Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 [Bày Mâm Cúng Đẹp]

Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 ❤️️ Bày Mâm Cúng ✅ Hướng Dẫn Đến Các Bạn Đọc Chuẩn Bị Mâm Lễ Cúng, Văn Khấn Đầy Đủ Và Chuẩn Nhất

Mâm Cỗ Cúng Mùng 5 Tháng 5

Một số chia sẻ thú vị từ SCR.VN về Mâm Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 đặc biệt dưới đây

Phong tục cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch khởi đầu từ Trung Quốc, là một dịp để dân chúng tưởng nhớ đến một vị hiền tài ái quốc vì oan ức mà gieo mình xuống sông tự vẫn. Tại Việt Nam, phong tục cúng Tết Đoan Ngọ được chuyển hóa thành Tết diệt sâu bọ.

Chuyện kể rằng không biết từ khi nào, trong một ngày mùng 5 tháng 5 dân chúng sắp kết thúc vụ lúa thì đột nhiên sâu bọ ầm ầm kéo đến tàn phá hoa màu. Đột nhiên lúc này xuất hiện 1 ông cụ bày cho mẹo diệt trừ sâu bọ bằng cách lập mâm cúng gồm rượu nếp và các loại hoa quả mùa hè.

Thế là lập tức sâu bọ đồng loạt lăn ra chết. Từ đó, cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 hằng năm, dân chúng lại bày biện mâm cúng gồm những gì mà ông cụ mách để cầu mong mùa màng bội thu, xua đuổi mọi bệnh tật.

Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những món gì? Sắm sửa lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì mà dân gian lưu truyền lại, bao gồm:

  • Hương, vàng mã
  • Hoa tươi
  • Chén nước
  • Cơm rượu nếp
  • Rượu
  • Hoa quả đầu mùa gồm: mận, vải, đào tơ,…
  • Bánh ú tro

Theo tục cúng Tết Đoan Ngọ cổ truyền, còn có sự xuất hiện của món chè, xôi và bánh trôi, bánh chay. Tuy nhiên hiện nay, mâm cỗ cúng đã được đơn giản hóa, lược bỏ bớt để thuận tiện hơn cho các gia đình bận rộn.

Tại nhiều tỉnh miền Trung, ngoài các món trên, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ không thể thiếu món thịt vịt. Đây đồng thời là dịp để con rể lễ tết nhà ngoại, bày tỏ sự biết ơn đối với cha mẹ vợ.

Theo tên gọi, Tết Đoan Ngọ nên được bắt đầu từ giữa trưa ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (bởi lẽ Đoan là bắt đầu, Ngọ là giữa trưa, dịch là “bắt đầu vào giữa trưa”. Do đó, Tết Đoan Ngọ nên cúng lúc mấy giờ thì câu trả lời là vào giờ Ngọ, bắt đầu từ 11 giờ trưa cho tới 1 giờ chiều.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ được bày lên bàn thờ gia tiên, tuy nhiên với nhiều nhà nông, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài bày trên bàn thờ trong nhà còn cần phải bày biện ngoài trời để khấn tạ trời đất, thần linh phù hộ cho mùa màng bội thu.

Ngoài Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ 🌿 Xem Thêm Mâm Cúng Cô Hồn  🌿

Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một dịp tết truyền thống của người Việt, có tầm quan trọng chỉ xếp sau Tết Nguyên Đán. Tết Đoan Ngọ tuy bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó lại mang ý nghĩa riêng rất đặc biệt. Cùng chuẩn bị Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ sau đây

Theo truyền thống, mâm cúng dâng lên lễ gia tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ gồm các loại trái cây như vải, mận; rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)… Ngoài ra gia chủ còn cần chuẩn bị hương, hoa, vàng mã và cũng tùy vào văn hóa, phong tục của từng vùng miền mà mâm cúng còn có thêm thịt vịt, chè trôi nước nữa.

Trong đó vải hay mận là loại quả phải có trong mâm cúng. Ở miền Nam, các gia đình thường chọn mua vải thiều quả đẹp, nhiều lá để trưng trên mâm cúng sẽ đẹp hơn.

Rượu nếp cũng là món ăn đặc sắc trong ngày này, người xưa tin rằng, rượu nếp có khả năng tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể, khiến chúng không thể gây hại trong cơ thể con người nữa.

Rượu nếp thường được bày bán rất sôi nổi vào những ngày diễn ra Tết Đoan Ngọ, có những gia đình Việt lại muốn duy trì nếp văn hóa xưa nên thường huy động cả gia đình tự làm cơm rượu nếp tại nhà.

Bánh tro là một loại bánh làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, mùi vị rất ngon khi ăn cùng với đường hoặc mật.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị giản dị hơn nhưng cũng cần bày biện một cách tươm tất để thể hiện lòng thành của mình với tổ tiên.

Bên Cạnh Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ 🌿 Tìm Hiểu Mâm Cơm Chay Cúng Phật 🌿

Mâm Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ

Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ được nhiều người quan tâm

Mâm Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ, Theo truyền thống, mâm cúng tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm các lễ vật:

  • Hương, hoa, vàng mã,
  • Nước, rượu nếp,
  • Các loại hoa quả,
  • Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp,
  • Xôi, chè.

Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

  • Đối với miền Bắc và Bắc Trung bộ: Trên mâm cúng tế Đoan Ngọ của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên – Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.
  • Đối với miền Nam Trung bộ: Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình, trên mâm cúng tết Đoan Ngọ luôn có xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.
  • Đối với miền Nam: Mâm cúng tết Đoan Ngọ của người miền Nam không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.

Chia Sẻ 🌿Mâm Cơm Cúng Ngày Tết🌿 Ngoài Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ

Mâm Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ Gồm Những Gì

Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ Gồm Những Gì? Là một trong những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc

Mâm Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ Gồm Những Gì? Cúng Tết Đoan Ngọ gồm 2 phần là lễ cúng gia tiên và lễ cúng ngoài trời. Mâm cúng có thể làm chay hoặc mặn dựa theo điều kiện kinh tế của gia chủ. Cụ thể:

Lễ gia tiên, Mâm cúng gồm:

  • Một mâm cơm chay
  • Các loại bánh chay, xôi chay
  • Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
  • Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, trong rượu có pha một chút hùng hoàng
  • Ba chén nước trà ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
  • Có thể mua một chút tiền âm phủ

Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên. Chuẩn bị đàn lễ được cúng ngoài trời, được đặt quay mặt về hướng Nam. Mâm cúng gồm:

  • Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng
  • Các loại bánh chay, một mâm xôi
  • Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt.
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả.
  • 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Trong rượu có pha một chút hùng hoàng.
  • 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá.
  • Một chiếc lọng đỏ có viền vàng.

Gợi Ý 🌿Mâm Cơm Cúng Ông Bà🌿 Bên Cạnh Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ

Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ Đặt Ở Đâu

Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ Đặt Ở Đâu? Tết Đoan Ngọ cúng trong nhà hay ngoài sân? Cùng tìm câu giải đáp sau đây

Thông thường, các gia đình chỉ sắm mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, nếu đầy đủ phải có thêm cả cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân, như thế mới chuẩn phong tục.

Thường, mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngoài trời cũng chuẩn bị đủ như mâm cỗ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, tiền vàng, cơm rượu nếp cái, bánh tro, chè kho….

Người ta tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ ở cả hai nơi để cảm tạ trời đất, thần Phật, tổ tiên phù hộ cho mùa màng bội thu, cầu mong sức khỏe, tránh xa mọi bệnh tật.

Tham khảo bài Văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ trong nhà dưới đây

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Ngoài Mâm Lễ Tết Đoan Ngọ 🌿 Xem Thêm Mâm Cơm Cúng 30 Tết 🌿

Viết một bình luận