Mở Bài Bàn Chân Kì Diệu + Kết Bài Mở Rộng ❤️️ 32+ Văn Mẫu Hay ✅ Gợi Ý Tuyển Tập Cách Viết Ấn Tượng Và Độc Đáo Cho Bài Viết Của Bạn.
Cách Mở Bài Bàn Chân Kì Diệu
Mở bài là một trong những phần quan trọng khi bắt đầu một bài văn. Mở bài Bàn chân kì diệu ta có thể tham khảo 2 cách đơn giản như sau”
- Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
- Cách mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
Xem thêm mẫu 🌼 Kể Lại Câu Chuyện Bàn Chân Kì Diệu 🌼chi tiết
Cách Kết Bài Bàn Chân Kì Diệu
Bên cạnh mở bài thì kết bài cũng là một trong những phần không thể thiếu trong một bài văn. Để kết bài văn kể câu chuyện Bàn chân kì diệu thì ta có thể tham khảo những cách sau:
- Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.
- Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
Mở Bài Bàn Chân Kì Diệu Siêu Ngắn – Mẫu 1
Cùng SCR.VN tham khảo mẫu mở bài Bàn chân kì diệu siêu ngắn dưới đây.
Cha mẹ từng dạy em, sống ở đời phải có ý chí và nghị lực. Bởi nếu có ý chí, nghị lực chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn. Đó là điều mà em đã thấy được qua câu chuyện “Bàn chân kì diệu”. Chuyện là thế này.
Tham khảo thêm 🌿 Mở Bài Gián Tiếp Nỗi Dằn Vặt Của An-Đrây-Ca 🌿 ngắn hay
Mở Bài Bàn Chân Kì Diệu Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc thêm đoạn mẫu mở bài Bàn chân kì diệu hay nhất được gợi ý dưới đây:
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy. Vậy Nguyễn Ngọc Ký đã làm như thế nào? Mời các bạn cùng đến với câu chuyện “Bàn chân kì diệu”.
Mở Bài Bàn Chân Kì Diệu Đặc Sắc – Mẫu 3
Xem thêm đoạn mẫu mở bài Bàn chân kì diệu đặc sắc nhất để có thêm nhiều tài liệu tham khảo.
Tinh thần kiên trì, giàu nghị lực, ý chí kiên cường vượt lên những hoàn cảnh khó khăn để học tập và trở thành người có ích cho xã hội luôn khiến chúng ta ngưỡng mộ. Nguyễn Ngọc Ký chính là một tấm gương sáng để chúng em học tập. Sau đây em xin kể lại câu chuyện về nhân vật này.
Tham khảo trọn bộ mẫu 🍀 Mở Bài Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh 🍀 hay nhất
Mở Bài Bàn Chân Kì Diệu Chọn Lọc – Mẫu 4
Đừng bỏ lỡ đoạn mẫu mở bài Bàn chân kì diệu chọn lọc hay nhất dưới đây.
Con người không thể sống mà không có ước mơ. Ước mơ chắp cánh cho tâm hồn ta bay bổng và giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, vất vả, vượt lên mọi thử thách. Câu chuyện “Bàn chân kì diệu” là một minh chứng cho điều đó.
Mở Bài Bàn Chân Kì Diệu Ngắn Gọn – Mẫu 5
Tìm đọc thêm đoạn mẫu mở bài Bàn chân kì diệu ngắn gọn sau đây nhé!
Trong cuộc sống này, có không ít những người sinh ra kém may mắn hơn những người khác. Họ phải gánh chịu những khiếm khuyết về cơ thể. Tuy nhiên, điều đó chưa bao giờ thực sự là rào cản đối với họ. Họ vẫn kiên trì, nỗ lực phấn đấu mỗi ngày để vươn tới mục tiêu, chứng minh bản thân mình. Một tấm gương sáng trong những con người phi thường ấy, chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký trong câu chuyện Bàn chân kì diệu.
Mời bạn tham khảo mẫu 🌟 Mở Bài Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương 🌟ngắn
Mở Bài Gián Tiếp Bàn Chân Kì Diệu Ấn Tượng – Mẫu 6
Tiếp tục bài viết là gợi ý về đoạn mẫu mở bài gián tiếp Bàn chân kì diệu một cách ấn tượng.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký – Tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Bác Hồ từng tặng thầy Huy hiệu cao quý 2 lần. Thầy đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Cùng đến với câu chuyện “Bàn chân kì diệu” để hiểu rõ bạn nhé!
Mở Bài Gián Tiếp Bàn Chân Kì Diệu – Mẫu 7
Dưới đây là đoạn mở bài gián tiếp Bàn chân kì diệu được nhiều bạn đọc quan tâm đến.
Mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có những thần tượng của riêng mình. Đó có thể là người có trí thông minh tuyệt đỉnh, là người có sức khỏe vượt trội, là người có sự nhẫn nại phi thường… Còn với em, người mà em thần tượng nhất, chính là người thầy giáo với nghị lực hơn người. Đó là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Câu chuyện về thầy đã được viết thành bao câu chuyện ý nghĩa, trong đó, không thể không nhắc đến câu chuyện Bàn chân kì diệu.
Đọc nhiều hơn 🌻 Mở Bài Gián Tiếp Tả Con Mèo Lớp 4 🌻 ngắn
Mở Bài Trực Tiếp Bàn Chân Kì Diệu Đơn Giản – Mẫu 8
Xem thêm mở bài trực tiếp Bàn chân kì diệu cực đơn giản sau đây nhé!
Trong các truyện mà em đã được học và đọc, em thích nhất là câu chuyện “Bàn chân kì diệu”. Sau đây em xin kể câu chuyện này.
Kết Bài Bàn Chân Kì Diệu Hay – Mẫu 9
SCR.VN gợi ý thêm đoạn văn mẫu kết bài Bàn chân kì diệu hay nhất dưới đây.
Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương vượt khó đáng để chúng em noi theo. Mặc dù là người bị khuyết tật nhưng ông vẫn có ý chí quyết tâm và nổ lực. Ông đúng là tấm gương mãi dũng cảm và giàu nghị lực luôn sáng mãi trong lòng chúng em.
Gợi ý cho bạn 🌹 Kết Bài Những Ngôi Sao Xa Xôi 🌹 ấn tượng
Kết Bài Bàn Chân Kì Diệu Ngắn Nhất – Mẫu 10
Chần chừ gì mà không khám phá ngay đoạn kết bài Bàn chân kì diệu ngắn nhất dưới đây nào.
Bàn chân kì diệu là một câu chuyện có giá trị nhân văn sâu sắc, kể về người thầy giáo nổi tiếng và đặc biệt Nguyễn Ngọc Ký.
Kết Bài Mở Rộng Bàn Chân Kì Diệu Siêu Hay – Mẫu 11
Giới thiệu đến bạn mẫu kết mở rộng Bàn chân kì diệu siêu hay và chất lượng.
Tấm gương Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Từ câu chuyện Bàn chân ki diệu chúng ta thấy được một tinh thần nghị lực kiên cường phấn đấu không mỏi mệt. Nguyễn Ngọc Kí chính là biểu tượng, tượng đài cho những con người không chịu thua số phận mà chúng ta không khỏi khâm phục, ngưỡng mộ và tôn trọng.
Tham khảo 💚 Kết Bài Viếng Lăng Bác 💚đặc sắc
Kết Bài Mở Rộng Câu Chuyện Bàn Chân Kì Diệu – Mẫu 12
Tham khảo thêm đoạn kết mở rộng câu chuyện Bàn chân kì diệu được nhiều bạn đọc quan tâm sau đây.
Thật là phi thường, dưới sự nỗ lực không ngừng của Kí thì em đã viết vô cùng lưu loát, em có thể dùng chân để viết nên những dòng chữ mà những người bình thường cũng chưa chắc đã làm được. Tuy nhiên, đó không phải là một quá trình dễ dàng với Nguyễn Ngọc Kí, trước khi chạm đến được thành công thì em đã trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn. Chính sự vươn lên không ngừng cùng ý chí kiên cường đã đưa Nguyễn Ngọc Kí chạm tay đến thành công.
Tham khảo thêm 💕 Kết Bài Chiếc Lược Ngà 💕 chi tiết
Kể Lại Câu Chuyện Bàn Chân Kì Diệu Đầy Đủ Ý
Cuối cùng là bài mẫu kể lại câu chuyện Bàn chân kì diệu đầy đủ ý nhất mà bạn đọc không nên bỏ lỡ.
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
– Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
– Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ.
Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được.
Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quăng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu, giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký.
Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết. Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi… nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký.
Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.
Gợi ý thêm 🌼 Kể Lại Câu Chuyện Ông Trạng Thả Diều 🌼 mẫu mở bài + kết bài