Mở Bài Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương [22+ Mẫu Hay]

Mở Bài Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương ❤️️ 22+ Mẫu Hay ✅ SCR.VN Chia Sẻ Tuyển Tập Đoạn Văn Mẫu Đặc Sắc Nhất Giới Thiệu Tác Giả Và Tác Phẩm.

Cách Mở Bài Bánh Trôi Nước – Mẫu 1

Tham khảo những cách mở bài Bánh trôi nước dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm những cách bắt đầu bài viết thật ấn tượng.

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô đọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Viết Mở Bài Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương – Mẫu 2

Gợi ý viết mở bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương dưới đây sẽ là nội dung tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong tác phẩm nổi bật của bà là bài thơ “Bánh trôi nước”. Tác phẩm đã thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ.

SCR.VN chia sẻ 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Bánh Trôi Nước 🌼 7 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Mở Bài Bánh Trôi Nước Tác Giả Tác Phẩm – Mẫu 3

Đoạn văn mở bài Bánh trôi nước tác giả tác phẩm dưới đây sẽ cung cấp cho các em học sinh những kiến thức hữu ích khi làm bài.

Hồ Xuân Hương, một hồn thơ trong trẻo, một nữ thi sĩ tài năng của nền thơ ca Việt Nam. Giọng thơ của bà mang âm hưởng nhẹ nhàng, nữ tính, đồng thời thể hiện khát vọng được yêu thương thầm kín của người phụ nữ. “Bánh trôi nước” là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của nhà thơ, ở đó, người ta bắt gặp hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam xưa: Xinh đẹp, nết na và chung thủy, son sắt, bộc lộ qua cả vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn.

Bản thân không may trải qua nhiều sóng gió đường tình duyên, Hồ Xuân Hương thấu hiểu và cảm thông cho những tâm sự, những nỗi buồn luôn cất giấu trong lòng của người phụ nữ. Thân phận phụ nữ thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội, bà tìm đến thơ văn, mượn ngòi bút, mượn giấy mực để bày tỏ những xúc cảm khát khao mãnh liệt của mình.

Trong “Bánh trôi nước”, người đọc nhận ra hình tượng người phụ nữ Việt Nam xưa với nét đẹp hình thể nuột nà, mơn mởn và nét đẹp tâm hồn giản dị, chân phương, dù có vất vả, lận đận nhưng vẫn giữ nguyên bản chất tốt đẹp, thủy chung, lương thiện điển hình.

Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Bài Thơ Bánh Trôi Nước 🌠 14 Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Bánh Trôi Nước Trực Tiếp – Mẫu 4

Tham khảo và vận dụng gợi ý mở bài Bánh trôi nước trực tiếp dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

“Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi của Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa cho thấy vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân văn cao cả của bà: yêu thương trân trọng người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Chính vì vậy, Hồ Xuân Hương đã lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ với tiếng thơ sâu cay trong bài “Bánh trôi nước”.

Mở Bài Bánh Trôi Nước Gián Tiếp – Mẫu 5

Sử dụng cách mở bài Bánh trôi nước gián tiếp sẽ giúp cho bài viết thêm sinh động và ấn tượng, tham khảo gợi ý dưới đây:

Trong xã hội phong kiến, số phận người phụ nữ luôn bị coi là “con sâu cái kiến”, bị coi thường, bị chà đạp. Họ không có tiếng nói trong xã hội, thậm chí đến cả cuộc đời của mình, họ cũng không có quyền tự quyết định. Hiểu được nỗi bất hạnh đó, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã dùng tài năng văn chương trời phú của mình để lên tiếng, thay mặt phái yếu nhằm giãi bày những dằn vặt, khổ đau, bất hạnh, đồng thời thể hiện sự yêu mến, kính trọng với những người phụ nữ tài giỏi, xinh đẹp.

Trong bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã vẽ nên bức tranh nghệ thuật, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hình tượng ẩn dụ độc đáo, bày tỏ sự yêu thương và nâng niu với số phận người con gái kiên cường, dẫu có khổ cực, đớn đau nhưng tâm hồn vẫn luôn trong sáng, thánh thiện.

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Cảm Nhận Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước 🌹 15 Bài Cảm Nghĩ Hay

Mở Bài Hay Cho Bài Thơ Bánh Trôi Nước – Mẫu 6

Đón đọc đoạn văn mở bài hay cho bài thơ Bánh trôi nước dưới đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập trau dồi kỹ năng viết.

Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh của nền văn học Trung đại Việt Nam. Chính nhờ sự tài hoa đó bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm với một loạt các tác phẩm nổi tiếng nói về tiếng lòng, giá trị, nhân phẩm người phụ nữ trong xã hội xưa. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. Bài thơ phản ánh cuộc sống đau khổ tột cùng của người phụ nữ đồng thời ca ngợi tấm lòng son sắt và thủy chung của những người phụ nữ ấy.

Thân phận người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi như mười hai bến nước vào thời phong kiến. Thương cảm cho thân phận đau thương của người phụ nữ, “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương đã sáng tác bài thơ “Bánh trôi nước”. Chỉ bằng bốn câu thơ trữ tình chất chứa nhiều tâm tư, tình cảm sâu sắc, bài thơ đã lôi cuốn người đọc, người nghe bằng những vần điệu miêu tả một chiếc bánh dân gian thường dùng nhưng hàm ý lại xoay quanh vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Kết Bài Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương ☀️ 20 Đoạn Hay

Mở Bài Bánh Trôi Nước Hay Nhất – Mẫu 7

Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Bánh trôi nước hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới  đây dành cho các em học sinh.

Theo dòng văn học Việt Nam, có không ít những tác phẩm viết về người phụ nữ. Họ trở thành đề tài lớn của văn học trung đại, là hình tượng mà bao tác giả phải nhức nhối, đau đáu khi viết về họ. Đặc biệt là trong dòng văn học trung đại, có nhiều tác phẩm viết về người phụ nữ khiến người đọc không khỏi xót xa, buồn thương cho số phận ngang trái của họ.

Một trong những bài thơ hay nhất viết về họ phải kể đến Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, bài thơ viết về cuộc đời và số phận của những người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay của cuộc đời.

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học đặc biệt và là một trong những nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại nói riêng, văn học dân tộc nói chung. Trong các sáng tác của bà, bài thơ em yêu thích nhất và ấn tượng nhất là bài thơ “Bánh trôi nước”. Bài thơ đã bộc lộ tiếng lòng xót thương, đồng cảm cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước 🌹 15 Bài Hay

Mở Bài Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Bánh Trôi Nước – Mẫu 8

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài phát biểu cảm nghĩ về bài Bánh trôi nước để các em học sinh cùng tham khảo.

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy.

“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương là một hiện tượng lạ trong nền văn học Việt Nam. Những bài thơ của bà giản dị, mộc mạc mà sâu xa, thâm thúy. “Bánh trôi nước” là một ví dụ điển hình. Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công, đầy áp bức.

Mở Bài Biểu Cảm Bánh Trôi Nước – Mẫu 9

Tham khảo đoạn văn mở bài biểu cảm Bánh trôi nước dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những ý văn hay.

Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm của nền văn học Việt Nam. Thơ của bà vô cùng độc đáo với phong cách giản dị, mộc mạc, lời lẽ sâu cay, thể hiện những nét ẩn dụ sâu sắc sắc.

Trong những bài thơ của bà bài thơ “Bánh trôi nước” thể hiện sự châm biếm sâu cay vô cùng độc đáo. Trong hình ảnh bánh trôi, bảy nổi ba chìm chính là thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước để tố cáo tội ác của chế độ cũ đã chà đạp lên thân phận người phụ nữ. Một xã hội đầy những bất công, bất bình đẳng “trọng nam khinh nữ” người phụ nữ không có tiếng nói gì trong chính cuộc sống của họ.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Mở Bài Cảm Nhận Bánh Trôi Nước – Mẫu 10

Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài cảm nhận Bánh trôi nước dưới đây sẽ là nội dung tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Nhà thơ Xuân Diệu rất yêu thích thơ Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nữ sĩ: Bà chúa thơ Nôm.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

Mở Bài Phân Tích Bánh Trôi Nước – Mẫu 11

Đoạn văn mở bài phân tích Bánh trôi nước dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý hay khi làm bài.

Hồ Xuân Hương – “Bà chúa Thơ Nôm” của làng văn học Việt Nam thời kì Trung đại. Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong hôn nhân đã hình thành ở bà một lối viết văn độc đáo, chủ yếu viết về thân phận người phụ nữ và những khát khao thầm kín tận đáy lòng người con gái hừng hức sắc xuân.

“Bánh trôi nước”, một trong những thi phẩm làm nên tên tuổi của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, bài thơ mang giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc lại được lồng ghép khéo léo những yếu tố dân gian vừa gần gũi, vừa mới lạ đã khắc họa thành công nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa trên cả phương diện hình thể và tâm hồn.

Tham khảo trọn bộ 🍀 Thơ Hồ Xuân Hương 🍀 Trọn Bộ Tác Phẩm Bà Chúa Thơ Nôm

Mở Bài Bánh Trôi Nước Ngắn Gọn – Mẫu 12

Đoạn văn mở bài Bánh trôi nước ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích.

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc, một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái “trọng nam khinh nữ”. Sống trong hoàn cảnh đó, cũng mang trong mình số phận người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”. Bài thơ miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi, nhưng thực chất là muốn nói về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ.

Mở Bài Bánh Trôi Nước Ngắn Nhất – Mẫu 13

Tham khảo đoạn văn mở bài Bánh trôi nước ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng và nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền – thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nữ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Đừng bỏ qua 🔥 Phân Tích Bài Thơ Qua Đèo Ngang 🔥 16 Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Bánh Trôi Nước Nâng Cao – Mẫu 14

Đoạn văn mẫu mở bài Bánh trôi nước nâng cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh chắt lọc cho mình những ý văn đặc sắc và sinh động.

Hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của biết bao người cầm bút. Bên cạnh việc ngợi ca vẻ đẹp thì các tác giả chủ yếu đi sâu khai thác bi kịch thân phận của họ. “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Bàn về bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Không chỉ mang nặng một nỗi niềm, Bánh trôi nước còn lắng đọng một cái nhìn Xuân Hương về phận đàn bà trong xã hội xưa cũ”.

Đó là một nhận định vô cùng xác đáng. Nếu chỉ hiểu đây là bài thơ viết về một món ăn dân tộc thì e rằng cách hiểu ấy quá đơn thuần. Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài ba của nền văn học Việt Nam và những tác phẩm của bà cũng mang đậm màu sắc, phong cách của “bà chúa thơ Nôm” (Xuân Diệu). Bà thường vịnh các vật bé nhỏ như quả mít, quả cau, miếng trầu hôi,…để thông qua đó khắc họa thân phận hèn mọn, số phận bạc bẽo của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà 🌳 15 Bài Hay Nhất

Mở Bài Bánh Trôi Nước Học Sinh Giỏi – Mẫu 15

Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Bánh trôi nước học sinh giỏi dưới đây để có thêm những ý tưởng hay cho bài viết của mình.

Trong xã hội phong kiến xưa, sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ… Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì.

Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các “thần tượng” trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ “Bánh trôi nước”.

Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy.

Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ “Bánh trôi nước” viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự mình định đoạt với nhiều đắng cay, tủi hờn.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Phò Giá Về Kinh Của Trần Quang Khải 🌼 13 Mẫu Hay Và Đặc Sắc

Mở Bài Bánh Trôi Nước Sinh Động – Mẫu 16

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài Bánh trôi nước sinh động sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.

Số phận người phụ nữ được nói đến nhiều trong thơ ca Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương “Bà chúa thơ Nôm”.

Hồ Xuân Hương là một thi sĩ tài hoa bậc nhất trong nền văn học cổ Việt Nam. Thơ bà ẩn sau những tiếng cười tưởng chừng như tinh nghịch, châm biếm lại chứa chan niềm cảm thông, xót xa cho số phận người phụ nữ. Đây là vấn đề mà trước bà rất nhiều nhà thơ đã nói đến, nhưng với Hồ Xuân Hương cái nhìn về phụ nữ có phần mới hơn, sâu sắc hơn và mang tính thời đại hơn.

Hồ Xuân Hương với tác phẩm Bánh trôi nước cho ta thấy được thân phận rẻ rúng, lênh đênh của người phụ nữ thời phong kiến, giọng thơ sâu sắc, mỉa mai với cuộc sống đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc.

Gợi ý cho bạn ☔ Phân Tích Bài Thơ Cảm Nghĩ Trong Đêm Thanh Tĩnh ☔ 12 Mẫu Đặc Sắc Nhất

Mở Bài Bánh Trôi Nước Ngắn Hay – Mẫu 17

Dưới đây chia sẻ đoạn văn mở bài Bánh trôi nước ngắn hay giúp các em học sinh luyện tập cách viết phong phú hơn.

Chúng ta đang sống trong trong một xã hội bình đẳng, dân chủ – nơi mà con người được hưởng tất cả những quyền tự do, hạnh phúc. Nơi không có chiến tranh, không có áp bức, không có bất công hay phân biệt đối xử. Đó chính là một cuộc sống mà con người ta hằng mong ước. Nhưng đó lại là điều xa xỉ ở trong xã hội cũ. Con người khao khát bình đẳng, khao khát quyền làm chủ, đặc biệt là người phụ nữ. Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

Mở Bài Bánh Trôi Nước Đơn Giản – Mẫu 18

Với đoạn văn mẫu mở bài Bánh trôi nước đơn giản dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo cho mình những ý văn hàm súc và ngắn gọn.

Viết về người phụ nữ là một đề tài quen thuộc. Hồ Xuân Hương cũng đã đóng góp vào đề tài trên bài thơ “Bánh trôi nước”. Tác phẩm đem đến nhiều cảm nhận sâu sắc cho người đọc. Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm từ tâm hồn nữ thi sĩ.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay

Mở Bài Bánh Trôi Nước Luyện Viết – Mẫu 19

Đoạn văn mẫu mở bài Bánh trôi nước luyện viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh vận dụng để hoàn thành tốt bài viết của bản thân.

Thân phận người phụ nữ là đề tài muôn thuở được văn học vô cùng quan tâm. Từ nền tảng văn học dân gian với những bài ca dao than thân trách phận của người phụ nữ cho đến thơ ca trung đại những số phận, cảnh ngộ ấy vẫn để lại nỗi ám ảnh trong lòng người đọc.

Nhắc đến những bài thơ viết về chủ đề ấy ta không thể không kể tới tác phẩm “bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Là nhà thơ phụ nữ viết về số phận của những người phụ nữ cho nên bài thơ của bà vừa có sự trải nghiệm, vừa có sự trân trọng, ngợi ca lại vừa cảm thông, thấu hiểu.

Mở Bài Bánh Trôi Nước Lớp 7 – Mẫu 20

Dưới đây chia sẻ đoạn văn mẫu mở bài Bánh trôi nước lớp 7 hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

Hồ Xuân Hương là một trong những thi sĩ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII. Bà được người đời yêu mến tôn danh với cái tên Bà chúa thơ nôm. Thơ của Hồ Xuân Hương mang cái nét thanh thanh tục tục, là tiếng lòng đầy thổn thức đầy trắc ẩn của người phụ nữ xưa. Một trong những tác phẩm đáng quý còn xót lại của bà là bài Bánh trôi nước. Bốn câu thơ đơn giản, mộc mạc đã mở ra thân phận đầy trở trêu, đau khổ của phận nữ nhi trong xã hội phong kiến thối nát, bạc nhược.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Phân Tích Nước Đại Việt Ta 🔥 12 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Viết một bình luận