhau, một tươi sáng đầy sức sống; một thấm đẫm lạc lõng, cô đơn, dự cảm bất an.

Xem nhiều hơn 🌻 Sơ Đồ Tư Duy Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 13 Mẫu Hay

Mở Bài Hay Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Thơ Đầu – Mẫu 5

Đoạn văn mở bài hay Đây thôn Vĩ Dạ 2 khổ thơ đầu dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

“Đây thôn Vĩ Dạ” ra đời ngẫu nhiên trong một lần Hàn Mặc Tử nhận được bức thư của nàng thơ Hoàng Thị Kim Cúc xưa gửi cho thi sĩ trong những ngày cuối cùng của đời người bên giường bệnh. Bức thư kèm theo một bức ảnh chụp cảnh non nước mây trời xứ Huế. Quá khứ về những ngày ở Huế ùa về, Hàn Mặc Tử chợt xúc động và viết lên bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. Có lẽ, đó là lí do bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ trong bài thơ lại đầy sắc, hương và tình đến thế.

Trong số các nhà văn, nhà thơ Việt Nam, ít ai chịu nỗi đau đời nhiều như Hàn Mặc Tử. Cuộc đời Hàn bị ruồng bỏ nơi bãi bồi, chòi gác. Người chịu căn bệnh phong hành hạ thể xác tới cuối đời. Đưa nỗi đau vào các tác phẩm, Hàn Mặc Tử trở thành đỉnh cao thơ Mới với cái “tôi” hoàn toàn “loạn” và dị biệt.

Tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” tiêu biểu cho cái tôi kì dị ấy. Thế nên mới có lời nhận xét thế này “Thơ Hàn Mặc Tử thường có bước cóc nhảy về ý, ý nọ cách ý kia một khoảng rất xa, thoạt nhìn tưởng đầu Ngô mình Sở…”. Chỉ riêng cách thể hiện bức tranh thiên nhiên trong bài thơ, ta đã thấy những điểm đó. Trong hai khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã tái hiện sống động bức tranh thiên nhiên xứ Huế và những cảm xúc, tình cảm chân thành nhất của bản thân.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Kết Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu 💕 18 Đoạn Văn Hay Nhất

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu Hay Nhất – Mẫu 6

Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ 2 khổ đầu hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.

Những người yêu thơ chắc hẳn đều biết đến lời rao trăng nổi tiếng của nhà thơ đậm chất trữ tình lãng mạn Hàn Mặc Tử trong những năm 30 của thế kỉ XIX và lời rao trăng đó đã in sâu vào lòng độc giả. Ông là một thiên tài như những ngôi sao sáng lóa trong bầu trời thơ mới nhưng cuộc đời ông cũng chứa đầy bất hạnh, ông luôn đau đớn quằn quại bên chiếc giường trong trại phong quy hòa và nơi đó có sự vật lộn và giằng xé giữ dội giữa linh hồn và xác thịt của ông với căn bệnh quái gở.

Và chính nơi đây ông đã tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái. Chính “chất điên” ấy đã làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử. Thơ của ông như trào ra máu và nước mắt, tuy vậy bên trong những dòng thơ ấy vẫn có những dòng thơ trong sáng, thanh khuyết đến lạ thường.

Đây thôn Vĩ Dạ trích trong tập thơ điên là tác phẩm như thế. Đây chính là sản phẩm của nguồn thơ lạ lùng kia, là một lời tỏ tình với cuộc đời của một tình yêu tuyệt vọng, yêu đơn phương nhưng ẩn bên dưới mỗi hàng chữ tươi sáng là cả một khối u hoài của tác giả. Bài thơ còn là tình yêu thiên nhiên, yêu con người Vĩ Dạ một cách nồng cháy – nơi chất chứa biết bao kỉ niệm và luôn sống mãi trong hồi tưởng của ông. Trong 2 khổ thơ đầu của thi phẩm đã cho thấy được một phương diện rất đẹp của tâm hồn nhà thơ.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu Ngắn Gọn – Mẫu 7

Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ 2 khổ đầu ngắn gọn dưới đây với cách hành văn súc tích.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc tử vẫn luôn được bạn đọc yêu mến qua nhiều thế hệ và đã có ba ý kiến nhận định dành cho bài thơ. Đầu tiên, bài thơ là tiếng lòng, nỗi trăn trở của mối tình thầm kín; sau đó là lời yêu thương dành cho một miền quê bình yên và thứ ba, bài thơ là niềm khao khát được sống của nhà thơ, khao khát được đồng cảm, được chia sẻ với cuộc đời. Hai khổ thơ đã thể hiện rõ một cách xúc động những tâm tình ấy của tác giả gửi gắm qua bài thơ.

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu Ngắn Nhất – Mẫu 8

Đoạn văn mở bài Đây thôn Vĩ Dạ 2 khổ đầu ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ và bậc nhất của phong trào Thơ mới. Cuộc đời ông ngắn ngủi, đầy bi thương nhưng lại là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ để lại chặng đường thơ sáng ngời và nhiều bài thơ bất hủ cho hậu thế. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là tác phẩm xuất sắc nhất của hồn thơ Hàn Mặc Tử. Hai khổ thơ đầu, tác giả giải bày tâm tư nhớ nhung tha thiết về thiên nhiên và con người xứ Huế, nỗi buồn man mác thắm đượm cảnh vật.

Giới thiệu tuyển tập 🌟 Cảm Nhận 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 🌟 15 Bài Văn Hay

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu Nâng Cao – Mẫu 9

Tham khảo đoạn văn mở bài Đây thôn Vĩ Dạ 2 khổ đầu nâng cao dưới đây để chắt lọc cho mình những ý văn hay.

Quả không sai khi nói rằng với người làm thơ, bài thơ chính là phương tiện quan trọng để biểu đạt cảm xúc, chỉ có cảm xúc chân thật mới là cơ sở để làm nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc mãnh liệt trong bài thơ có sức ám ảnh trái tim người đọc mang trong mình sứ mệnh cao cả của người cầm bút.

Khi sáng tạo nghệ thuật Hàn Mặc Tử đã không ngừng tìm tòi xây dựng phong cách, hướng đi cho riêng mình. Với những đóng góp đó, ông đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong nền văn học nước nhà, cũng chính là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ mới, là một hiện tượng thơ rất lạ. Hồn thơ mãnh liệt luôn chất chứa sự mâu thuẫn giữa thể xác và tâm hồn vì những đau đớn vì bệnh tật nên ông luôn khát khao sống, khát khao được giao hòa, giao cảm với cuộc đời.

Và tiêu biểu cho phong cách thơ của Hàn Mặc Tử có thể kể đến Đây Thôn Vĩ Dạ, đây là bài thơ được sáng tác năm 1938 lấy cảm hứng từ một mối tình của Hàn Mặc Tử với cô gái Huế tên là Hoàng Cúc, tác phẩm được in trong tập “thơ Điên” sau đó đổi thành “đau thương” xuất bản năm 1940. 2 khổ đầu tác phẩm là một đoạn thơ rất hay viết về thiên nhiên xứ Huế và ẩn sâu trong đó là tâm trạng bâng khuâng, một khát khao hạnh phúc của thi sĩ đa tình.

Tham khảo trọn bộ 🌹 Phân Tích 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 🌹 17 Mẫu Cảm Nhận Khổ 1 2

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu Học Sinh Giỏi – Mẫu 10

Đón đọc đoạn văn mở bài Đây thôn Vĩ Dạ 2 khổ đầu học sinh giỏi dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn đặc sắc.

Khi nhận định về các nhà thơ nổi bật của phong trào thơ Mới nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy đã viết rằng “Nếu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính là dòng lãng mạn thuần khiết, nếu Xuân Diệu và nhất là Huy Cận, là dòng lãng mạn được cườm vào những yếu tố tượng trưng… thì Hàn Mặc Tử là hài hòa của lãng mạn, tưởng tượng, thậm chí siêu thực nữa”.

Thật vậy, cuộc đời Hàn Mặc Tử tuy ngắn ngủi và phải chịu nhiều đau thương, tuyệt vọng, thế nhưng khi nhìn vào thơ ông, người ta vẫn thấy trong đó chan chứa những xúc cảm về tình yêu và sự sống mãnh liệt, mãnh liệt đến độ quằn quại và đau đớn. Thêm vào đó cái khác biệt trong thơ Hàn Mặc Tử còn là vẻ lãng mạn pha lẫn lối thơ Đường luật cũ, cùng với nét phá cách đầy sáng tạo trong tuy duy nghệ thuật, mang đến cho độc giả những vần thơ độc đáo, ấn tượng.

Đọc thơ Hàn Mặc Tử người ta thấy những vẻ đẹp thực lãng mạn, trong trẻo, tinh khiết đến vô ngần, nhưng cũng đồng thời là những hình ảnh kỳ dị, điên cuồng, siêu thực nhất khiến người đọc không khỏi trăn trở suy nghĩ về một hồn thơ lạ lùng nhất của nền thơ Mới.

Đây thôn Vĩ Dạ là một trong số những bài thơ xuất sắc nhất của Hàn Mặc Tử, là tác phẩm nổi bật hàng đầu của trong phong trào thơ Mới, thể hiện được gần như hết phong cách sáng tác của ông, trong đó ở hai khổ thơ đầu, người ta thấy một Hàn Mặc Tử với tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống sâu sắc thông qua bức tranh quê thanh khiết, đậm chất trữ tình.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử 🌺 23 Bài Hay

Mở Bài Khổ Thơ 1 2 Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Đặc Sắc – Mẫu 11

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mở bài khổ thơ 1 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ đặc sắc để các em học sinh cùng tham khảo:

Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề

Đó là “lời rao trăng” nổi tiếng của một nhà thơ cũng rất nổi tiếng trong những năm ba mươi của thế kỉ XIX, vâng đó chính là Hàn Mặc Tử – một tên tuổi mãi mãi in đậm trong tấm lòng đọc giả. Ông là “một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt”. Ông “đã tạo ra cho thơ mình một thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái và xa lạ với cuộc đời thực.

Bằng tâm hồn tinh tế của một người nghệ sĩ, cùng với phong cách thơ độc đáo, Hàn Mặc Tử đã rất thành công khi miêu tả cảnh vật Thôn Vĩ Dạ và gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình vào thơ. Đọc 2 khổ thơ đầu Đây Thôn Vĩ Dạ Người đọc sẽ thấy rõ được điều đó.

Đọc nhiều hơn 🌻 Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 10 Bài Văn Mẫu Hay

Mở Bài Tác Phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Khổ Đầu Đạt Điểm Cao – Mẫu 12

Để viết mở bài tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ 2 khổ đầu đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công những cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui nỗi buồn, sự cô đơn, tuyệt vọng…. Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn tả bằng thơ. Vì vậy thơ không chỉ nói hộ lòng mình mà còn là tiếng nói của trái tim.

Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử là ba đỉnh cao của phong trào thơ mới Việt Nam, trong đó Hàn Mặc Tử là một hiện thương thơ rất khác lạ. Hồn thơ mãnh liệt của Hàn Mặc Tử luôn chất chứa mâu thuẫn giữa cảnh sắc và tinh thần. Thế gian ngoài kia tươi đẹp, nhưng ông phải chịu những nỗi đau đớn về bệnh tật nên sự tận hưởng luôn có giới hạn. Bởi vậy trong tác các phẩm thơ ông luôn thể hiện cái khát khao được sống, khát khao được giao hòa giao cảm với xung quanh, với cuộc đời.

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác vào năm 1938 và tác giả lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của mình dành cho người thiếu nữ Huế. Bài thơ này được in trong tập thơ tên “Thơ điên” mà sau này đổi thành “Đau thương” như chính cuộc đời nhà thơ tài hoa mà bạc phận. Đặc biệt, 2 khổ thơ đầu của tác phẩm đã bộc lộ sự tài hoa và tâm hồn người thi sĩ với bức trang thiên nhiên thôn Vĩ và bức tranh tâm trạng của con người.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 🌟 Tuyển Tập Đặc Sắc

Mở Bài 2 Khổ Thơ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Chọn Lọc – Mẫu 13

Đoạn văn mở bài 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập nâng cao kỹ năng viết.

Đây thôn Vĩ Dạ là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử. Bài thơ được lấy cảm hứng từ một tấm thiệp in hình phong cảnh của Hoàng Cúc – người mà Hàn Mặc Tử thầm thương trộm nhớ- tác phẩm được viết vào những năm tháng cuối đời khi nhà thơ đang điều trị căn bệnh hiểm nghèo tại trại Phong Tuy Hòa. Hai khổ đầu bài thơ là bức tranh về cảnh và con người xứ Huế vừa trong trẻo, thanh bình lại vừa đượm nỗi buồn tâm trạng.

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Hai Khổ Đầu Ấn Tượng – Mẫu 14

Với đoạn văn mở bài Đây thôn Vĩ Dạ hai khổ đầu ấn tượng dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thành tốt bài viết.

Hàn Mặc Tử là nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, những sáng tác của ông được sáng tác và đi vào lòng cũng một cách rất tự nhiên, sâu lắng, để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả. Một trong những bài thơ như thế chính là bài Đây thôn Vĩ Dạ, bài thơ nhắc nhiều đến xứ Huế thơ mộng, với vẻ đẹp vừa giản dị vừa yêu kiều như chính người con gái mà tác giả đang thầm thương trộm nhớ.

Không những thế bài thơ còn nói lên niềm khát khao được sống, được yêu một cách tha thiết của thi sĩ. Trong đó, hai khổ thơ đầu đã diễn tả một khung cảnh bình yên, hình ảnh con người đẹp e ấp bên lá trúc cùng diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Chia sẻ 🌼 Cảm Nhận Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌼 15 Bài Văn Hay Nhất

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 2 Đơn Giản – Mẫu 15

Tham khảo đoạn văn mở bài Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 2 đơn giản dưới đây với  cách viết ngắn gọn và đầy đủ nội dung cơ bản.

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có số phận đau thương nhưng lại là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Ông để lại cho làng thơ Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị như: “Gái quê”, “Thơ điên”,…Đặc sắc và gây xúc động nhất là bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về miền quê đất nước và là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Tất cả những vẻ đẹp ấy của bài thơ đã được ngòi bút Hàn Mặc Tử khắc họa một cách tinh tế và sâu lắng qua hai khổ thơ đầu.

Mở Bài Khổ 1 2 Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn Hay – Mẫu 16

Chia sẻ đoạn văn mở bài khổ 1 2 Đây thôn Vĩ Dạ ngắn hay dưới đây giúp các em học sinh có thêm cho mình gợi ý làm bài phong phú hơn.

Trong số các thi nhân của phong trào thơ mới 1932 – 1945 có lẽ ta không thấy ai có số phận ai oán nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử, số mệnh cay đắng của thi sĩ được tiên đoán trước qua ý nghĩa các biệt danh Phong Trần (Gió Bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt). Hàn Mặc Tử người đi trong màn lạnh với tấm lòng quặn thắt, ông đã trải lòng mình trên giấy mong manh và cho ra đời nhiều thi phẩm đặc sắc. Một trong số đó là bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ, đọc bài thơ người đọc sẽ có ấn tượng ngay với hai khổ thơ đầu.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Khổ 3 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌼 15 Mẫu Cảm Nhận Khổ Cuối Hay Nhất

Mở Bài Khổ 1 Và 2 Đây Thôn Vĩ Dạ Lớp 11 – Mẫu 17

Tham khảo đoạn văn mở bài khổ 1 và 2 Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11 dưới đây để hoàn thiện hơn bài viết của mình và đạt kết quả cao.

Huế với vẻ đẹp nên thơ trữ tình, nơi đây không chỉ đẹp mà còn gợi cho du khách sự nhớ nhung về một mảnh đất vừa tươi mới, vừa gần gũi, cổ kính. Vẻ đẹp đó đã tạo nên cảm hứng cho nhiều thi sĩ, trong đó có hồn thơ Hàn Mặc Tử. Trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử đã miêu tả một cách sinh động, đầy màu sắc về cảnh vật của thôn Vĩ trong 2 khổ thơ đầu. Qua tác phẩm, ta không chỉ yêu thêm về con người mà con yêu hơn nữa nét trữ tình, đằm thắm rất riêng của Huế.

Mở Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 2 Facebook – Mẫu 18

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài Đây thôn Vĩ Dạ 2 facebook mang đến cho các em học sinh những ý tưởng hay khi làm bài.

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh. Nỗi đau về bệnh tật, nỗi đau về một kiếp sống ngắn ngủi đã khiến cho những vần thơ của ông thấm đẫm một nỗi buồn da diết. “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng là một bài thơ được nhà thơ sáng tác vào những năm cuối đời của mình, với nỗi niềm tiếc nuối với mối tình với cô gái trong mộng chưa kịp chớm nở đã bị số phận trớ trêu cắt đứt.

2 khổ thơ đầu trong tác phẩm là một bức tranh về thôn Vĩ Dạ thơ mộng bên bờ sông Hương, thật đẹp, những vẫn thấm đẫm một nỗi buồn da diết, bâng khuâng của Hàn Mặc Tử.

Chia sẻ Làm Rõ Nhận Định 🌹 Có Ý Kiến Cho Rằng Đây Thôn Vĩ Dạ Có Cả Tâm Cảnh Và Phong Cảnh 🌹

Viết một bình luận