Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam ❤️️ 15+ Bài Văn Mẫu Hay ✅ Gợi Ý Những Bài Văn Mẫu Đặc Sắc Phân Tích Chuyên Sâu Tác Phẩm Của Lý Thường Kiệt.
Cách Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam
Bạn muốn phân tích bài thơ Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt, một bài thơ bất hủ khẳng định chủ quyền và ý chí bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam? SCR.VN chia sẽ một số gợi ý và nguồn tham khảo dưới đây:
- Đầu tiên, bạn nên xác định được bố cục và luận điểm của bài phân tích. Một bài phân tích bài thơ thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Trong mở bài, bạn nên giới thiệu sơ lược về tác giả, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Trong thân bài, bạn nên phân tích từng câu thơ, từng ý nghĩa, từng biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để thể hiện quan điểm và tâm trạng của mình. Trong kết bài, bạn nên tổng kết lại những điểm chính của bài phân tích, đưa ra cảm nghĩ cá nhân và nhận xét về giá trị của bài thơ.
- Thứ hai, bạn nên tham khảo các bài phân tích mẫu để có thêm ý tưởng và cách triển khai bài viết. SCR.VN chia sẽ một số bài phân tích hay và chi tiết bên dưới. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng các bài phân tích mẫu một cách sáng tạo, không sao chép nguyên xi mà phải biến tấu theo suy nghĩ và cách viết của mình.
Quà tặng 👉 Thẻ Mobi Miễn Phí 🎁 Card Mobifone 50k 100k 200k
Dàn Ý Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam
Lập dàn ý phân tích bài Sông núi nước Nam sẽ giúp các em học sinh xác định được bố cục và luận điểm để triển khai bài viết. Tham khảo mẫu dàn ý phân tích bài thơ Sông núi nước Nam chi tiết dưới đây:
I. Mở bài phân tích bài Sông núi nước Nam:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả Lí Thường Kiệt.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Sông núi nước Nam” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)
II. Thân bài phân tích bài Sông núi nước Nam:
a. Hai câu thơ đầu: Lời khẳng định chủ quyền của đất nước
- Nam đế: hoàng đế nước Nam – thể hiện sự ngang hàng, tương xứng với vua của Trung Quốc (vua được dùng để đại diện cho cả dân tộc, quốc gia, vì thế câu thơ còn khẳng định nước Nam là nơi để người dân nước Nam sinh sống). Khẳng định sự tự tôn, lòng tự hào dân tốc – nước ta là một quốc gia có độc lập, chủ quyền ngang hàng với Trung Quốc, không hề thua kém gì.
- Thiên thư: sách trời – giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời. Điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó (đối với người xưa thì yếu tố tâm linh – trời định là một điều thiêng liêng)
- Vì lẽ đó, lãnh thổ nước Nam phải là của người Nam – bất khả xâm phạm. Khẳng định niềm tin, sự tự hào, ý chí tuyệt đối về chủ quyền dân tộc, tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường của dân tộc.
b. Hai câu thơ cuối: Sự quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc
- “Nghịch lỗ” nghĩa là quân mọi rợ làm trái lại với ý trời – chỉ kẻ dám đem quân sang xâm lược nước ta, ở đây chính là quân Tống.
- Hành động của quân Tống là phi nghĩa, không thể chấp nhận, là vi phạm lại ý trời → Vì thế chúng nhất định phải chuốc lấy bại vong.
- Câu thơ cuối là một lời khẳng định và cảnh cáo về số phận của những kẻ làm việc sai trái, nhưng đồng thời còn thể hiện sự tự tin vào sức mạnh của dân tộc ta, thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất yếu của phe chính nghĩa.
III. Kết bài phân tích bài Sông núi nước Nam:
-Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ
- Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép,..
-Nêu cảm nghĩ của bản thân về bài thơ Sông núi nước Nam
Chia sẻ 🌼 Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam 🌼 11 Mẫu Ngắn Gọn Hay
Viết Đoạn Văn Phân Tích Bài Nam Quốc Sơn Hà
Gợi ý viết đoạn văn phân tích bài Nam quốc sơn hà dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách triển khai bài viết.
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. Khi đọc bài thơ, người đọc đã cảm nhận được ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân ta:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Trước hết, người đọc cần hiểu được về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Tương truyền vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Một đêm nọ, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt – có giọng ngâm bài thơ này.
Hai câu thơ mở đầu là một lời khẳng định đanh thép về chủ quyền của dân tộc ta. Quan niệm của người xưa thì toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Mọi quyền lực đều thuộc nhà vua – người đứng đầu, đại diện cho một quốc gia. Nhưng với cách dùng từ “hoàng đế nước Nam” cho thấy một lòng tự tôn, tự hào dân tộc.
Câu thơ tiếp theo tiếp tục chứng minh lí lẽ về độc lập chủ quyền của dân tộc. Lãnh thổ, địa phận của đất nước đã được ghi tại sách trời. Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
Đến hai câu thơ sau, người đọc đã cảm nhận được ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Câu hỏi tu từ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?” giống như một lời răn đe, cảnh cáo cho những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ của nước khác. Đó là hành vi trái với quy luật của tự nhiên, trái với chính nghĩa.
Và cuối cùng là lời răn đe, khẳng định vang lên đầy đanh thép. Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp. Một giọng thơ hào hùng, đanh thép giúp người đọc cảm nhận được ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Như vậy, bài thơ “Sông núi nước Nam” quả là một bài thơ thần. Mỗi câu thơ đều minh chứng cho tinh thần, ý chí của con người, dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Sơ Đồ Tư Duy Sông Núi Nước Nam 💕 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Bài Văn Phân Tích Tác Phẩm Sông Núi Nước Nam Của Lý Thường Kiệt – Mẫu 1
Tham khảo bài văn phân tích tác phẩm Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt dưới đây sẽ giúp các em học sinh có được định hướng làm bài cụ thể.
“Nam quốc sơn hà” (tương truyền của tác giả Lý Thường Kiệt ), còn gọi là bài thơ “Thần” được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Sự ra đời của bài thơ gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến chống quân xân lược Tống ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (năm 1077). Bài thơ là lời khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược, nói cách khác bài thơ ” Nam quốc sơn hà” đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, cả bài chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ bảy chữ, nhưng đọc lên ta có cảm giác chữ nào trong bài thơ cũng ngời sáng tinh thần yêu nước. Mà trước hết điều đó được thể hiện qua lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Ngay trong hai câu thơ mở đầu cùng với giọng thơ hào hùng, đanh thép mang ý nghĩa khẳng, là qua việc sử dụng các chữ: “quốc” (nước),” đế” (vua). Như chúng ta đã biết chữ “đế” và chữ “vương” đều có nghĩa là vua, người đứng đầu một đất nước, đại diện cho nhân dân, nhưng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa, vua Trung Quốc tự xưng là “đế” (có thể hiểu là ông vua lớn) còn các ông vua đứng đầu ở các nước láng giềng thần phục chỉ phong “vương” (có thể hiểu là ông vua nhỏ).
Như vậy với việc dùng từ các từ: “quốc”, “đế”. Câu thơ thứ nhất không chỉ là lời khẳng định nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng và vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc, mà câu thơ còn thể hiện sâu sắc thái độ tự hào, tự tôn dân tộc, tự coi nước Nam là một nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.
Điều này tiếp tục được khẳng định trong câu thơ tiếp theo:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Với cách lập luận chặt chẽ rõ ràng, giọng điệu dứt khoát, câu thơ thứ hai tiếp nối mạch cảm xúc của câu thơ thứ nhất: Khẳng định đanh thép nước Nam là của người Nam, điều đó là chân lý, là trời định, đã được ghi rõ ràng ở sách trời “tại thiên thư” không thể chối cãi được. Như vậy, ranh giới bờ cõi của dân tộc còn được cả trời cao chứng giám. Điều đó thật thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Đọc câu thơ, hẳn mỗi chúng ta đều cảm nhận rất rõ thái độ tự hào sâu sắc mà người viết đã gửi gắm qua lời tuyên bố chủ quyền đanh thép…
Không phải vô cớ mà “Nam quốc sơn hà ” lại được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, bởi mỗi chữ trong bài thơ đều ngời sáng tinh thần yêu nước với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Với hình thức là một câu hỏi, hỏi trực tiếp quân giặc: Cớ sao một chân lý hiển nhiên, rõ ràng như thế, lại thiêng liêng tự trời cao như thế vậy mà các ngươi lại dám xâm phạm? Thái độ rõ ràng quyết liệt coi kẻ xâm lược là “nghịch lỗ”. Câu thơ vừa chỉ rõ sự phi lý, phi nghĩa trong hành động xâm lược của quân thù, đồng thời còn khơi gợi tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân nước Nam với đất nước:
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Việc kẻ thù ngang ngược, làm trái sách trời sẽ khiến cho chúng tự chuốc lấy bại vong “thủ bại hư”. Đó là kết cục tất yếu dành cho kẻ xâm lược, làm trái đạo trời… Câu thơ thứ tư như một lời cảnh cáo đanh thép vang lên khẳng định giặc sẽ thất bại thảm hại và ta sẽ dành chiến thắng. Đó cũng là cái kết xứng đáng cho kẻ cướp nước, chính bọn chúng sẽ phải gánh lấy thất bại thảm hại do hành động phi nghĩa mà chúng đã gây ra.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” chỉ gói gọn trong 28 chữ ngắn ngủi, nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là lời Tuyên ngôn về nền độc lập, về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm. Bài thơ cũng là một văn bản nghị luận chính trị dùng lý lẽ để nói về một việc trọng đại của đất nước: độc lập, chủ quyền dân tộc nhưng vẫn mang đậm sắc thái tình cảm…
Có lẽ vì thế, mặc dù đã ra đời cách đây gần một thiên niên kỷ, nhưng “Nam quốc sơn hà” vẫn là một minh chứng ngời sáng về tinh thần yêu nước của cha ông thuở trước, để mãi mãi thế hệ chúng ta ngày hôm nay vẫn cảm thấy tự hào!
Đọc nhiều hơn 🌻 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Sông Núi Nước Nam 🌻 15 Mẫu Đặc Sắc
Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc bài văn mẫu phân tích bài Sông núi nước Nam hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
Nhắc đến tuyên ngôn độc lập của đất nước ta thường nghĩ đến bản tuyên ngôn độc lập được Bác đọc tại quảng trường Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 lịch sử. Nhưng trước đó đã có một số tác phẩm mang dấu ấn, tính chất của tuyên ngôn độc lập. Và trong đó không thể không nhắc đến bài thơ thần Nam quốc sơn hà.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán. Bài thơ vốn không có tên. Cái tên “Nam quốc sơn hà” là được những người biên soạn hợp tuyển thơ văn đặt căn cứ vào việc lấy bốn chữ đầu tiên của bài thơ. Bài thơ Nam quốc sơn hà có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích.
Bài thơ này đầu tiên được ghi vào sách vở là sách Việt điện u linh tập, song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư được biết đến là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.
Nam quốc sơn hà sáng tác năm nào? Phân tích Nam quốc sơn hà, ta thấy bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước. Vào cuối năm 1076, nhà Tống có ý đồ xâm lược Đại Việt. Vua Tống đã cử quân kéo sang xâm lược nước ta. Tuy là nước nhỏ nhưng ta quyết không để mất nước, quân dân đồng lòng cùng chống giặc ngoại xâm.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Thái uý Lí Thường Kiệt, quân ta đã chặn giặc tại phòng tuyến sông Cầu, đến tháng 3 năm 1077 thì đánh tan quân giặc. Hiện nay về tác giả của bài thơ này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng giả thuyết được nhiều người đồng ý nhất là bài thơ do Lý Thường Kiệt sáng tác. Tương truyền rằng, để khích lệ và động viên ý chí chiến đấu của quân ta cũng để làm tan rã tinh thần quân giặc, Lí Thường Kiệt đã cho đọc bài thơ giữa đêm khuya trên bờ sông Cầu.
Lời thơ ngân vang khắp cả đất trời khiến cho nghĩa quân tin rằng trời đất ủng hộ cuộc kháng chiến và đây là một dấu hiệu tốt, lòng dân được củng cố thanh thế sĩ khí ngày càng tăng. Lý Thường Kiệt thừa cơ hội đó liền cho quân vượt sông, tổ chức một trận quyết chiến chủ động tấn công đánh thẳng vào trại giặc.
Phần vì yếu tố bất ngờ, phần vì tinh thần chiến đấu của quân Việt đang dâng lên cao, quân Tống chống đỡ yếu ớt, số bị chết, bị thương đã quá nửa. Quân Tống đại bại. Lý Thường Kiệt nhìn trước thời cuộc nên không tiếp tục tấn công mà liền cho người sang nghị hoà, mở đường cho quân Tống rút quân về nước, giành lại giang sơn, giữ vững bờ cõi Đại Việt.
Khẳng định chủ quyền đất nước, phân định rõ ràng về lãnh thổ là những ý chính trong câu thơ đầu tiên của người anh hùng Lý Thường Kiệt. Mở đầu bài thơ là câu thơ đanh thép khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(Sông núi nước Nam, vua Nam ở)
“Nam quốc” ở đây ý chỉ nước Nam, với mục đích xác định rõ ràng ranh giới đất nước. Việc xưng “Nam quốc” đã thể hiện rõ ràng kiên định lập trường về đất nước. Bởi lẽ một ngàn Bắc Thuộc tuy đã kết thúc khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhưng nhà nước Trung Hoa vẫn chỉ xem nước ta là một quận Giao Chỉ thuộc Trung Hoa. Vì vậy việc khẳng định “Nam quốc” mang một ý nghĩa đặc biệt.
Câu thơ ngắt nhịp 4/3, tách thành hai vế “sông núi nước Nam”, “vua Nam ở”. Đây là hai vế có mối quan hệ mật thiết gắn bó. Ý thức về không gian lãnh thổ đất nước quan trọng nhưng việc xác định quyền làm chủ đối với lãnh thổ ấy còn quan trọng hơn gấp bội. Tương xứng với “Nam quốc” đó chính là “Nam đế”.
Trong quan niệm của Trung Hoa của có duy nhất vua của Trung Hoa mới xứng là hoàng đế, là thiên tử còn những nước khác chỉ dám xưng vương, chư hầu không có nước nhỏ nào dám xưng đế ngang hàng với Trung Hoa. Duy chỉ có nước ta đã khẳng định mạnh mẽ ta và Trung Hoa đều là những nước độc lập có quyền bình đẳng như nhau. Và nước Nam là thuộc chủ quyền của người nước Nam mà đại diện đứng đầu là vua Nam.
Trong một dòng thơ ngắn nhưng hai từ “Nam” xuất hiện không chỉ tạo nhịp điệu cho câu thơ mà còn khẳng định ý thức chủ quyền mạnh mẽ. Phân tích Nam quốc sơn hà, ta thấy nếu so với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi – xác định chủ quyền trên nhiều phương diện hơn.
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Còn trong bài thơ “thần” này tuy chỉ mới xác định và khẳng định chủ quyền đối với lãnh thổ chưa toàn diện nhưng điều đó không làm giảm đi ý nghĩa của bài thơ. Cơ sở xác định chủ quyền dân tộc qua câu thứ thứ hai. Để xác định chủ quyền đất nước, Lý Thường Kiệt đã đưa ra những căn cứ:
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.”
(Biên giới rõ ràng có ghi tại sách trời)
“Tiệt nhiên” là rành rành, rõ ràng, có đạo lí chính đáng không ai có thể thay đổi hay chối cãi được. Còn “định phận” là xác định các phần. Và trong trường hợp này “phận” ở đây chính là chủ quyền lãnh thổ đất nước thiêng liêng. Nếu đối với Nguyễn Trãi ông xác định căn cứ vào lịch sử thì Lý Thường Kiệt lại căn cứ vào thiên thư.
Chủ quyền của vua Nam đối với đất nước là việc có ghi sẵn trong sách trời. “Thiên thư” chính là sách trời, chính sách trời đã định phận cho nước Nam có bờ cõi riêng. Như một định luật, một điều hiển nhiên về chủ quyền đất nước không thể chối cãi.
Nếu ở câu đầu đưa ra lời khẳng định thì ở câu thơ sau là lời chứng minh. Tuy cơ sở chứng minh, xác định có phần mang tính duy tâm nhưng cần nhìn nhận lại bối cảnh lịch sử đương thời để hiểu rõ hơn. Người xưa cho rằng vạn vật hữu linh và cuộc sống con người là do bàn tay tạo hóa sắp đặt.
Con người không được vượt quyền tạo hóa, bởi vậy mà hành động xâm phạm biên giới của nước khác không chỉ là sự xúc phạm đối với đất nước đó mà còn là sự xúc phạm đến thần linh. Chính vì đất nước của vua nam chính vì điều đó đã được xác định rõ ràng nên cuộc xâm lăng của giặc đã phạm vào định phận của đất trời nên chắc chắn sẽ thất bại.
Lời khẳng định đanh thép và bày tỏ sự căm giận quân giặc sâu sắc. Ta thấy từ việc khẳng định chủ quyền đất nước, ông đã đi đến lời kết án và khẳng định đanh thép về ý chí quyết tâm chống giặc của con dân Đại Việt.
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?”
(Sao mà bọn giặc lại tới xâm phạm?)
“Như hà” có ý nghĩa là làm sao, “nghịch” nghĩa là trái ngược, “lỗ” là bọn mọi rợ. Ở đây “lỗ” ý chỉ bọn giặc ngoại xâm. Chúng chẳng khác nào giống mọi rợ khi xâm lược lãnh thổ nước ta. Không chỉ xâm lăng đe dọa nền hòa bình độc lập của dân tộc mà chúng còn giày xéo đất đai khiến nhân dân phải chịu nhiều khổ đau, nước mắt căm hờn cứ thế mà chảy dài khắp cả đất nước.
Đây là một câu hỏi tu từ vừa bao hàm thái độ ngạc nhiên vừa lại khinh bỉ. Ngạc nhiên là bởi lẽ tại sao thiên triều, kể vốn xưng là con trời – thiên tử lại dám làm trái ý trời, can thiệp vào sự xoay vần của con tạo. Khinh bỉ là vì một nước vốn cho mình có vị thế cao hơn những nước khác lại ỷ mạnh ăn hiếp yếu, xâm chiếm lãnh thổ của nước nhỏ hơn trong khi nước ta vẫn cống nạp giữ gìn tình bang giao.
Chính vì vậy việc ta bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước là việc làm chính nghĩa hợp lòng dân thuận theo ý trời nên ta chiến đấu với một tâm thế vững vàng. Ta bảo vệ giang sơn đất nước tổ tiên bao đời gây dựng, ta bảo vệ cuộc sống của những người dân nghèo, ta bảo vệ chính nghĩa…
Đối ngược là giặc ngoại xâm, chúng xâm lăng với mục đích không chính đáng vì vậy đây là cuộc xâm lược phi nghĩa nhằm thỏa mãn nhu cầu quyền lực, tham vọng bá chủ. Chúng đã gây ra bao tội ác trời không dung đất không tha. Chính vì dã tâm của giặc và ta là người nắm trong tay lẽ phải nên giọng thơ dõng dạc, hào sảng. Phân tích Nam quốc sơn hà sẽ thấy nhà thơ đã ý thức rõ tâm thế và mục đích của hai cuộc chiến nên ông đã có những lời thơ mạnh mẽ hào hùng.
“Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
(Lũ bây hãy xem sẽ ôm lấy thất bại)
“Nhữ đẳng” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai có nghĩa một lũ bây, “khan” là một cách đọc khác của khán là xem. Còn “thủ” là nhận lấy, “bại” là thua, “hư” mang ý nghĩa là không vào đâu cả. Câu thơ cuối đã khẳng định một cách chắc chắn về kết quả cuộc chiến. Kết quả đó không phải là một chuyện viển vông cũng chẳng phải một ảo tưởng mà đó là sự đúc kết từ nhiều yếu tố.
Đó là từ mục đích của cuộc chiến, từ yếu tố chính nghĩa của kháng chiến và cũng từ truyền thống thống chống giặc ngoại xâm bất khuất của dân tộc ta. Quân ta có thể ít về số lượng, không có vũ khí chiến đấu có thể đây là một cuộc chiến không cân sức, tương quan chênh lệch lực lượng sâu sắc nhưng quan trọng nhất đó chính là ngọn cờ chính nghĩa đã thuộc về phe ta.
Còn bởi tình yêu nước nồng nàn sâu lắng của mỗi con dân đất Việt kết nối lại tạo thành một nguồn sức mạnh khổng lồ giúp nước ta có thể chiến thắng trước bao cuộc chiến xâm lược phi nghĩa của quân bất nghĩa phương Bắc. Giặc phương Bắc không thấu tình đạt lí thông hiểu lẽ trời mà bị sự tham làm làm cho mờ mắt. Chúng đến xâm lược phi nghĩa thì kết quả sẽ là tay trắng ra về, nhục nhã ê chề trong thất bại mà quay về nước.
Bài thơ đã khẳng định chủ quyền cũng như ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của đất nước ta. Truyền thống lịch sử đã xác lập một chân lý dân tộc ta từ bao đời luôn đứng trên chính nghĩa, nắm trong tay lẽ phải để chống lại mọi cuộc chiến ngoại xâm. Mục đích ấy và truyền thống hào hùng ấy đã được nối tiếp từ bao đời để luôn giữ vững hòa bình dân tộc.
Sau này không chỉ là giặc xâm lược phương Bắc mà còn là thực dân Pháp, Nhật, Mĩ. Cuộc chiến ngày một khốc liệt hơn nhưng kết quả chiến thắng vẫn thuộc về ta vì ta chiến đấu để bảo vệ non sông gấm vóc. Giọng điệu đanh thép, hào hùng ấy sẽ mãi ngân vang. Xuyên suốt cả bài thơ không một chút run sợ trước sức mạnh của Bắc triều mà luôn giữ vững một niềm tin chiến thắng.
Ta cũng bắt gặp tâm thế ấy trong Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ,… Tuy nếu xét về phương diện hoàn chỉnh có thể bài thơ chưa có cái nhìn bao quát về các phương diện chưa chỉ rõ tội ác của giặc nhưng tính chất và giọng điệu của bài thơ sẽ mãi khắc ghi vang vọng cùng non sông.
Chỉ với vỏn vẹn hai mươi tám từ ngắn gọn cô đúc nhưng bài thơ đã truyền tải được một ý chí một sức mạnh lớn lao phi thường về ý thức chủ quyền lãnh thổ, về tinh thần quật cường của dân tộc ta. Bài thơ khép lại nhưng những tư tưởng ấy vẫn còn mãi cùng thời gian. Đó chính là sức sống của tác phẩm…
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam Ngắn Gọn – Mẫu 3
Tham khảo văn mẫu phân tích bài Sông núi nước Nam ngắn gọn dưới đây để trau dồi những ý văn súc tích và cô đọng nội dung.
Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là “Sông núi nước Nam”. Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống, mở đầu bài thơ tác giả đã đặt bút:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Dịch nghĩa:
“Sông núi nước Nam vua nam ở
Rành rành định phận tại sách trời”
Hai câu thơ trên đã khẳng định chủ quyền dân tộc là điều thiêng liêng hơn cả và điều này đã được quy định tại sách trời, là thứ mà không một dân tộc, thế lực nào được chà đạp, được phép tước đoạt của dân tộc khác. Trong câu thơ tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh hoán dụ “vua Nam ở” để đại diện cho toàn bộ dân tộc ta đã sinh sống ở nước Nam từ ngàn đời nay và đó là sự thật rành rành không thể phủ nhận.
Và hai từ “tiệt nhiên” càng khẳng định rõ hơn điều này. Chủ quyền dân tộc ta là bất di bất dịch không thể thay đổi, là điều hiển nhiên, là cái đương nhiên vốn đã được quy định tại “thiên thư” nơi tập trung tri thức của trời đất. Hai câu thơ không chỉ khẳng định sự thật đanh thép về chủ quyền dân tộc mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả.
Chủ quyền đất nước vô cùng thiêng liêng và cao cả vì vậy đó là điều mà con dân nước Nam không thể để mất. Thật vậy ở hai câu sau tác giả đã khẳng định quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Dịch nghĩa:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Mỗi dân tộc đều có quyền tự do, đều có quyền được bình đẳng vậy tại sao lại có những kẻ muốn lăm le xâm lược, đẩy dân tộc khác vào đường cùng. Và cụm từ “thủ bại hư” đã khẳng định rằng những kẻ với lòng tham vô đáy, độc địa thâm hiểm như thế sẽ bị trừng trị thích đáng, và kết cục cho những kẻ coi thường đạo lí, đi ngược lại với chính nghĩa sẽ vô cùng thê thảm.
Hai câu thơ trên vừa là lời cảnh cáo sâu sắc dành cho lũ giặc xâm lược, những kẻ muốn chà đạp lên hạnh phúc, tự do của người khác vừa thể hiện quyết tâm đoàn kết đánh giặc của dân tộc thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước.
“Sông núi nước Nam” vang trên sông Như Nguyệt được coi như một bài thơ thần có giá trị to lớn trong việc răn đe, đánh đuổi kẻ thù. Qua bài thơ ta cũng cảm nhận được lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự tôn và tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Dù thời gian qua đi nhưng giá trị và sức ảnh hưởng của tác phẩm không hề thay đổi, nó vẫn là bản tuyên ngôn đầy hào hùng và đanh thép đầu tiên của đất nước ta.
Chia sẻ 🌼 Cảm Nhận Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà 🌼 15 Bài Cảm Nghĩ
Phân Tích Bài Thơ Sông Núi Nước Nam Ngắn Nhất – Mẫu 4
Văn mẫu phân tích bài thơ Sông núi nước Nam ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời.
Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
Đọc những câu thơ, ta cảm thấy trong mình bao la là tự hào, tin tưởng lạ kì. Mới chỉ ở câu mở đầu, tác giả đã khẳng định:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(Sông núi nước Nam vua Nam ở)
Một câu thơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, tác giả đã khẳng định rằng nước Nam ta có tên, có vua mà một vùng lãnh thổ có vua thì tức là một quốc gia, hoàn toàn không phải là một nước chư hầu bé nhỏ vô danh. Bởi thế, vùng lãnh thổ này đã có chủ và quyền sở hữu của nó thuộc về “vị vua” trị vì đất nước bấy lâu nay. Muốn khẳng định đây không phải là lời nói suông, tác giả đưa ra dẫn chứng:
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Dùng từ “tiệt nhiên” có ý biểu thị một nội dung theo lẽ vô cùng tự nhiên, mà điều tự nhiên ấy lại là việc mà đã nói ở câu trên được sách trời ghi lại. Ta hiểu rằng ranh giới lãnh thổ ta đã được sách trời bao nhiêu đời nay định sẵn, sông núi nước Nam phải là của vua nước Nam, lãnh thổ nước Nam không ai có quyền xâm lấn, định đoạt ngoại trừ vị vua Nam trị vì.
Nếu hai câu đầu tiên, tác giả dùng để nói về sự hiển nhiên về quyền của vua, hay nhân dân nước Nam đối với sống núi nước mình thì hai câu sau, tác giả lại để dành cho quân thù:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.)
Việc nước Nam là của vua Nam đã rõ ràng “tại Thiên Thư”, chỉ khi công nhận điều này thì mới hợp lẽ, hợp thiên ý còn chống lại điều này chính là kháng ý, trái ý trời. Quân xâm lược phương Bắc đã ngang nhiên xâm lược bờ cõi còn nô bộc dân ta, gọi ta là nước chư hầu, không công nhận độc lập của ta cũng như muốn tước đoạt vùng lãnh thổ của ta, chúng chính là đã phạm tội lớn, làm trái thiên ý.
Và như một hệ quả tất yếu của luật đất trời, đối với những việc làm trái ý trời thì sớm muộn chúng cũng thất bại. Chúng thất bại vì ta là chính nghĩa còn chính là phi nghĩa, thất bại bởi chúng là những quân xấu xa muốn chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của nhân dân ta.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không quá kĩ thuật nhưng mang nhiều nội lực, không chỉ là liều thuốc tinh thần, cổ vũ quân và dân trong những đêm trường chiến đấu mà còn là những viên đạn vô hình làm hao mòn sức lực quân địch, góp một phần không nhỏ vào chiến thắng quân Tống sau này.
Không đồ sộ như “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng không đầy lí lẽ sắc bén như “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, “Nam Quốc Sơn Hà” vẫn tự hào xếp ngang hàng với những áng văn tuyên ngôn ấy khi lần đầu tiên nêu cao lá cờ chủ quyền dân tộc để khẳng định quyền làm chủ của nước Nam. Những câu thơ tuy không nhiều dụng công nhưng âm vang mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Phò Giá Về Kinh Của Trần Quang Khải 🌼 13 Mẫu Hay Và Đặc Sắc
Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam Chi Tiết – Mẫu 5
Bài văn mẫu phân tích bài Sông núi nước Nam chi tiết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí – Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thành:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước – Nam Trân dịch)
Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.
Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà – Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thơ thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ.
Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.
Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc.
Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.
Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.
Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí – Trần, khiến người đọc rưng rưng! Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.
Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Bài Thơ Bánh Trôi Nước 🌠 14 Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Tác Phẩm Nam Quốc Sơn Hà Đầy Đủ – Mẫu 6
Bài văn phân tích tác phẩm Nam quốc sơn hà đầy đủ dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Nền văn học yêu nước của nước ta được phát triển qua nhiều thời kỳ và được biểu hiện bởi muôn màu, muôn vẻ. Đó là những truyền thuyết về cội nguồn dân tộc, là những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, là những truyện ngắn thấm đẫm tinh thần cách mạng, quyết chí đấu tranh vì tự do dân tộc.
Trong suốt chiều dài lịch sử văn học ấy, không thể không nhắc đến thơ ca trung đại với những áng thơ bất hủ của non sông, gieo vào lòng người những cảm xúc thiêng liêng khó tả. Bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt là một bài thơ như thế.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Mở đầu bài thơ, tác giả khẳng định hùng hồn về chủ quyền, ranh giới lãnh thổ của dân tộc ta:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở”
Núi sông, đất trời nước Việt là của con dân Đại Việt, do người dân Đại Việt làm chủ, quyết định. Đó là điều tất yếu, điều mà ai cũng phải công nhận và tuân theo. Ranh giới ấy đã được định sẵn, có sách trời chứng giám và chấp thuận:
“Rành rành định phận tại sách trời”
Bằng ý thức mạnh mẽ và lòng tự tôn dân tộc, tác giả đã khẳng khái cất lên tiếng thơ hào sảng khẳng định chắc chắn về lãnh thổ nước ta. Lãnh thổ ấy có từ bao đời, người Việt đã cùng nhau chung sống, bảo vệ và gây dựng lên phong tục, văn hoá mang bản sắc của mình.
Trời cao đã chứng giám cho chủ quyền thiêng liêng ấy, nền chủ quyền được ghi lại “sách trời”, đó là chân lí không ai có thể phủ nhận, không ai có thể xâm phạm. Nước Nam có quyền được hưởng hoà bình và sống trong cảnh an yên. Nhưng lũ giặc ngạo mạn lại ngang nhiên chớp đi quyền tự do ấy, chúng bành trướng lãnh thổ khiến nhân dân không khỏi phẫn uất, căm thù tội ác ấy :
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm”
Hai tiếng “Cớ sao?” ấy là lời thắc mắc cũng là lời định tội rõ ràng cho hành vi ngang ngược của chúng. Quân giặc gạt bỏ đi những đạo lý hiển nhiên, “rành rành”, chúng xâm phạm đến đất Việt cũng là phạm đến lẽ trời, luật người. Đó là tội ác “không thể dung tha”, cướp đi sự sống của người khác là hành động tàn nhẫn, cướp đi dân tộc, quê hương họ là hành động phi nghĩa. Cậy thế mạnh mà làm càn là quân bạo ngược, ngang tàng.
Những hành động và ý nghĩ của chúng đều đáng bị lên án. Quy luật tự nhiên: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” một lần nữa được đưa vào văn học như một sự khẳng định về điều tất yếu của những kẻ gian dối, làm điều ác nhũng nhiễu nhân dân, xâm phạm dân tộc:
“Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
Lời cảnh tỉnh gửi đến bọn tàn quân hung bạo kia, rồi các người cũng sẽ bị trừng trị đích đáng. Chưa bao giờ tội ác có thể ngang nhiên hoành hành và tồn tại lâu dài cả, quân sĩ và nhân dân nước Nam sẽ cùng nhau một lòng dẹp tan. Đó là một cái kết đích đáng mà các ngươi phải nhận lấy, những kẻ coi thường đạo lý, vô lương tâm, vô nhân cách rồi sẽ bị trừng trị mà thôi.
Trên sông Như Nguyệt nơi đền thờ hai vị giang thần, Lý Thường Kiệt đã dõng dạc cất lên bài thơ “Nam quốc Sơn hà” vang dội núi sông. Mỗi lời cất lên là tiếng lòng của muôn vạn người hướng về dân tộc, mỗi chữ viết ra chứa chan một lòng yêu nước khôn nguôi và nỗi căm thù giặc sâu sắc.
Tiếng thơ khơi dậy khơi dậy lòng yêu nước thiết tha, tinh thần tự hào dân tộc mạnh mẽ, cổ vũ cho ý chí quyết tâm của binh sĩ. Tiếng thơ đanh thép ấy khiến cho quân giặc phải nao núng, ý chí bị lung lay, nhuệ khí suy sụp. Chúng hoảng loạn, khiếp sợ, nhục nhã đến đớn hèn. Cũng từ ấy mà quân ta giành được những chiến trận hiển hách, thắng lợi trong vinh quang và tự hào vô kể.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” qua bao thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi lần đọc bài thơ trong em lại khôn nguôi nỗi tự hào vì những trang sử vẻ vang của dân tộc, thôi thúc em học tập, rèn luyện để sau này có thể trở thành người công dân tốt xây dựng quê hương đất nước mình xứng đáng với những hy sinh của thế hệ cha ông mình.
Có thể bạn sẽ thích 🍃 Phân Tích Cổng Trường Mở Ra 🍃 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam Nâng Cao – Mẫu 7
Tham khảo bài văn mẫu phân tích bài Sông núi nước Nam nâng cao dưới đây để trau dồi những ý văn hay và đặc sắc.
Nền văn học trung đại Việt Nam có sự phát triển đa dạng và phong phú của nhiều thể loại thơ bao gồm cả chữ Hán và Nôm như thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cứ, song thất lục bát, lục bát,… Ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng nhất phải kể đến bài thơ Nam quốc sơn hà, tác phẩm chỉ gồm 28 chữ này, được ngợi ca như là một khúc ca yêu nước, hùng tráng chống quân xâm lược, đồng thời mang nặng ý nghĩa lịch sử như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta sau hơn một ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Nam quốc sơn hà vẫn là một tác phẩm gây nhiều tranh cãi về tác giả cũng như thời gian sáng tác. Tương truyền rằng bài thơ ra đời vào khoảng năm 1077, khi nhà Tống ấp ủ âm mưu thôn tính nước ta, sai Quách Qùy dẫn quân tiến đánh, được lệnh của vua Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt mang theo quân lính chặn giặc tại tuyến sông Như Nguyệt. Đang lúc nửa đêm thanh vắng, bỗng nghe thấy có tiếng ngâm bài thơ Nam quốc sơn hà phát ra từ đền thờ hai thần sông Như Nguyệt là Trương Hống và Trương Hát.
Có lẽ vì vậy mà người ta vẫn gọi Nam quốc sơn hà là bài thơ của thần, dành để cổ vũ cho sức mạnh của quân đội ta chống lại kẻ thù. Ngày nay có nhiều bản chép cho rằng tác giả là Lý Thường Kiệt, có lẽ cũng vì ông đã phổ biến chúng trong khắp quân đội, nên mới có cớ sự là thế.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời)
Hai câu thơ đầu đã khẳng định một cách chắc chắn và dõng dạc chủ quyền của nước ta, rõ ràng rằng sông nước Nam, núi nước Nam thì phải do vua Nam cai trị, phải do dân tộc Đại Việt cùng sinh sống, phát triển, chứ đầu thể là một dân tộc ngoại bang nào khác.
Ở đây tác giả dùng từ “Nam” để phân biệt rạch ròi, đồng thời cũng chỉ rõ sự đối lập của Đại Việt ta với quân Tống ở phương Bắc. Càng khẳng định rằng Nam, Bắc hai miền khác nhau, nơi của ai người đó trị vì sao có thể lẫn lộn, phân tranh? Câu thơ đầu thể hiện lòng tự tôn dân tộc, tinh thần tự cường một cách sâu sắc của quân dân ta.
Đến câu thơ thứ hai tác giả càng nhấn mạnh chủ quyền của đất nước dựa vào một niềm tin mà người đương thời rất coi trọng và tin tưởng ấy là “thiên ý”. Người viết khẳng định một cách rất hiển nhiên rằng ranh giới Nam, Bắc đã được “định phận tại thiên thư”, có trời đất chứng giám, không dám nói sai một lời, kẻ nào đi ngược lại với điều ấy thức là đã trái với “thiên ý” trái với đạo trời.
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?”
(Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm?)
Câu thơ thứ ba chính là lời lên án mạnh mẽ và quyết liệt hành động trái với lẽ trời, không biết xấu hổ mà ngang nhiên xâm lược nước ta. Giẫm đạp lên chủ quyền, bờ cõi của Đại Việt, tàn sát dân tộc Đại Việt, làm trái với “thiên ý”, đó là một âm mưu tàn ác và vô cùng đê hèn.
Giọng thơ hùng hồn, đanh thép, ẩn chứa ngọn lửa căm thù đang bốc cháy ngùn ngụt, vừa lên án những hành động bất nhân, bất nghĩa của quân Tống, cũng vừa một lần nữa khẳng định lại lòng tự tôn dân tộc của quân dân ta, há đâu dễ im hơi lặng tiếng để kẻ thù chà đạp cho cam. Đó là dấu hiệu của sự phản kháng, là điềm báo cho sự nổi dậy một cách mạnh mẽ quyết liệt, thay trời hành đạo, đòi lại lẽ công bằng, đòi lại chủ quyền dân tộc, quét bay thứ âm mưu đớn hèn của bè lũ vua quan nhà Tống.
“Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
(Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)
Trong câu thơ cuối cùng phần dịch thơ có vẻ chưa diễn tả được hết ý cũng như âm điệu của bản thơ gốc, thế nhưng nó cũng phần nào giúp chúng ta nắm được ý chính. Câu thơ chính là lời khẳng định, lời tuyên bố hùng hồn, cũng là lời dự đoán chắc chắn kết quả của cuộc xâm lược do nhà Tống chủ mưu.
Chẳng lẽ nào một dân tộc độc lập tự cường, lại để cho kẻ thù chà đạp lên lòng tự tôn dân tộc, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất, đó chính là đứng lên cầm lấy ngọn cờ chính nghĩa, vâng theo “thiên ý” để đuổi sạch những kẻ bất nhân, phi nghĩa ra khỏi bờ cõi của dân tộc.
Chúng (quân Tống) nhất định phải nhận lấy trái đắng thất bại, bởi ngày từ thuở ban đầu chúng đã gieo một cái nhân ác trên đất nước ta. Đồng thời câu thơ cũng thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa, sức mạnh dân tộc, sự đoàn kết quân dân, tinh thần yêu nước vững bền của nhân dân ta, hết lòng tin tưởng về một kết thúc có hậu, một chiến thắng vẻ vang ngay trước mắt.
Bằng những luận điểm trên, Nam quốc sơn hà được xưng là bài thơ “Thần”, bài ca yêu nước hùng tráng của nhân dân và đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên có giá trị lịch sử vững bền cho đến tận ngày hôm nay. Bài thơ dường như đã rót thêm vào huyết quản quân dân ta một luồng sinh khí mới, một niềm tin vững chắc về chủ quyền đất nước, càng thêm bồi đắp cho lòng tự tôn dân tộc vẫn luôn âm ỉ trong trái tim mỗi người dân Đại Việt ta thuở ấy.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phân Tích Thuế Máu Của Hồ Chí Minh 🌹 11 Bài Văn Hay Nhất
Phân Tích Sông Núi Nước Nam Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Sông núi nước Nam học sinh giỏi dưới đây với những nội dung nghị luận văn học chuyên sâu.
Nước Việt Nam ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao cớ sự đổi thay, thế hệ ông cha ta hết lớp này đến lớp khác đều ra sức gây dựng Tổ quốc, bảo vệ quê hương, không ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc, của đất nước bằng cách đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự anh dũng, kiên cường ấy đã nhiều lần đi vào văn chương, trở thành những tác phẩm bất hủ có giá trị muôn đời.
Nền văn học trung đại nổi tiếng với nhiều các thể loại thơ ca, trong đó ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi bật và mang vẻ hào khí dân tộc sâu đậm, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ấy là Nam quốc sơn hà. Với số câu và số chữ hạn chế, thế nhưng bài thơ vẫn truyền tải được đầy đủ tấm lòng yêu nước và sự hùng tráng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đồng thời còn là lời khẳng định chủ quyền đất nước một cách mạnh mẽ và sâu sắc.
Nam quốc sơn hà ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt, bởi ông là người đã đọc cho quân sĩ nghe và lan truyền nó trong khắp quân đội Đại Việt, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này.
Ngoài ra còn có một số lời tương truyền rằng bài thơ này được thần linh truyền lại cho Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1077, nên người ta còn cung kính gọi nó là bài thơ “Thần”. Gọi là “thần” không chỉ bởi xuất phát từ nguồn gốc mà nó cò nằm ở sức mạnh vực dậy sĩ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong quân đội như một khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước và hào khí dân tộc trong chống giặc ngoại xâm.
Bài thơ có cả thảy 4 câu, 27 chữ, mỗi câu lại truyền tải một nội dung khác nhau mà xâu kết lại thì thành một bản tuyên ngôn khá đầy đủ về mặt nội dung, ý nghĩa.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Ở câu thơ thứ nhất “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, dịch thơ là “Sông núi nước nam vua nam ở” có thể xem là rất sát so với nghĩa gốc. Tác giả lấy “sông núi” để biểu trưng cho các thành phần cơ bản của đất nước về phương diện địa lý, sau đó lại bổ sung thêm từ “nước Nam” ý chỉ nước Đại Việt ta hoàn toàn là một quốc gia tách biệt, có lãnh thổ riêng, phân biệt hoàn toàn với cường quốc phương Bắc.
Ý thơ này cũng được Nguyễn Trãi phát triển đầy đủ trong Bình Ngô đại cáo rằng “Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Mục đích chính của tác giả ấy là khẳng định vị thế ngang bằng, không phụ thuộc, bác bỏ thái độ coi thường của quốc gia phương Bắc, khi xem nước ta chỉ là một nước chư hầu nhỏ bé, lệ thuộc, hàng năm phải tiến cống, đồng thời chịu sự chà đạp xâm lược.
Tiếp đến hai từ “vua Nam”, chúng ta không chỉ hiểu vua Nam là một người mà nên hiểu theo nghĩa rộng, vua ở đây là người đại diện cho cả một đất nước, một dân tộc, “vua Nam” cũng tức là chỉ dân tộc Đại Việt ta. Cả câu thơ nhằm khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc.
Câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, chính là lý lẽ bổ sung và nhấn mạnh cho việc phân định rạch ròi ranh giới lãnh thổ trong ý thơ đầu. Tác giả khéo léo vận dụng niềm tin của con người thuở xưa vào các yếu tố thần linh, đặc biệt là yếu tố “thiên ý” để khẳng định chủ quyền dân tộc một cách mạnh mẽ và dõng dạc. Ranh giới Nam, Bắc đã “tiệt nhiên” được phân định một cách vô cùng rõ ràng trong “thiên thư”, tức là sách trời, đó là điều không phải con người có thể quyết định được.
Điều ấy cũng kéo theo một ý thơ khác ấy là phàm là kẻ muốn phá vỡ ranh giới đã được trời định sẵn ấy thì đều là kẻ làm trái với “thiên ý”, là trái với luân thường đạo lý ở đời. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và chắc chắn rằng sẽ không có kết quả tốt đẹp. Không chỉ vậy cách nói này của tác giả còn có tác dụng nâng cao giá trị, độ tin cậy cho chân lý về chủ quyền lãnh thổ, gây được tiếng vang lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong toàn quân, toàn dân.
Sau khi đưa ra vấn đề và khẳng định chủ quyền dân tộc và đất nước một cách hào hùng, trang trọng, tác giả đi vào đề cập đến thực trạng của đất nước, đồng thời lên án một cách gay gắt và mạnh mẽ quân xâm lược trong câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”.
Dịch nghĩa thì đây là một câu hỏi tu từ “Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?”, thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù. Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều” thế nhưng hành động thì không khác nào một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, tàn ác, ỷ đông hiếp yếu đã thành thói quen nghìn năm không đổi.
Với giọng thơ đanh thép, đầy phẫn nộ tác giả không chỉ nhằm mục đích lên án hành vi bẩn thỉu của kẻ thù mà còn gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc.
Bên cạnh đó câu thơ chính là ý “chuyển” dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể. Đây được coi là việc làm vì dân trừ hại, là việc nghĩa, danh chính ngôn thuận, thuận theo “thiên ý” để đòi lại công bằng, khiến cho những kẻ làm trái đạo trời phải nhận lấy quả đắng một cách không khoan nhượng.
Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” – “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” là lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược đi ngược lại với “thiên ý” thì chắc chắn không bao giờ có kết cục tốt đẹp, thay vào đó là kết quả phải chịu “thủ bại hư”, đó đã là quy luật tất yếu không thể làm trái.
Quan trọng hơn cả là câu thơ còn là niềm tin của nhân dân Đại Việt vào việc “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, niềm tin vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần.
Không chỉ vậy câu thơ còn thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù.
Nam quốc sơn hà thực sự là một bài thơ “thần” khi có sức lay động mạnh mẽ, ca ngợi tinh thần yêu nước và cổ vũ tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời thể hiện được hào khí quân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước, giữ gìn biên cương, là lòng tự hào sâu sắc, niềm kiêu hãnh bất tận của nhân dân nước Nam, tuy sông núi có nhỏ, thế người có yếu thế nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục mà luôn ngẩng cao đầu sánh ngang với cường quốc phương Bắc ở mọi phương diện.
Điều đó thể hiện ý chí quật cường, tầm vóc to lớn của nhân dân Đại Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn đời nay.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Phân Tích Chiếu Dời Đô Của Lý Công Uẩn 🍀 12 Mẫu Hay
Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam Đặc Sắc – Mẫu 9
Tham khảo dưới đây văn mẫu phân tích bài Sông núi nước Nam đặc sắc để chắt lọc cho mình cách viết hay.
Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, có rất nhiều những trận đánh lớn, được ghi vào sổ sách. Những trận đánh mà khiến quân giặc khiếp đảm, và là nỗi lo lớn khi bất kỳ một dân tộc nào muốn xâm chiếm Đại Việt. Trong những trận đấu đó, không chỉ có những trận đánh quyết liệt mà còn có những trận đấu bằng tinh thần. Một trong những ‘trận đánh lớn’ đó đã được vang lên vào buổi chiều hôm đó. Đó chính là bài thơ “Sông Núi nước Nam”.
Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Chỉ vỏn vẹn trong bốn câu thơ, nhưng khi nghe xong thì tinh thần của quân giặc đã bị hồn bay phách lạc, không đánh mà chạy. Đó như một lời khẳng định chắc chắn chiến thắng sẽ luôn thuộc về ta, sẽ không bao giờ có thể thay đổi được.
Đất nước của nước Nam là mảnh đất đã có vua cai trị, lãnh đạo. Chứ không phải là một mảnh đất ‘vô chủ” mà những người khác có thể sang tự ý xâm chiếm. Một mảnh đất có vua nước Nam, có người dân nước Nam thì cớ gì lại để cho người khác chiếm lấy?
Nếu như câu thơ thứ nhất như để khẳng định chủ quyền của đất nước, của quốc gia, dân tộc thì câu thơ thứ hai như một lời nói: nước đã có chủ thì những người sống tại đất nước đó nên sống và cai trị đất nước đó thật tốt chứ không nên tranh giành hay xâm chiếm đất nước của người khác. Không ai xâm chiếm đất nước của nhau. Mọi người chỉ có thể nên giúp đỡ nhau chứ không nên tranh giành, để gây ra chiến tranh. Chiến tranh làm cho cuộc sống của con người ta trở nên khổ cực, gây nên đau khổ và chia ly.
Đất có chủ, nhưng hà cớ gì mà lũ giặc các ngươi lại sang bên nước ta xâm chiếm đất nước. Không phải do thiếu đất hay thiếu chỗ ở mà các ngươi sang xâm chiếm nước ta. Vậy nguyên nhân chỉ do là muốn bành trướng? muốn mở rộng lãnh thổ mà lũ giặc các ngươi mới sang xâm chiếm đất nước của chúng ta? Vậy thì như lời tướng quân Lý Thường Kiệt đã nói: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Bất cứ một lý do nào, bất cứ một hành động xâm chiếm đất nước nào của chúng sẽ bị những người con dân đất Việt đánh cho tơi bời.
Bởi vì đó là tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc. Là tinh thần bất khuất không thể nào có thể chịu thua và khuất phục trước quân giặc. Bất kỳ hành động nào động đến đất nước, đến con dân đất Việt đều sẽ phải trả giá. Không phải vì cái tôi cá nhân mà ngược lại đó là tinh thần chiến đấu quật cường, sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng nằm xuống để có thể bảo vệ vững chắc được độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của sông núi nước Nam.
Bài thơ chỉ với bốn câu thơ, không quá ngắn nhưng cũng không quá dài, nhưng đã thể hiện một lời khẳng định chắc chắn của con dân đất Việt, họ sẽ giành đấu tranh tới cùng để có thể bảo vệ được quốc gia của họ, bảo vệ được nơi mà họ đã sinh ra và lớn lên. Và sẽ không có gì có thể ngăn cản được ý chí đang sục sôi và tình yêu đất nước vô bờ bến đò.
Tiếp tục tham khảo 🌟 Phân Tích Hịch Tướng Sĩ Của Trần Quốc Tuấn 🌟 15 Mẫu Hay
Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam Đạt Điểm Cao – Mẫu 10
Để viết phân tích bài Sông núi nước Nam đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý làm bài dưới đây:
“Bập bùng lửa thiêng tiếp bước ra sa trường
Hận thù sục sôi lũ giặc Tống cướp nước
Lửa khói ngút trời làng xóm tiêu tàn
Đất nước Nam vùng lên quyết giành lại nước non”
Cứ mỗi khi lời hát cất lên là ngọn lửa yêu nước lại bập bùng cháy, cõi lòng lại sục sôi, tâm trí lại dội về hình ảnh từng lớp trai làng đi chinh chiến và từ sâu trong trái tim vang vọng lời thơ đầy hùng hồn của Lí thường Kiệt mang tên Sông núi nước Nam.
Chúng ta thường gọi “Sông núi nước nam” là bài thơ “thần” không chỉ nêu cao tính độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc mà còn thể hiện tính thần lực, lòng tự tôn dân tộc của vị tướng tài ba Lí Thường Kiệt nói riêng và lớp lớp thế hệ người Việt nói chung. Cuộc chiến đấu chống quân Tống, từng câu chữ cất lên, trong không gian linh thiêng, vào khoảng thời gian vàng, lũ giặc đã khiếp sợ đến mất mật, hoảng loạn đến hỗn loạn, nghĩa khí của chúng cũng vì thế mà trượt dốc không phanh.
Mở đầu bài thơ không phải câu hỏi, không phải câu cảm thán mà là một lời khẳng định, một sự chắc nịch đến chặt chẽ về chủ quyền:
“Nam quốc sơn hà, nam đế cư”
Chúng ta đã và đang sống giữa một ranh giới nhất định. Điều này tuyệt nhiên không phải là bịa đặt mà được dẫn ra bởi luận chứng rất sắc sảo, thuyết phục:
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Tất cả đều quy củ, rõ ràng, được sách trời quy định. Điều này có nghĩa là chủ quyền của ta, lãnh thổ của ta không chỉ có ta mà còn có một bên thứ ba là trời, là đất chứng giám, xác nhận. Đây là sự thật hiển nhiên, là lí lẽ chặt chẽ đến tuyệt đối mà không ai có thể phản biện hay phủ nhận.
Những gì ở nước Nam bao gồm cỏ cây, hoa lá, động vật, con người… là thuộc sở hữu của người Nam và cả nước non này chắc chắn là của người Nam chứ không phải ai khác. Rõ ràng, lần đầu tiên ta thấy xuất hiện trong một tác phẩm văn chương mà tính độc lập, chủ quyền từ hình, từ chữ đã phát ra thành lời để sự khẳng định mạnh mẽ, quyết đoán và hào sảng như thế. Không dừng lại ở chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ mà chúng ta – những người Nam còn nhất tâm, đồng lòng, chúng ta có vua Nam đứng đầu để vẽ đường mà lội, vẽ lối mà đi.
Đặc biệt hơn, nước non này đã từ lâu đời, một tay dân tộc ta gây dựng nhưng không vì thế ta vơ vét mà cho là của riêng mình bởi lẽ chủ quyền này là định phận, là sự an bài, sắp đặt từ “sách trời”. Đó là đấng linh thiêng, cao quý và vậy mà mọi chỉ dẫn đều trân quý, trân trọng đến vô cùng.
Như vậy qua hai câu thơ đầu, bằng ngôn từ đanh thép, giọng văn vừa hào hùng vừa tràn đầy niềm tự hào tác giả đã khẳng định rõ ràng ranh giới, chủ quyền lãnh thổ thuộc về nhân dân, quyền làm chủ dân tộc mình của nhân dân đồng thời tỉnh táo trong suy nghĩ để sắc sảo trong luận cứ với lí lẽ vừa cứng rắn, vừa thuyết phục để không thể lực nào có thể bóp méo hay phủ định sự thật.
Từ sự khẳng định chắc nịch, tác giả tiếp tục lên giọng cảnh cáo kẻ thù sẽ nhận kết cục thảm thương nếu vẫn chạy theo lối mòn, đi ngược lẽ đời khi xâm lăng lãnh thổ, để lại thương đau cho dân chúng Đại Việt:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Một khi lũ giặc bỏ ngoài sự răn đe, bất chấp quy định mang tính tất yếu ấy, cố tình phạm đến chủ quyền đại việt cũng là lúc đôi chân chúng bước vào lầm lỗi không chỉ với toàn thể người nam mà còn đắc tội, xúc phạm tới tôn nghiêm về luân lý, đạo trời. Chúng hành động ngông cuồng, chúng chọn cuộc chiến phi nghĩa cũng là chọn kết cục bi thảm của bản thân.
Ở đây, tác giả đanh thép khẳng định kết cục thảm hại, ê chề, nhục nhã, bi đát của kẻ cướp nước, dẫm đạp lên luật trời, coi thường đạo lý. Sức mạnh chính nghĩa, lòng tự tôn dân tộc sẽ là rào cản lớn nhất, là tấm áo giáp bền bỉ nhất để người Nam trừng phạt những kẻ xâm lăng.
Rõ ràng, trong bài thơ ta nghe văng vẳng những thanh âm dữ dội của cuộc chiến bảo vệ chủ quyền, những tiếng vỗ ngực đanh thép khẳng định ranh giới lãnh thổ và bởi thế mà tính chính luận được thể hiện vừa cụ thể, vừa có chiều sâu. Tiếp bước cha anh hôm trước, thế hệ trẻ hôm nay không chỉ trân trọng mà còn thắp lên ngàn vạn đốm lửa rực cháy của lòng tự tôn, tự hào và luôn nhớ “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay?”
SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Hào Khí Đông A Trong Bài Thơ Tỏ Lòng 💧 9 Mẫu Đặc Sắc Nhất
Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam Ngắn Hay – Mẫu 11
Chia sẻ dưới đây văn mẫu phân tích bài Sông núi nước Nam ngắn hay để các em học sinh cùng tham khảo và vận dụng khi làm bài.
Chủ quyền dân tộc luôn là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của thời điểm hiện tại mà ngay cả trong những ngày quá khứ xa xưa. “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ông cha.
Về xuất xứ của bài “Sông núi nước Nam” có rất nhiều ghi chép khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung đó là: bài thơ ra đời gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc. Vì có nhiều giả thuyết khác nhau về sự ra đời của tác phẩm nên bài thơ thường được để khuyết danh. “Sông núi nước Nam” có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang hai nội dung lớn: Khẳng định độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó.
Hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cơ sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Trước hết về chủ quyền, Đại Việt là đất nước có chủ quyền riêng, điều này được thể hiện rõ qua cụm từ “Nam đế cư”. Trong phần dịch thơ được dịch là “vua Nam ở”. Ở đây chúng ta cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đế và vua, vì đây là hai khái niệm rất khác nhau. “Đế” là duy nhất, toàn quyền, có quyền lực cao nhất; “Vua” thì có nhiều, phụ thuộc vào đế, quyền lực xếp sau đế.
Bởi vậy, khi sử dụng chữ đế trong bài đã khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam, đồng thời khi sử dụng “Nam đế” thì mới sánh ngang hàng với “Bắc đế”, độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế.
Về cương vực lãnh thổ, nước ta có cương vực riêng đã được quy định ở sách trời. Căn cứ vào thiên thư nước ta nằm ở phía nam núi Ngũ Lĩnh thuộc địa phận sao Dực và sao Chẩn. Dựa vào sách trời để khẳng định chủ quyền của đất nước rất phù hợp với tâm lý, niềm tin của con người ngày xưa (tin vào số phận, mệnh trời) bởi vậy càng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
Đồng thời sách trời ở đây cũng tương ứng với chân lí khách quan, qua đó tác giả cũng ngầm khẳng định sự độc lập của đất nước ta là chân lý khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan.
Hai câu sau khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa kinh miệt “nghịch lỗ” – lũ giặc làm điều trái ngược, để gọi những kẻ đi xâm lược. Ngoài ra để vạch trần tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh, tác giả còn đưa ra hình thức câu hỏi “như hà” (cớ sao). Bởi điều chúng làm là phi nghĩa, đi ngược lại chân lý khách quan nên tất yếu sẽ chuốc lại bại vong.
Câu thơ cuối vừa có tính chất khẳng định, vừa như là lời răn đe, cảnh báo trước hành động xâm lược của chúng: các người sẽ chuốc lấy bại vong hoàn toàn khi xâm lược Đại Việt.
Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc và cô đọng. Tác phẩm chỉ có hai mươi tám chữ nhưng lại ẩn chứa những tư tưởng và tình cảm lớn: khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc và nêu lên quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập đó. Ngôn từ cô đọng, giàu sức gợi cảm: nam đế cư, nghịch lỗ, như hà… Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm và biểu ý: bài thơ thiên về nghị luận trình bày nhưng ẩn sâu bên trong là những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả. Giọng thơ trang trọng, hào hùng, đầy tự tin.
Bài thơ ngắn gọn, hàm súc mà chưa đựng những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp. Văn bản là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta về độc lập, chủ quyền của đất nước. Tác phẩm đã tạo niềm tin, sức mạnh chính nghĩa cho nhân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Phân Tích Nước Đại Việt Ta 🔥 12 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Bài Sông Núi Nước Nam Đơn Giản – Mẫu 12
Tham khảo bài văn mẫu phân tích bài Sông núi nước Nam đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và luận điểm cơ bản nhất.
Yêu nước cũng như lòng tự hào về dân tộc mình là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã phải trải qua bao vất vả, gian lao, phải trải qua bao nhiêu biến cố đau thương, nhưng ý chí đánh đuổi ngoại xâm, gìn giữ độc lập chủ quyền không bao giờ dập dắt. Bài thơ Nam quốc Sơn hà (Sông núi nước Nam) của Lí Thường Kiệt là một áng thơ kiệt tác thể hiện truyền thống đó.
Bài thơ được ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống quân Tống ở phương Bắc sang xâm lược nước ta, “Sông núi nước Nam” vang lên như lời tuyên ngôn của Đại Việt, khẳng định độc lập, chủ quyền. Đây là lời tuyên ngôn của hàng vạn trái tim yêu nước, mà không ai có quyền phủ nhận:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Câu thơ như một mệnh lệnh của người Đại Việt. Nước Nam là của người Nam, mặc dù đất nước ấy còn nhỏ bé nhưng phải có chủ quyền của người Nam. Vị hoàng đế nước Nam này cũng có uy quyền không kém gì vua ở phương Bắc. Các hoàng đế Trung Hoa không có quyền cai quản nước Nam, không có quyền lập nên giang sơn xã tắc ở nước Nam, mà quyền ấy phải là của người Nam, đứng đầu là hoàng đế nước Nam.
Lí lẽ của tác giả thật thấu đáo đã thể hiện một tinh thần khẳng khái, một ý chí quật cường. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã được phân định rõ ràng. Sự phân định bờ cõi ấy có sẵn từ thời khai sinh lập địa của các vua Hùng, đã rõ như sách trời, không ai có thể thay đổi được.
Ai vi phạm vào lãnh thổ của nước Nam là đã phạm sách trời, phạm chủ quyền thiêng liêng của người dân nước Nam, phạm giang sơn mà người dân nước Nam đã gầy dựng mấy ngàn năm nay. Ai xâm phạm đến lãnh thổ và chủ quyền của nước Nam thì sẽ chuốc lấy một thất bại thảm hại. Và vì thế, dân tộc Đại Việt kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm. Lời thơ vang lên như lời tuyên bố thật đanh thép trước kẻ thù:
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Đúng là một khí phách kiên cường! Tác giả thay mặt dân tộc lên án dã tâm xâm lược của bọn phong kiến phương Bắc, đó là đòn roi quất thẳng vào mặt kẻ thù. Lời tuyên bố ấy đã nhấn mạnh sự chiến thắng của một dân tộc dám kiêu hãnh đứng thẳng làm người.
Bài thơ còn thể hiện một khát vọng độc lập tự chủ của người dân nước Nam. Với khát vọng ấy, bài thơ đã khép lại như lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền của dân tộc ta mà không một kẻ thù nào xâm phạm được.
Thật hùng tráng! Bài thơ như một bản hùng ca bất diệt và xứng đáng là bản tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Nó thể hiện một sức mạnh và ý chí quật cường của cả dân tộc ta. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền dân tộc, ca ngợi sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam.
Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Bài Bàn Luận Về Phép Học 🌜 10 Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư Mở Rộng – Mẫu 13
Bài văn mẫu phân tích Nam quốc sơn hà nam đế cư mở rộng dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.
Lòng yêu nước là mạch nguồn cảm xúc dạt dào xuyên suốt dòng chảy văn học Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nội dung yêu nước lại được thể hiện ở những khía cạnh riêng. Bài thơ “Sông núi nước Nam” tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân Việt Nam. Bài thơ là tiếng nói khẳng định độc lập, chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Nói về sự ra đời của bài thơ, có rất nhiều lời kể khác nhau trong đó có truyền thuyết năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, một đêm bỗng nghe trong đền thờ thần sông Như Nguyệt, có tiếng ngâm bài thơ này. Sự ra đời của bài thơ gắn với niềm tin tâm linh khiến cho bài thơ không chỉ hào hùng mà còn thiêng liêng.
Hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định chân lý của độc lập, chủ quyền:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Trong quan niệm đương thời, “đế” là đại diện cho dân cho nước, vì thế ý thơ cần được hiểu rộng sông núi của nước Nam là do người dân nước Nam ở. Chân lý này tưởng chừng là điều đơn giản, hiển nhiên nhưng nó đã được đánh đổi bằng bao mồ hôi, xương máu, nước mắt và cả sự hi sinh của cha ông ta. Chính vì thế Nam quốc là mảnh đất thiêng liêng, anh hùng mà không một ai được phép xâm phạm tới. Câu thơ đầu tiên chính là lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép về chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc.
Tác giả tự xưng dân tộc mình là “Nam quốc”, gọi vua nước ta là “đế”, đó chính là cách để thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Xưa nay, các nước phương Bắc hay coi thường, miệt thị nước ta, xem Đại Việt ta là một nước chư hầu thuộc địa không phải là một quốc gia độc lập, vua ta chỉ là các vương hầu dưới quyền cai trị của chúng hằng năm phải nộp cống vật.
Chỉ bằng cách gọi tên ấy, tác giả đã đưa nước Nam sánh ngang cùng các quốc gia khác, khẳng định nước ta là một nước độc lập, có lãnh thổ, chủ quyền riêng không chịu phụ thuộc bởi bất cứ thế lực nào, vua ta cũng là những bậc đế vương anh minh, tài giỏi không thua kém vua bất cứ nước các khác. Câu thơ không chỉ vang lên niềm tự hào, kiêu hãnh về dân tộc mà còn là lời cảnh tỉnh cho sự hống hách, ngông cuồng của bọn đế quốc phương Bắc.
Chân lý của độc lập, chủ quyền của dân tộc không chỉ được minh chứng bằng lý lẽ thực tiễn mà còn được khẳng định bởi “thiên thư”. Hai chữ “tiệt nhiên” được thốt lên chắc nịch, mạnh mẽ, đanh thép mà không ai có thể lên tiếng phản bác.
Sông núi nước Nam đã được định phận ở sách trời, có thần linh chứng giám cho nên điều đó là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Kẻ nào dám chống đối với ý đồ đặt gót chân dơ bẩn vào bờ cõi nước Nam cũng có nghĩa là đang đi ngược lại ý trời, kẻ đó ắt sẽ bị trừng phạt thích đáng. Câu thơ mang màu sắc thần linh khiến cho chân lí về độc lập, chủ quyền thêm phần thiêng liêng và có giá trị hơn.
Sau lời khẳng định hùng hồn về độc lập, chủ quyền dân tộc, tác giả đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép đối với kẻ thù:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Câu hỏi vang lên mạnh mẽ, dứt khoát đầy cứng rắn hướng tới bọn giặc xâm lược. Coi chúng là “nghịch lỗ” nghĩa là tác giả đã phân định rõ rệt tính chất chính nghĩa và phi nghĩa của cuộc chiến. Ta chiến đấu vì chính nghĩa ắt sẽ gặt hái được thành quả thắng lợi, còn bọn giặc dữ phi nghĩa kia sẽ phải nhận lấy những hậu quả xứng đáng.
Câu thơ đã thể hiện rõ thái độ giận dữ, uất hận của tác giả đối với kẻ thù ngang tàng đi ngược lại chân lí, phạm phải ý trời. Càng uất giận, ý chí càng tăng cao, câu thơ cuối cùng như một cú đánh mạnh mẽ có sức cảnh tỉnh lớn với lũ giặc bất nhân: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Đến đây, tác giả đã trực tiếp gọi quân giặc là “chúng mày” với thái độ coi thường, khinh bỉ. Câu thơ thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng chống lại bọn giặc xâm lược và niềm tin sắt đá vào sự thất bại tất yếu của kẻ thù. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc cùng giọng điệu đanh thép, hùng hồn, bài thơ đặt trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến có ý nghĩa lớn lao trong việc khích lệ, cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đồng thời là lời cảnh cáo đanh thép đối với kẻ thù xâm lược.
“Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam mang đậm cảm hứng yêu nước. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù sau này còn được mở rộng, phát triển trong hai áng tuyên ngôn lớn của dân tộc đó là Bình ngô đại cáo và Tuyên ngôn độc lập.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Phân Tích Tức Cảnh Pác Bó 🌟 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Văn 7 – Mẫu 14
Tham khảo bài văn mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà văn 7 dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình gợi ý làm bài phong phú hơn.
Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của chủ tướng Lý Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ.
Không chỉ khẳng định được vấn đề về lãnh thổ, chủ quyền, độc lập của dân tộc Việt Nam, mà bài thơ còn thể hiện được tính thần lực, tự tôn dân tộc mạnh mẽ của vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt cũng như những người dân Việt Nam nói chung. Bài thơ cũng là lời khẳng định tuyên bố đanh thép của tác giả đối với những kẻ có ý định xâm lăng vào lãnh thổ ấy, xâm phạm vào lòng tự tôn của một dân tộc anh hùng.
Trong cuộc chiến đấu chống quân Tống của quân dân Đại Việt, chủ tướng Lý Thường Kiệt đã đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” ở đền thờ hai vị thần Trương Hống, Trương Hát. Là hai vị thần của sông Như Nguyệt.
Khi bài thơ thần này vang lên vào thời điểm đêm khuya, lại được vọng ra hùng tráng, đanh thép từ một ngôi đền thiêng liêng nên đã làm cho quân Tống vô cùng khiếp sợ, chúng đã vô cùng hoảng loạn, lo lắng, nhuệ khí của quân giặc bị suy giảm một cách nhanh chóng. Cũng nhờ đó mà quân dân ta có thể tạo ra một chiến thắng lừng lẫy, oai hùng sau đó.
Mở đầu bài thơ, tác giả Lý Thường Kiệt đã khẳng định một cách chắc chắn, mạnh mẽ về vấn đề chủ quyền, ranh giới lãnh thổ của dân tộc Đại Việt, đó là ranh giới đã được định sẵn, là nơi sinh sống của người dân Đại Việt. Lời khẳng định này không phải chỉ là lời khẳng định của tác giả, mà tác giả còn đưa ra những luận chứng sắc sảo, đó là bởi “sách trời” quy định. Tức sự độc lập,chủ quyền về lãnh thổ ấy được trời đất quy định, chứng giám. Một sự thật hiển nhiên mà không một ai có thể chối cãi được:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”
“Sông núi nước Nam” là những vật thuộc quyền sở hữu của người Nam, cũng là những hình ảnh biểu tượng không chỉ cho ranh giới, chủ quyền của người nam mà còn khẳng định một cách chắc chắn quyền sở hữu của “sông núi” ấy là của người Nam. Chúng ta cũng có thể thấy đây là lần đầu tiên trong một tác phẩm thơ văn mà vấn đề chủ quyền dân tộc được khẳng định mạnh mẽ, hào sảng đến như vậy.
Không chỉ là dân tộc có chủ quyền, có lãnh thổ mà dân tộc ấy còn có người đứng đầu, người quản lí, làm chủ người dân của quốc gia ấy, đó chính là “vua Nam”. Chủ quyền ấy, lãnh thổ cương vực ấy không phải do người Nam tự quyết định lựa chọn cho mình, người dân nơi ấy chỉ sinh sống, làm ăn sinh hoạt từ rất lâu đời, do sự định phận của “sách trời”, đó là đấng cao quý vì vậy mọi sự quy định, chỉ dẫn của “trời” đều rất có giá trị, đều rất đáng trân trọng.
“Rành rành” là dùng để chỉ sự hiển hiện, tất yếu mà ai cũng có thể nhận biết cũng phân biệt được. “Rành rành định phận ở sách trời” có nghĩa vùng lãnh thổ ấy, chủ quyền ấy của người Nam đã được sách trời ghi chép rõ ràng, dù có muốn cũng không thể chối cãi, phủ định.
Như vậy, ở hai câu thơ đầu, tác giả Lý Thường Kiệt không chỉ đưa ra luận điểm là lời khẳng định hào sảng, chắc chắn về vùng lãnh thổ, ranh giới quốc gia và chủ quyền, quyền làm chủ của nhân dân Đại Việt với quốc gia, dân tộc mình mà tác giả còn rất tỉnh táo, sắc sảo khi đưa ra những luận cứ đúng đắn, giàu sức thuyết phục mà còn đưa ra một sự thật mà không một kẻ nào, một thế lực nào có thể phủ định, bác bỏ được nó.
Giọng văn hào hùng, mạnh mẽ nhưng không giấu được niềm tự hào của bản thân Lý Thường Kiệt về chủ quyền của dân tộc mình. Từ sự khẳng định mạnh mẽ vấn đề chủ quyền của dân tộc Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã lớn tiếng khẳng định, cũng là lời cảnh cáo đến kẻ thù, đó chính là cái kết cục đầy bi thảm mà chúng sẽ phải đón nhận nếu biết nhưng vẫn cố tình thực hiện hành động xâm lăng lãnh thổ, gây đau khổ cho nhân dân Đại Việt:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”
Sự thật hiển nhiên rằng “Sông núi nước Nam” là do người Nam ở, người Nam làm chủ. Nhưng lũ giặc không hề màng đến sự quy định mang tính tất yếu ấy, chúng cố tình xâm phạm Đại Việt cũng là xúc phạm đến sự tôn nghiêm của đạo lý, của luật trời: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm” hành động ngông cuồng, phi nghĩa này của bọn chúng thật đáng bị phê phán, thậm chí đáng để trừng phạt bằng những hình thức thích đáng nhất.
Và ở trong bài thơ này, tác giả Lý Thường Kiệt cũng đã đanh thép khẳng định cái kết cục đầy bi đát, ê chề cho lũ cướp nước, coi thường đạo lí: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Với tất cả sức mạnh cũng như lòng tự tôn, tính chính nghĩa của dân tộc Đại Việt thì lũ xâm lăng chỉ có một kết cục duy nhất, một kết quả không thể tránh khỏi “bị đánh cho tơi bời”.
Như vậy, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ, một bài thơ mang tính chính luận rõ ràng, sâu sắc, một bản tuyên ngôn hùng hồn, mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Bài thơ thể hiện lòng tự hào của người Việt Nam về chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, về sức mạnh vĩ đại của người dân trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phân Tích Bài Thơ Đi Đường 🌺 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Văn Bản Sông Núi Nước Nam Lớp 7 Chọn Lọc – Mẫu 15
Văn mẫu phân tích văn bản Sông núi nước Nam lớp 7 chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn hay và vận dụng hoàn thành tốt bài viết.
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này
Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
“Tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)
Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm.
Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.
“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải “chuốc lấy bại vong”.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời).
Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Tiếp theo tham khảo 🌹 Phân Tích Bài Thơ Ông Đồ 🌹 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất