Kết Bài Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương ❤️️ 26+ Đoạn Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Đoạn Văn Mẫu Viết Tổng Kết Khi Phân Tích Và Cảm Nhận Bài Thơ.
Cách Kết Bài Bánh Trôi Nước – Mẫu 1
Những cách kết bài Bánh trôi nước được chọn lọc và chia sẻ dưới đây sẽ giúp các em học sinh vận dụng hoàn thành tốt bài viết trên lớp.
Cái hồn, cái thần của Hồ Xuân Hương được bộc lộ qua từng câu chữ. Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, chất liệu dân gian được thể hiện qua hình tượng bánh trôi nước và cách sử dụng ca dao, thành ngữ tục ngữ điển hình đã tạo nên tính độc đáo cho bài thơ.
Một lần nữa, Hồ Xuân Hương đã làm tốt vai trò đề cao, thể hiện lòng yêu kính, trân trọng phụ nữ, đồng thời lên án xã hội bất công, lạc hậu đương thời. HÌnh tượng người phụ nữ tần tảo, khổ đau nhưng luôn giữ cho mình một tâm hồn trong sạch đã trở nên bất tử trong làng văn hóa Việt Nam.
Viết Kết Bài Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương – Mẫu 2
Gợi ý viết kết bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm những ý văn hay khi làm bài.
Bằng tình thương, sự trân trọng với người phụ nữ và khả năng sử dụng ngòi bút đại tài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được tác giả khắc họa qua hình tượng chiếc bánh trôi nước, ngoại hình đẹp đẽ, xinh xắn, cuộc đời vất vả, nhuốm màu đau thương nhưng quan trọng nhất vẫn là trái tim thủy chung, son sắt. Đó chính là giá trị nhân đạo lớn nhất trong văn thơ của Hồ Xuân Hương.
Bài thơ Bánh trôi nước là sự khẳng định của Hồ Xuân Hương đối với phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
SCR.VN chia sẻ 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Bánh Trôi Nước 🌼 7 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Kết Bài Bánh Trôi Nước Nội Dung Và Nghệ Thuật – Mẫu 3
Đoạn văn mẫu kết bài Bánh trôi nước nội dung và nghệ thuật dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những kiến thức cơ bản của tác phẩm.
Với nghệ thuật miêu tả tài tình, cách chơi chữ đầy nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ độc đáo cùng cách sử dụng thành ngữ điêu luyện, bài thơ “bánh trôi nước’ của Hồ Xuân Hương đã ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và nhân phẩm người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước. Bên cạnh đó, nhà thơ còn lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến bất công chà đạp cuộc đời người phụ nữ.
Tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ của Hồ Xuân Hương cho đến ngày hôm nay vẫn còn vang vọng, khi xã hội nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được làm chủ được cuộc đời mình nhưng tấm lòng son sắt, hi sinh của người phụ nữ vẫn luôn ngời sáng.
Kết Bài Hay Cho Bài Thơ Bánh Trôi Nước – Mẫu 4
Gợi ý kết bài hay cho bài thơ Bánh trôi nước dưới đây sẽ là nội dung tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng. Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.
Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.
Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Bài Thơ Bánh Trôi Nước 🌠 14 Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Bánh Trôi Nước Hay Nhất – Mẫu 5
Đón đọc đoạn văn mẫu kết bài Bánh trôi nước hay nhất được chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của bản thân.
Qua bài thơ Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương không chỉ thể hiện nỗi niềm riêng của cá nhân mà bà còn thể hiện một cái nhìn lắng đọng, một nỗi trăn trở về “phận đàn bà” trong xã hội xưa. Hơn ai hết, bà hiểu rất rõ nỗi khổ ấy bởi chính bà đã chịu cảnh chồng chung, hai lần làm lẽ:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
(Lấy chồng chung)
Cái nhìn của bà đã bao quát được toàn bộ số phận của những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Bà dũng cảm lên tiếng đòi quyền bình đẳng, quyền hạnh phúc cho giới của mình. Người phụ nữ đã gánh chịu quá nhiều khổ cực, vất vả, họ cần phải được giải thoát. Bên cạnh đó, “bà chúa thơ Nôm” cũng thể hiện sự đồng cảm, thương xót của mình với số phận của những người phụ nữ. Những số phận mà đại thi hào Nguyễn Du phải thốt lên:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
“Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đã góp một cái nhìn chân thực về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa cũ. Họ có vẻ đẹp, có nhân phẩm nhưng họ chưa bao giờ được xã hội công nhận và trân trọng.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Cảm Nhận Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước 🌹 15 Bài Cảm Nghĩ Hay
Kết Bài Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Bánh Trôi Nước – Mẫu 6
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài phát biểu cảm nghĩ về bài Bánh trôi nước để các em học sinh cùng tham khảo:
Lời bài thơ “Bánh trôi nước” thể hiện sự quả quyết tự hào nói lên tiếng lòng của người phụ nữ. Đó chính là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với sự độc ác của xã hội cũ, đừng tàn nhẫn với số phận người phụ nữ.
Có thể nói, “Bánh trôi nước” là bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện tấm lòng trong trắng, trinh bạch của người con gái trong chế độ cũ. Nó để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương đã đem đến cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Đây quả là một bài thơ hay, giàu ý nghĩa nhân văn cao đẹp.
Kết Bài Biểu Cảm Bánh Trôi Nước – Mẫu 7
Dưới đây là đoạn văn mẫu kết bài biểu cảm Bánh trôi nước giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý hay cho bài viết.
Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng Hồ Xuân Hương đã gửi gắm tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Có thể nói “Bánh trôi nước” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiếng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước 🌹 15 Bài Hay
Kết Bài Cảm Nhận Bánh Trôi Nước – Mẫu 8
Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài cảm nhận Bánh trôi nước dưới đây giúp các em học sinh đưa ra những nhận xét khái quát về tác phẩm.
Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, âm luật chặt chẽ, sử dụng hình ảnh ẩn dụ mộc mạc giản dị nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh nhân văn tuyệt đẹp trong xã hội xưa đó chính là cuộc đời số phận người phụ nữ. Qua đó đã lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến giao thời xưa cũ lạc hậu, bạc nhược đầy bất công. Đây là những nét đặc trưng rất riêng mang hồn thơ Hồ Xuân Hương.
Bài thơ dù rất ngắn nhưng lại khắc họa được hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam thông qua hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả mong muốn thông qua bài thơ, góp một tiếng lòng, sự đồng cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ và thức tỉnh những “kẻ nặn” – hãy biết trân trọng và thương yêu những người phụ nữ ở bên cạnh mình.
Kết Bài Phân Tích Bánh Trôi Nước – Mẫu 9
Đón đọc đoạn văn mẫu kết bài phân tích Bánh trôi nước dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những đánh giá tổng kết về bài thơ.
Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Bài thơ ngắn gọn cô đọng hàm súc lời ít ý nhiều nhưng lại mở ra một bức tranh toàn vẹn về vẻ đẹp của người phụ nữ. Qua đó ta thêm hiểu hơn và trân trọng tài năng, tâm huyết của thi nhân dành cho người phụ nữ.
Gợi ý cho bạn 🌳 Mở Bài Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương 🌳 20 Mẫu Hay
Kết Bài Bánh Trôi Nước Ngắn Gọn – Mẫu 10
Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài Bánh trôi nước ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích.
Như vậy ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ. ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.
Kết Bài Bánh Trôi Nước Ngắn Nhất – Mẫu 11
Đoạn văn mẫu kết bài Bánh trôi nước ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắt Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có giá trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Kết Bài Bánh Trôi Nước Mở Rộng – Mẫu 12
Tham khảo đoạn văn kết bài Bánh trôi nước mở rộng dưới đây sẽ giúp các em học có thêm những liên hệ hay để vận dụng khi làm bài.
Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản dị, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Tác phẩm đã ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Bài thơ cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Văn học nước nhà đã mang đến bao hình đẹp về người phụ nữ vượt lên bùn lầy, chông gai của số phận để sống một cuộc đời ý nghĩa. Đó là chuyện “bánh trôi nước”, là nàng Kiều, là Vũ Nương, là chị Dậu, là Mị, là người đàn bà hàng chài,…..và biết bao người không tên không tuổi khác. Thật cảm phục và đáng tự hào biết bao cốt cách của người phụ nữ Việt Nam.
Kết Bài Bánh Trôi Nước Đầy Đủ – Mẫu 13
Chia sẻ dưới đây đoạn văn kết bài Bánh trôi nước đầy đủ dưới đây để nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.
Tham khảo trọn bộ 🍀 Thơ Hồ Xuân Hương 🍀 Trọn Bộ Tác Phẩm Bà Chúa Thơ Nôm
Kết Bài Bánh Trôi Nước Nâng Cao – Mẫu 14
Đoạn văn kết bài Bánh trôi nước nâng cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những ý văn hay và đặc sắc.
Vừa miêu tả được bánh trôi nước vừa đề cao được nét đẹp bề ngoài lẫn bề trong của người phụ nữ, điều này đã thể hiện được tài năng xuất chúng của một nữ thi sĩ được người đời ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”.
Bằng nghệ thuật điêu luyện của thể thơ Đường hàm súc cùng với thủ pháp ẩn dụ sinh động, bài thơ Bánh trôi nước của nữ văn sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương đã cùng lúc phác hoạ được hình ảnh của chiếc bánh trôi nước, đồng thời vẽ lên hình ảnh của người phụ nữ tuy số phận hẩm hiu trong một xã hội hủ lậu nhưng vẫn sáng lên niềm hy vọng và phẩm chất cao quí của mình.
Càng yêu quý tâm hồn và ngưỡng mộ tài năng văn thơ kiệt xuất của Bà chúa thơ Nôm, thế hệ phụ nữ ngày nay, đặc biệt là bản thân em, càng phải phát huy được những phẩm chất mà tác giả gửi gắm trong những câu thơ da diết, đầy xúc động.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, người phụ nữ giữ một vai trò quan trọng, nên họ càng phải phấn đấu hơn nữa để giữ gìn nét đẹp nội tâm đồng thời trau dồi thêm kiến thức để tự khẳng định mình. Có như thế người phụ nữ mới bình đẳng với nam giới để cùng chung tay xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.
Đừng bỏ qua 🔥 Phân Tích Bài Thơ Qua Đèo Ngang 🔥 16 Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Bánh Trôi Nước Học Sinh Giỏi – Mẫu 15
Dưới đây chia sẻ đoạn văn kết bài Bánh trôi nước học sinh giỏi sẽ mang đến cho bạn những gợi ý hay để hoàn thiện hơn bài viết của mình.
Mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về thân phận phụ nữ với ẩn ý mà tác giả muốn gửi gắm đã kín đáo bộc lộ rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, bị lệ thuộc đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Mặc dù thân phận nhỏ bé nhưng người phụ nữ có một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời đây như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn.
Để rồi, đến ngày nay, trải qua bao nhiêu năm của bề dày lịch sử, người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn giữ gìn được cốt cách thanh cao, giá trị trong trắng của bản thân. Chính nhờ cốt cách này đã làm nên vẻ đẹp của phụ nữ Việt, giúp phụ nữ Việt tự tin khẳng định giá trị bản thân với phụ nữ khắp thế giới. Để từ đó, ngày nay xã hội đã công nhận giá trị và tôn vinh vẻ đẹp, cốt cách của người phụ nữ Việt.
Dù ở chế độ, xã hội nào đi chăng nữa người phụ nữ Việt Nam luôn đẹp. Qua bài thơ đã thể hiện tư tưởng tiến bộ, đầy nhân văn của Hồ Xuân Hương với nghệ thuật thơ tài tình, độc đáo.
Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà 🌳 15 Bài Hay Nhất
Kết Bài Bánh Trôi Nước Sinh Động – Mẫu 16
Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài Bánh trôi nước sinh động dưới đây với những ý văn giàu ý nghĩa và hình ảnh biểu đạt.
Tóm lại, bài thơ Bánh trôi nước có ý nghĩa khái quát như một lời tổng kết về nhân cách và số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Người phụ nữ trong bài thơ này có phẩm chất cao đẹp, đức hạnh thuỷ chung nhưng không được trân trọng. Do địa vị phụ thuộc, cuộc đời bảy nổi ba chìm lăn lóc.
Hồ Xuân Hương đã xoáy sâu vào tận ngõ ngách của cuộc đời để nêu lên tấn bi kịch của người phụ nữ. Nhưng dẫu thế nào họ vẫn sống đẹp, sống chân chính để bảo toàn phẩm giá của mình. Lời thơ của bà cũng là lời thơ của cả một kiếp người đòi “tự do”.
Bài thơ Bánh trôi nước nhà thơ đã đặt ra vấn đề người phụ nữ, một vấn đề nhức nhối mà không ít nhà thơ nhà văn đã nói đến. Nguyễn Dữ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu đã từng dề cập. Có lẽ vấn đề này không riêng gì ai mà tất cả chúng ta, cả xã hội hãy đấu tranh vì sự bình đẳng của phụ nữ.
Gợi ý cho bạn ☔ Phân Tích Bài Thơ Cảm Nghĩ Trong Đêm Thanh Tĩnh ☔ 12 Mẫu Đặc Sắc Nhất
Kết Bài Bánh Trôi Nước Ngắn Hay – Mẫu 17
Tham khảo và vận dụng đoạn văn mẫu kết bài Bánh trôi nước ngắn hay dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm những ý tưởng mới để thực hiện bài viết của bản thân.
Tác giả sử dụng thể thơ Đường kết hợp với biện pháp ẩn dụ khi đồng thời miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước phác họa về hình ảnh người phụ nữ số phận bấp bênh, trôi nổi, lệ thuộc song vẫn ánh lên được sự tự hào về phẩm chất tốt đẹp của họ trong bất kì hoàn cảnh nào. Cả bài thơ thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận của người phụ nữ. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình. Có thể khẳng định rằng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương giàu giá trị nhân văn sâu sắc.
Kết Bài Bánh Trôi Nước Đơn Giản – Mẫu 18
Đoạn văn mẫu kết bài Bánh trôi nước đơn giản dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn ngắn gọn và súc tích.
“Bánh trôi nước” là một bài thơ sâu sắc của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận được sự lên án sâu sắc của tác giả đối với xã hội cổ hủ xưa. Đồng thời cũng nói lên sự cảm thông, niềm tự hào với những đức tính quý báu của người phụ nữ Việt. Như vậy, có thể nói “Bánh trôi nước” là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó, chúng ta cần phải trân trọng, yêu thương hơn nữa những người phụ nữ bên cạnh mình.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Phò Giá Về Kinh Của Trần Quang Khải 🌼 13 Mẫu Hay Và Đặc Sắc
Kết Bài Bánh Trôi Nước Luyện Viết – Mẫu 19
Tham khảo đoạn văn kết bài Bánh trôi nước luyện viết dưới đây để trau dồi và nâng cao kỹ năng nghị luận văn học.
Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cổ điển cùng khả năng biến tấu, chấm phá độc đáo, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ hiện lên với những đức tính quý báu, vừa ý tứ, tinh tế, vừa tự tin, kiêu hãnh, đặc biệt là tấm lòng thủy chung được nhấn mạnh với câu thơ cuối, tác giả không chỉ đơn thuần ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn mà còn bày tỏ sự kính trọng, ngợi ca, nâng niu đối với phái yếu. Giá trị nhân đạo sâu sắc cùng sự đồng cảm, tin yêu đã tạo nên một bức tranh đơn giản, nhẹ nhàng mà ấn tượng khó phai, biểu trưng cho người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
Kết Bài Bánh Trôi Nước Lớp 7 – Mẫu 20
Với đoạn văn mẫu kết bài Bánh trôi nước lớp 7 dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo và chắt lọc cho mình những nội dung trọng tâm để vận dụng trong quá trình làm bài.
Bài thơ “Bánh trôi nước” đem đến cho người đọc những ấn tượng sâu sắc, và càng thêm yêu mến thơ ca của Hồ Xuân Hương. Bài thơ đã gợi mở cho người đọc thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ từ ngoại hình đến tâm hồn. Cùng với đó là số phận vất vả, long đong của họ trong xã hội phong kiến. Qua đây còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của con người. Từ đó, chúng em thêm cảm thông và trân trọng hơn những người phụ nữ xung quanh mình.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay